Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc Sách "Chớ Quên Mình Là Nước" của Văn Công Tuấn

02/08/202009:12(Xem: 6173)
Đọc Sách "Chớ Quên Mình Là Nước" của Văn Công Tuấn

ĐỌC SÁCH "CHỚ QUÊN MÌNH LÀ NƯỚC"

CỦA VĂN CÔNG TUẤN

 

Trần Văn Chánh

 Chớ-Quên-Mình-Là-Nước

 

Trong khoảng chục ngày nay, các báo Việt Nam đưa tin toàn chuyện dịch bệnh CoViD-19 , vì nó đang đe dọa trở lại sau một thời gian 3 tháng tạm thời im ắng. Ngay lúc này, giở ra đọc lại sách Chớ quên mình là nước - Tạp văn, khảo luận về nước và môi trường của Văn Công Tuấn mà tôi đã được tác giả gởi tặng từ một tháng trước, ý thức về tầm quan trọng đối với môi trường sống của tôi càng trở nên đậm nét.

Nói chung người Việt Nam chúng ta mảng lo chạy theo cuộc sống thực tế trước mắt hàng ngày nên  vẫn còn khá hờ hững trước các vấn đề môi trường, vì “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, trong khi tình trạng khủng hoảng môi trường giờ đây cũng đã trở thành một thực tế không thể ngó lơ, và đại dịch CoViD-19  có lẽ phần nào nhắc nhở sự tỉnh thức, bởi sự xuất hiện virut Corona (SARS-Co V-2) cũng không ra ngoài lý do môi trường, nhưng người ta có vẻ sợ hơn những thứ khác vì chúng có thể đe dọa trực tiếp và tức khắc mạng sống con người, so với hiện tượng biến đổi khí hậu tuy cũng nguy hiểm nhưng tác động chậm hơn. Cuốn Chớ quên mình là nước xuất bản trong lúc này tại Việt Nam vì thế có vẻ như rất thích hợp, góp thêm phần cảnh giác/ báo động trước một vấn đề vô cùng hệ trọng đối với con người thời hiện đại.

Trong lời tựa cho lần tái bản sách này tại Việt Nam (NXB Hồng Đức, Quý III-2020), tác giả (một kỹ sư chuyên viên kỹ thuật y khoađịnh cư làm việc ở Đức) cũng khơi mào câu chuyện bằng thời sự CoViD-19 , cho biết “khi đi làm việc tại khu cấp cứu cách ly dành cho bệnh nhân CoViD-19  tại Uniklinikum UKSH Kiel, tôi càng có dịp suy nghĩ thêm về mối tương quan giữa con người và thiên nhiên… Người ta biết rằng, khi môi trường tự nhiên bị hủy hoại, khi trật tự vũ trụ bị đảo lộn thì thiên nhiên phải tự ra tay thiết lập trở lại sự cân bằng. Kết quả có thể là những thiên tai khủng khiếp như hạn hán, lũ lụt, sóng thần, động đất… hoặc những cơn đại dịch chết người hàng loạt… Trong khi đó, chúng ta không ngừng gây ô nhiễm môi trường, chúng ta phung phí nước bất kể nhiều vùng trên trái đất đang ngày càng khô cằn, đồng loại ta đang chết khát…” (tr. 8-9).

Ở nước ta từ nhiều năm nay, nạn thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước, xâm nhập mặn… đã ngày càng trở nên rõ rệtvà phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày và hoạt động sản xuất của người dân. Thiếu nước nghĩ xa hơn cũng là thiếu lương thực, có thể gây nên nạn đói trong tương lai khi dân số ngày một gia tăng vì nước chiếm một tỉ lệ quan trọng tuyệt đối trong sản xuất nông nghiệp.

