Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những điều học được từ Kinh Pháp Hoa

01/12/201907:54(Xem: 6520)
Những điều học được từ Kinh Pháp Hoa

Day 2_Khoa tu Phap Hoa tai TVQD (1)Day 2_Khoa tu Phap Hoa tai TVQD (82)

Những điều học được từ
Kinh Pháp Hoa

Kính bạch Thầy, hơn một tuần qua con ở nhà theo dõi khóa tu thọ trì trọn bộ Kinh Pháp Hoa tại Tu Viện Quảng Đức (xem hình), nhân dịp này con có dịp ôn lại tất cả bài đã học để vào một cuộc thi sát hạch cuối khoá và con đã đùng hết thì giờ trong ngày để trì tụng trọn bộ kinh Pháp Hoa và đã suy nghiệm như sau . Kính dâng Thày sự học hỏi của con như một sự trình pháp và thương xót cho hoàn cảnh con không thể về dự chung với đạo tràng với các bạn để cùng nhau tu tập. Kính, đệ tử Huệ Hương.



 Không biết đây là lần thứ mấy tôi được hữu duyên trì tụng trọn bộ Kinh Pháp Hoa, nhưng mỗi lần được đọc lại là một niềm hỷ lạc vô bờ mênh mang dâng lên trong tâm thức . 

                   

Bát Nhã, Pháp Hoa , Niết Bàn tư tưởng,

Ba mươi năm...*** Phật thuyết rất lâu xa...

Trộm nghĩ đời người một lần  ....được học qua,

Đại Phước ấy...vài kiếp sau ... còn ảnh hưởng!

Trì tụng trọn bộ giúp tăng trưởng dưỡng, 

Lời kinh nghĩa rộng thấm ...mỗi sát na....

Tự đối trị phiền não nằm trong ngũ uẩn ta 

Vọng tưởng (Ta Bà )....dường như  tan biến ....

Dần hiểu được thế nào Phật tri kiến !

 Nhu hoà, nhẫn nhục,liễu ngộ Tánh Không, 

Phổ Hiền khuyến phát ... nhớ nghĩa lý thông 

Tâm sanh Phước nhờ ngộ nhập Phật Trí 

                         ( Thơ của Huệ Hương)

*** 22 năm thuyết Bát Nhã, 8 năm Pháp Hoa, Đại Niết Bàn .

Càng ngạc nhiên hơn vì tôi cũng vừa học Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật kinh xong , trong đầu lại cứ vang vang tất cả đều " bất khả đắc " thế mà tôi vẫn sung sướng chép đi chép lại một đoạn trong Phẩm Pháp Sư để biết rằng mình vừa được khai mở Tri kiến Phật mời các bạn cùng đọc lại với tôi nhé .

" Dược Vương nên biết, sau khi Như Lai diệt độ, người nào có thể biên chép thọ trì đọc tụng, cúng dường vì người khác mà nói thời được Như Lai lấy y trùm đó lại được các Đức Phật hiện tại ở phương khác hộ niệm cho. Người đó có sức tin lớn, có sức căn lành và sức chí nguyện phải biết người đó cùng Như Lai ở chung, được Đức Như Lai lấy tay xoa đầu......" trang 293 phẩm 10 Pháp Sư Quyển thứ Tư

Tiếp đến trang 294, Phật lại khai mở như sau : 

" Dược Vương, có rất nhiều người tại gia cùng xuất gia làm đạo Bồ Tát, nếu chẳng có thể thấy, nghe, đọc tụng , biên chép, thọ trì, cúng dường được kinh Pháp Hoa này, phải biết người đó chưa khéo tu đạo Bồ Tát . Nếu có người đặng nghe kinh điển này mới là hay khéo tu Đạo Bồ Tát . Có chúng sanh nào cầu Phật Đạo, hoặc thấy hoặc nghe kinh  Pháp Hoa này , nghe xong liền hiểu, thọ trì, nên biết người đó đặng gần Đạo Vô Thượng Chánh  Đẳng Chánh Giác .

.........Bồ Tát nào nếu chưa hiểu, chưa có thể tu tập kinh Pháp Hoa này, phải biết người đó cách đạo  Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác còn xa . Còn nếu được suy ngẫm, tu tập kinh này thời biết chắc đang gần Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác .. vì sao? 

