Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tin Phật, Tin Pháp, Tin Tăng

17/10/201909:21(Xem: 6480)
Tin Phật, Tin Pháp, Tin Tăng

duc bon su thich ca

Tin Phật, Tin Pháp, Tin Tăng

Nguyên Giác

 

Chúng ta đang sống trong thời cách mạng thông tin. Nơi đó,  lợi và hại cùng đi bên nhau, thiện và ác cùng sinh khởi dễ dàng từ một bàn phím. Chiến trường có khi hiện ngay trên màn hình vi tính, đao kiếm là những ngón tay quẹt trên điện thoại. Những lời bình ngắn và ác ý trên mạng xã hội cũng có sức mạnh đẩy một số ca sĩ nổi tiếng vào trầm cảm, có khi tới mức tự sát. Những hình ảnh sửa đổi, giả mạo, gán ghép khi phóng lên mạng đã trở thành vũ khí bôi nhọ mới. Những lời quy chụp vô căn cứ đưa lên YouTube lại được nhiều người tin tưởng và hùa theo chửi mắng. Không chỉ là quân đội nước này với nước kia, chính người đời thường với kỹ năng công nghệ cũng có thể gài bẫy nhau, hại nhau cả trăm đường. Chỉ một vài bản tin nhỏ, có khi được viết một chiều và không nói hết sự thực, ngay hôm sau đã trở thành những cú xì căng đan chấn động xã hội. Nạn nhân có thể là cả một dân tộc, như khi bản đồ Biển Đông bị vẽ lại và phổ biến khắp thế giới mạng. Nạn nhân cũng có khi là nữ ca sĩ Nhật Bản hay Đài Loan, có khi là chư tăng Việt Nam hay Nam Hàn, và rất nhiều trường hợp tương tự.

Trong một thế giới khắp trời là mưa bom, mưa đạn, mưa bàn phím… như thế, nhiều người trong chúng ta thấy bất an. Nhưng hãy tin rằng có chuyện gì trên đời này mà lìa nhân quả được đâu. Ngay cả khi cho rằng người này, người kia lẳng lơ giăng câu, sao không tự trách mình động tâm mới dính bẫy. Trong khi đó, một số Phật tử than thở rằng thời này là Mạt pháp, vì cách Phật đã xa, muốn sống như thời Tượng pháp cũng tìm không ra, huống gì là nghĩ tới thời Chánh pháp, thời của cơ duyên thân cận Đức Phật. Một số Phật tử kém kỹ năng gạn lọc sự thực, lại tin vào các tà sư đang thuyết tà giáo trên YouTube, và TV. Nhiều Phật tử không bận tâm gì tới pháp nghĩa, trong khi bị “hút hồn” vì các phương tiện phim ảnh đang làm cho hình ảnh các Thầy đẹp hơn, làm cho giọng nói các Thầy truyền cảm hơn, làm cho các bản nhạc Thiền ca dễ làm say  đắm lòng người hơn. Một số Phật tử đọc các bản tin đời thường của một vài trường hợp, lại sinh ra ngờ vực và mất dần lòng tin vào Tăng bảo. Trong khi đó, một số Phật tử khác tự cho mình có vai trò hộ pháp, lên mạng nặng lời bất kính, nhưng than ôi, không thấy nổi luật nhân quả tỏ tường – một khi đã gõ chữ, phóng đao kiếm chữ nghĩa lên Internet, vĩnh viễn sẽ không thu hồi lại được.

.

Hãy giữ lòng kiên cố thanh tịnh, tin vào Phật, tin vào Pháp, tin vào Tăng. Hãy thấy rằng ngay trong khoảnh khắc này, khi chúng ta tỉnh thức, quan sát và nhìn thấy tâm mình không tham sân si, đó chính là đang Thấy Phật, là đang sống trong thời Chánh Pháp; ngay trong lúc này, nếu sinh tâm lười biếng là rơi vào thời Tượng pháp, và khi động tâm say đắm trần cảnh là đã rơi vào thời Mạt pháp. Hãy thấy rằng ngay khoảnh khắc này, nhìn thấy tâm mình vốn rỗng rang, thấy thực tướng vô tướng, thấy gương tâm trong trẻo và bất động cho dù trước mắt và bên tai hiển lộ các cảnh sinh rồi diệt; hãy tin đó chính là Chánh Pháp vượt thời gian, chứng nghiệm được, và Thấy Pháp chính là Thấy Phật. Hãy tin vào Tăng, đó là đoàn thể các bậc Thánh và những người đang học Thánh đạo; và Tăng Bảo cũng chính đang hiển lộ trong tâm mình, khi tự nhìn vào tâm và thấy các niệm chúng sinh đang tịch diệt vào Niết Bàn Diệu Tâm. Như thế, chúng ta chưa từng xa Phật một khoảnh khắc nào. Không nhất thiết phải ngồi Thiền mới thấy Pháp, không nhất thiết phải nhập thất một tuần hay một tháng. Đức Phật dạy rằng Pháp hiển lộ ngay ở đây và bây giờ, dạy rằng Niết Bàn hiển lộ là ngay khi tâm không tham sân si.

