Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khái lược Phật học viện Singapore

30/04/202009:59(Xem: 5300)
Khái lược Phật học viện Singapore

Khái lược Phật học viện Singapore

PHV Singapore 01 PHV Singapore 1

Phật học viện Singapore (新加坡佛学院, Buddhist College of Singapore, BCS), một tổ chức giáo dục đào tạo tăng tài và hàm dưỡng các nhà lãnh Phật giáo xuất sắc trong tương lai. Được thành lập tại Đảo quốc Singapore, “nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng Phật giáo và phục vụ cho toàn nhân loại, 一個造就高素質佛教接班人的搖籃 立足新加坡· 面向佛教界· 服務全人類.”

 

Phật học viện Singapore do Pháp sư Quảng Thanh thành lập vào năm 2005 và chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên vào tháng 8 năm 2006. Từ đó đến nay Phật học viện thường tổ chức tuyển sinh và đào tạ các khóa Phật học.

 PHV Singapore 02

Năm 2006, Học viện Phật giáo được thành lập do Sở giáo dục Singapore phê chuẩn. Học viện nằm trong khuôn viên Thiền tự Phổ Giác Quang Minh Sơn nổi tiếng, thuộc trung tâm thành phố Singapore.

 

Từ khi thành lập đến nay, học viện luôn được nhiều tầng lớp hộ pháp cư sĩ và các đoàn thể Phật giáo ủng hộ nhiệt tình; bởi nơi này được xem là điểm khởi nguyên trong phong trào tu học của Tăng sinh Phật giáo, đa số là Tăng sinh Trung quốc, kế đến là học Tăng Singapore và sinh viên các nước khác.

 

Dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng khai sáng Phật học viện - Pháp sư Thích Quảng Thanh, tư tưởng tu học tri ân báo ân của học viện, theo ngài: “phải cải thiện phong khí và tịnh hóa nhân tâm xã hội, học làm thầy người, hành làm mô phạm cho thế gian”. Học viện đề cao mục tiêu “ thực hiện bình đẳng Phật giáo và giáo nghĩa từ bi, đạt đến bồi dưỡng nhân tài, hoằng dương Phật pháp, tiếp nối huệ mạng của Phật và trao truyền tâm Phật”.

 PHV Singapore 2

Tôn chỉ của Phật học viện:

 

1. Bồi dưỡng nhân tài quản lý tự viện.

 

2. Bồi dưỡng nhân tài giảng dạy Phật học viện.

 

3. Bồi dưỡng nhân tài nghiên cứu.

 

4. Bồi dưỡng chuyên môn về hoằng pháp

     (chủ yếu là Phật giáo Hán truyền).

 

Trên tiêu chí đạo học, học viện có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ và thống nhất. Từ viện trưởng, phòng tổng sự, chấp sự trưởng đến giáo vụ trưởng, văn thư (gồm các việc giảng dạy, nghiên cứu, hội đồng học thuật, hoạt động văn hóa). Hội đồng học sinh có ban chủ nhiệm đảm trách các công việc kỷ luật, phúc lợi, sinh hoạt và phụ đạo. Bộ phận hành chánh làm công tác: hành chánh, thiết chế, ngân sách, nhân sự và các vấn đề liên quan đến nước ngoài. Sau cùng là quản lý thư viện.

 

Sự trao truyền, việc giảng dạy cho Tăng sinh được thiết chế kỹ lưỡng. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, trong đó giảng viên khoa Phật học đều đã có học vị Thạc sĩ, tiến sĩ; ngoài ra còn có các giáo sư, tiến sĩ nước ngoài Anh, Mỹ, Sri Lanka. Điều đặc biệt, kể từ năm 2008, sau khi hoàn thành xong học phần quy định, sinh viên nhận được bằng Cử nhân Phật học của trường Đại học Kelaniya, Sri Lanka. Về hướng tốt nghiệp, trên nguyên tắc, sau khi tốt nghiệp, học Tăng về lại tự viện. Sinh viên tốt nghiệp có hướng nghiên cứu Phật học, có thể xin phép- đề xuất với trường để được tài trợ học chuyên sâu ở nước khác.

