Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo có thể giúp bạn Đối phó với sự Sợ hãi bởi Đại dịch Covid-19

08/04/202020:07(Xem: 5964)
Phật giáo có thể giúp bạn Đối phó với sự Sợ hãi bởi Đại dịch Covid-19

Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Phật giáo có thể giúp bạn Đối phó với sự Sợ hãi bởi Đại dịch Covid-19

 

Do có nguy cơ bị đại dịch Virus Corona tấn công, các cơ sở tự viện Phật giáo tại các quốc gia trên thế giới đều đóng cửa (bế môn), để cho công chúng tuân thủ các biện pháp giãn cách toàn xã hội trong thời gian nhất định nào đó.

 

Chư tôn đức giáo thọ Phật giáo đang đưa ra những giáo lý đạo Phật, nhằm nhắc nhở cộng đồng Phật tử từ xa về các yếu tố chính của sự thực hành.

 

Tại các quốc gia châu Á, chư tôn đức Tăng già Phật giáo tụng kinh, niệm Phật, trì chân ngôn mật chú để cung cấp nguồn năng lượng tích cực trong quá trình giải thoát tâm linh. Tại đảo quốc Phật giáo Sri Lanka, các cơ sở tự viện Phật giáo tụng kinh cầu nguyện tiêu tai giải nạn được đưa hình ảnh trên đài phát thanh truyền hình. Ở Ấn Độ, chư tôn đức tăng già Phật giáo tụng kinh tại Bồ đề Đạo tràng, thành phố ở quận Gaya, Bihar, Ấn Độ, kỷ niệm nơi Thái tử Sĩ Đạt Ta thành đạo Vô thượng Bồ đề hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni.

 

Các nhà lãnh đạo Phật giáo cho rằng, giáo lý đạo Phật có thể giúp đối mặt với sự vô thường, sợ hãi và lo âu bởi sự lây lan của đại dịch Covid-19.

 

Đây không phải là lần đầu tiên đạo Phật đưa ra giáo lý để cung cấp cứu trợ trong một cuộc khủng hoảng. Là một học giả Phật giáo, tôi đã nghiên cứu những cách mà giáo lý đạo Phật được minh giải để giải quyết các vấn đề xã hội.

 

"Phật giáo dấn thân" (Engaged Buddhism -社會參畫佛教)

 

Vào thập niên 1960, trong cuốn sách “Hoa sen trong biển lửa, Lotus in a Sea of Fire”, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đưa ra khái niệm "Đạo Bụt dấn thân" hay “Phật giáo dấn thân” (Engaged Buddhism-社會參畫佛教), tức là áp dụng những tuệ giác của mình đạt được từ những lời của đức Phật và từ thiền quán để làm vơi bớt những nỗi khổ niềm đau trong xã hội, trong môi sinh và trong chính trường.

 

Trong thập niên 1960 này, Ngài khai sáng Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (School of Youth for Social Services - SYSS), một tổ chức từ thiện giúp dựng lại các làng bị bom đạn, xây trường học, trạm xá, và hỗ trợ những gia đình vô gia cư sau chiến tranh tại Việt Nam.

 

Ngài là một trong những thành viên sáng lập Đại học Vạn Hạnh, trường tư thục danh tiếng, tâp trung nhiều nhà nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Trong một buổi gặp mặt vào tháng 4/1965, đoàn sinh viên trường Đại học Vạn Hạnh đưa ra “lời kêu gọi vì hòa bình”, với nội dung chính là thúc giục hai miền Nam – Bắc tìm “giải pháp chấm dứt chiến tranh và đem lại cho người dân Việt Nam cuộc sống hòa bình với lòng tôn trọng lẫn nhau”. Ngài là vị Sứ giả vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn.

 

Sau đó, Ngài đã truyền giới Tiếp hiện cho một nhóm sinh viên, và các bạn Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội, góp phần hiện đại hóa đạo Phật, lý tưởng Bồ tát đạo, mang ánh sáng từ bi trí tuệ đạo Phật đi vào cuộc đời.

 

Trong những năm gần đây, nhiều Phật tử đã tích cực tham gia vào các vấn đề chính trị và xã hội trên khắp châu Á cũng như các khu vực của thế giới phương Tây.

 

Triết lý này được thể hiện sâu sắc qua cuộc đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ngài đã dành cả đời để cống hiến cho hòa bình bằng những pháp môn thực tiễn của Phật giáo.

 

Với những hoạt động không ngừng nghỉ của mình, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở thành nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây, chỉ sau Đạt Lai Lạt Ma, AP đánh giá trong một bài viết ra năm 2009.

 

Vận dụng giáo lý từ bi trí tuệ của đạo Phật qua 5 điều sau đây, trong thời điểm hiện tại có thể giúp mọi người thoát khỏi sự sợ hãi, lo âu và cô lập.

