Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sám Bổn Môn Pháp Hoa

19/06/202008:50(Xem: 8962)
Sám Bổn Môn Pháp Hoa
duc the ton 3

SÁM BỔN MÔN PHÁP HOA

Một lòng niệm Phật Di Đà,
Tây phương Cực Lạc nở hoa sen vàng,
Công danh phú quý không màng,
Liên Trì hải hội tìm đàng quy y.
Từ rày quyết bỏ sân si,
Tu theo Phật đạo còn gì vui hơn,
Quyết lòng tìm đến Linh Sơn,
Cầu xin chư Phật hiện thân độ đời.
Niêm hoa vi tiếu tuyệt vời,
Thần Quang đoạn tý rạng ngời Thiền tông,
Huệ Năng thừa tự Mai Lâm,
Giác Hoàng Điều ngự lại tầm Phù Vân.
Con nay hạnh ngộ Thiền nhân,
Huệ Đăng Thanh Kế hiện thân Phật Đà,
Tùy duyên độ chúng Ta bà,
Pháp Hoa Thiền giáo thật là chân tông.
Tu hành cần phải dụng công,
Lục căn thanh tịnh, Lục thông hiển bày,
Cầu xin Bồ tát các ngài,
Pháp Hoa kinh Phật tuyên bày muôn phương.
Quan Âm, Thế Chí dẫn đường,
Văn Thù khai thị, Dược Vương cứu đời,
Nguyệt Quang, Di Lặc tuyệt vời,
Phổ Hiền mười hạnh rạng ngời Tâm tông.
Quyết lòng độ tận chúng sanh,
Tam đồ bát nạn trở thành Lạc bang,
Cầu xin Bồ tát Kim Cang,
Tồi tà phụ chánh khai đàn Pháp Hoa.
Cầu xin Đại tướng Dược Xoa,
Đừng cho tà giáo, ác ma đến gần,
Cầu xin Thổ địa sơn thần,
Bà con quyến thuộc xa gần tin theo.
Cầu xin Thích tử Tỳ kheo,
Giữ tâm trong sạch tu theo Phật Đà,
Cầu xin tất cả mọi nhà,
Ăn chay niệm Phật lên tòa Như Lai.
Cầu xin quá khứ vị lai,
Ba đời chư Phật hiện ngay thân vàng,
Con nay mắt thấy rõ ràng,
Quyết lòng tu niệm chẳng màng lợi danh.
Cầu cho những cuộc chiến tranh,
Bỏ ngay tánh ác niệm danh Di Đà,
Cầu cho những kẻ tâm tà,
Chưa vào địa ngục nhận ra sai lầm.
Cầu cho khắp chốn tòng lâm,
Nơi nào cũng có Thánh Tăng trụ trì,
Cầu cho địa ngục A tỳ,
Biến thành thất bảo Liên trì Tây phương.
Cầu cho Hộ pháp Thần dương,
Đủ đầy năm phước cúng dường Tam Tôn,
Cầu cho tất cả Thiền môn,
Như Lai, Bồ tát nhiều hơn Tăng phàm.
Cầu cho khắp chốn già lam,
Tăng Ni Phật tử chẳng tham sang giàu,
Cầu cho đất nước đồng bào,
An cư lạc nghiệp, dạt dào tình thương.
Cầu cho tất cả mười phương,
Trở thành Cực Lạc Thiên Đàng Trần gian.




Duc The Ton 1

Ý NGHĨA SÁM BỔN MÔN PHÁP HOA


 

   Tôi đã có duyên ngay với kinh Pháp Hoa, Thọ, trì, đọc, tụng Diệu Pháp Liên Hoa kinh và truyền bá kinh này. Mỗi ngày tôi thấy gần Phật hơn, gần Bồ Tát, Ngài đã giúp tôi rất nhiều khi gặp khó khăn, về kinh tế, những chướng ngại đều qua, tôi đúc kết những kinh nghiệm thực tế vào hành Đạo. Khi đọc bài sám Bổn môn Pháp Hoa của thầy Tổ Sư Thích Trí Quảng có hữu duyên và hiểu ngay từng câu:


