Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hai Bài Kệ Trên Vách

21/08/202013:43(Xem: 5197)
Hai Bài Kệ Trên Vách

Tùy bút

HAI BÀI KỆ TRÊN VÁCH

Hai Bài Kệ Trên Vách-1

Trên vách hai bên tả hữu mặt tiền của chánh điện An Tường Ni Tự (phường Vĩnh Phước- Nha Trang), khi đứng ngắm nghía để chụp hình, tôi thấy có hai bản thư pháp tiếng Hán, tạm gọi là vậy, được chạm nổi và được sơn màu nâu trên nền màu vàng nhạt, rất ấn tượng.

Là người dốt đặc tiếng Hán, nên tôi không hiểu chút xíu xiu mảy may nào về ý nghĩa của hai bản thư pháp này, nhưng nhìn cách trình bày theo "ngũ ngôn tứ cú" thì tôi cũng đoán ra được đó có lẽ là hai bài... thơ, mà nếu đang được chạm nổi trên vách của chánh điện chùa thì dám chắc luôn phải là hai bài... Kệ.

Đoán chắc là Kệ rồi, nhưng rồi khi về nhà xem lại ảnh qua màn hình máy vi tính, tôi lại muốn chắc hơn, nên đã xin thọ giáo một vị Thầy mà tôi luôn kính trọng, qua mạng thông tin điện tử. Thầy là vị “giáo thọ sư online" của tôi bao lâu nay. Thầy xác nhận đúng đó là hai bài Kệ. Không chờ tôi hỏi tới "Là bài kệ gì? Là kệ trong kinh trong sách nào? Là kệ của ai? Ý nghĩa của cả hai bài kệ là gì?", Thầy giải mở hết một lần luôn, như vừa mở toang các cánh cửa của một thư phòng u tối cho ánh sáng ùn vào bên trong vậy!

Hai bài kệ này trích trong "Lục Tổ Đàn Kinh" rất nổi tiếng và phổ biến từ hơn một thế kỷ qua, và là hai bài kệ do hai vị đệ tử xuất chúng của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn viết - đọc ra khi trình kệ lên sư phụ.

Thầy giáo thọ của tôi hướng dẫn trước, đọc kệ tiếng Hán phải đọc từ phải rồi mới qua trái, vì vậy phải đọc bài bên vách phải trước (lưu ý là vách bên phải của người đang đứng ngoài sân nhìn vào chùa mà đọc, chứ không phải vách phải của chánh điện nhìn ra!), rồi đọc đến Kệ cũng vậy, đọc từ câu bên phải ngoài cùng đọc qua trái!

Chữ Hán có 5 kiểu viết (gọi là thư thể) chính: Triện thư, lệ thư, khải thư, hành thư, và thảo thư. Thảo thư là lối được viết nhanh nhất, bút pháp phóng khoáng, bay bướm lả lướt, uốn éo phượng múa rồng bay, và hai bài kệ trên vách chùa An Tường này đã được viết theo lối hành Thảo. Khi nào xem cho kỹ ảnh, chư vị sẽ thấy chữ "Nhất" trong bài kệ trên vách bên trái được viết như... vẽ một Con Vịt Con,

Bài kệ trên vách bên phải là bài kệ của Ngài Thần Tú:

Thân thị bồ-đề thọ
Tâm như minh kính đài
Thời thời cần phất thức
Vật sử nhạ trần ai.”

(Thân là cây bồ đề

Tâm như đài gương sáng

Phải luôn lau chùi sạch

Chớ để bụi trần bám)

Bài kệ trên vách bên trái là của Ngài Lục tổ Huệ Năng;

Bồ-đề bổn vô thọ
Minh kính diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai?”

(Bồ-đế vốn chẳng cây

Gương sáng cũng không đài

Xưa nay không một vật

Bụi trần bám vào đâu?)

Ngạc nhiên chưa? Có ai ngạc nhiên không? Chư vị nào biết Hán ngữ rành giỏi rồi chắc sẽ đáp rằng chẳng có gì ngạc nhiên hết, vì đọc là biết, đọc là hiểu ngay, chứ còn ngạc nhiên chi nữa?Còn chư vị nào hoàn toàn mù tịt tiếng Hán tiếng Nôm như tôi thì chắc cũng sẽ "Ồ" lên thích thú, như ông ngư dân lần đầu tiếng nhìn thấy một con cá Nục to đùng bèn thốt lên "Ồ... Ồ... Ồ!", để rồi con cá đó nó chết tên luôn là "Con Cá Ồ", hihihi...
Nhưng, ở đây tôi không dám bình luận, mổ xẻ đào sâu vào thâm ý hay huyền nghĩa của hai bài kệ đã gây biết bao cuộc tranh luận trong Thiền học, mà tôi chỉ muốn nói đến cái sự ngạc nhiên của mình:

Một ngôi Ni Tự không cổ lắm, mà cũng không mới lắm, chuyên tu Tịnh Độ, thì sao lại cung kính trân trọng đưa cả hai bài kệ Thiền tông nổi tiếng bậc nhất ra trước vách của ngôi chánh điện? Ngay lúc được "Giáo thọ sư online" giải cho biết, tôi đã ngạc nhiên điều đó rồi. Ngạc nhiên vì thích thú, thích thú vì có cái cớ để từ nay về sau đàm đạo với chư vị đạo hữu tôi sẽ nhắc nhở rằng:

"Đừng bao giờ phân biệt Mật Tịnh Thiền, đừng tách rời cả ba ra riêng biệt để rồi phân chia tông này phái nọ. Trong Tịnh luôn có Thiền và Mật. Trong Thiền luôn có Mật và Tịnh. Trong Mật luôn có Tịnh và Thiền!"

