Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành động Đạo đức và Chính pháp Phật đà

02/05/202008:45(Xem: 8238)
Hành động Đạo đức và Chính pháp Phật đà

buddha 02.05.20
Hành động Đạo đức và Chính pháp Phật đà

 

Chỉ khi nào một tổ chức xã hội mà các hội đồng thường xuyên tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, gặp gỡ trong sự hài hòa và tôn trọng lẫn nhau, họ sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Khi nào một xã hội biết gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp bởi dân phong quốc tục, truyền thống lâu đời của trí tuệ và tôn vinh những bậc trưởng lão, họ có thể sẽ thịnh vượng và không suy tàn.

 

Chỉ khi nào một xã hội không bắc cóc và cưỡng ép áp bức phụ nữ và thiếu nữ, không gây tổn thương đến họ, sẽ được thịnh vượng và không suy giảm.

 

Chỉ khi nào xã hội còn quan tâm đến những nơi thờ tự tín ngưỡng, mang giá trị phát huy ánh sáng chánh tín, chánh kiến, mang lại cho công chúng niềm tự tin, đức tự chủ, phát triển dân trí, những nơi linh thiêng của thế giới tự nhiên, họ sẽ được thịnh vượng và không suy tàn. . . Trích (Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahàparinibbàna Sutta – một bản kinh cuối đời của Đức Phật)

 

Là một quốc gia và một thế giới, chúng ta đang trải qua thời kỳ chia rẻ, gây bao tan tóc hận thù và đau khổ. Bây giờ là đến lúc để đứng lên cho những gì quan trọng. Để chống lại sự ghét bỏ. Để đứng lên cho sự tôn trọng. Để bảo vệ người cô thế. Để chăm sóc cho thế giới tự nhiên.

 

Đó là một sự hiểu lầm khi nghĩ rằng, thiền định và chiêm niệm là hoàn thành của Lộ trình Phật giáo. Nội tâm, tự do và niềm an lạc hạnh phúc chỉ phát triển khi được kết hợp với những lời dạy bên ngoài về đức hạnh, sự tôn trọng và chăm sóc cho nhau. Nền tảng của chính pháp Phật đà là quan hệ, được xây dựng trên sự rộng lượng, đức hạnh và từ bi tâm. Nền tảng “Bát Chính đạo” là lộ trình xây dựng hạnh phúc và giải thoát khổ đau:

 

Bát chánh đạo gồm có tám chi sau:

 

- Chánh kiến (skrt: samyag-dṛṣṭi, pāli:sammàditthi), thấy đúng.

- Chánh tư duy (skrt: Samyak-saṁkalpa, pāli: sammàsankappa): suy nghĩ đúng.

- Chánh ngữ (skrt: Samyag-vāc, pāli: sammàvàca): nói đúng.

- Chánh nghiệp (skrt: Samyak-karmānta, pāli: samm kammata): làm việc đúng.

- Chánh mạng (skrt: Smnyag-ājīva, pāli: sammààjiva): sống đúng.

- Chánh tinh tấn (skrt: Samyag-vyāyāma, pāli: sammààyàma): siêng năng đúng.

- Chánh niệm (skrt: Samyak-smṛti, pāli: sammà satti): nhớ đúng.

- Chánh định (Samyak-samadhi, pāli: sammà samàdhi): tập trung đúng.

 

Lộ trình tám chi này giúp con người hóa giải những nghiệp lực xấu và cần phải thêm năm điều căn bản đạo đức nhân cách của người Phật tử tại gia: Bảo vệ sự sống, Hạnh phúc chân thật, Tình thương đích thực, Ái ngữ và lắng nghe, Nuôi dưỡng và trị liệu. . .  

 

