Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài điều học hỏi trong sự huyền bí của cuộc sống

07/09/201909:32(Xem: 5965)
Vài điều học hỏi trong sự huyền bí của cuộc sống

hoa_sen

Vài điều học hỏi trong sự huyền bí của cuộc sống 

Không biết vận mệnh tôi luôn phải sống trong cảnh mà người ta gọi là " một kiểng hai quê " không ? Dù tôi không muốn thế nhưng từ bốn năm nay từ khi con trai cả tôi do nhu cầu nghề nghiệp phải sống luôn tại Sydney và mua được một ngôi nhà có đất thật rộng để cất thêm cho tôi một gian nhà nhỏ mà tôi xem đó như một nơi đi về trốn mùa đông thật lạnh của Melbourne hay là nơi trú ẩn cuối cùng trong những ngày tuổi già tàn tạ chờ vào nhà dưỡng lão thì nhiều  người bạn  nửa như trách khéo nửa  như khuyên  bảo rằng  ...chính tôi đã tự tạo cho mình thêm mối ràng buộc vì phải đi đi về về mỗi năm ba bốn lần ...

Nhưng trong thâm tâm tôi nhiều đêm tư duy thật cẩn thận và đã nghiệm ra những nguyên tắc sống của người Ấn Độ thời xưa là : 

                    ** Chuyện gì xảy ra đều tất nhiên phải xảy ra 

                        *** Chuyện gì xảy ra cũng bắt đầu đúng lúc của nó 

       Và TỰ TẠO MỐI RÀNG BUỘC CHỈ LÀ TƯỞNG TƯỢNG CỦA MÌNH 

Thế nên mỗi lần ra phi trường và ngồi chờ để vào máy bay khởi hành tôi không thấy thì giờ đi quá chậm vì đã đọc lại những lời ghi trong cuốn sổ tay luôn bên mình 

Mời bạn cùng đọc và cùng chia sẻ như chúng ta đang ngồi với nhau mà không nói lời nào vì rất thông cảm .....

           Kinh Hindu cổ   " NẾU CON KHÔNG THÍCH THẾ GIỚI MÀ CON THẤY THÌ HÃY THAY TRÒNG KÍNH CỦA CON " vì mọi thứ đã xảy ra thật hoàn hảo . Thế giới luôn diễn ra theo nhịp điệu và mục đích của chính nó và trong sự huyền bí của cuộc sống có một sự hoàn hảo vượt lên trên sự hiểu biết của ta và THEO THỜI GIAN CON SẼ NHÌN THẤY SỰ HOÀN HẢO TRONG SỰ VIỆC MÀ DƯỜNG NHƯ KHÔNG HOÀN HẢO CỦA THẾ GIỚI " 

Riêng  Hoà thượng Viên Minh đã dạy cho tôi một câu rất ngắn gọn nhưng rất ý nghĩa 

" Con phải biết thả Tâm mình nhẹ nhàng như chiếc lá trôi trên một dòng sông dù mọi thứ có chuyển biến nghiệt ngã tới đâu cũng không thể nhận chìm mình được ...

                     Từ độ luân hồi Ta có Ta 

                     Nên chi say đắm cõi Ta bà 

                     Chừng nghe tỉnh giấc " Ồ cơn mộng " 

                      Sinh tử xưa nay chợt vở ...Oà " 

Và điều kiện tất yếu không thể thiếu để Giác Ngộ giải thoát là thấy Khổ . Được Khổ mới thấy rõ thực tánh của Vô Thường , Vô ngã " 

Lạ thay khi xếp hàng  để boarding thì những câu hát trong bài " Hãy gọi đúng tên tôi " nhạc được phổ theo lời thơ của Thiền Sư HT  Thích  Nhất Hạnh lại vang lên trong đầu tôi : 

                           

                 Hãy gọi đúng tên tôi 

           Cho tôi được nghe một lần tất cả 

            Những tiếng tôi khóc, tôi cười ...

           Cho tôi thấy nỗi đau , niềm vui là một ...

                   Hãy gọi đúng tên tôi 

            Cho tôi giật mình tỉnh thức 

        Và để cánh cửa lòng tôi bỏ ngỏ ....cánh cửa xót thương 

Và tôi bổng thấy mình thật hạnh phúc ....như thiền sư Nhật Bản Basho .