Trong bàiviết thứ hai, “Buồn ơi - gặm nhắm thêm chi”, tác giả nêu lên nguy cơ biến đổi đổi khí hậu (làm nước biển dâng…), giới thiệu sơ qua phong trào kêu gọi hãy cứu lấy môi trường của lớp trẻ toàn thế giới từ tháng 8.2018, mà có lúc chính tác giả, tuy thuộc lớp già, cũng đã tham gia biểu tình chung với 7.000 học sinh và sinh viên người Đức với tấm biểu ngữ khôi hài mà cười… ra nước mắt: “Hãy chuẩn bị mặc quần tắm vào đi, biển ngập tràn khắp rồi!” (tr. 27)

Theo tác giả, nước là trung tâm của mọi nguyên tố (element) trên trái đất. Không có nước là không có sự sống. Cho đến nay không có bất cứ vật thể gì tồn tại được nếu thiếu nước. “Nước hiện diện trong mọi vật thể quanh ta mà ta thực sự ít quan tâm đến nó. Nước là yếu tố đầu tiên cho sự sống… Để nhấn mạnh ý nghĩa này, Liên Hiệp Quốc từ năm 2003 đã chọn ngày 22 tháng 3 là Ngày Nước Thế Giới” (tr. 53). Trong bài  “Khô khan chuyện Nước”, tác giả tái khẳng định: “Không ai chối cãi được, thiếu nước là vấn nạn lớn nhất của chúng ta hiện nay” (tr. 57). Tiếp theo, nêu lên yêu cầu bức thiết phải tiết kiệm nước tối đa trong mỗi hành vi sinh hoạt, và đề nghị nêu gương theo bài học thoát hạn của Do Thái, đề cao một nền văn hóa tôn trọng nước: “Nói tóm lại, cái viễn cảnh thiếu nước ngọt để sử dụng của chúng ta trên địa cầu này là tất yếu, chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng qua kinh nghiệm Do Thái, ta thấy cũng có thể có một sinh lộ” (tr. 68).

Bài “Bà Ny-lông, Ông Mủ nhựa” cảnh báo nguy cơ rác thải bao bì bằng nhựa làm ô nhiễm nguồn nước từ sông ra tới biển: “Hiện nay mỗi năm có khoảng 8 tấn rác mủ nhựa ny-lông đổ vào biển”. Rồi cá voi (thuộc lớp Thú) cũng bị tiêu diệt dần, các loài chim trời cá nước khác cũng vậy (xem bài “Dưới biển cá thôi bơi, trên trời chim hết lượn”, (tr. 142). Một nguy cơ cho toàn thể nhân loại, “Cá tuyệt chủng thì ngư dân cũng tuyệt chủng. Tôi và anh chị rồi cũng sẽ đi vào đường tuyệt chủng khi cây cỏ và sinh vật chung quanh chúng ta tuyệt chủng” (tr. 150).

Số bài còn lại hầu hết là những tản mạn việc đời, biểu lộ những nỗi suy tư trăn trở, thường cũng gắn liền với yếu tố “nước”, phong cách viết thong thả, đầy tính văn nghệ. Bài nào cũng có dẫn thơ, ca dao, danh ngôn của các bậc hiền triết, và nhất là điển tích, ngụ ngôn lấy từ trong các kinh sách Phật giáo, nên dễ đọc, đọc mà không cảm thấy quá nặng nề, lại thêm được bồi bổ nhiều loại kiến thức liên quan tôn giáo, triết học...

            Tác giả chọn “nước” làm đầu đề triển khai cho toàn tác phẩm không chỉ vì lý do đơn thuần khoa học, mà còn vì những cảm thức cá nhân liên quan đến cái chất liệu quan trọng này đã có trong ông từ buổi ấu thơ sống trong môi trường thiên nhiên lành mạnh đầy kỷ niệm đẹp của quê hương mến yêu, từ khi nước chưa bị thiếu và chim, cá chưa bị chết do môi trường bị hủy hoại như bây giờ. Cho nên cuốn sách được cấu trúc không hoàn toàn như một công trình biên khảo khoa học khô khan, mà lồng vào 16 bài viết ngắn dài, tác giả đưa ra những lời tâm sự, “cũng chỉ vì một ước mong duy nhất” là để nhắc nhở mọi người cần biết trân quý trái đất này của chúng ta: “Chúng ta cũng nên biết giữ gìn những giọt nước của đất, vốn phủ đầy hai phần ba địa cầu. Đất này, nước này là những dấu tích còn lưu lại của đời trước, là nơi an nghỉ của tổ tiên. Đất và nước không thể là sở hữu của riêng bất cứ một ai. Xin đừng nói ngây thơ là ai đó vì có tên trong hồ sơ bất động sản nên là kẻ sở hữu. Nếu có chăng những kẻ sở hữu thì kẻ ấy chính là con cháu chúng ta ở các thế hệ sau… Phải biết chăm sóc đất, phải tử tế với nước…” (trích “Lời thưa”, tr.20-21).