Vì Đạo Vô Thượng Chánh  Đẳng Chánh Giác .của Bồ Tát đều thuộc kinh này , kinh mở môn PHƯƠNG TIỆN, bày TƯỚNG CHÂN THẬT. 

Tạng kinh Pháp Hoa này, xa kín nhiệm sâu không có người đến được, nay Phật vì giáo hoá để thành tựu Bồ Tát mà chỉ bày cho " .

Lại nữa may mắn tôi có đọc qua lời bàn của Ngài Đạo Tuyên về kinh Pháp Hoa như sau, mời các bạn cùng chiêm  nghiệm nhé .

" Phải nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là ÁO TẠNG THÂM SÂU, là CĂN NGUYÊN NHẤT HOÁ . Bổn ý Như Lai xuất hiện trên thế gian là thuyết kinh này để Khai, Thị ,  Ngộ,  Nhập Phật tri kiến rốt ráo thành Phật, nhưng vì e ngại có nhiều người căn cơ thấp kém   không thể hiểu và nghe nỗi kinh này nên trước hết Phật chỉ thuyết TỨ THỜI QUYỀN PHÁP sau đó phải chờ đợi 40 năm sau mới nói kinh này hầu khai " Thời Quyền tạm  9 cõi cùng quy về một lẽ Thật của Đạo ." 

Diệu chỉ Bất khả tư nghì.

Pháp chỉ pháp quyền thật của 10 giới.

Diệu Pháp thì rất khó hiểu. Nhưng Liên Hoa là thí dụ thì lại dễ thông vì chỉ có Hoa sen là hoa và quả đồng thời nên có thể dùng để thí dụ cho QUYỀN và THẬT nhất thể ( 9 cõi là Quyền ở và Cõi Phật là Thật ) . Nếu thấu được QUYỀN THẬT NHẤT THỂ thì hiểu được Chúng Sinh và Phật Nhất Như , minh tâm kiến tánh, sớm  Giác Ngộ thành Phật ".

 Cố HT Thích Thông Bửu ( Đại đệ  tử Bồ Tát Thích Quảng Đức ) trong Giảng Luận Kinh Pháp Hoa ) " Ai liễu nghĩa được Phẩm Tựa là đã nắm bắt được chìa khoá vào nhà Pháp Hoa vì Ngài cho rằng một điều rất rõ ràng cho người hiểu Đạo là "MỌI SỰ TẠO TÁC LÀNH DỮ TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY CỦA CHÍNH MÌNH, NÓ LUÔN LUÔN HIỆN HỮU " và Ngài đã chỉ thêm " Giáo nghĩa  trọng tâm của Pháp hoa là Giáo nghĩa của Tứ diệu Đế và duyên khởi đã được Hành ở cấp độ rốt ráo theo Lục Độ Ba La  Mật với đại nguyện độ sanh" và như thế " Ý nghĩa KHAI, THỊ , NGỘ, NHẬP PHẬT TRI KIẾN đã hiển lộ như sau : Đó chính là Tri kiến giải thoát ở cuối đường Ba La Mật " và Ngài cũng chỉ rõ hoài bảo của Như Lai đã được tóm gọn trong 28 phẩm qua cuốn kinh Pháp Hoa này. 

** Từ Phẩm  Phương Tiện đến Phẩm Pháp Sư ( KHAI ).  :Phật muốn mở bày ra ra cho chúng ta thấy rõ điều mà Phật đã đạt được Giác Ngộ .

** Phẩm Hiện Bảo Tháp  (THỊ ) làm cho thấy như thật bằng cách diễn bày những biểu tượng và ngôn ngữ cho ta thấy rõ điều Phật đã đạt được ..

** Phẩm Đề Bà Đạt Đa đến Phẩm Như Lai Thọ lượng ( NGỘ ) tự mình giờ đây sau khi đã được chỉ bày, mở bày rồi phải thấy cho được điều  đó .

** Phẩm Thường Bất Khinh đến Phẩm Phổ Hiền khuyến phát ( NHẬP) nghĩa là giờ đây tự mình phải hành cho đến viên mãn Lục độ Ba La Mật để thành tựu trí tuệ Vô Ngã, phải tự mình viên mãn với Tâm Đại Từ Đại Bi và nhất là phải phá cho được SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, ngũ uẩn của chính mình ( qua 6 phẩm sau cùng từ Dược Vương Bổn Sự Bồ Tát đến Phổ hiền khuyến phát ) để thực sự bước vào Nhà Như Lai.

