Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tộc Phạm Quế Sơn Với Công Cuộc Mở Cõi Về Phương Nam

26/05/202013:17(Xem: 8025)
Tộc Phạm Quế Sơn Với Công Cuộc Mở Cõi Về Phương Nam
TỘC PHẠM QUẾ SƠN VỚI CÔNG CUỘC MỞ CÕI VỀ PHƯƠNG NAM
Châu Yến Loan

Nước ta ở vào địa thế phía Đông là biển cả bao la, phía Tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, còn phương Bắc thì tiếp giáp với Trung Hoa, một quốc gia rộng lớn, hùng mạnh đã biết bao phen xâm chiếm nước ta, vì vậy dân tộc ta không còn sự chọn lựa nào khác hơn là phải nỗ lực tiến về Nam để tồn tại và phát triển. Trong các đợt mang gươm đi mở cõi, tộc Phạm có nhiều vị tướng tài giỏi, những nhà cai trị lỗi lạc đã giúp các vương triều hoàn thành sứ mạng lịch sử vĩ đại này.

Thủy tổ của họ Phạm Đồng Tràm - Hương Quế là Phạm Nhữ Dực, con trai thứ năm của danh tướng Phạm Ngũ Lão người làng Phù Ủng, huyện Mỹ Hào thừa tuyên Hải Dương. Sau đó tổ tiên chuyển vào sống ở xã Lỗ Huyền, huyện Lôi Dương, thừa tuyên Thanh Hoa. Đến đời Phạm Nhữ Dực lại vào sinh sống ở làng Đồng Tràm, lộ Thăng Hoa ( nay là xã Hương An, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam)

Phạm Nhữ Dực làm quan dưới thời Trần và Hồ, ông đã nhiều lần cầm quân đánh tan quân Chiêm sang xâm lấn nước ta.

Năm Canh Thân (1380), quân Chiêm Thành tấn công Nghệ An, vua Trần Nghệ Tông cử Lê Quý Ly (Hồ Quý Ly), Đỗ Tử Bình và Phạm Nhữ Dực đem binh chống giữ, quân Chiêm đại bại ở sông Ngu ( tức sông Lạch Trường ngày nay) phải rút về.

Năm Nhâm Tuất (1382), quân Chiêm lại tấn công Thanh Hóa, Lê Quý Ly và Phạm Nhữ Dực vây đánh, quân Chiêm phải tháo chạy.

Năm Tân Mùi (1391) quân Chiêm xâm phạm Hóa Châu, vua Trần Nghệ Tông  cử Lê Quý Ly và Phạm Nhữ Dực chặn đánh quân Chiêm.

Thời vua Trần Thuận Tông (1388-1398), Phạm Nhữ Dực được phong chức Hậu quân Trung đô Dực Nghĩa hầu.

Năm Nhâm Ngọ (1402) dưới triều Hồ Hán Thương, Phạm Nhữ Dực cùng Đỗ Mãn và Nguyễn Cảnh Chơn đem quân đi đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm phải dâng đất Chiêm Động ( nam Quảng Nam) và Cổ Lũy ( Quảng Ngãi) để cầu hòa. Họ Hồ chia đất mới chiếm thành 4 châu: Thăng, Hoa, Tư , Nghĩa. Năm Quý Mùi (1403), Hồ Hán Thương phong Phạm Nhữ Dực làm Chánh Đô Án vũ sứ và  Nguyễn Cảnh Chơn làm Phó Đô Tổng binh ở lại cai quản châu Thăng Hoa đưa di dân các tỉnh Thanh, Nghệ, Tỉnh vào khai khẩn đất hoang, sinh cơ lập nghiệp và vỗ an người Chiêm.  Năm Đinh Hợi (1407) quân Minh sang xâm chiếm nước ta bắt cha con Hồ Quý Ly đem về Tàu, người Chiêm nhân cơ hội đó lấy lại phần đất đã mất, Phạm Nhữ Dực cùng con là Phạm Đức Đề chống lại quân Chiêm.

Hai năm sau, Phạm Nhữ Dực qua đời vào ngày mồng 4 tháng 10 năm Kỷ Sửu (1409), ông được an táng tại làng Đồng Tràm, phủ Thăng Hoa (nay là xã Hương An, huyện Quế Sơn).

Thời Hồ Hán Thương ông được phong chức Hậu quân Trung Đô Nam Dinh vũ trấn, Dực Nghĩa hầu

Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần, sau khi chiếm Ninh Thuận, thành lập Dinh Thái Khang, nhớ ơn những người tiên phong khai phá phương Nam, đã truy phong Phạm Nhữ Dực là Thượng đẳng thần.