 “ Một lòng niệm Phật Di Đà

Tây phương cực lạc nở hoa sen vàng

Công danh phú quý không màng

Liên trì hải hội tìm đàng quy y

Từ rày quyết bổ san si

Tu theo Phật đạo còn gì vui hơn

Quyết lòng tìm đến Linh Sơn

Cầu xin Chư Phật hiện thân độ đời

Liên Hoa vi tiếu tuyệt vời

Thần quang  đoạn tý rạng ngời Thiền Tông

Huệ Năng thừa tự mai lâm

Giác Hoàng điều ngự lại tầm Phù Vân

Con nay hạnh ngộ Thiền Nhân

Huệ Đăng Thanh Kế hiện thân Phật Đà

 Tùy duyên độ chúng Ta Bà

Pháp Hoa Thiền Giáo thật là chân tông

Tu hành cần phải dụng công

Lục căn thanh tịnh lục thông hiển bày

Cầu xin Bồ Tát các Ngài

 Pháp Hoa kinh Phật tuyên bày muôn phương

Quan Âm Thế Chí dẫn đường,

Văn Thù khai thị Dược Vương cứu đời.

Nguyệt Quang Di Lặc tuyệt vời,

Phổ Hiền mười hạnh rạng ngời tâm tông.

 Quyết lòng độ tận chúng sanh.

Tam đồ bát nạn trở thành Lạc Bang.

Cầu xin Bồ Tát Kim Cang,

Tồi tà phụ tránh khai đàng Pháp Hoa.

Cầu xin Đại Tướng Dược Xoa,

Đừng cho tà giáo ác ma đến gần.

Cầu xin Thổ Địa Son Thần

Bà con quyến thuộc xa gần tin theo.

Cầu xin Thích Nữ Tỳ Kheo,

Giữ tâm trong sạch tu theo Phật Đà.

Cầu xin tất cả mọi nhà,

Ăn chay niệm Phật nên Tòa Như Lai.

Cầu xin quá khứ Như Lai,

Ba đời Chư Phật hiện ngay thân vàng.

Con nay mắt thấy rõ ràng,

Quyết lòng tu niệm chẳng màng lợi danh.

Cầu cho những cuộc chiến tranh,

Bỏ ngay tánh ác niệm danh Di Đà.

Cầu cho những kẻ tâm tà,

Chưa vào địa ngục nhận ra sai lầm.

 Cầu cho khắp chốn Tòng Lâm

Nơi nào cũng có Thánh Tăng trụ trì.

Cầu cho Địa ngục A Tỳ,

Biến thành Thất bảo Liên Trì Tây Phương.

Cầu cho hộ Pháp Thần dương,

Đủ đầy năm phước cúng dường Tam Tôn.

Cầu cho tất cả Thiền Môn,

Như Lai Bồ Tát nhiều hơn Tăng Phàm.

Cầu cho khắp cả Già Lam.

Tăng ni Phật tử chẳng tham sang giầu.

Cầu cho đất nước đồng bào,

An cư lạc nghiệp dạt dào tình thương.

Cầu cho tất cả mười phương,

 Trở thành Cực Lạc Thiên Đàng Trần gian.”.

   Thể hiện tinh thần Pháp Hoa dung nhiếp tất cả, nên bài sám này thể hiện cốt lõi của Thiền Giáo Tông, Tịnh Tông, Mật Tông, Thật vậy Pháp Hoa không phải riêng lẻ, mà ở cả Chơn Như Môn, nó là gốc của tất cả các tông phái,

   Nói cách khác: Ở thể Chơn Như Duyên khởi,Sử dụng được vô tác diệu lực của Chư Phật. Nhưng khi sinh hoạt ở trần thế, với những người có căn lành, những người có căn tánh sai biệt không đồng nên đức Phật phải triển khai ra 84.000 pháp môn tu để ai cũng có thể tu được.

   Bốn câu đầu:

                      “ Một lòng niệm Phật Di Dà

                        Tây phương Cực Lạc nở hoa Sen vàng.