 

1. Thừa nhận nỗi sợ hãi

 

Trong giáo lý căn bản của đạo Phật có “Bốn sự thật nhiệm mầu” (Tứ Diệu đế):

 

1. Khổ đế (duḥkha-satya): Chỉ cho trạng thái khổ não bức bách thân tâm. Nhận thức đúng thế gian, không luận là hữu tình hay vô tình của tất cả mọi sự vật giữa thế gian, tất cả đều là khổ; cùng mọi giá trị phán đoán do những hoàn cảnh chung quanh tạo ra trong cuộc sống của con người thuộc về thế tục, thì bản chất của chúng là khổ. Khổ đế là Chân đế chỉ cho quan hệ sinh tử thật là khổ.  

 

2. Tập đế (samudaya-satya): có nghĩa là nhóm họp tích chứa. Nhận thức đúng tất cả nghiệp hoặc phiền não, chúng có khả năng nhóm họp quả khổ sinh tử ba cõi. Tập đế là chân đế chỉ cho quan hệ sinh khởi cùng căn nguyên của mọi thứ khổ của chúng sanh ở trong thế gian này.  

 

3. Diệt đế (nirodha-satya): là tịch diệt. Nhận thức đúng về việc đoạn trừ dục ái nguồn gốc của khổ, thì khổ sẽ diệt được, và có thể sẽ nhập vào cảnh giới Niết-bàn. Diệt đế là chân đế chỉ cho sự quan hệ diệt tận khổ và tập.  

 

4. Đạo đế (mārga-satya): Đạo có nghĩa là thông suốt. Nhận thức đúng về đạo diệt khổ, qua bát Chánh đạo (Từ chánh kiến cho đến chánh tuệ). Nếu nương tựa vào chúng mà tu hành, thì sẽ thoát khỏi hai đế khổ-tập, đạt đến cảnh giới Niết-bàn tịch tĩnh. Đạo đế là chân đế chỉ cho sự quan hệ đến bát Chánh đạo. Qua Tứ đế khổ và tập biểu thị cho nhân quả mê vọng của thế gian; tức quả của hữu lậu thế gian là khổ đế, nhân của hữu lậu thế gian là tập đế; quả của vô lậu xuất thế gian là diệt đế, nhân của vô lậu xuất thế gian là đạo đế. Đó là nhân quả Tứ đế giải thoát sinh tử qua kinh điển dành riêng cho các nhà Thinh văn như trong kinh Pháp Hoa (Puṇḍarika) phẩm tựa đã dạy.

 

Hiểu và thừa nhận “Bốn sự thật nhiệm mầu”. Bản chất thực tế được khẳng định trong bản Thánh ca này, dùng để nhắc nhở mọi người rằng, nỗi sợ hãi và sự vô thường là điều tự nhiên đối với cuộc sống bình thường. Với thực tế của chúng ta là một phần của việc làm cho hòa bình, bất kể điều gì, đang mong đợi sự vô thường, thiếu sự kiểm soát và không thể đoán trước.

 

Suy nghĩ rằng mọi thứ trở nên khác, từ quan điểm của Phật giáo, không cần thiết thêm đau khổ.

 

Thay vì phản ứng với nỗi sợ hãi, các vị giáo thọ Phật giáo khuyên với “Thái độ của người tu tập Phật giáo đối mặt với sự đau đớn”.

 

Vị tăng sĩ Phật giáo Nguyên Thủy, Thiền sư Ajahn Brahm giải thích rằng: “Sự đau đớn cũng là một hiện tượng – dharma – như tất cả các hiện tượng khác, không nên tìm cách chống lại sự vận hành tự nhiên của nó mà phải thỏa hiệp với nó, cùng chuyển động với nó, và nhờ đó mình sẽ nhận thấy nó liên hệ với mình nhưng không phải là thuộc của mình và cũng không phải là chính mình”.

 

1. Thực tập Chánh niệm và Thiền định

 

Chánh niệm và Thiền định là những giáo lý căn bản của đạo Phật. Thực hành chánh niệm nhằm hạn chế các hành vi bốc đồng với nhận thức về cơ thể.

 

Ví dụ, hầu hết mọi người phản ứng bốc đồng để gãi ngứa. Với việc thực tập chánh niệm, các cá nhân có thể rèn luyện tâm trí của mình để theo dõi sự phát sinh và sự ngứa đã qua đi mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào về thể chất.

 

Với việc thực tập chánh niệm, người ta có thể trở nên ý thức hơn và Tránh chạm tay lên mặt (mắt, mũi, miệng) và thường rửa tay.