Ngoài ra theo Cố HT Thích Chơn Thiện , phẩm Hiện bảo Tháp đã nói lên Sự Thật "Tâm tịnh thì Quốc Độ tịnh vấn đề là chỉ có chuyển hoá tâm thức từ các vọng tưởng thành Chánh tưởng VÔ NGÃ , khi ấy những khái niệm đố đãi phân biệt sẽ được tế nhìn chuyển thành Chánh kiến và là thái độ nhận thức tu tập của Nhất thừa .

Cũng cần chú ý thêm rằng Đức Phật luôn nhấn mạnh rằng " Kinh Pháp Hoa giáo hoá cho chúng sanh hiểu rõ về THỰC TƯỚNG CÁC PHÁP : Tất cả Pháp chỉ có một Thực tướng . Đó là Vô tướng . 

Như thị của mười như thị chính là Thực Tướng ( 10 Như Thị Pháp thảy đều như nhau, chẳng  có cái nào làm chủ cái nào)  và Thực tướng này chỉ có Phật mới chứng đắc mà thôi . Thực tướng là Tướng Chân Không, là Tánh Phật, là Phật Tri kiến, là biết mình có Viên Ngọc Minh Châu vô giá : Phật Tánh .

Do vậy ĐỌC KINH PHÁP HOA LÀ PHẢI NẮM CHẮC cái SỰ THẬT nằm sau CÁC NGÔN TỪ . 

        Nội dung và tinh thần của Kinh  Pháp Hoa rất là Thánh Diệu .

          Việc thực hành giáo lý kinh cũng thánh diệu . 

Chúng ta sống đời sống hằng ngày một cách bình thường nhưng do hiểu giáo pháp của Kinh nên tin tưởng nó và thực hành nó. Chắc chắn chúng ta sẽ cố gắng tiến đến được một trạng thái tâm thức vượt ngoài ảo tưởng và khổ đau .

Cũng như Giáo lý của Đức Phật luôn nhấn mạnh rằng " Chúng ta không thể nhận thức tất cả các sự vật trên đời một cách đúng đắn,  nếu chúng ta không trọn vẹn có cái khả năng biết Sự Dị Biệt lẫn Sự Tương Đối  .

Các bậc Danh Tăng đã từng nghiên cứu Kinh Pháp Hoa đều  kết luận: Kẻ trì tụng Kinh này nếu hiểu được Đạo thì chỉ cần Tụng niệm toàn bộ kinh Pháp Hoa trong một thời gian dài rồi tuỳ Văn, Tư, Tu tín giải mà Lập Hạnh thì tự nhiên được sự  thư thái, thanh tịnh của Lục Căn và có thể nói ta sẽ thấy được Phật hằng thường tại Linh Sơn . 

Nhất là khi đọc đến lời phó chúc của Đức Phật trong phẩm Chúc Luỵ ta phải cúi lạy tri ân công đức của Ngài đối với chúng ta biết là dường nào. Vì chỉ có Đức Phật mới ban bố cho chúng sanh 3 thứ trí tuệ mà chỉ có nơi Ngài đó là: 

Phật trí: Trí tuệ của Chân Lý

Như Lai trí : Trí tuệ của lòng từ bi 

Tự nhiên trí: Trí tuệ của lòng tin 

Và tôi đã nhận được những bài kệ khắc ghi vào tâm thức 

1- Kệ giúp ta thể hội được sự hiện hữu thực sự của Đức Phât và đat được bình an của Tâm

    Người giữ được Kinh  này 

    Là kẻ thấy được Ta

   Cũng thấy Phật Đa Báo 

   Và phân thân của Ta

   Lại thấy ngày nay Ta

   Giáo huấn các Bồ Tát.

2- Tâm và Hành vi của người thọ trì Kinh Pháp Hoa hoà hợp với Tâm của Chư Phật đó là ĐAI CÚNG DƯỜNG .

    Người giữ được kinh  này 

    Khiến Ta và phân thân

   Cùng với Phật Đa Bảo

    Đang tại cõi Tịch Diệt 

   Thảy đều hoan hỷ 

   Cũng thấy và cúng dường 

   Phật 10 phương hiện tại 

   Quá khứ và vị lai

    Khiến Chư Phật hoan hỷ.