Nói như thế để cảnh giác Phật tử rằng chớ sanh tâm xem thường Tứ chúng đang học đạo, và chớ bao giờ mất lòng tin vào Tam Bảo. Xin nhớ rằng ngay cả bậc Thánh Dự Lưu, cũng có khi phạm giới.

.

Trong Tương Ưng Bộ, Kinh SN 55.24, có một người dòng họ Thích, với tên là Sarakàni. Vị này là một nam cư sĩ, được Đức Phật tuyên bố rằng đã chứng quả Thánh Dự Lưu, với lòng tin kiên cố vào Phật Pháp Tăng, tuy là chưa được trí tuệ, chưa được giải thoát. Vị này từng có lúc phạm giới, và từng có lúc uống rượu. Khi cư sĩ Thích Sarakàni từ trần, nhiều người thắc mắc vì sao Đức Phật nói rằng cư sĩ này sẽ không thối đọa. Đặc biệt, Đức Phật khi giải thích, nói theo hình thức nhấn mạnh với hình ảnh nếu cây rừng biết phân biệt thiện thuyết với ác thuyết.

Kinh SN 55.24 viết, trích bản dịch của Thầy Thích Minh Châu:

Lúc bấy giờ, họ Thích Sarakàni mệnh chung và được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chứng quả giác ngộ. Tại đấy, một số đông họ Thích tụ họp lại với nhau, chỉ trích, phê bình, bàn tán: “Thật là lạ lùng! Thật là hy hữu! Ngày nay ai cũng có thể thành bậc Dự lưu, vì rằng họ Thích Sarakàni đã mệnh chung, được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Họ Thích Sarakàni đã phạm giới và uống rượu”.

...[Đức Phật giải thích với ngài Mahānāma như sau]:

...Này Mahānāma, họ Thích Sarakàni đã lâu ngày quy y Phật, quy y Pháp, qui y Tăng, làm sao có thể đi đến đọa xứ? …Ở đây, này Mahānāma, có người thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật … đối với Pháp … đối với chúng Tăng, không có trí tuệ hoan hỷ, không có trí tuệ tốc hành, không thành tựu giải thoát. Vị ấy sau khi đoạn diệt ba kiết sử, là bậc Dự lưu không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Người này, này Mahānāma, được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi loài bàng sanh, được giải thoát khỏi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi ác sanh, ác thú, đọa xứ...

…Nếu những cây ta-la lớn này, này Mahānāma, biết những gì là thiện thuyết, ác thuyết, thời Ta cũng sẽ tuyên bố những cây ấy là những bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ, huống nữa là họ Thích Sarakàni.” (1)

 .

Để thấy được tầm quan trọng của lòng tin kiên cố, nơi đây chúng ta trích Tăng Chi Bộ, Kinh (120) Thấy Được Bất Tử. Kinh này ký số là AN 6.120-139, bản dịch của HT Thích Minh Châu, cho biết nhiều cư sĩ nhờ lòng tin tịnh tín mà chứng ngộ được bất tử. Trích:

"—Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, gia chủ Bhallika... gia chủ Sudatta Anàthapindika... gia chủ Citta Macchikàsandika... Hatthaka Alavaka... Mahànàma Sakka... gia chủ Ugga người Vesàlì... gia chủ Uggata... Sùra Ambattha... Jivaka Komàrabhacca... gia chủ Nakulapità... gia chủ Tavakannika...gia chủ Pùrana... gia chủ Isidatta... gia chủ Sandhàna... gia chủ Vijaya... gia chủ Vajjiyamahito... gia chủ Mendaka... cư sĩ Vàsettha... cư sĩ Arittha... cư sĩ Sàragga đi đến cứu cánh nơi Như Lai, sống thấy được bất tử, chứng ngộ được bất tử. Thế nào là sáu?

Với lòng tịnh tín bất động đối với Phật, với lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, với lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, với Thánh giới, với Thánh trí, với Thánh giải thoát.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, cư sĩ Sàragga đi đến cứu cánh nơi Như Lai, sống thấy được bất tử, chứng ngộ được bất tử." (2)

 

Nghĩa là, tịnh tín bất động đối với Phật, Pháp, Tăng, với Thánh giới, với Thánh trí, với Thánh giải thoát.

Bản Anh dịch của Bhikkhu Sujato là: “Experiential confidence in the Buddha, the teaching, and the Saṅgha, and noble ethics, knowledge, and freedom.”