Tôi chỉ muốn nhắn nhiêu đó thôi. Thật vậy. Vì lâu nay có nhiều đạo hữu mang tâm phân biệt giữa Mật Tịnh Thiền, thường hay nói với tôi:
"Tôi tu Thiền nên tôi không tụng kinh kia kinh nọ bên Tịnh Độ!"
"Tôi tu Mật tông nên tôi chỉ tập trung vào trì chú, đà la-ni... không cần tụng kinh bên Thiền bên Tịnh!"
"Tôi tu Tịnh Độ nên tôi chỉ chuyên chú niệm Lục Tự A Di Đà, lần chuỗi hạt mà niệm chứ không cần ngồi Thiền, hay bắt ấn trì chú!"

Từ sự phân biệt tông phái đó, nhóm này phê phán nhóm kia, chùa nọ đàm tiếu chùa này, đả kích chê bai nhau, rồi đến "chùa của tui, chùa của thầy tui, đạo tràng của tui, ban hộ niệm của tui..." được sinh ra và ... sống khỏe.
Vị "giáo thọ sư online" của tôi kết thúc buổi học chớp nhoáng bằng lời khuyên:

"Thực ra thì người phật-tử mới nhập đạo chỉ nên đọc và thực hành bài kệ của Tổ Thần Tú. Rất là căn bản! Cứ như vậy mà đi tới.Khi đến một trình độ khá cao, định lực và trí tuệ vững chãi, mới tự động nhảy vào cõi vô chấp của Huệ Năng được. Chứ lơ tơ mơ mới học đạo mà bày đặt phá chấp là sẽ hỏng hết!"

Nam mô Phật!



Tâm Không Vĩnh Hữu

Hai Bài Kệ Trên Vách-5Hai Bài Kệ Trên Vách-4Hai Bài Kệ Trên Vách-3Hai Bài Kệ Trên Vách-2

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/07/2011(Xem: 7122)
Bên cạnh sự ảnh hưởng trực tiếp của gia đình, trong cuộc sống chúng ta, mối tương giao với bạn bè cũng đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của mình. Trong mối quen biết ngoài xã hội, hay trong đoàn thể cùng sống chung, ta có nhiều loại bạn hữu; nhưng tìm được người bạn tốt, chân thật hiểu được ta, để có thể chia sẻ tâm tư là điều khó, huống chi là hỗ trợ ta vượt qua những khó khăn trong đời sống thì càng khó gấp bội phần.
22/07/2011(Xem: 6808)
Suốt ngàn năm bị nội thuộc Trung Quốc dân tộc Việt không ngừng nỗi dậy đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự chủ. Năm 968 (Mậu Thân) Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên nạn cát cứ 12 sứ quân, thống nhất non sông xưng là Đại Thắng Minh hoàng đế. Nhà Đinh đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), lập nên triều đại quân chủ đầu tiên của nước Đại Việt.
22/07/2011(Xem: 7303)
Có những biện giải Phật học mà đôi khi ý nghĩa thực tiển vượt thoát khỏi cái võ ngôn từ. Đó là khi hiện thực nương gá vào sự biện giải đó bị biến dạng theo lịch sử, thời gian. Gần gũi hơn, có những phạm trù, khái niệm mà khi vận dụng, ta vô tình quên mất nghĩa gốc ban đầu của chúng. Vấn dề Phật sự là một trường hợp như vậy.
16/07/2011(Xem: 7820)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
15/07/2011(Xem: 7709)
Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo...
14/07/2011(Xem: 9654)
Phật nói: Đời người ở thế gian, nhỏ là gia đình, quyến thuộc, lớn là quốc gia,dân tộc, đều không ngoài "báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ". Do bốnthứ duyên này mà tương hợp. Hà huống tập khí và nghiệp chướng của chúng sanh sâunặng, sống thiếu ân nghĩa, bố thí đức huệ thì ít, kết oán thì nhiều, do đó màluân hồi trong lục đạo từ vô lượng kiếp đến nay để oan oan tương báo, khổ khôngkể xiết.
14/07/2011(Xem: 12898)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
11/07/2011(Xem: 12830)
Lá sen "cõng người", chuyện tình Rùa Hạc là những câu chuyện có thật trong Phước Kiển Tự. Trong cõi nhân gian này, không thiếu những sự kiện ly kỳ khó lý giải, và ở nơi này nơi kia, vào thời gian này thời gian nọ, biến động của cuộc sống luôn chứa đựng những bí ẩn trông chờ các nhà khoa học giải mã. Một hiện tượng lạ, một câu chuyện lạ, để thấy rằng, cuộc sống này có rất nhiều điều con người chưa khám phá hết.
10/07/2011(Xem: 7527)
Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa tròn 76 tuổi hôm Thứ Tư 6-7-2011, một ngày cũng là khởi đầu cho một loạt buổi thuyết giảng, truyền pháp và hướng dẫn tu học pháp môn Kalachakra cho nhiều ngàn Phật Tử tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
10/07/2011(Xem: 16523)
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khích lệ chúng ta hãy triển khai lòng tốt và tình thương yêu mà Ngài luôn luôn quả quyết là những phẩm tính ấy đều đã có sẵn trong lòng mỗi con người chúng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]