                        Công danh phú quý không màng,

                        Liên Trì hải hội tìm đàng Quy Y”.

Nghĩa là tu Pháp Hoa phải nhất tâm niệm Phật, không niệm gì khác, để ứng với trồng căn lành với đức Phật, Đức Phật Thích Ca Ngài đã dạy trong kinh Pháp Hoa.

   Hết lòng niệm Phật Di Đà thì ao Thất Bảo của thế giới Tây Phương cũng nở hoa Sen vàng, hoa Sen trắng, hoa Sen đỏ .

   Nói cách khác:Tụng kinh Pháp Hoa là ta xây thành Cực Lạc ngay ở Ta Bà này, lòng ta dược an vui, con, cháu hiếu thảo với ông Bà, cha mẹ, giầu có, được mọi người kính trọng, những đồ dùng trong xã hội không nhiều nhưng ta không thiếu thứ gì, Phải biết rằng ta đang xây thành Cực Lạc ở Ta Bà này.

   Niệm Phật, đọc kinh Pháp Hoa mà ta thấy còn khổ đau phải biêt là ta chưa nhất tâm. Còn nặng về hình thức, thì sao được Phật hộ niệm, bất cứ ta tu tại gia hay xuất gia mà còn khổ đau, nghiệp ác ùn ùn tới,  Sân Si nổi nên, như vậy cách Phật và Bồ Tát còn xa .

   Bốn câu tiếp theo:

                              “ Từ rày quyết bỏ sân-Si,

                                Tu theo Phật Đạo còn gì vui hơn.

                                Quyết lòng tìm đến Linh Sơn.

                                Cầu xin Chư Phật hộ thân độ đời”

  Người tu Diệu Pháp Liên Hoa kinh, tuy ngoài đời còn nhiều cay đắng, nhưng an trụ trong Pháp Phật: đọc, tụng, kinh, điển vẫn thấy được an lạc vô cùng, vẫn được đức Phật hộ niệm, thương yêu che chở.

   Quyết lòng tìm đến Linh Sơn, nghĩa là có tâm hồn hướng thượng, quyết lòng đạt đến bản tâm thanh tịnh của chính mình hay phát huy Phật Tánh phát triển Pháp Thân. Có quyết tâm như vậy ta thường gặp Phật ở ba dạng:   -* Trước hết là ta thấy Phật ở trong chiêm bao, hàng ngày ta luôn luôn nghĩ đến Phật nên ngủ cũng thấy Phật. tuy Phật hiện ra trong chiêm bao, không phải thực như cũng vẫn hơn là thấy ác mộng xấu.

   -* Kế đến thấy Phật trong sách vở. Tôi thường thấy như vậy, vì thích đọc kinh sách, diễn tả được công hạnh Phật nên ta thường hình dung ra Phật thế này thế nọ, Thấy Phật trong sách vở là thấy trong tỉnh thức, lúc ta soạn giảng kinh điển Phật Tánh đã hướng dẫn ta soạn đúng, nói đúng nghĩa của kinh. Từ giấc mơ đến hiện thực ta thấy Phật là ta đã gần gủi với Ngài. Nên vui buồn vinh nhục trong trần thế không tác động đến ta được. Giầu sang , Phú Quý, Danh lợi, của trần gian không màng tới.

   Sau cùng ta thấy Phật thực là thấy Phật ngay trong việc làm của ta, trong suy nghĩ, không để trong thế gian còn người khổ đau.

   Nói cách khác: Chúng ta đồng hạnh, Đồng nguyện, đồng làm, nghĩ được như Phật là thấy Phật.

   Quan trọng là ta tu hành đúng Chánh Pháp để Phật hiện trong tâm ta là Phật Tánh, trong hành động của chúng ta, được như vậy; Chúng ta đến đâu, và làm gì? Người cũng coi là Phật làm.

    “Niên hoa vi tiếu tuyệt vời,

Thần quang đoan tý rạng ngời Thiền Tông.

Huệ Năng thường tự mai lâm,

Giác Hoàng Điều ngự tại tầm Phù Vân”.

