Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng Tuyệt Vọng

23/04/202020:58(Xem: 5874)
Đừng Tuyệt Vọng

hope_bird
Đừng Tuyệt Vọng

 

Nhiều người trong chúng ta đang vật lộn với phản ứng của chúng ta, trước những khổ đau của quốc gia dân tộc và thế giới. Chúng ta có thể làm gì khi đối mặt với nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh, bất công và tàn phá môi trường? Theo dòng thời sự, thật dễ dàng để tuyệt vọng, trở nên hoài nghi hoặc tê liệt. Hướng về phía nó là cách tiếp cận của Phật giáo đối với sự đau khổ chung này. Chúng ta hiểu rằng, hạnh phúc và thực sự ý nghĩa sẽ đến, thông qua xu hướng khổ đau. Chúng ta vượt qua tuyệt vọng của chính mình, bằng cách giúp đỡ người khác vượt qua mọi chướng nạn khổ đau.

 

Chúng ta có thể nghe thấy điều này, và trở nên sợ bị choáng ngợp. Nhưng mỗi chúng ta có thể đóng góp cho sự định tỉnh của thế giới. Làm như vậy chúng ta mới khám phá ra vai trò của vị Bồ tát. Yếu tố cơ bản của Bồ Tát là từ bi tâm đi song song với trí tuệ. Bồ Tát cứu độ người khác và sẵn sàng thụ lãnh tất cả mọi đau khổ của chúng sinh cũng như hồi hướng phúc đức mình cho kẻ khác. Con đường tu học của Bồ tát bắt đầu bằng luyện tâm Bồ đề và giữ Bồ Tát hạnh nguyện. Cách thức của Bồ tát là một trong những hiện thực hóa từ bi, trí tuệ, thực hành triệt để và mạnh mẽ nhất trong tất cả các pháp môn của Phật giáo. Bồ tát hạnh là triệt để, bởi việc thực hiện những gì mang đến sự an lạc hạnh phúc đến với tha nhân, cũng như sự an lạc hạnh phúc của chính mình. Hạnh phúc cao nhất của chính mình được sự kết nối với sự an lạc hạnh phúc tuyệt vời của tha nhân.

 

Con đường của Bồ tát là một sự tương phản nổi bật, với chủ nghĩa cá nhân quá mức trong văn hóa của chúng ta. Mọi thứ có thể tập trung xung quanh cái tôi riêng lẻ: “nỗi sợ hãi, hạnh phúc, nhu cầu của tôi. Chúng ta có thể bị cuốn hút vào bộ phim của chính mình, đến nỗi chúng ta ngăn chặn sự phát triển của chính mình”.

 

Sự hấp thu phản xạ có thể có giá trị trong một thời gian, nhưng chúng ta không muốn dừng lại ở đó. Các nhà trị liệu nói về việc cuối cùng khách hàng phát ốm vì lắng nghe chính họ, đó thực sự là một dấu hiệu tốt. Có nghĩa là nó giúp chúng ta đang vượt ra ngoài sự đồng nhất với nỗi khổ cá nhân của chúng ta. Chúng ta sẵn lòng chăm sóc cho một thế giới rộng lớn hơn thế giới chúng ta.

 

Mỗi truyền thống ứng xử trí tuệ cho chúng ta biết rằng, ý nghĩa và sự an lạc hạnh phúc của con người không thể tìm thấy trong sự đơn phương, mà xuất phát từ sự hàp phóng, tình yêu thương (từ bi) và sự hiểu biết (trí tuệ). Biết rõ điều này, vị Bồ tát xuất hiện dưới đa dạng hóa hình thức, từ một người phụ nữ hiền thục chu toàn cho đến công dân toàn cầu. Các thiền giả thường niệm danh hiệu chư vị Bồ tát khi họ ngồi, đưa ra bất kỳ lợi ích nào từ việc thực hành của họ vì lợi ích cho tha nhân: “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ; Tôi thệ nguyện sẽ mang lại sự an lạc giải thoát đến với tất cả chúng ta”. Giống như thời cổ đại, các thầy thuốc phải đọc Lời thề Hippocrates khi chuẩn bị ra trường để hành nghề. Lời thề này được các sinh viên Y khoa đọc và nguyện làm theo trong lễ tốt nghiệp, với tinh thần vô ngã vị tha, phát huy Bồ đề tâm, từ bi tâm, vị Bồ tát thệ nguyện phục vụ vì phúc lợi cho tất cả mọi người.