 

Thiền định so với chánh niệm, là một thực hành dài hơn, hướng nội hơn so với thực hành chánh niệm từng khoảnh khắc. Đối với những người theo đạo Phật, thời gian của một người thường một mình với tâm trí là một phần của khóa tu thiền. Cách ly và kiểm dịch có thể phản ánh các điều kiện cần thiết cho một khóa tu thiền.

 

Ngài Yongey Mingyur Rinpoche, một thiền sư trẻ của Phật giáo Tây Tạng, khuyên nên theo dõi những cảm giác lo âu, phiền muộn trong cơ thể và xem chúng như những đám mây đến và đi.

 

Thiền định thường xuyên có thể cho phép một người thừa nhận sự sợ hãi, tức giận và vô thường. Sự thừa nhận như vậy có thể giúp các bạn dễ dàng nhận ra những cảm giác này chỉ đơn giản là chuyển hóa các phản ứng đến một tình huống vô thường.

 

3. Tu tập hạnh Từ bi

 

Giáo lý đạo Phật nhấn mạnh đến “Tứ vô lượng tâm”: tâm Từ diệt trừ sự sân hận; tâm Bi diệt trừ hại tâm; tâm Hỷ diệt trừ bất lạc; tâm Xả diệt trừ hận tâm.

 

Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được sự phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và lợi tha khi đem chúng ta ra ban vui cứu khổ cho chúng sinh cũng đạt được như mình của chư Phật và Bồ tát.

 

Bốn phạm trù này dùng để đối trị bốn thứ phiền não, tham lam, sân hận, đố kỵ, buồn lo ttrong lúc tu tập thiền định và cũng từ thiền định này tạo điều kiện làm duyên cho bốn tâm thức cao thượng rộng lớn vô lượng phát sinh đối với vô lượng chúng sinh. Các vị giáo thọ Phật giáo tin rằng, bốn phạm trù này có thể thay thế các trạng thái tâm lý lo lắng và sợ hãi.

 

Khi xung quanh sự cảm xúc nỗi sợ hãi hoặc lo âu sầu khổ quá mạnh mẽ, các vị giáo thọ Phật giáo nói rằng, người ta nên quán chiếu về từ bi tâm, hảo tâm và sự đồng cảm. Mô hình của những suy nghĩ sợ hãi và tuyệt vọng có thể được ngăn chặn bằng cách đưa bản thân trở lại cảm giác chăm sóc người khác.

 

Lòng trắc ẩn vị tha rất quan trọng ngay cả khi chúng ta duy trì khoảng cách. Thầy Pháp Linh, một vị giáo thọ Làng Mai khuyên rằng, đây có thể là thời gian để tất cả mọi người quan tâm đến các mối quan hệ của họ.

 

Điều này có thể được thực hiện thông qua các cuộc chia sẻ với những người thân yêu của chúng ta nhưng cũng thông qua thực hành thiền định. Khi các thiền giả hít vào, mà mọi người đều cảm thấy họ nên thừa nhận sự đau khổ, lo âu, và trong khi thở ra, chúc mọi người bình an và hạnh phúc.

 

4. Hiểu biết về kết nối giữa chúng ta

 

Giáo lý đạo Phật nhân ra một mối liên kết giữa mọi thứ. Đại dịch Virus Corona là một khoảnh khắc để thấy rõ hơn điều này. Với mỗi cử chỉ hành động ai đó thực hiện để tự chăm sóc bản thân, chẳng hạn như rửa tay, họ cũng đang giúp bảo vệ người khác.

 

Tư duy nhị nguyên về sự tách biệt giữa bản thân và người khác, bản thân và xã hội, bị phá vỡ khi nhìn từ góc độ của sự kết nối.

 

Sự sống còn của chúng ta phụ thuộc vào nhau, và khi chúng ta cảm thấy có trách nhiệm với mọi người, chúng ra hiểu khái niệm kết nối là một sự thật khôn ngoan.

 

5. Sử  dụng thời gian này để phản ánh

 

Thời điểm vô thường, các vị giáo thọ Phật giáo lập luận, có thể là cơ hội tất để hiện thực hóa những giáo lý đạo Phật, lan tỏa ánh sáng từ bi trí tuệ vào cuộc đời.

 

Các cá nhân có thể biến sự thất vọng với thời điểm hiện tại thành động lực để thay đổi cuộc sống và quan điểm của một người về thế giới. Nếu một người tự chuyển biến những chướng ngại như một phần của con đường tâm linh, người ta có thể sử dụng những thời điểm khó khăn để thực hiện một cam kết sống một cuộc sống tinh thần hơn.

 

Độc cư tại gia tịnh tu là một cơ hội để suy ngẫm, và chỉ là tận hưởng những điều nhỏ nhặt.