   Niên hoa vi tiếu tuyệt vời là chỉ đức Phật Thích Ca, cầm cành hoa sen đưa lên,Ma Ha Ca Diếp mỉm cười, được Phật truyền Tâm Ấn làm Tổ lãnh đạo Tăng đoàn.

   Tổ Đạt Ma ngồi trước Thiếu Lâm Tự không nói điều nào. Thần Quang đến cầu Pháp. Tự chặt tay mà ngộ đạo. Mai Lâm chỉ cho huyện Quỳnh Mai nơi Tổ Hoàng Nhẫn tu và Huệ Năng đến đó, được Tổ truyền trao y bát làm Tổ.

Giác Hoàng Điều Ngự chỉ cho vua Trần Nhân Tông, thấy việc làm ở thế gian không bằng lòng, Ngài lên núi Yên Tử tu hành. Ngài đã nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, Ngài lên núi Yên Tử tìm Ngài Phù Vân để xuất gia học đạo. đó là bốn câu chuyện Thiền rất sâu sắc của Tổ sư, thể hiện  trên bước đường tu, đã rút gọn thành bốn câu thể hiện tinh ba của các Ngài đã để lại.

                             “ Con nay hạnh ngộ Thiền Nhân,

                               Huệ Đăng Thanh kế hiện thân Phật Đà.

                               Tùy duyên độ chúng Ta Bà,

                              Pháp Hoa Thiền Giáo thật là Chơn Tông”.

 Chúng ta may mắn gặp được vị Chân tu thật là Ngài Huệ Đăng Thanh Kế, đó là vị Tổ đã sáng lập ra Thiền Giáo Tông, truyền đến đời Tôi là đời thứ bốn theo tông này. Chúng ta học giáo lý để hiểu ý nghĩa sâu sắc về Thiền Quán đã ngộ đạo. Kết hợp cả hai phần này tạo thành Pháp Hoa Tông .

                    “ Tu hành cần phải dụng công.

                      Lục căn thanh tịnh lục thông hiển bày.

                      Cầu xin Bồ tát các Ngài,

                      Pháp Hoa kinh Phật tuyên bày muôn phương”.

   Trên bước đường tu hành, việc quan trọng nhất đối với chúng ta là phải dụng công, tức siêng năng, hết lòng tu mới đạt kết qủa tốt là làm cho sáu căn của ta được thanh tịnh, và sẽ có sáu Pháp thần thông. Đức Phật dạy trong kinh Pháp Hoa rằng người trì kinh Pháp Hoa sáu căn được thanh tịnh và sẽ được sáu pháp thần thông, biến thành sáu ngàn công đức, ta siêng năng đọc, tụng, thọ trì, từ công dụng đó trang bị cho sáu ngàn công đức, sáu phép thần thông ,sáu căn thanh tịnh.

   Thật vậy: Mắt chúng ta xưa kia thấy sự vật, tai nghe mọi thứ âm thanh, ngôn ngữ của trần gian, sanh ra vô số phiền não, hiểu lầm. Nhưng nay cũng đôi mắt và tai này, mà chúng ta nghe hiểu chính xác mọi việc, tùy theo đó hành đạo sáu căn thanh tịnh, để hiển bày sáu pháp thần thông.

   Lúc ấy đối tượng chúng ta  là hướng tâm đến để làm quyến thuộc với các vị Bồ Tát: “Quan Âm, Thế Chí dẫn đường,

                         Văn Thù khai thị, Dược Vương cứu đời

                         Nguyệt Quang ,Di Lặc tuyệt vời.                              

                         Phổ Hiền mười hạnh rạng ngời  Tâm Tông”.                      

   Chúng ta tìm các Ngài Bồ Tát làm quyến thuộc, trong đó có các vị chúng ta đáng tin tưởng được Phật giới thiệu: Quan Âm, Thế  Chí mong gặp được hai vị Bồ tát này, soi đường giúp tâm chúng ta sáng ra, gặp hoàn cảnh tốt hơn, vì không được như vậy khó tiến tu. Bồ Tát Văn Thù khai thị giúp chúng ta hiểu giáo lý sâu sắc đồng với ý Phật dạy trong kinh. Dược Vương Bồ Tát cứu đời hay chữa bện cho chúng ta được khỏe mạnh. Chúng ta lạy Bồ tát Văn Thù nghĩa là lạy trí Văn Thù mở rộng đến mức không đâu không tới, không có gì mà Ngài không biết.