Toc-Pham-QUe-Son-1

Mộ của Phạm Nhữ Dực ở Đồng Tràm

Con cả của Phạm Nhữ Dực Phạm Đức Đề, làm quan triều Hồ Hán Thương, được phong tước Đinh Thượng Hầu. Ông có công giúp thân phụ Bình Chiêm, di dân khai phá vùng đất mới và xây dựng cơ chỉ tộc Phạm tại làng Đồng Tràm.

Khi Chiêm Thành chiếm lại đất, Phạm Đức Đề cùng Nguyễn Cảnh Chơn đánh quân Chiêm, nhưng quân ít thế cô không chống nổi. Nguyễn Cảnh Chơn rút quân về Nghệ An gia nhập lực lượng kháng Minh của Giản Định Đế, còn Phạm Đức Đề bị quân Chiêm truy lùng ráo riết phải đổi tên họ, chạy ra vùng An Trường (Bắc Quảng Nam) để ẩn náu.

Con trai lớn của Phạm Đức Đề Phạm Nhữ Dự. Khi Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh, ông từ An Trường đem quân ra giúp Lê Lợi. Ông được phong Cao Thọ Tập phước Hầu, được lưu trấn quản lãnh phủ Thăng Hoa. Hai năm sau thì ông bị bệnh mất ngày 19 tháng 12 năm Canh Dần (1410), an táng tại làng Hiền Lương (nay là xã Bình Giang, huyện Thăng Bình). Bình Định Vương Lê Lợi thương tiếc tặng ông 2 câu đối:

Thiên địa thử gian hoàn cựu vật

Giang sơn chung cổ biểu tiền công

(Trời đất khoản này hoàn vật cũ

Nước non muôn thuở rạng công xưa)

Đến đời Cảnh Hưng năm thứ 2 (1741), khâm phong là “Cao Thọ Tập Phước Hầu, Phạm Phủ quân”, Thụy phong “ Đại khai tiên chỉ thần”

Sau khi ông Phạm Nhữ Dự mất, trưởng nam là Phạm Nhữ Tăng dời cơ chỉ tộc Phạm Nhữ lên làng Hương Ly ( nay là làng Hương Quế, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn) định cư và làm tiền hiền tộc Phạm gốc tại Hương Quế.

Phạm Nhữ Tăng là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của họ Phạm dưới thời vua Lê Thánh Tông. Ông đã có nhiều đóng góp lớn lao trong chiến dịch Bình Chiêm và di dân, mở mang bờ cõi phía Nam.

Phạm Nhữ Tăng sinh năm Tân Sửu (1421), thời Minh thuộc.

Năm Đại Hòa thứ ba (Ất Sửu 1445) thời Lê Nhân Tông, ông thi đỗ Đệ nhị Điện Hoằng Từ khoa được phong làm Thái Bảo kiêm Tri quân Dân chính sự vụ

Năm Quang Thuận thứ bảy ( Đinh Hợi 1467) được ban sắc Phụ chánh Tham tướng phủ, Quảng Dương Hầu Bình Chương quân quốc trọng sự

Tháng 8 năm Canh Dần (1470) vua Chiêm Thành là Bàn La Trà Toàn đem quân tấn công châu Hóa. Thủ ngữ Kinh lược sứ Thuận Hoá là Phạm Văn Hiển chống không nổi bèn dồn hết dân vào thành để cố thủ và cấp báo về triều đình. Ngày mồng 6 tháng 11 vua Lê Thánh Tông xuống chiếu thân chinh đi đánh Chiêm Thành.

Phạm Nhữ Tăng được sắc phong làm Trung quân Đô thống lãnh ấn Tiên phong  thượng đại kỳ thêu bốn chữ  “Bình Chiêm hưng quốc”. Vua Lê Thánh Tông ngự giá thân chinh theo sau.

Ngày mồng 2 tháng Giêng năm Tân Mão (1471) vua vào tới Thuận Hóa cho quân ra biển tập thủy chiến rồi sai thổ tù ở Thuận Hóa là Nguyễn Vũ vẽ bản đồ của Chiêm Thành dâng lên cho vua. Ngày mồng 6, đội quân của tướng Cang Viễn vượt qua đèo Hải Vân tấn công phòng tuyến Cu Đê, bắt sống tướng Chiêm là Bồng Nga Sa. Ngày mồng 7 tháng 2, Phạm Nhữ Tăng chỉ huy đại quân bao vây Chiêm Động  và Cổ Lũy tướng chỉ huy là Bàn La Trà Toại đại bại, phải chạy trốn.