3 - Năng lực ta khi dốc lòng thọ trì và tu hành Kinh Pháp Hoa 

      Người giữ được kinh này 

      Sẽ vui giảng không cùng 

      Ý nghĩa của các Pháp 

      Cùng từ ngữ, hữu của

      Như gió thổi trên không 

     Thảy thảy nào chướng ngại  .

4- Một  người bình thường phải tu tập Giáo lý của Đức Phật suốt một thời gian dài cũng ít nhất là 4-8 lần tái sinh, mới có thể chứng đắc nhưng thật ra thời gian này so với quan điểm Sự sống Vĩnh cữu thì có là bao 

     Người giữ được kinh này 

      Không lâu sẽ chứng đắc

     Thấy các Pháp bi yếu 

     Mà Chư Phật chứng đắc

     Như ngồi tại đạo tràng . 

Cố HT Thích Chơn Thiện có lời bình giảng  như sau: ( trong Pháp Hoa giảng luận )

“ Như vậy là từ phẩm Tựa đến phẩm  Như Lai thần lực, Đức Thế Tôn đã diễn nói hết những gì có thể diễn nói để giúp cho thính chúng NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN ( Phật Trí) và phần còn lại thuộc về thính chúng mà thôi bởi vì đây là con đường của mỗi chúng sinh phải tư đối trị:: LOẠI TRỪ HẾT TOÀN BỘ CÁC THỨ NGĂN CHE PHẬT TRÍ TA mà tất cả những thứ này đều nằm trong thân ngũ uẩn ta ( SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC ) mà ta sẽ được học trong 6 phẩm cuối từ phẩm Dược Vương Bổn Sự đến phẩm Phổ Hiền khuyến phát .

Kính xin ghi nhận lời kết được tóm tắt hết ý nghĩa bộ kinh mà tôi đã học được sau khi thọ trì và trì tụng như trước khi vào cuộc thi cuối năm học hay làm luận án khi ra trường cao học đó là :  

Đức Thế Tôn đã mở bày và chỉ rõ “Sự Thật Chỉ có Nhất Thừa” chính là con đường Ngộ nhập Phật Trí và chúng ta hãy tự mình làm hiển lộ Tháp Đa Bảo của tự tâm, hãy tự làm hiển hiện vô lượng Hoá Phật, vô lượng Bồ Tát của nguồn Tâm và con đường vào Diệu Pháp ấy chính là Tứ Diệu Đế, Duyên Khởi, và Lục độ Ba La Mật đã được Đức Phật dùng phương tiện thiện xảo trong nhiều năm thuyết pháp tuỳ vào căn cơ chúng sinh

Thật là đại phước cho những ai được thọ trì Kinh Pháp Hoa vì chắc chắn người ấy sẽ đạt được Phật Đạo vì Giáo Lý kinh Pháp Hoa là giáo lý thâm sâu và thiêng liêng nhất như bài kệ kết thúc sau đây:

   Như Lai nhập diệt rồi

   Biết kinh Phật đã dạy 

   Nhân duyên và trình tự 

   Người ấy giảng nghĩa thật

   Như ánh sáng Nhật Nguyệt 

   Có thể xua bóng tối 

   Người ấy tại thê gian 

  Xua ám cho chúng sinh 

  Khiến vô lượng Bồ Tát 

  Sau cùng trú Nhất Thừa

  Do đó người có Trí

  Sau khi ta diệt độ 

  Nghe được những lợi lac

  Của công đức này đây

  Cần thọ trì Kinh này 

  Người ấy trong Phật Đạo 

  Quyết định chẳng nghi ngờ.

Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát

Melbourne 01/12/2019

Huệ Hương

Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát
Melbourne 01/12/2019
Huệ Hương




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 15504)
Bộ sách này có thể gọi là kinh "Khóa Hư" vì là cả một đời thực nghiệm về chân lý sinh tồn của tác giả. Tác giả là một vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc, ba phen đánh đuổi quân xâm lăng Mông Nguyên, từng chinh phục thế giới từ Á sang Âu "đi đến đâu cỏ không mọc lên được".
21/04/2013(Xem: 5117)
Gần đây, tôi có nhận được một điện thư của người bạn liên quan đến hai tiếng “thầy chùa.” Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ bức điện thư và một góc nhìn (có thể chủ quan) về câu chuyện “thầy chùa” với bạn đọc Văn Hóa Phật Giáo. Vì bức điện thư khá dài, tôi xin phép tác giả được cắt bớt một số đoạn mà tôi nghĩ sẽ không làm sai lạc ý nghĩa của bức điện thư. Tôi cũng xin giữ nguyên “văn phong điện thư” của bức thư, chỉ thay tên người bằng XYZ.
17/04/2013(Xem: 4192)
Trước hết, con xin đê đầu đảnh lễ Đại Tăng. Con xin nương nhờ pháp lực thanh tịnh hòa hợp của Đại Tăng để thi hành lệnh của Tăng sai góp phần nhỏ bé trong sinh hoạt của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại nhân Ngày Về Nguồn lần thứ 2. Con xin cung thỉnh chư tôn Trưởng Lão, chư Hòa Thượng, chư Thượng Tọa cao lạp chứng minh và hộ niệm cho. Bài thuyết trình hôm nay của con đúng ra là một bài trình bày về một số suy tư và cảm nghĩ của con trong vai trò là một tăng sĩ Phật Giáo Việt Nam đang hành đạo tại hải ngoại, đặc biệt để chia xẻ với quý Thầy Cô trẻ hầu góp phần sách tấn lẫn nhau. Kính mong Đại Tăng từ mẫn cố, đại từ mẫn cố.
16/04/2013(Xem: 4536)
Các chứng từ ở nơi làm việc - chức vụ, bằng cấp, trình độ chuyên môn, các biểu tượng của địa vị và quyền thế - đôi khi có thể giúp công việc được suôn sẻ, đôi khi lại cản trở nó. Chúng ta tin bác sĩ vì họ đã tốt nghiệp trường y khoa, có danh hiệu là bác sĩ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nghi ngờ các vị bác sĩ, những người có vẻ xa cách, không sẵn sàng
12/04/2013(Xem: 14253)
Tu Tuệ là cách tu tập bằng thiền định phân giải, tức hướng vào mục tiêu phát huy sự hiểu biết, một sự hiểu biết siêu nhiên về bản chất đích thực của mọi vật thể và mọi biến cố...
11/04/2013(Xem: 6186)
Mùa thu lại về. Thu về với người tha hương. Thu về trong tiếng kêu thương nghẹn ngào của người con nước Việt đang hồi vận nước nghiệp dân bất hạnh viễn xứ. Thu về mặt nước hồ trong, lá vàng lác đác nhẹ rơi. Người con hiếu thảo chạnh lòng nhớ nghĩ đến mẹ cha. Tính đến nay, tôi đã trải hơn mười một mùa thu tha hương lá đổ.
11/04/2013(Xem: 14825)
Bao giờ chúng sanh còn đau khổ còn sanh tử luân hồi, thì lòng từ ứng hiện của Bồ Tát Quán Âm vẫn biến hiện mãi mãi để cứu độ dẫn dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi đau khổ.
11/04/2013(Xem: 10900)
Bồ Tát Hạnh, bài giảng của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Giảng tại Khóa An Cư 2011, tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức
11/04/2013(Xem: 31557)
Mùa an cư năm nay hai chú Sa Di Viên Từ và Minh Hạnh được phân công cúang cháo thí thực buổi chiều; nhiều Phật tử thắc mắc tại sao phải cúng cháo mà không cúng cơm hay cúng món gì khác; nên bài viết ngắn này hy vọng sẽ giải thích đôi điều về lễ nghi đặc biệt này.
11/04/2013(Xem: 18790)
Cúng Quá Đường là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong mùa an cư kiết hạ hay kiết đông của hàng đệ tử xuất gia. Năm nay, Canh Dần 2010, mùa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 11 của Giáo Hội Úc Châu được tổ chức từ ngày 6 đến 16-7 năm 2010 tại Thiền Viện Minh Quang, ở thành phố Canley Vale, cách trung tâm thành phố Sydney 30 phút lái xe, người viết xin ghi lại đôi nét về lễ nghi quan trọng này để giúp quý Phật tử mới vào đạo hiểu thêm về nghi thức này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567