                            Một lữ khách 

                        Tên tôi là như thế 

                      Giữa nhân gian này .....

Hoặc vài câu về niềm vui trong bài trường ca của đạo sĩ Milarepa

       Nhất quyết xa lìa ngã tưởng là vui 

........không có lý do để tham đắm  là vui 

         Không phải khốn khổ vì kiếm ăn là vui 

Cứ an nhiên tự tại, chẳng lo bị mất mát gì cả là vui ! 

Chính vì thế mà mỗi lần ra khỏi ngôi nhà thân yêu tại Melbourne là tôi đến từng khung cửa và đi từng  gian phòng như thủ thỉ vào tay chúng ( những vật rất vô tình ) những lời rất thiết tha " Nhớ chăm sóc và giữ gìn cẩn thận chờ mình về nhé ! " và bạn biết không ....bốn năm nay rồi mỗi lần ra đi và trở về  mọi việc đều như tốt lành như cũ ...còn nữa tôi thường tản bộ vườn sau vào giữa đêm khuya để khấn cầu hộ pháp luôn giúp tôi sáng suốt và tiến bộ chút ít thêm về trí tuệ và đạo đức chứ đừng thoái chuyển ....thì lúc nào cũng nghe có một làn hương thoảng lùa qua mái tóc ....Đây có phải là một sự huyền bí của cuộc sống ngay  cả những loài vô tình ...

Mặc dù Đạo Phật không dạy ta phải đi cầu xin Phước cho đời này đời sau mà phải thấy được lẽ thật của Chân lý mà Khổ đế trong Tứ diệu đế chính là điều kỳ diệu nhất của cuộc đời 

Không biết đã bao lần tôi đọc đi đọc lại những câu văn như : 

" Đau khổ là vẻ đẹp của đời sống ...Chính ý nghĩa cao nhất của sự khổ là Cuộc đời 

Người hiểu được cuộc đời là người qua đó thấy ra được chính mình, qua những thăng trầm của cuộc sống học được rằng CUỘC ĐỜI SẼ KHÔNG CÓ BÌNH AN và cũng chính nhờ sự không có bình an này sẽ giúp ta học được những bài học Giác Ngộ " 

Và một lần nữa HT Viên Minh thường nhắc nhở cho các đệ tử như sau : " Không có một trạng thái bình an lý tưởng nào . Chính sự bình yên là thái độ của mỗi người đủ trầm tỉnh sáng suốt để nhận ra những nghịch cảnh đau khổ đến ....rồi đi "

Mong ước  các bạn không nghĩ rằng tôi đã dùng nhiều lời lẽ ngôn từ để biện minh cho lối sống phức tạp này của tôi và hoàn toàn thông cảm như " Chuyện gì đã xảy ra tất nhiên là điều phải xảy ra " và vì  cuộc sống có nhiều điều huyền bí ...mà sự hiểu biết ta không thể nào hiểu...được 

Và mời các bạn cho phép tôi có vài câu thơ về điều tôi đã  chiêm nghiệm 



     Có đôi lúc ...không khả năng lựa chọn ! 

     Đành ...học cách thích ứng hoàn cảnh thôi .

     Nào lạt, mặn, ngọt, đắng, nếm trên môi 

     Đấy ...mùi vị chẳng thể thiếu trong cuộc sống .



      Vẫn biết thói quen đến từ hành động 

     Nhân cách  hình thành bởi ... chính thói quen 

      Cư xử cẩn thận trước những chê khen 

    Và số mệnh lại hình thành qua nhân cách .

 