Ngày 27 tháng 2 vua thân đem đại quân đánh phá thành Thị Nại, ngày 28 tháng 2, quân ta vây thành Trà Bàn ( kinh đô của Chiêm Thành)

Ngày 1 tháng 3 năm Tân Mão (1471), hạ thành Trà Bàn, bắt sống vua Chiêm là Bàn La Trà Toàn đưa về nước cùng 30.000 quân sĩ và 50 người trong hoàng tộc bị bắt làm tù binh.

Công cuộc bình Chiêm của vua Lê Thánh Tông thắng lợi là một chiến công hiển hách trong lịch sử oai hùng của Đại Việt. Với chiến thắng này, nhà vua không những  thực hiện được ý định khôi phục bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, chấm dứt nạn binh đao, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân, mà còn mở rộng biên cương đến miền Vijaya, tức là phủ Hoài Nhơn (ngày nay là Bình Định ). Từ đây nước Chiêm Thành suy yếu không có khả năng quấy phá, xâm lược phía Nam nước ta như trước.

Tháng 6 năm 1471, vua Lê Thánh Tông lấy ba phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn lập thành đạo thứ mười ba là Quảng Nam Thừa tuyên đạo, sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt, đúng như mục đích xuất chinh mà nhà vua đã nói trong bài thơ Hải Vân hải môn lữ thứ:

                             “ Hỗn nhất thư xa cộng bức quyên” 

                           (Gộp một mối thư xa về một bức dư đồ)

danh xưng Quảng Nam ra đời từ lúc ấy.

Phạm Nhữ Tăng được chỉ dụ ở lại cai quản Thừa tuyên Quảng Nam để giữ vững an ninh và thực hiện cuộc di dân Nam tiến. Năm 1472, Phạm Nhữ Tăng được trao chức Đô Ty Quảng Nam kiêm Trấn phủ Hoài Nhơn. Ông cai trị dân chúng bằng chính sách khoan dung, vỗ an người Chiêm ở lại, giúp họ nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng người Việt, phát triển kinh tế, áp dụng hình luật nghiêm minh nhờ thế mà vùng đất mới này sớm ổn định và phát triển. Ông chiêu mộ dân khai thác phủ Thăng Hoa, tổ chức khai địa bạ, cùng với các bậc tiền bối các tộc Nguyễn, Trần, Lê tạo lập Ngũ hương gồm năm làng: Hương Quế, hương Lộc, Hương An, Hương Yên và Hương Lư.

Năm Hồng Đức thứ 8 (1478) Phạm Nhữ Tăng lâm bệnh nặng và qua đời ngày 21 tháng 2 năm Mậu Tuất (1478) thọ 57 tuổi.

Di hài của ông được an táng tại Trường Xà Thành nay thuộc quận An Nhơn cách thành Bình Định 6 km về phía Tây, sau đó vua Lê Thánh Tông đã cho đưa di hài của ông từ Bình Định về an táng tại xứ Bàu Sanh làng Hương Quế, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn.

Vua ngự bút tặng một tấm trướng:

“Nghĩa sĩ uẩn mưu cơ, hiệp lực, nhất tâm bình Chiêm quốc

Miếu đài khai tráng lệ, hương hồn thiên cổ, hiển Nam bang”

( Nghĩa sĩ lắm mưu cơ, góp sức một lòng bình Chiêm quốc

Miếu đài thêm rạng rỡ, hương hồn ngàn thuở rạng trời Nam)

Ban sắc gia phong Hoằng túc trợ võ Đặc tấn, Phụ quốc Quảng dương hầu, Phạm Quý công đại phu, cho xây lăng mộ và cấp tự điền để phụng thờ.

Vua Lê Thần Tông, sắc phong ông là Chánh ngự Nam phương, Phạm phủ quân, Phò Hựu thượng đẳng thần.

Xã dân tôn ông làm Tiền hiền tộc Phạm làng Hương Quế.