Trong cuộc đời Đức Phật đã từng can thiệp để cố gắng ngăn chặn chiến tranh đổ máu. Ngài khyên các vị quân vương và các vị tăng sĩ hướng dẫn mọi người xung quanh với những lời dạy về hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. Trong thời hiện đại, Đức Trưởng lão Hòa thượng Tăng thống Phật giáo Campuchia Maha Ghosananda (1929-2007) đã tham gia tiến trình Hòa bình của Liên Hợp Quốc và dẫn đầu vì Hòa bình trong nhiều năm của từ bi tâm qua các khu vực chiến tranh và cánh đồng chết của Vương quốc Phật giáo Campuchia. Ngài rất nổi tiếng về các lộ trình bộ hành vì hòa bình (Dhammayatra) thường niên. Ngài chia sẻ: “Các lộ trình bộ hành vì hòa bình của chúng tôi bắt đầu từ hôm nay và mỗi ngày. Từng bước chân thanh thản hồn nhiên, trong chánh niệm từng hơi thở ra vào là một lời cầu nguyện, một sự mặc niệm và bắc thêm một chiếc cầu xóa ngăn cách hận thù giết chóc bởi chiến tranh”. Các vị trụ trì tự viện Phật giáo Thái Lan đã quy y tam bảo cho các cây cổ thụ và lấy áo cà sa choàng các thân cây tuổi thọ cao nhất trong các rừng xanh, để bảo vệ toàn bộ hệ sinh thái, thoát khỏi sự tàn phá và khai thác trái phép của bọn lâm tặc. Chư tôn đức tăng già và nữ tu Phật giáo Myanamar đi diễu hành trên đường phố để bảo vệ công dân thoát khỏi chế độ độc tài quân sự hà khắc. Tiến sĩ A.T. Ariyaratne, một giáo viên khoa học tại một trường trung học Phật giáo danh giá ở Sri Lanka, ông đã tranh thủ hàng trăm nghìn người trong kế hoạch hòa bình. Các vị cao tăng Phật giáo Việt Nam đã đứng lên vì hòa bình công lý và từ bi tâm, thậm chí vị pháp thiêu thân để ngăn chặn bọn tà ác phá hoại Chính pháp Phật đà, đặc biệt, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhà hoạt động xã hội, người vận động cho hòa bình người Việt Nam, vị Sứ giả của hòa bình và bất bạo động. Chư tôn đức tăng già các quốc gia Phật giáo như Trung Quốc và Tây Tạng cũng như thế. Anh hùng dân tộcvĩ đại của Ấn Độ Thánh Mahātmā Gāndhī vĩ đại nói rằng: “Ai nói rằng tôn giáo không liên quan gì với chính trị, người đó chẳng biết gì về tôn giáo.”

 

Đây không phải là về màu đỏ hoặc màu xanh. Đó là về việc đứng lên vì những nguyên tắc cơ bản nhất của con người, cho hành động đạo đức và phòng ngừa tác hại. Nó là hiện thân của Chính pháp Phật đà giữa những rắc rối của thế giới.

 

Bạn không đơn độc. Bạn có nhiều thế hệ tổ tiên ở phía sau. Bạn có phúc các tường của sự phụ thuộc lẫn nhau và cộng đồng. Bạn có những cây đại thụ của rừng xanh như những đồng minh kiên định. Bạn có sự thay đổi của các mùa và đổi mới cuộc sống của bạn như sự hòa điệu của âm nhạc. Bạn có bầu trời bao la của hư không vô sở hữu để dung chứa tất cả mọi thứ một cách tuyệt vời.

 

Điều này, bạn đã được đào tạo trong một thời gian dài. Với việc thực hành, bạn đã học được cách làm dịu tâm trí và khai tâm. Bạn đã học được sự trống rỗng và phụ thuộc lẫn nhau. Bây giờ trong khó khăn của tập thể chúng ta, đã đến lúc tiến bước đến phía trước, mang lại sự bình tĩnh và can đảm, trí tuệ và từ bi tâm của bạn cho thế giới. Bồ tát chỉ ra cách để hóa giải những nỗi khổ niềm đau cho tất cả chúng ta.

 

Sau ngày giải phóng miền nam, thống nhất Việt Nam, do chính sách cải tạo công thương nghiệp, những gia đình phú gia tư sản bị “kê biên tài sản”, sau đó bị tịch thu. . . Nhiều người Việt đã bỏ nước ra đi trên những con thuyền nhỏ mong manh trên biển sau ngày 30/4/1975, tạo thành làn sóng thuyền nhân. Như Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ rằng, khi những chiếc thuyền tị nạn đông đúc của người Việt gặp phong ba bão táp hoặc cướp biển, nếu mọi người hoảng loạn thì sẽ mất tất cả. Nhưng nếu ngay cả chỉ một người trên thuyền vẫn giữ bình tĩnh và tập trung, thế là đủ. Nó làm kim chỉ nam cho mọi người sống sót.

 

Trên khắp thế giới, những cơn giông bão không chắc chắn và sợ hãi đã xuất hiện. Đó là thời gian để tập thể đứng lên, bình tĩnh và rõ ràng. Với sự yên bình và tôn trọng lẫn nhau, các cộng đồng Phật giáo của chúng ta có thể trở thành trung tâm bảo vệ và tầm nhìn.

 

Bảo vệ có thể có nhiều hình thức. Bảo vệ có thể cung cấp nơi tôn nghiêm cho những người gặp nguy hiểm. Bảo vệ có thể khéo léo đối đầu với những người có hành động gây hại cho những người dễ bị tổn thương trong chúng ta. Bảo vệ có thể được đứng lên cho môi trường. Bảo vệ có thể trở thành một đồng minh tích cực cho những người bị nhắm đến bởi sự ghét bỏ và định kiến.

