Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhà Thiết kế Đồ họa người Mỹ đã Từ giã Trần gian, đã Để lại Ấn tượng những Hình ảnh Phật giáo

16/08/202008:51(Xem: 4161)
Nhà Thiết kế Đồ họa người Mỹ đã Từ giã Trần gian, đã Để lại Ấn tượng những Hình ảnh Phật giáo

Nhà Thiết kế Đồ họa người Mỹ đã Từ giã Trần gian, đã Để lại Ấn tượng những Hình ảnh Phật giáo

(Recalling design icon Milton Glaser - and his Buddhist visuals)

Cư sĩ Milton Glaser

Cư sĩ Milton Glaser, người Mỹ, nhà Thiết kế Đồ họa hiện đại, với nhiều công trình nổi tiếng và bền bỉ. Ông đã từ giã trần gian và đã để lại ấn tượng những hình ảnh Phật giáo.

Cư sĩ Milton Glaser, người Mỹ, nhà Thiết kế Đồ họa hiện đại đã mãn báo thân, trút hơi thở cuối cùng tại quận Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 6 vừa qua, vào ngày Sinh nhật lần thứ 91 của ông.

thiết kế của Cư sĩ Milton Glaser 2

Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của ông

Cư sĩ Milton Glaser (26/6/1929-26/6/2020), một nhà thiết kế đồ họa người Mỹ. Các thiết kế của ông bao gồm logo I Love New York, poster Bob Dylan ảo giác, và logo cho DC Comics, Đại học Stony Brook và Nhà máy bia Brooklyn.

Năm 1954, ông đồng sáng lập Push Pin Studios, đồng sáng lập tạp chí New York với Calay Felker, và thành lập Milton Glaser, Inc. vào năm 1974.

Qua những thiết kế, trình bày có tính cách mỹ thuật cao, Cư sĩ Milton Glaser đã góp phần lan tỏa tinh thần Phật giáo đương đại, đặc biệt qua bìa của tác phẩm “Phật giáo trong Các tác phẩm dịch thuật” (Buddhism in Translattions) xuất bản vào năm 1963.

thiết kế của Cư sĩ Milton Glaser 1

Trong những đóng góp quan trọng cho chuỗi hoạt động của Tổ chức Phật giáo America Dharma, Cư sĩ Milton Glaser đã thiết kế logo cho Dự án “84.000 – Chuyển dịch những Kim ngôn Khẩu ngọc của Đức Phật” (The 84000 Project: Translating The Words of The Buddha) do Ngài Tôn giả Dzongsar Jamyang Khyentse, vị Lạt Ma nổi tiếng, nhà làm phim người Bhutan, người sáng lập Quỹ Khyentse và sáng lập Dự án “84.000 – Chuyển dịch những Kim ngôn Khẩu ngọc của Đức Phật” vào năm 2009.

Cư sĩ Milton Glaser đã tham gia sâu vào Bảo tàng Nghệ thuật Rubin, đóng góp vào việc thiết kế nội thất và bản sắc hình ảnh của nó, thậm chí sáng tác các tác phẩm nghệ thuật. Ông đã chia sẻ về mối tương quan giữa lao động nghệ thuật và việc công phu tu tập thiền định Phật giáo: “Tôi tin rằng nghệ thuật là một hình thức công phu tu tập thiền định Phật giáo cho cả người sáng tạo, người thưởng lãm nghệ thuật đó.Giống như việc công phu tu tập thiền định Phật giáo, khiến chúng ta luôn trong định tâm, chánh niệm. . . phát triển từ bi tâm và trí tuệ, cuộc sống luôn an lạc hạnh phúc thực sự”.
thiết kế của Cư sĩ Milton Glaser 4

Nhắc đến Cư sĩ Milton Glaser, Shelley Rupin, Chủ tịch Hội đồng và đồng Sáng lập Bảo tàng Nghệ thuật Rubin chia sẻ rằng: “Khi tưởng nhớ đến Cư sĩ Milton Glaser, tôi nghĩ đến sự hài hướt và cái tươi cười mềm mại của ông khi nói về những điều lớn lao như chiến tranh, bất công, thù ghét, sợ hãi. . . hay những vấn đề nhỏ như liên quan đến việc thiết kế, cách chắt lọc và truyền đạt ý nghĩa.

Ông đã đổi mới tư duy về hình ảnh và thiết kế của thế kỷ 20. Là một người nổi tiếng trên thế giới nhưng Cư sĩ Milton Glaser rất ấm áp, gần gũi, ứng xử thông minh nhạy bén và phóng khoáng. . .”

Cư sĩ Milton Glaser không những là một nghệ sĩ Phật tử, nhà thiết kế vĩ đại, một nhà tư tưởng và triết gia tài ba – cảm nhận của Tiến sĩ Patrick Sears, cựu Giám đốc điều hành của Bảo tàng nghệ thuật Rubin.

thiết kế của Cư sĩ Milton Glaser 3

Tác phẩm nghệ thuật của ông đã được trưng bày trong các triển lãm và được đặt trong các bộ sưu tập cố định trong nhiều bảo tàng trên toàn thế giới. Thời gian dài sự nghiệp của mình, ông đã thiết kế nhiều áp phích, ấn phẩm và thiết kế kiến trúc. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng cho các tác phẩm của mình, bao gồm giải thưởng Huân chương Nghệ thuật Quốc gia của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama năm 2009, và là nhà thiết kế đồ họa đầu tiên nhận được giải thưởng này.