Tuy nhiên , mọi việc không tác động được đến tâm Ngài, tán thán trí tuệ của Bồ Tát Văn Thù như vậy cũng là nhắc nhở chúng ta rằng dù hiểu biết tất cả mọi việc nhưng đừng để cái biết đó làm  khổ mình. Ta biết người tốt , xấu, phải, trái, không để tác động của họ làm tâm ta buồn theo. Bồ Tát Nguyệt Quang tuyệt vời ở điểm Ngài vào trần thế giúp đỡ người tốt, đối với người xấu gặp khó khăn nguy hiểm Ngài cũng dang tay cứu vớt.   Xin làm quyến thuộc với Bồ Tát Nguyệt Quang, nghĩa là xin làm theo hạnh Ngài xóa bỏ hận thù, cứu tất cả người tốt, lẫn người xấu, đến cả người muốn giết ta, ta cũng giúp đỡ.  

   Bồ Tát Di Lặc tuyệt vời, vì ngài thực hiện tâm bình đẳng trong mọi việc thi ân, Bố thí ai cần thì Ngài giúp đỡ, không cần thì Ngài sẵn sàng ra đi.

   Bồ Tất Phổ Hiền thì siêu tuyệt với mười hạnh, mà bất cứ ai muốn thành Phật, đều phải thành tựu mười hạnh ấy, đó là việc làm của Bồ Tát lớn đã trọn vẹn.Ta nguyện tu theo hạnh của các Ngài.

Bồ Tát quyết tâm độ sanh, ta cũng phải làm như vậy. Để hạnh của chúng ta với hạnh của các Ngài đồng nhau Ngài Mới Gia bị Được .

   : “Quyết lòng độ tận chúng sanh,

 Tam đồ bát nạn trở thành lạc bang.

   Cầu xin Bồ Tát Kim Cang,

Tồi Tà phụ tránh khai đàn Pháp Hoa.

     Cầu xin Đại Tướng Dược Xoa,

Đừng cho Tà giáo ác ma đến gần”.

   Đối tượng của Bồ Tát cứu độ là chúng sanh trong ba đường ác: Ngạ quỹ,Địa ngục, Súc sanh, tức là người còn đau khổ, thiếu thốn ,khó khăn, chúng ta mong muốn giúp đỡ họ, thì tất cả Bồ Tát có đầy đủ phương tiện sẵn sàng hợp tác với chúng ta giúp đỡ họ.

 Thí dụ: Cụ thể Chùa muốn phát tâm giúp đỡ bão lụt, trong tay chưa có tài sản gì, lập tức các Phật tử( Cư Sĩ) mang tiền vật đến nhờ Chùa giúp đỡ họ. Bát nạn là tám vạn người mù, câm , điếc, tâm thần ,đói rét, khổ về tinh thần.   Người sanh ra không gặp được Phật, ở nơi biên địa, hạ tiện, không có cơ hội gặp Phật. Sự hiểu biết bị vô minh che khuất.

   Nếu ta sanh ở trong ba đường ác, gặp tám nạn , được Bồ Tát cứu độ, sẽ chuyển hóa khổ đau thành an vui cùng tột ở thế giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, thấy người hay mắc nạn ta phát tâm cầu Bồ Tát Kim Cang là vị có sức mạnh nhất, có khả năng đập tan tà giáo ác, Cầu Ngài giúp cho người tu chân chính được thoát nạn.

“ Cầu cho Thổ Địa Sơn Thần,

Bà con quyến thuộc xa gần tin theo”.