 

Về mặt tâm lý, đây để nói là một điều đáng kinh ngạc. Điều này có nghĩa là tôi sẽ đi vòng quanh và để cứu độ cho cho tất cả bảy tỷ người trên hành tinh này và hàng nghìn tỷ người khác? Làm thế nào tôi có thể thực hiện được như vậy? Khi chúng ta nghĩ về nó, từ ý thức hạn chế của bản thân, dường như là không thể được. Chúng ta hiểu, nhưng khi chúng ta biến nó thành một ý định từ Bồ đề tâm. Nhận lời thề nguyện như vậy là một phương hướng, một mục đích thiêng liêng, một tuyên bố của sự trí tuệ, một sự dâng hiến, một chúc phúc cát tường. Khi thế giới được nhìn bằng nhãn quang của một vị Bồ tát, không có ta và người khác, chỉ có chúng ta (vô ngã vị tha).

 

Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sinh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau. Tất cả chúng ta là những khía cạnh của cùng một thực thể, là những phần khác nhau của một tổng thể, giống như muôn vàn ngọn sóng nổi lên rồi lại lặn xuống giữa đại dương liên hệ qua lại với những biến đổi của đại dương. Tại vì chúng ta liên quan chặt chẽ với nhau, không thể tách rời trong đại dương bao la của sự tồn tại, cho nên Phật giáo khuyên mọi người nên thương yêu lẫn nhau. Chúng ta phải biết xem nhau như là sự nới rộng của cùng một thực thể. Từ đó chúng ta có thể đối xử với nhau như là những người bạn, người anh em của mình, và thế giới khổ đau, thù hận này sẽ được chuyển thành cảnh giới an bình và hạnh phúc. Thế giới luân hồi này sẽ chuyển thành cảnh giới Niết bàn.

 

Với mỗi hơi thở, chúng ta đan xen carbon dioxid và oxy với cây phong và cây sồi, cây gỗ và cây gỗ đỏ trong sinh quyển chúng ta. Chúng ta nuôi dưỡng hằng ngày và tham gia với chúng ta với nhịp điệu của loài ong, sâu bướm và thân rễ; nó kết nối cơ thể chúng ta với vũ điệu hợp tác vô số loài thực vật và động vật.

 

Nhà sinh vật học Lewis Thomas quan sát địa cầu và thấy đất Mẹ là một cơ thể, một tế bào của vũ trụ. Không có gì là riêng biệt. Tác động lực thúc đẩy trong tự nhiên, trên hành tinh có loại sinh quyển này, là sự hợp tác. Sáng tạo mới lạ nhất trong tất cả các phương án trong tự nhiên, và có lẽ là quan trọng nhất trong việc xác định các sự kiện mang tính bước ngoặc lớn trong quá trình tiến hóa, là sự  cộng sinh, đơn giản là hành vi hợp tác được thực hiện đến cùng cực của nó.