Tham khảo trang web của Cư sĩ Milton Glaser:

https://www.miltonglaser.com/

Những tiêu biểu thiết kế của Cư sĩ Milton Glaser, kính mời bạn đọc thưởng lãm:

Lip:

OOOM.TV: Der Round-Table der Design-Giganten - Milton Glaser, Stefan Sagmeister, Paula Scher & Co.

https://www.youtube.com/watch?v=ZL5DwklcNt8

Thích Vân Phong biên dịch

(Tổng hợp các nguồn Internet)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2010(Xem: 6836)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
10/10/2010(Xem: 4866)
Giữa cơn lốc biến động xã hội đầy kịch tính của cuối thế kỷ 20, trước sự sụp đổ của con người đối với các vấn đề khủng hoảng sinh thái tâm linh và môi trường, mùa Phật lại trở về như nguồn suối hạnh phúc chảy vào tâm thức mọi người.
10/10/2010(Xem: 7174)
Lẽ thường trong chúng ta, ai ai cũng đều có một cái “cái ngã”, hay “bản ngã”. Không những cái ngã của chính mình mà còn ôm đồm cái bản ngã của gia đình mình, của bằng hữu mình, của tập thể mình, của cộng đồng xã hội mình, của tôn giáo mình, của đất nước mình, và thậm chí cho đến cái bản ngã của chủ nghĩa mình; dù đó là chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, hay chủ nghĩa hiện sinh...
09/10/2010(Xem: 6953)
Sáutu sĩ khổ hạnh quấn trên người những chiếc áo bạc màu bụi đường cùng nhau "tiến sâu vào lãnh thổ của xứ Ma-kiệt-đà"(Magadha) trong thung lũng sông Hằng (PhổDiệu kinh - Lalitavistara). Họ đixuyên ngang các thôn xóm và những cánh đồng xanh mướt. Chung quanh cảnh vật êm ảvà lòng họ thật thanh thản. Họ là những người quyết tâm từ bỏ gia đình để chọnmột lối sống khắc khổ, không màng tiện nghi vật chất mà chỉ biết dồn tất cả nghịlực để đi tìm bản chất của thế gian này và nguyên nhân đưa đến sự hiện hữu củachính họ.
06/10/2010(Xem: 5130)
Sở dĩ tôi nói tới ăn uống ở hàng đầu vì có thể tới 90 phần trăm những bệnh của con người là do ăn uống mà ra. Cơ thể ta luôn luôn giữ một mức độ thăng bằng trước những biến đổi ngoại cảnh. Ngoại cảnh có nóng hay lạnh, cơ thể vẫn giữ ở một mức độ 30 độ bách phân. Ngoại cảnh có làm tim ta đập nhanh hay chậm một chút nhưng sau đó cơ thể vẫn giữ ở mức độ 70 tới 100 nhịp tim mỗi phút. Cũng như vậy đối với huyết áp, số lượng máu, nồng độ của các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong cơ thể. Ăn uống chính là đưa các chất ngoại lai vào cơ thể. Nếu đưa vào cho đúng cách, cơ thể sẽ được bồi dưỡng đầy đủ, hoạt động tốt. Nếu không cho đúng cách, hoặc quá nhi
06/10/2010(Xem: 13720)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
06/10/2010(Xem: 6516)
Ngày Đức Thế Tôn dạy: “ không bao lâu nữa Ta sẽ nhập Vô Dư Niết Bàn” Ngài A Nan lòng buồn vô hạn, với những nỗi lo hết sức chân tình, lo Phậtđi rồi lấy ai nương tựa, lo Phật không còn ai là người lèo lái con thuyền Phật Pháp, lo cho sự truyền thừa đạo mạch Phật Giáo mai sau.
05/10/2010(Xem: 5266)
Người tham muốn danh vọng, thì suốt đời giong ruổi theo quyền cao, chức trọng, danh thơm tiếng tốt. Họ bằng mọi thủ đoạn để lòn cúi hết chỗ này đến chỗ khác, cố mong được địa vị cao sang. Họ lao tâm, khổ trí, tìm đủ mọi cách để nắm giữ cho được cái danh vọng, hư ảo nhằm đạt được quyền lợi tối cao.
03/10/2010(Xem: 5438)
Người tham muốn ăn uống ngon hợp khẩu vị, thì suốt đời lân la bên cạnh những món ngon vật lạ, quanh quẩn bên những tiệc tùng, tìm khoái khẩu trong những rượu ngon, vị lạ nên phải giết hại nhiều các loài vật để bồi bổ cho mình.
03/10/2010(Xem: 14943)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567