 

Tầm nhìn có nghĩa là mang theo ngọn đèn của Chính pháp Phật đà.

 

Điều đó có nghĩa là đứng lên vì sự thật. Dù thế nào đi chăng nữa:

 

Hận thù diệt hận thù, đời này không thể có, từ bi diệt hận thù, là định luật nghìn thu.

 

Tham lam, ghét bỏ và vô minh tạo ra đau khổ. Sự bao dung, từ bi và trí tuệ mang lại hạnh phúc.

 

Tâm tâm là tiền thân. Nói năng và hành động với một tâm trí thuần khiết và hạnh phúc sẽ đến.

 

Hạnh giống thuần thiện và hạnh phúc sẽ phát triển.

 

Bây giờ một thời điểm thay đổi đã đến.

 

Chúng ta phải lắng lòng nghe sâu sắc, trải nghiệm, tôn vinh mọi người và chọn hành động của mình một cách trí tuệ và can đảm.

 

Đừng lo lắng nếu hành động bạn đúng, không phải lúc nào cũng rõ ràng với bạn.

 

Chờ đợi trong vô thức với chánh niệm, và tin tưởng vào trái tim của bạn. Chẳng mấy chốc bạn sẽ biết mình phải đứng lên nơi đâu.

 

Tôi sẽ chào đón bạn ở đấy.

 

