Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống Hôm Nay Như Ngày Cuối Trong Đời

07/04/202020:08(Xem: 13551)
Sống Hôm Nay Như Ngày Cuối Trong Đời

Inline image
               

Namo Sakya Muni Buddha
 
SỐNG HÔM NAY NHƯ NGÀY CUỐI TRONG ĐỜI

Thi thoảng, ta hay suy nghĩ về cái chết và sự mong manh của đời người như một người vừa trái qua một cơn thập tử nhất sinh. Những suy nghĩ đó sẽ tiếp thêm cho ta sức mạnh để dám bứt mình khói những điều phù phiếm.
 
Nếu chỉ còn một ngày để sống, liệu ta có còn bon chen hối hả giành giật với đời, với người? Liệu ta có còn tỏ ra trì trệ, lười biếng, hời hợt với bản thân?
 
Liệu ta có còn vô tâm, vô cảm, toan tính với những người xung quanh ?
 
Liệu ta có còn buông thả tâm mình theo những thú vui vô nghĩa? Có còn giữ trong lòng những hận thù, oán ghét, những hành động xấu, ác ?
 
Liệu ta có còn thốt ra những lời nói, làm những hành động làm tổn thương người khác ?
 
Hay ta chỉ muốn một sớm mai bình yên ngồi dưới hiện nhà, muốn ăn một bữa cơm đạm bạc với gia đình, muốn nhìn kỹ ánh mắt của những đứa con thơ, nhìn kỹ nét tần tảo chịu thương chịu khó của cha mẹ, muốn nói điều gì đó để làm người thương vui lòn,.?
 
- Khi đối diện với cái chết, ngay cả những dòng máu thật lạnh, những trái tim thật băng giá cũng sẽ nồng ấm lại.
 
Khi đối diện với cái chết, những được, mất, hơn, thua, những tham vọng vật chất, những hận thù sâu đậm.... đều không còn đáng kể nữa, đều sẽ mờ phai đi, sự nhẹ tênh bỗng về...
 
Khi không còn thời gian để chọn nhiều hơn, người ta tự khắc biết chọn thứ đáng quý nhất. Họ sẽ...
 
Chọn suy nghĩ yêu thương, thiện lành;
chọn sống chân thành, tử tế với người;
chọn việc ý nghĩa để làm;
chọn lời dễ thương để nói;
chọn ánh mắt hiền để nhìn cuộc đời;
chọn đôi tay ấm để nắm lấy tay người khác;
chọn bước nhẹ đôi chân để tránh làm tổn thương những nơi mình đi qua;
và chọn hơi thở nhẹ nhàng, định tĩnh để lắng nghe cuộc sống
 
Biết là vậy nhưng sao ta cứ mãi không làm chủ được mình, cứ bị những điều bất thiện, những danh lợi, thiệt, hơn trong cuộc đời cuốn đi? Những lúc như vậy, xin ta hãy luôn nhớ : "Cách để có thể thương được mọi thứ trong cuộc sống đầy khắc nghiệt này chính là nghĩ rằng mọi thứ rồi sẽ mất đi. Thật vậy! Mọi thứ rối sẽ mất đi".
 
Mỗi sớm mai thức giấc, hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng. Suy nghĩ này sẽ thôi thúc ta biết nhìn đời bằng đôi mắt yêu thương, biết sống với lòng biết ơn và nỗ lực hết mình. Bởi ta không biết mình có còn cơ hôi để nói lời cảm ơn, nói lời xin lỗi hoặc làm những việc mình rất muốn làm.
 
Nếu sớm mai, ta còn có thể nhìn thấy ánh mặt trời, 
hãy nhớ cảm tạ cuộc sống này bằng trọn vẹn trái tim !
 
''Người ta thích làm tù nhân quá khứ
Rồi ưng làm đạo diễn ở tương lai
Giữa huyên náo có ai ngồi vô sự
Sống bây giờ, trọn vẹn với hôm nay?''
 
Như Nhiên- Thich Tánh Tuệ

Inline image

TỪ ĐÓ CÓ
 BÌNH AN
 Vì biết trong ta có cả Bùn lẫn Sen, có cả Ác quỷ lẫn Thiên thần, không quá thích sen mà chối bỏ bùn, không vì yêu mến thiên thần mà hận thù ác quỷ, từ đó có Bình An.
 
- Vì biết trong ta có cả đen lẫn trắng, không khước từ đen để hãnh diện vì mình trắng, không quá vui khi mình trắng mà cay đắng lúc mình đen, từ đó có Bình An.
 