Ở đây, khi nói “nước” đi liền với “đất”, nhiều chỗ trong sách, tôi nghi rằng tác giả Văn Công Tuấn có ý dùng thuật chơi chữ một cách tế nhị, với hàm ý yêu nước, bảo vệ nguồn nước cũng là yêu quê hương đất nước, và phải ra sức bảo vệ nó. Đọc tới bài “Cụ Phan gọi trà” (tr. 103), có trích dẫn câu thơ trong bài  “Gọi trà” của Phan Bội Châu “Trà ơi còn nước là vinh hạnh”, ta càng thấy rõ thâm ý này của tác giả, với lời bình luận: “Cụ thương nước thương nòi, nhưng bấy giờ phải lâm tình cảnh bị giam lỏng nên cụ cứ phải ‘khát nước hoài’. Nước hiểu theo đầy đủ tất cả nghĩa. Một lối chơi chữ quá tài hoa: vừa là đất nước vừa là dòng nước mà cũng là dòng đời lênh đênh của cụ. Cái nào cũng quý và cái nào cũng đang lâm nạn. Mình chỉ nhận ra khi không còn có nữa” (tr. 104).

 

     31.7.2020

 

---

Chi tiết về tác phẩm:

 

Chớ-Quên-Mình-Là-Nước

CHỚ QUÊN MÌNH LÀ NƯỚC

Tạp văn - Khảo luận về nước và môi trường

 

Tác giả: Văn Công Tuấn

Lời tựa: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Lời bạt: Nguyễn Minh Tiến

 

Phát hành ở Việt Nam:

Nhà xuất bản Hồng Đức, Quý III-2020 (Công ty Văn hóa Hương Trang liên kết phát hành). Giá: 75.000 VNĐ

Số ISBN: 978-604-9948-47-3

 

Phát hành ở hải ngoại: mạng Amazon theo đường link rút gọn https://pgvn.org/pg_5604hw

Giá 14,99 US$

Nhà xuất bản Liên Phật Hội (Hoa Kỳ), 2019.