Tác giả: Trưởng lão cư sĩ Jack Kornfield

Thích Vân Phong dịch

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2021(Xem: 4937)
Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”
15/05/2021(Xem: 5086)
Ngay sau tác phẩm Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, người đọc lại được đón đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua của nhà văn Thích Như Điển. Đây là cuốn sách thứ hai về đề tài lịch sử ở thời (kỳ) đầu nhà Trần mà tôi đã được đọc. Có thể nói, đây là giai đoạn xây dựng đất nước, và chống giặc ngoại xâm oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc. Cũng như Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, tác phẩm Vua Là Phật - Phật Là Vua, nhà văn Thích Như Điển vẫn cho đây là cuốn tiểu thuyết phóng tác lịch sử. Nhưng với tôi, không hẳn như vậy. Bởi, tuy có một số chi tiết, hình ảnh tưởng tượng, song dường như rất ít ngôn ngữ, tính đối thoại của tiểu thuyết, làm cho lời văn chậm. Do đó, tôi nghiêng về phần nghiên cứu, biên khảo, cùng sự liên tưởng một cách khoa học để soi rọi những vấn đề lịch sử bấy lâu còn chìm trong bóng tối của nhà văn thì đúng hơn. Ở đây ngoài thủ pháp trong nghệ thuật văn chương, rõ ràng ta còn thấy giá trị lịch sử và hiện thực thông qua sự nhận định, phân tích rất công phu của
15/05/2021(Xem: 4434)
Ấm ma là hiện tượng hóa ngôn ngữ. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 ấm ma là nói đến biến tướng của nghiệp thức, của các kiết sử thông qua lục căn từng giao tiếp với lục trần trên nền tảng “ sắc-thọ-tưởng-hành-thức”.
15/05/2021(Xem: 4106)
Đọc xong tác phẩm nầy trong một tuần lễ với 362 trang khổ A5, do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017, Bodhi Media tái xuất bản tại Hoa Kỳ trong năm 2020 và tôi bắt đầu viết về Tác phẩm và Tác giả để gửi đến quý độc giả khắp nơi, nếu ai chưa có duyên đọc đến. Nhận xét chung của tôi là quá hay, quá tuyệt vời ở nhiều phương diện. Phần giới thiệu của Đạo hữu Nguyên Giác gần như là điểm sách về nhiều bài và nhiều chương quan trọng trong sách rồi, nên tôi không lặp lại nữa. Phần lời bạt của Đạo hữu Trần Kiêm Đoàn cũng đã viết rất rõ về sự hình thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong nước, từ khi thành lập cho đến năm 1975 và Ông Đoàn cũng đã tán dương tuổi trẻ Việt Nam cũng như tinh thần học Phật, tu Phật và vận dụng Phậ
10/05/2021(Xem: 4695)
Chỉ có bốn chữ mà hàm chứa một triết lý thâm sâu ! Chỉ có bốn chữ mà sao chúng sanh vẫn không thực hành được để thoát khỏi sự khổ đau ? Nhưng cũng chỉ bốn chữ này có thể giúp chúng sinh phá được bức màn vô minh, đến được bến bờ giác ngộ, thoát vòng sinh tử !
08/05/2021(Xem: 4158)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn, và cái không biết luôn luôn là cái gì của vô cùng tận. Cũng là một cách chúng ta tới với thế giới này như một hài nhi, rất mực ngây thơ với mọi thứ trên đời. Và vì, bài này được viết trong một tỉnh thức với tâm không biết, tác giả không đại diện cho bất kỳ một thẩm quyền nào. Độc giả được mời gọi tự nhìn về thế giới trong và ngoài với một tâm không biết, nơi dứt bặt tất cả những tư lường của vô lượng những ngày hôm qua, nơi vắng lặng tất cả những mưu tính cho vô lượng những ngày mai, và là nơi chảy xiết không gì để nắm giữ của vô lượng khoảnh khắc hôm nay. Khi tỉnh thức với tâm không biết, cả ba thời quá, hiện, vị lai sẽ được hiển lộ ra rỗng rang tịch lặng như thế. Đó cũng là chỗ bà già bán bánh dẫn Kinh Kim Cang ra hỏi ngài Đức Sơn về tâm của ba thời.
04/05/2021(Xem: 3601)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra ở quê hương ngài và cố gắng để có được sự giúp đở cho người dân của ngài. Ngài cũng phải chạm trán với sự tuyên truyền của truyền thông Tàu Cộng rằng ngài đã bị bắt cóc. Tuy nhiên, nhu cầu thiết yếu nhất là để bảo đảm nhà ở và thực phẩm cho những người Tây Tạng đã đi theo ngài lưu vong. Ngài đã hướng đến chính phủ Ấn Độ, và họ đã không làm ngài thất vọng. Trong thực tế, Ấn Độ cuối cùng đã tiếp nhận hơn một trăm nghìn người tị nạn, cung cấp chỗ ở, và nuôi dưỡng họ, cho họ làm việc, và thiết lập những ngôi trường đặc biệt cho trẻ em Tây Tạng. Những tu viện Phật giáo Tây Tạng cũng được xây dựng ở Ấn Độ và Nepal.
30/04/2021(Xem: 6882)
Thưa Tôi. Hôm nay là ngày sinh nhật của Tôi, xin được phép thoát ra khỏi cái tôi để nhìn về tôi mà phán xét và đưa ra cảm nghĩ. Hình dạng tôi đã già rồi, tóc đã bạc hết cả đầu. Tôi đã trải qua một thời gian dài sinh sống làm việc và cuối đời nghỉ hưu. Tôi đã bắt đầu thấm thía cái vô thường của thời gian mang lại. Tôi cũng đã thấm thía cái sức khỏe đã đi xuống nhanh hơn đi lên. Tôi cũng đã thấm thía tình đời bạc bẽo cũng như tình cảm (Thọ) là nỗi khổ đau của nhân sinh. Tôi cũng đã hiểu rõ thế nào là ý nghĩa đích thực của cuộc sống, đó là bất khả tương nghị không thể thốt lên thành lời. Chỉ có im lặng là đúng nghĩa nhất. Ngày xưa khi lục tổ Huệ Năng của Thiền tông chạy trốn mang theo y bát thì thượng tọa Minh rượt đuổi theo để giết lấy lại. Đến khi gặp mặt thì lục tổ mang y bát ra để trên tảng đá rồi núp dưới tảng đá bảo thượng tọa Minh hãy lấy y bát đi mà tha chết cho người. Thượng tọa Mình lấy bát lên, nhắc không lên nổi vì nó quá nặng bèn sợ hãi mà quỳ xuống xin lục tổ tha c
30/04/2021(Xem: 6956)
Thiền Uyển Tập Anh chép Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 – 1011) tu ở chùa Phật Đà, Thường Lạc nay là chùa Đại Bi núi Vệ Linh Sóc Sơn, Hà Nội. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngài người hương Cát Lợi huyện Thường Lạc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Ngô Quyền). Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu tên huý là Xương Tỷ, anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xý, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Vương Quyền. Ngài dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tánh tình phóng khoáng chí khí cao xa, có duyên với cửa Thiền từ năm 11 tuổi.
27/04/2021(Xem: 5053)
Tánh Không ra đời một thời gian dài sau khi đức Phật Nhập diệt do Bồ tát Long Thọ xiển dương qua Trung Quán Luận. Mặc dầu khi còn tại thế đức Phật có nói về Tánh Không qua kinh A hàm và Nikaya. Nơi đây Phật có nói về tánh xuất gia của hành giả đi tu. Hạng người tâm xuất gia mà thân không xuất gia thì gọi là cư sĩ. Và hạng người tâm và thân xuất gia thì gọi là tỳ kheo. Tánh Không cũng có hiện hữu trong kinh Tiểu không bộ kinh trung bộ. Phật có dạy: nầy Ananda, Ta nhờ ẩn trú Không nên nay ẩn trú rất nhiều. Kế tiếp Phật có dạy trong kinh A hàm về các pháp giả hợp vô thường như những bọt nước trôi trên sông: sự trống không của bọt nước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]