 Cầu mong sao mỗi ngày có nhiều người thân trong gia đình, nhiều người cùng địa phương với ta, họ đều tin theo và tu hành, người tu càng đông , lực càng mạnh, tà ma mới lánh xa. Còn một mình tu, tuy không hại ta được, ma cũng xúi dục người thân phá quấy.

   “Cầu xin Thích Nữ Tỳ Kheo,

Giữ tâm trong sạch tu theo Phật Đà.

   Cầu xin tất cả mọi nhà ,

Ăn chay niệm Phật nên tòa Như Lai”

Là người đệ tử Phật, chúng ta luôn luôn mong mỏi, không những xuất gia tu hành đúng Pháp, giữ tâm thanh tịnh để giữ gìn giềng mối Phật Pháp được trường tồn.

   Tu đúng Pháp thì người nhìn thấy thành quả tốt đẹp mà phát tâm ăn chay, Niệm Phật, Nhờ đó việc tu hành của chúng ta được dễ dàng hơn.

Vì theo tinh thần Đại Thừa nhiều người cùng tu tạo thành lực hỗ trợ lẫn nhau.                 “ Cầu xin quá khứ vi lai,

                            Ba đời chư Phật hiện ngay thân vàng.

                            Con nay mắt thấy rõ ràng,

                          Quyết lòng tu niệm chẳng màng lợi danh”.

Đây là quyết tâm của hành giả Pháp Hoa, Với niềm tin khiên định vào tinh thần Pháp Hoa. Nguyện luôn luôn đi theo con đường của Đức Phật đã vạch ra cho đến này viên mãn toàn giác.

  “   Cầu cho những cuộc chiến tranh,

    Bỏ ngay tánh ác niệm danh Di Đà

   Cầu cho những kể tâm tà,

Chưa vào địa ngục nhận ra sai lầm”.

Đang được thấm nhuần niềm an vui trong tâm từ bi của đức Phật. Hành giả Pháp Hoa cũng khởi nên từ tâm cầu mong cho người đã lỡ lầm làm ác, để theo Phật làm việc thiện, phát triển phước đức và cũng cầu mong cho người chưa làm ác, chỉ mới có ý ác, cũng sớm thay đổi, bỏ ngay tâm tà, để không bị khổ đau, vì tù tội.   kinh nghiệm ta thấy người ác thay đổi tư tưởng nhanh. Trước đức độ của đức Phật, hay bậc chân tu:

       “Cầu cho khắp chốn Tòng Lâm,

Nơi nào cũng có thánh tăng trụ trì.

   Cầu cho địa Ngục A Tỳ,

Biến thành  Thất bảo Liên Trì Tây Phương”

  Nhìn thấy Thánh Tăng người phát tâm, Gặp Tăng Phàm người coi thường. Nhìn Lịch Sử ta thấy Tổ Sư hành đạo ở nơi nào. Chùa cao Phật lởn nơi đó xuất hiện. Chùa chỉ có phàm phu Tăng từ từ đi xuống, vắng vẻ, vì vậy ta cầu Thánh Tăng hiện hữu khắp nơi.

   “Cầu cho Hộ Pháp Thần Dương,

Đủ đầy năm phước cúng dàng tâm Tôn.”

Hộ Pháp Thần dương chỉ người hộ đạo,còn sống đủ năm phước:

1/-Tâm an lạc

2/-Làm gì cũng thành công

3/-Thân thể khỏe mạnh

4/.-Nhiều bạn bè giỏi

5/-Tiền của nhiều

Cầu người đủ năm phước như vậy, nhiều người phát tâm cúng dường hộ trì Tam Bảo. Thì Phật Pháp dễ hưng thịnh, Chánh Pháp sáng tỏa:

                   “Cầu cho khắp chốn Thiền Môn,

                 Như Lai Bồ Tát nhiều hơn Tăng Phàm.

                     Cầu cho khắp chốn Già Lam,

                Tăng ni Phật Tử chẳng tham sang giầu.”

Cuối cùng ta nhớ đến trọng ơn của Đức Phật dạy nguyện:

                    Nguyện cho đất nước đồng Bào,

                An cư lạc nghiệp dạt dào tình thương”.