 

Clips:
 

Chư tôn đức tăng già Phật giáo tụng kinh tại Bồ đề Đạo tràng, Ấn Độ cầu tiêu tai giải nạn, chúc phúc cát tường cho những bệnh nhân nhiễm Covi-19

 

https://www.youtube.com/watch?v=qd-6da4d0Zk&feature=emb_logo

 

Thầy Pháp Linh chia sẻ Phật pháp trong hai tuần tự cách ly tại Làng Mai, Pháp quốc

https://www.youtube.com/watch?v=v4rUnZYkxhI&feature=emb_logo

 

Thích Vân Phong dịch

(Nguồn: The Conversation)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2014(Xem: 11393)
“Sáng cho nguời thêm niềm vui, chiều giúp người bớt khổ.”, đó là một trong những lí do thiết yếu để đạo Phật có mặt ở thế gian. Bởi vậy, cho vui cứu khổ đã trở thành một nhiệm vụ chánh yếu của mọi người tu học theo Phật pháp – dù xuất gia hay tại gia, ở bất cứ phương trời nào,
13/03/2014(Xem: 7836)
Ta nhìn xuyên suốt lịch sử phát triển của xã hội loài người, thì không có bất cứ một xã hội nào, mà chính quyền không chủ trương và nỗ lực trừ diệt nạn trộm cắp, nhưng mà nạn trộm cắp thì không có xã hội nào diệt sạch. Xã hội kém phát triển và kém văn minh, thì việc trộm cắp cũng xảy ra theo cách kém phát triển và kém văn minh như xã hội ấy
13/03/2014(Xem: 7458)
Trong đạo Bụt, đối tượng của sự quy y là Bụt, Pháp và Tăng. Chúng ta thường nghĩ là mình đã hiểu nhưng thật ra có lẽ ta chưa hiểu rõ thế nào là quy y Tam Bảo. Nếu thực sự quy y Tam Bảo thì ta sẽ có hạnh phúc ngay lập tức, ta không còn do dự hay nghi ngờ nữa và ta có rất nhiều năng lượng. Chúng ta phải hiểu rõ thế nào là Bụt, Pháp, Tăng thì ta mới có chỗ nương tựa đàng hoàng.
13/03/2014(Xem: 6615)
Chúng tôi tình cờ gặp Florian tại quán cơm 5.000 Thiện Phước (Q.11) vào một buổi chiều tháng 2, khi anh mang đến một bao gạo 50kg cùng 5 bình dầu ăn. “Tôi là Thích Đồng Hòa, đến từ chùa Định Tâm, có một chút quà nhỏ góp cho những người nghèo”, Florian nói rồi ra về. Hành động này khiến ai cũng ngạc nhiên vì chàng Tây trẻ tuổi, vóc dáng cao to lại khoác áo tu hành và nói tiếng Việt rất sõi.
13/03/2014(Xem: 9134)
Mùa hạ, mùa tốt đẹp nhất trong năm tại Châu Âu. Cây lá xanh tươi, mặt trời ấm áp mang lại sinh khí cho vạn vật. Các hãng xưởng, công ty giảm mức sản xuất xuống thấp nhất để cho nhân viên được đi nghỉ ngơi dưỡng sức
13/03/2014(Xem: 11417)
Khi nói đến hai chữ "Thụy Điển", tôi liên tưởng ngay đến Thủ Tướng Ingvar Carlsson, vị cứu tinh không những đối với hai vị Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu nói riêng mà còn đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nói chung không bị mất đi hai nhân tài lỗi lạc.
12/03/2014(Xem: 7041)
Mỗi đứa trẻ một hoàn cảnh, nhưng tất cả đều như cây cỏ thiếu ánh nắng, thiếu nước tưới nên cằn khô chai sạn, và chỉ biết đến tiếng cười khi được một tu sĩ Phật giáo đưa về ngôi nhà chung ở Thiên Cầm
12/03/2014(Xem: 28467)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
11/03/2014(Xem: 10334)
Bài kinh Kosambiya được tìm thấy trong Majjhima-nikāya (Trung bộ kinh), là bài pháp đức Phật giảng nói về Lục hòa. Chuyện kể rằng, ở tịnh xá Ghosita xứ Kosambi có hai nhóm tỳ-khưu sống bất hòa với nhau. Họ sống "cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi. Họ không tự cảm thông nhau, không chấp nhận thông cảm. Họ không hòa giải, không chấp nhân hòa giải".
11/03/2014(Xem: 12624)
Trong những đối thoại hằng ngày mình hay nghe nói: ‘Bây giờ, ông Bảy ổng lo tu rồi!’ Hàm ý rằng: Giờ ông Bảy đã không còn như xưa nữa, đã thay đổi rồi! Như vậy tu là sữa đổi, từ bỏ những nếp sống xấu; đồng thời, kết nạp và trau giồi những lối sống tốt và thiện trong tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]