        Huyền bí ...vi diệu cuộc đời một lữ khách

Huệ Hương 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/08/2011(Xem: 7236)
Không ít những người lãnh đạo các quốc gia, những doanh nhân, nhân sỹ trí thức có tầm ảnh hưởng lớn đã và đang thực hành giáo pháp của Đức Phật. Họ là những người tiên phong, dám vượt qua rào cản định kiến của xã hội, của những học thuyết giáo điều cổ hủ, để chọn và đi theo lý tưởng cao đẹp của chính mình.
18/08/2011(Xem: 6598)
Con người giống như hoa sen. Đó không phải là một sự ví von của một nhà văn, một triết gia, một nhà khoa học lỗi lạc cách đây năm, bảy thế kỷ. Đó là ý nghĩ củachính Đức Phật vào buổi bình minh của nhân loại, trước khi Đức Phật quyết định nói pháp, để từ đó mà có Phật giáo. “Sau khi Đại Phạm Thiên lần thứ 3 cầu thỉnh Đức Phật thuyết pháp, với lòng từ bi, ngài nhìn chúng sanh thế gian bằng đôi mắt của một vị Phật. Ngài thấy hạng ít nhiễm ô và hạng nhiều nhiễm ô, có hạng thông sáng có hạng tối tăm, có hạng tánh tốt có hạng tánh xấu, có hạng dễ dạy có hạng khó dạy, có số ít người thấy sự nguy hiểm của những hành động sai lầm và của tái sanh. “Cũng như trong đầm sen, sen xanh, sen hồng, sen trắng.Có một số sen mọc lên trong nước, sống trong nước, không vượt lên khỏi mặt nước.Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn tới mặt nước.Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm ướt.Cũng vậy, Thế Tôn nhìn quanh thế giới với Ph
18/08/2011(Xem: 12039)
Những người quan tâm yêu cầu tôi nói về những đề tài nào đấy và về phương pháp tuyệt vời nhất để đối phó với những hoàn cảnh khác nhau trong đời sống. Tôi sẽ cố gắng để giải thích những vấn đề này trong một cách mà những người bình thường có thể thấy việc sử dụng khả năng của chính họ nhằm để đối diện với những hoàn cảnh bất toại, chẳng hạn như sự chết và cũng như những chướng ngại tinh thần chẳng hạn như sân hận và thù oán...Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực.
16/08/2011(Xem: 8895)
Bắt đầu từ hôm qua (13.08.11)mười ngàn người đã đến tham dự chương trình giảng huấncủa Đức Đạt-Lai Lạt-ma tại rạp Zénith của thành phố Toulouse (miền nam nước Pháp). Vị lãnh đạo hàng đầu của Phật giáo sẽ còn lưu lại đếnngày mai để nói chuyện về đề tài Nghệ thuậtmưu cầu Hạnh phúc.
15/08/2011(Xem: 6920)
Trước khi ta thọ nhận một giáo pháp, điều quan trọng là việc cúng dường một mạn đà la để thỉnh cầu giáo huấn từ đạo sư. Khi chúng ta thực hiện điều này, điều thiết yếu là ta hiểu được tầm quan trọng của những câu kệ mà ta tụng niệm cùng với sự cúng dường. Với cúng dường dâng lên các cõi Phật Nền tảng này, tẩm đầy nước thơm, rải rắc nhiều bông hoa Trang nghiêm với núi Tu Di, bốn lục địa, mặt trời và mặt trăng, Nguyện tất cả chúng sanh lang thang trong luân hồi đều được đưa về tịnh độ, Om idam guru ratna mandala-kam-nir-yatayami. Con kính dâng mạn đà la này đến chư đạo sư tôn quý.
12/08/2011(Xem: 10057)
Tại sao tôi cảm thấy cô đơn và bất hạnh? Tại sao tôi sợ hãi và bất an? Theo giáo lý nhà Phật, có thể vì tôi đã thiếu ý thức và không chịu chăm sóc ngôi nhà của mình mỗi ngày. Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúc và mãn nguyện.
10/08/2011(Xem: 7299)
Tháng bảy năm nay trời Tây nguyên như quay về lối cũ, mưa nhiều, nắng ít, mâygiăng, gió đùa, từng giọt lạnh, lạnh đến buồn, đúng như những gì gọi làtiết trung nguyên. Tôi ở xứ Tây nguyên trong suốt khoảng trời thơ dại, bao kỷ niệm vui buồn của tháng ngày mưa nắng, vốn đã vắng lạnh rồi, nay bỗng chợt về vào những lúc chiều mưa, tháng bảy Vu Lan, tháng thương yêu, tháng nhớ nhất, tháng mà hầu hết mọi người đang dành hết tâm tình của mình để gửi mẹ thân yêu.
08/08/2011(Xem: 8320)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
07/08/2011(Xem: 16241)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
03/08/2011(Xem: 12199)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]