Số ISBN-13: 978-1-6875-2509-3

Số ISBN-10: 1-6875-2509-9

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2019(Xem: 7523)
Kinh Thắng Man, nói đủ theo bản dịch của Cầu-na-bạt-đà-la là Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Đại Quảng Kinh. Nhưng, chương cuối của kinh này, đức Thế Tôn nói với Thiên Đế Thích có đến mười lăm tên gọi khác nhau. Tên gọi thứ nhất của kinh. là: “Thán Như lai chân thật đệ nhất nghĩa công đức”.
25/10/2019(Xem: 9488)
Đọc chuyện Tấm Cám, ta thấy ai cũng thương Tấm. Tấm mẹ chết sớm, cha lấy thêm vợ, sinh ra Cám, em cùng cha khác mẹ với Tấm. Không bao lâu cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ và sống với người em gái cùng cha khác mẹ.
24/10/2019(Xem: 6986)
Xưa và nay, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng phải trải qua con đường giáo dục mà thành tựu những giai đoạn của sự học vấn, kể từ lớp mẫu giáo cho đến Đại Học hay hậu Đại Học. Cũng có nhiều người không qua sự giáo dục, nghĩa là không qua trường lớp đào tạo, nhưng cũng thành công ở xã hội và học đường, số người nầy cũng không phải là ít. Tuy nhiên những người nầy thuộc dạng cá biệt và đặc thù, nên không đề cập trong bài nầy về những người ưu tú như vậy, mà chỉ nhấn mạnh đến việc giáo dục chung chung để trở thành con người có văn hóa thực sự.
20/10/2019(Xem: 8252)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.Kinh Tăng Chi Bộ là bộ kinh thứ Tư trong số năm bộ kinh Nikàya.Đó là: Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi BộKinh và Tiểu Bộ Kinh. Kinh điển Phật giáo hiện nay còn lại 2 bộ kinh xưa nhất. Một bộ được ghi lại bằng tiếng Pàli gọi là Kinh Nikàya, còn một bộ xử dụng tiếng Sanskrit gọi là Kinh Àgama (A-hàm) gồm bốn Bộ là: Kinh Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm, Tăng Nhất A-hàm.
17/10/2019(Xem: 6346)
Chúng ta đang sống trong thời cách mạng thông tin. Nơi đó, lợi và hại cùng đi bên nhau, thiện và ác cùng sinh khởi dễ dàng từ một bàn phím. Chiến trường có khi hiện ngay trên màn hình vi tính, đao kiếm là những ngón tay quẹt trên điện thoại. Những lời bình ngắn và ác ý trên mạng xã hội cũng có sức mạnh đẩy một số ca sĩ nổi tiếng vào trầm cảm, có khi tới mức tự sát. Những hình ảnh sửa đổi, giả mạo, gán ghép khi phóng lên mạng đã trở thành vũ khí bôi nhọ mới. Những lời quy chụp vô căn cứ đưa lên YouTube lại được nhiều người tin tưởng và hùa theo chửi mắng. Không chỉ là quân đội nước này với nước kia, chính người đời thường với kỹ năng công nghệ cũng có thể gài bẫy nhau, hại nhau cả trăm đường. Chỉ một vài bản tin nhỏ, có khi được viết một chiều và không nói hết sự thực, ngay hôm sau đã trở thành những cú xì căng đan chấn động xã hội. Nạn nhân có thể là cả một dân tộc, như khi bản đồ Biển Đông bị vẽ lại và phổ biến khắp thế giới mạng. Nạn nhân cũng có khi là nữ ca sĩ Nhật Bản hay Đà
16/10/2019(Xem: 4444)
Còn nhớ trong kinh thường dạy " Ở nơi nào mà giáo lý Đức Phật chưa được truyền đến thì người ta cứ tranh chấp nhau và không thể mở rộng tâm mình". Dù cho anh em, cha mẹ có sống chung với nhau nhưng mỗi người đều sống tách biệt trong thâm tâm của mình . Họ luôn sống trong cô độc vì họ không có ai để nương tựa ( niềm tin ) và luôn nghi kỵ lẫn nhau nhưng .....một khi Phật pháp truyền đến hết thảy họ đều có thể trở thành bè bạn hay một người thân đích thực và một người vốn cô đơn nay bổng trở nên hạnh phúc vì chung quanh có nhiều bạn tốt, người thương tin yêu .
13/10/2019(Xem: 6247)
Trong cuộc đời này, nói rộng ra ở cõi Ta Bà này, từ Đông sang Tây, con người thường bị mê mờ hay mê luyến vào hình tướng bề ngoài và quên mất hay đồng hóa nó với thực tướng/bản chất/nội tâm ở bên trong. Nguyên do chỉ vì chúng sinh vọng chấp vào Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp mà sanh tâm mình (Kinh Viên Giác). Thí dụ: -Một cậu thanh niên thấy một cô người mẫu, hoa khôi, á hậu…đẹp như tiên nga giáng thế… tưởng đó là “người trong mộng” hay “người yêu lý tưởng”. Khi lấy về thì bao nhiêu tính xấu mới lộ ra, bao xung đột vì khác tính tình. Mối tình trong mộng nay biến thành “oan gia trái chủ” khiến cười đau khóc hận. -Một cô gái thấy một anh chàng hào hoa, đẹp trai, cử chỉ lịch sự…tưởng đó là “hoàng tử của lòng em”, lấy về mới tá hỏa ra đó là anh chàng Sở Khanh, tốt mã giẻ cùi…thôi thì vỡ mộng.
07/10/2019(Xem: 7112)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 7840)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
03/10/2019(Xem: 9830)
Tâm thư kêu gọi trợ giúp em Đức, huynh trưởng GĐPT Phú Cát, Huế, Ở nhà máy HBI Huế có em Hồ Xuân Đức ( 140450), nhân viên may - Bộ phận Newstyle, cách đây cách đây 4 tháng, Đức phát hiện bị bệnh Wilson, một loại bệnh do di truyền gây ảnh hưởng gan, hệ thần kinh và kéo dài suốt đời. Mặc dù mới chỉ phát hiện cách đây 4 tháng, nhưng bệnh đã ảnh hưởng đến gan và hiện tại gan của em đã bị xơ ở giai đoạn cuối.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]