 

Trừ khi chúng ta hiểu điều này, chúng ta bị chia rẻ việc chăm sóc bản thân hoặc chăm sóc những rắc rối của thế giới. Vào một buổi sáng, tôi viết một bài tiểu luận EB White, đã bị giằng xé giữa mong muốn cứu thế giới và thiên hướng thưởng thức nó. Công nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giúp giải quyết vấn đề nan giải này. Thông qua thực hành thiền Phật giáo, chúng ta khám phá ra rằng tính hai mặt của bên trong và bên ngoài là sai. Do đó, người khai sinh của Đấu tranh Bất bạo động, nhà lãnh đạo, vị anh hùng dân tộc vĩ đại của Ấn Độ Mahātmā Gāndhī (1869-1948) được ca ngợi vì tất cả đại cuộc chung cho Ấn Độ của Ngài, Ngài đã từ chối, tôi không làm điều này cho Ấn Độ, tôi làm điều này cho chính mình.

 

Chúng ta chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng của chúng ta. Sẽ luôn có đau khổ. Vâng, tham lam, sân hận và si mê sẽ là một phần của tâm lý chung của chúng ta. Nhưng có những cách giúp chúng ta có thể sống trí tuệ. Nuôi một gia đình, điều hành một doanh nghiệp có ý thức và điều chỉnh một sự bất công, tất cả có thể đóng góp vào sự kết nối của toàn bộ. Mỗi người chúng ta đều có thể cảm nhận được tiềm năng này. Con người chúng ta có thể sống với lòng trắc ẩn hơn, quan tâm đến với nhau nhiều hơn, ít thành kiến, phân biệt chủng tộc và sợ hãi. Có những cách trí tuệ để giải quyết xung đột đang chờ bàn tay mát mẻ và trái tim ấm lòng từ bi của chúng ta.

 

Tác giả Trưởng lão cư sĩ Jack Kornfield

Thích Vân Phong dịch

(Nguồn: Jack Kornfield)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2012(Xem: 6955)
Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đời là ảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng ta phải khắc tỉnh...
21/01/2012(Xem: 17450)
Tập sách này, đa phần ghi lại những mẫu chuyện Phật đã dạy qua các kinh, phụthêm phần lý giải để chúng ta có thể rút ra được những bài học cho bản thân. Những gì ghi trong đây có thể sẽ làm ta khó chịu và bất an vì nó không giốngvới những gì ta đang suy nghĩ và hành động. Nó khiến ta hay có thái độ tránh né.Dù thế, qui luật Duyên khởi vẫn đang vận hành chi phối tất cả. Ta gieo một cáinhân, đủ duyên ta có một cái quả. Cuộc đời cứ thế mà trôi. Ta, thì gieo và gặt.Luật nhân quả, cứ thế mà xoay vần. Không chờ đợi, không cảm thương... Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
21/01/2012(Xem: 8060)
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành...
19/01/2012(Xem: 6335)
Chu Mạnh Trinh là khách hành hương tới Hương Sơn để hưởng thú "bầu Trời, cảnh Bụt" nhưng thật ra là đang viếng cảnh biển xanh biến thành nương dâu đang hiện tướng trong tâm thức cuả chính mình. Chim ríu rít cúng dường hoa trái, cá lặng lờ vùng vẫy nghe kinh; là khi Tâm kinh biến thành Chân kinh
18/01/2012(Xem: 10192)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
18/01/2012(Xem: 8226)
Ai bảo thiền sưkhông biết trồng hoa chứ! Các Ngài còn trồng hoa trên đá nữa kìa. Mắt thấy sắctai nghe tiếng mà không dính là trồng hoa trên đá. Do không dính nên không cầnphải gỡ. An nhàn tự tại. Đóa hoa tâm mặc sức mà sắc sắc không không giữa muônhồng ngàn tía, biến hóa khôn lường, không đóa hoa nào dám sánh cùng. Thiền sưkhông để cho danh lợi làm hoen mờ đôi mắt, thấy là phủi liền. Cho nên các Ngàicó đôi mắt sáng, không bị nhậm nên không cần phải đeo kính viễn kính râm. Sựvật vì thế không bị đổi màu, nhãn quan vì thế không bị chinh nghiêng... Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
18/01/2012(Xem: 7535)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 12687)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 8892)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
15/01/2012(Xem: 10258)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]