Toc-Pham-Que-Son-2

           Lăng mộ của Phạm Nhữ Tăng ở Hương Quế

 

Tộc Phạm Hương Quế nguyên quán ở Hải Dương là một gia tộc danh giá đã sinh ra nhiều võ tướng tài ba lỗi lạc. Trong những đợt mang gươm đi Bình Chiêm, Nam tiến họ đã lập được nhiều chiến công và đã chọn Đồng Tràm rồi Hương Quế làm bến đỗ, trở thành quê hương thứ hai. Từ thủy tổ Phạm Nhữ Dực đến Phạm Nhữ Dự, Phạm Nhữ Tăng, gần một thế kỷ, mấy đời nối tiếp nhau cai quản, xây dựng đất Thăng Hoa. Dân chúng tôn vinh Phạm Nhữ Dực là “Thượng Tướng Bình Chiêm” và Phạm Nhữ Tăng là  “Tiền hiền làng Hương Quế”, điều đó đã nói lên lòng biết ơn của người dân địa phương đối với công đức lớn lao mà các danh tướng tộc Phạm đã đóng góp vào công cuộc mở cõi đầy gian khó buổi đầu .

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2015(Xem: 9208)
Trước trung thu nhiều người có hỏi tôi: “Ở Sài Gòn, tết trung thu, ngoài phố lồng đèn bạn có biết đi đâu được nữa không?”. Tôi cũng tự băn khoăn, liệu trung thu năm nay mình sẽ làm gì, đi đâu để trung thu tuổi 19 không chỉ là câu chuyện của sum vầy, của chiếc bánh trung thu được san sẻ cùng chị cùng mẹ. Tôi muốn trung thu này sẽ còn là câu chuyện của ý nghĩa, của niềm hạnh phúc, của yêu thương, của ấn tượng khó phai. Và tôi đã có lựa chọn cho chính mình - cùng vun đắp Trung thu này cùng CLB yêu sách Thái Hà và những mầm non nơi xa xôi đô thành.
01/10/2015(Xem: 8334)
Vạn Dặm Rong Chơi, Đường Rộng Mở _ Thích Từ Lực
01/10/2015(Xem: 6990)
Tu là gì ? “Tu là quá trình: 1/ quán chiếu nội tâm, 2/ làm triệt tiêu bản ngã và 3/ chuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
30/09/2015(Xem: 6648)
Phật giáo Khánh Hòa từng tạo những sự kiện lớn trong bao năm qua, việc tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập trường Trung cấp Phật học điểm thêm dấu son vào giáo sử tỉnh nhà, như từng lưu dấu suốt thời chấn hưng Phật giáo mà Khánh Hòa là một trong những địa phương từng được các bậc chân đức như cố Hòa Thượng T.Đổng Minh, cố HT T.Trí Nghiêm, cố HT T.Chí Tín, cố HT T.Trí Thủ, cố HT T.Thiện Minh, cố HT T.Thiện Siêu, cố HT T.Huyền Quang... góp công hình thành Phật sự.
28/09/2015(Xem: 10097)
Hôm chủ nhật cuối tuần ngày 20.09.2015, lớp ngành Thanh Gia Đình Phật Tử Tâm Minh tại Chùa Viên Giác, Hannover do mình hướng dẫn đã thảo luận về đề tài "Duyên Khởi và Dòng người tỵ nạn tại Âu Châu". Vì sao mình chọn đề tài nóng bỏng này cho các em thảo luận? Bởi các em là những thanh thiếu niên đã có bằng tú tài hoặc đang học đại học, cần có một cái nhìn mọi sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, cũng như ngay chính bản thân mình bằng lăng kính giáo lý Phật Đà, để phát lòng từ bi rộng lớn, chứ không phải từ bi "có điều kiện"! Điều này sẽ giúp cho các em tăng thêm sự hiểu biết về giáo lý thực dụng của Đức Thế Tôn khi trao đổi với bạn bè khác trong trường. Là một Phật tử, ta nên tập quán chiếu mọi pháp thế gian qua lăng kính Phật Giáo, thì sẽ nhận ra được "Phật pháp không ngoài thế gian giác!"
27/09/2015(Xem: 5766)
Chùa Đá Vàng là kỳ quan tôn giáo của người Myanmar đồng thời là câu hỏi chưa có lời giải đáp của ngành khoa học địa lý. Chùa Đá Vàng hay Kyaiktiyo là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng thứ ba tại Myanmar, sau chùa Swedagon và đền Mahamuni, cách Yangon 200 km. Ngôi chùa nằm chơi vơi trên tảng đá khổng lồ ở vị trí chênh vênh cạnh vách núi cao 1.100 m. Những ai lần đầu nhìn đều cảm tưởng hòn đá sẽ lăn ngay xuống vực. Truyền thuyết Myanmar lý giải cho bố cục kỳ lạ này bằng câu chuyện của Đức Phật, tương truyền bảo tháp trên hòn đá chính là sợi tóc của ngài. Dù bạn có tin vào truyền thuyết hay không, trong khoa học địa lý đây là hiện tượng không thể lý giải.