Tin vào Thánh giới là tin rằng giới luật nhà Phật sẽ dẫn vào Thánh đạo. Tin vào Thánh trí là tin rằng kiến thức chúng ta học và thọ nhận được sẽ giúp vượt qua bể khổ. Tin vào Thánh giải thoát là tin rằng có một Niết Bàn cho các vị Thánh đã xa lìa tham sân si.

Như thế chỉ mới với lòng tịnh tín kiên cố cũng đã có vô lượng công đức, cũng đã vượt qua biết là bao nhiêu chặng đường gian nan.

Với lòng tin kiên cố như thế, chúng ta sẽ giữ giới hạnh nghiêm trang hơn, tự gìn giữ kỹ hơn cho mình cả trong đời và trên mạng, và ngay cả khi thấy có ai bị xem là phạm giới cũng không dám vội phán đoán. Hãy nhớ rằng một khi bàn phím đã phóng binh khí lên Internet, là vĩnh viễn không thu hồi lại được.



GHI CHÚ:

  (1) Kinh SN 55.24: https://suttacentral.net/sn55.24/vi/minh_chau

  (2) Kinh AN 6.120-139: https://suttacentral.net/an6.120-139/vi/minh_chau

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 23595)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 19183)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng.
10/12/2013(Xem: 19471)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 24450)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
10/12/2013(Xem: 9495)
Đây là một đề tài khá phức tạp và dễ bị hiểu lầm. Có câu nói: ‘Hành trình ngàn dặm khởi đầu bằng một bước đi (a journey of a thousand miles begins with a single step). Vì vậy, vấn đề cần phải nêu ra là khi nào và từ đâu chúng ta bắt đầu cất bước trên con đường tâm linh? Đa phần chúng ta đi tìm con đường tâm linh cho mình khá trễ. Trễ là do mình không cảm thấy nhu cầu cần thiết cho tâm linh lúc trẻ vì quan niệm rằng chùa chiền không thể nào giải quyết được những ưu phiền, đau khổ trong cuộc sống của tuổi trẻ. Chùa là dành cho những người lớn tuổi, xế chiều. Họ cần đến chùa là để vun bồi phước đức như làm việc thiện, bố thí, công quả .v..v… để ‘sau này’ được hưởng phước tốt lành.
09/12/2013(Xem: 6788)
Gia đình nghèo kia có ba người: Bố – Mẹ – và Con trai. Họ sống âm thầm và bình lặng trong một thôn làng hẻo lánh, người Bố đi làm thuê để kiếm cơm gạo nuôi gia đình, người mẹ lo việc bếp núc, trồng mấy luống rau, và chăm sóc con. - Một buổi trưa hè nắng nóng, người mẹ trên đường từ chợ về nhà chợt nhặt được một trái cam ai đó đánh rơi bên đường, cơn khát và mệt nhọc dường như tiêu tan khi bà nghĩ đến miếng cam ngọt lịm và mọng nước. Nhưng nghĩ đến đứa con ngoan ngoãn chẳng mấy khi được ăn hoa trái thơm ngon, bà liền lau sạch trái cam và cất vào túi.
09/12/2013(Xem: 8454)
Giáo lý đạo Phật không chỉ nói về những vấn đề “xuất thế”, mà Đức Phật cũng đã rất chú trọng về vấn đề “nhập thế” - hoàn thiện nhân cách trước khi đạt được thánh cách - giúp cho tất cả chúng ta một phương pháp ứng xử phù hợp với đạo lý làm người, tạo nên một nhân cách sống. Nhân cách sống đó, dù bất cứ ở đâu và bất cứ thời điểm nào, cũng có thể ứng dụng và mang lại những kết quả tốt đẹp...
09/12/2013(Xem: 8599)
Có thầy trò một nhà kia làm nghề hát xiệc. Người thầy là một người đàn ông góa vợ và người học trò là một cô gái nhỏ tên là Kathullika. Hai thầy trò đi đây đó trình diễn để kiếm ăn. Màn trình diễn của họ là người thầy đặt một thanh tre cao trên đỉnh đầu mình, trong khi bé gái leo dần lên đầu cây rồi dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục đi trên đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao, để giữ thăng bằng và để ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.
09/12/2013(Xem: 7569)
Tự thủy uyên nguyên, khắp các loài chúng sanh cùng với Phật đồng một tâm, tức cái tâm tánh tuyệt đối, chơn thường, vắng lặng, trong trẻo, tròn đầy, trùm khắp, không lay không động, không đến không đi, không sanh không diệt, vô thỉ vô chung, cực linh cực mầu, hay sanh các pháp. Do Phật tâm thanh tịnh, vắng lặng, huyền mầu, nhưng lại khéo sanh vạn pháp, nên cổ đức mới tạm mượn lời mà đặt tên, gọi cái tánh huyền mầu đó là "chơn không diệu hữu", tức từ cái tánh linh diệu trong trẻo, không một vật mà pháp pháp tuỳ duyên trùng trùng sanh khởi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]