                Hơn thế nữa, điều nguyện cao cả là mong sao mọi người trên thế giới này, không còn khổ đau, muốn gì được nấy:

                    “Cầu cho tất cảo mười phương,

                 Trở thành cực lạc Thiên Đàng Trần gian”    

TÓM LẠI: Tất cả mong ước nói trên là tâm huyết của người tu Pháp Hoa, Bước theo dấu chân của Phật. Chúng Ta thấu hiểu sâu sắc và luôn luôn nổ lực phấn đấu, trong mọi việc làm để phấn đấu đạt mục tiêu trên càng sớm càng tốt. Như vậy thì mọi điều an lành sẽ đến với chúng ta.

Cầu nguyện cho quý vị sẽ an lành trong Chánh Pháp./.

   Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma ha Tát(3 lần) ./.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 9447)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 7609)
Sứ mệnh doanh nghiệp là hợp tác để cùng phát triển, cùng có lợi. Hợp tác mà một bên thắng và một bên thua giống như hình thức bóc lột thời phong kiến hay phạm giới ăn cắp. Trong một trò chơi mà ai cũng thắng thì ra về ai cũng thấy vui. Sứ mệnh doanh nghiệp là tái lập truyền thông giữa người với người, người và cộng đồng, người và thiên nhiên. Sự giao tiếp và truyền thông giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các phòng ban, giữa các nhóm làm việc và giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài là nhiệm vụ nòng cốt của doanh nghiệp.
28/08/2010(Xem: 61657)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 6784)
Tiền bạc của cải là phương tiện trao đổi để sử dụng hữu ích trong mối quan hệ của đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ là nhu cầu cần thiết của con người. Về cơ bản, con người là chúng sinh cõi dục, do dục mà được sinh ra và hiện hữu, con người cần có các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động đi lại, giao tiếp và thưởng thức các cảm xúc khoái lạc giác quan v.v…Con người không thể sống mà không ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí, thư giãn sau khi làm việc.
28/08/2010(Xem: 10365)
Khi sinh ra, chúng tôi lên tàu và gặp cha mẹ của chúng tôi, và chúng tôi tin rằng họ sẽ luôn luôn đi về phía chúng tôi. Tuy nhiên, tại một số trạm cha mẹ của chúng tôi sẽ bước xuống từ xe lửa, để lại cho chúng tôi trong hành trình này một mình. Khi thời gian trôi qua, những người khác sẽ lên tàu; và họ sẽ có ý nghĩa anh chị em của chúng tôi là, bạn bè, trẻ em, và thậm chí cả tình yêu của cuộc sống của chúng tôi.
28/08/2010(Xem: 58387)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 8384)
Trước hết, tôi chân thành cảm tạ Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã dành cho tôi vinh dự đọc một bài thuyết trình trong buổi lễ mãn khóa long trọng này. Tuy dạy học ở xa, tôi vẫn luôn luôn gần gũi Học viện, tưởng như đây là nơi gắn bó nhất với cuộc đời của mình. Ở đây, và chỉ ở đây, tôi mới tìm được khung cảnh đáp ứng đồng thời hai nhu cầu của tôi - nhu cầu tri thức và nhu cầu đạo đức. Trong các trường đại học mà tôi dạy ở xa, tôi có cảm tưởng như chỉ sống một nửa. Không khí mà tôi thở trong Học viện cho tôi được sống vẹn toàn cả hai nhu cầu. Tôi mong được sống vẹn toàn như vậy trong bài thuyết trình này.
28/08/2010(Xem: 8462)
Nếu chúng ta thọ năm giới, và khuyến khích mọi người trong gia đình ta thọ năm giới, thì ngày đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ta, vì gia đình ta sẽ được duy trì, và cuộc sống gia đình đơn giản, tốt đẹp sẽ ảnh hưởng đến những gia đình khác trong xã hội.
27/08/2010(Xem: 19326)
1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu 2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi; Con cái thích vòi mà không biết trả 3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao; Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột 4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời, bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn 5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường, bước chân ra đường không trộm thì cướp 6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng 7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi 8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]