 -Vì biết nhìn người và vật không thể nhìn bề ngoài. Cái vỏ ngoài chỉ là giả tướng, từ đó có Bình An..
 
- Vì biết cảm hóa người khác là chuyện không dễ dàng, không quá mong mỏi người khác thay đổi theo ý mình, từ đó có Bình An.
 
 - Vì biết không thể nói về biển với con ếch đáy giếng, không thể bàn về băng tuyết với côn trùng mùa hè, từ đó có Bình An..
 
 - Vì biết nhìn vào trạng thái tâm trước khi nói, từ đó có Bình An
 
- Vì biết sống trên cái lưỡi khen chê của thiên hạ là luôn nô lệ giá trị bên ngoài và bị tha hóa, nghe gì cũng ''Thôi Kệ!'', từ đó có Bình An..
 
 - Vì biết đánh giá tình cảm của con người không chỉ nhìn qua hành động tạm thời trước mắt, mà qua hoạn nạn mới rạng chân tình, từ đó có Bình An..
 
- Vì biết nhìn người ta mà sống là nô lệ, và sống cho người ta nhìn là sống ảo, từ đó có Bình An.
 
 - Vì biết chắc chắn ta sẽ già, sẽ bệnh, sẽ chết. Trừ bậc Thánh, chẳng một ai thoát ra ngoài cái quy luật muôn đời ấy, từ đấy có Bình An..
 
- Vì biết chịu trách nhiệm những hành động thiện ác lớn bé trong tam nghiệp của mình, từ đó co Bình An..
 
 - Vì biết Khổ đau đi theo sau Hạnh phúc như bóng dõi theo hình, không nhọc nhằn đeo đuổi hạnh phúc nữa, từ đó có Bình An..
 
 - Vì biết bất cứ điều gì hễ có khi bắt đầu sẽ có lúc kết thúc, từ đó có Bình An.
 
 - Vì biết cái Ác chỉ có thể thắng cái Thiện nhất thời rồi nhanh chóng nhường lại chỗ ngồi cho Chân Lý, từ đó có Bình An..
 
🌷 Vì biết cái có thể mang theo được ở cuối con đường sinh mệnh đó là Tình Thương, Trí Tuệ và Nụ Cười, mỗi ngày sống với ba điều đó, từ đó có Bình An... EmojiEmoji
 
Như Nhiên -TTT
( Bodhaya India April 5.2020 )

 
Inline image
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2012(Xem: 8691)
ôi rất mongquý vị sẽ nắm bắt được thế nào là "cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo".Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi củagiáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số cáccâu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trảlời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luậnriêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giớingày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhậnbiết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mangra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?
17/10/2012(Xem: 7949)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
16/10/2012(Xem: 15794)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệm và ý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
16/10/2012(Xem: 7077)
Sống Như Lai, ăn Như Lai, ngủ Như Lai, ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai… Cho nên Phật cười. Cười tủm tỉm. Nụ cười vui mà từ bi, mà an lạc. Phương tiện Tuyệt vời thay phương tiện! Nhìn Phật mà không thấy phương tiện, ngheP hật mà không thấy phương tiện, chẳng tiếc lắm ru? Với năm đệ tử đầu tiên, cũng là bạn đồng hành ngày xưa, Phật chỉ cần nói Tứ diệu đế.
14/10/2012(Xem: 17921)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
12/10/2012(Xem: 10278)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
11/10/2012(Xem: 7542)
Sau bồ đề tâm, người ta bước vào phần chính yếu của thực hành, được gọi là triệu thỉnh, triệu thỉnh gần hơn, thành tựu và thành tựu vĩ đại, ví dụ, quán tưởng, trì tụng và định.
11/10/2012(Xem: 7530)
Khi đã thọ nhận giáo lý, chúng ta cần tự mình quán chiếu về nó. Chúng ta cần đạt được vài sự xác quyết và tin tưởng về giá trị và những phương pháp của giáo lý.
11/10/2012(Xem: 6475)
Chi tiết nổi bật nhất của pho tượng là đôi chân không tréo vào nhau trong tư thế ngồi thiền mà lại có vẻ như buông lơi: một chân gập lại và một chân buông thõng.
10/10/2012(Xem: 9239)
Tôi muốn nói về sự thích hợp của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả mọi người đều có sự cảm nhận về tự ngã, và từ đó, họ sẽ trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác khổ đau, vui sướng hay trung tính... Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]