 PHV Singapore 3

Việc chăm lo giáo dục và đào tạo Tăng tài, học viện lấy “tu học nhất thể hóa, sinh hoạt tùng lâm hóa” làm phương pháp bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ và thể chất, để học Tăng phát triển toàn diện. Ngoài cơ sở chính, hiện nay học viện sắp sửa có thêm cơ sở mới khang trang và đầy đủ tiện nghi. Khi đến với học viện, học Tăng được sử dụng phòng thư viện tân tiến với hệ thống quản lý mượn sách báo và băng từ tự động, kết nối mạng vô tuyến, xuất bản báo chí định kỳ, có phòng phục vụ hội nghị và khu vực dành cho các em nhỏ v.v.

 

Tại Học viện Phật giáo Singapore, sinh viên được học tập và sinh hoạt tâm linh theo mô hình học viện nội trú hiện đại. Ngoài những giờ tham học về giáo trình và giao tiếp song ngữ Anh-Hoa, Tăng sinh được bồi dưỡng các phương pháp tu học, thực tập những pháp môn chuyển hóa thân tâm nhẹ nhàng- thoải mái, để hòa đồng với bạn bè quốc tế, và thích ứng với văn hóa Singapore văn minh, tự do dân chủ. Chế độ tu học dành cho các du học Tăng tại đây cũng rất là hấp dẫn. Học viện sẽ cung cấp miễn phí ăn ở, học tập và đồ dùng cơ bản trong sinh hoạt. Trong thời gian học tập, mỗi tháng phát cho phí sinh hoạt nhất định.

 PHV Singapore 4

Năm 2012, Phật học viện Singapore tiếp tục nâng cấp Tu Thân viện trong khuôn viên Quang Minh Sơn. Tòa nhà này là một nhóm các tòa nhà hiện đại tích hợp giảng dạy, nghiên cứu, thể thao, tăng phòng, có tổng diện tích 10.272 mét vuông. Ngoài lớp học ra còn có phòng thảo luận, phòng hội nghị, phòng học,  phòng ngôn ngữ, phòng máy tính và các cơ sở khác để sinh viên sử dụng trong học tập và nghiên cứu thường nhật. Ngoài ra còn có sân bóng rổ, sâu cầu lông, phòng bóng bàn. v.v. . . cũng được bao gồm trong thiết kế.

 

Vấn đề thiết kế tòa nhà mới đáp ứng lời kêu gọi của Chính phủ Singapore về bảo vệ môi và phủ xanh để tiết kiệm năng lượng. Bên ngoài của nó kết hợp quy hoạch tổng thể của ngôi già lam Quang Minh Sơn Phổ Giác Thiền Tự. Phía trên cùng của tòa nhà trên đỉnh cao là hai tòa “lầu chuông”, “gát trống”, thể hiện nét kiến trúc truyền thống Phật giáo Trung Hoa, trong khi nội thất được trang thiết bị các phương tiện giảng dạy hiện đại. Tòa nhà được đưa vào hoạt động vào tháng 10 năm 2015.

 

Pháp sư Thích Quảng Thanh (Sik Kwang Sheng), Phó Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Singapore, cố vấn cho Tổng thống Singapore về quyền của người thiểu số.

 

Lip:

Buddhist College of Singapore

https://www.youtube.com/watch?time_continue=1&v=iCWyEFeyBq8&feature=emb_logo

 

Thích Vân Phong

 

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2010(Xem: 6706)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 7249)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 11751)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 9552)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 20285)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 6716)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
19/12/2010(Xem: 19095)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
19/12/2010(Xem: 8823)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương V của quyển sách mang tựa đề "Cẩm nang cho cuộc sống".
18/12/2010(Xem: 8925)
Nghiệp: Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen, có tất thảy ba nghiệp: nghiệp thân, nghiệp khẩu và nghiệp ý. Nghiệp có thể là nghiệp nhân, nguyên nhân của hành động, nhưng cũng có thể là nghiệp quả, kết quả của hành động. Nghiệp nhân giống như là hạt giống, nghiệp quả ví như là quả. Khi tư duy (khởi tâm) thì nó trở thành một năng lượng, và năng lượng đó chỉ mới là hạt giống. Nhưng hạt giống thì thế nào cũng sẽ thành cây và kết trái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]