27/09/2015(Xem: 10095)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai? Có một con cáo đã phát hiện ra một chuồng gà, nó bèn tìm cách tiếp cận nhưng vì cáo nhà ta quá mập nên không thể chui lọt vào chuồng để ăn gà. Thế là nó đành phải nhịn đói suốt ba ngày liền mới có thể vào được chuồng gà. Sau khi vào được, nó đã ăn no nê để bù lại những ngày nhịn đói, giờ đây chiếc bụng của cáo đã phình to ra, nên không thể nào ra được nữa, thế là cáo đành phải nhịn đói trở lại ba ngày mới có thể ra khỏi chuồng gà.
25/09/2015(Xem: 7824)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ở tuổi 80 của tôi thuộc thế hệ thế kỷ 20. Những người trẻ dưới 30 tuổi thuộc thế hệ của thế kỷ 21. Ngài thừa nhận rằng thế hệ của thế kỷ 20 đã tạo ra nhiều vấn đề, bao gồm cả thiệt hại cho môi trường. Một số ý tưởng của họ, chẳng hạn như quan điểm cho rằng vấn đề có thể được giải quyết bằng vũ lực hiện nay là hoàn toàn lỗi thời. Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bến phà Millbank Pier đi đến The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Jeremy Russell)
24/09/2015(Xem: 8004)
Khi chung ta bước đi, với tâm địa Từ Bi rộng mở mang theo, làm tất cả những việc lành cho tất cả chúng sanh là chúng ta đã mở rộng biên giới hòa bình ngày một dang rộng. Những bước chân ấy đáng gọi là những bước chân Từ Bi. Có những điều khi tiếp cận với Phật học, dù với bất cứ trình độ nào, chưa chắc một sớm một chiều mình hiểu ra ngay hết được. Đôi khi phải đợi đến nhiều chục năm sau, thậm chí gần hết đời người rồi mình mới bừng tỉnh về một điều giác ngộ chưa trọn vẹn. Khi xưa mình nghe kể chuyện đức Phật Đản sanh, dưới bảy bước đi đều nở bảy đóa hoa sen. Thần thoại, truyền thuyết hay hư cấu cho lung linh một sự kiện về đấng giáo chủ của mình; hãy cứ để đó. Sau này ghé sang Làng Mai, chạm phải những công án Thiền của Ngài Nhất Hạnh, chúng ta bắt gặp câu “Từng bước nở hoa sen” thì mới vỡ òa nhiều khúc mắc ngày xưa còn kẹt lại trong một góc tối của tâm trí nào đó.
24/09/2015(Xem: 9033)
Sau tiếng ré lên của cái chuông bấm ở cửa, mình đã nghe tiếng chìa khoá lách cách tra vào ổ khoá của cánh cửa song sắt ở bên trong. Một chập sau, cánh cửa "Trại Cải Huấn Thanh Thiếu Niên Phạm Pháp" (Jugendarrestanstalt, viết tắc là JAA) tại Nienburg nặng chịt, rít lên tiếng sắt cọ sát trên thềm xi măng, mở ra. Bước chân vào, vài câu chào hỏi trao đổi với cô giám thị. Cửa chánh đóng lại. Cô giám thị hướng dẫn mình đi qua một cánh cửa song sắt. Lại đứng chờ. Sau khi nó lại khóa lại, thì có cảm giác "mình đi lại tự do trong Trại Cải Huấn" được rồi! Tiến về phòng điều hành. Từ bên ngoài đã thấy ông "xếp" trại, ba nam giám thị, cô giám thị khi nãy; hai cô tác viên xã hội (Sozialarbeiterin) và thêm bốn thiếu nữ lạ mặt. Ông "xếp" trại giới thiệu bốn thiếu nữ lạ ấy cũng là tác viên xã hội ở các tù khác đến tìm hiểu kinh nghiệm hướng dẫn của "thầy JIP" - tên là Diệp, nếu đọc không bỏ dấu và theo âm Đức thì là "Dieb"; mà "Dieb" có nghĩa là "kẻ cắp"! Còn nếu phát âm tương đối đúng thì v
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]