Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Lời Cẩn Bạch

17/08/201916:28(Xem: 4733)
02. Lời Cẩn Bạch

LỜI CẨN BẠCH

 

Người dịch đã chuyển ngữ tác phẩm này trong thời gian nhập thất chuyên sâu thiền tập ở vùng rừng núi Colombo, Tích Lan, vào khoảng cuối năm 2012. Sự bắt gặp tác phẩm cũng là một nhân duyên và khi được đọc vài trang, bất giác nhiều nút thắt trong việc tu tập của mình được tháo gỡ dần. Nhất là những lời nói giản dị, gần gũi của Ngài Thiền sư Ajhan Chah, tưởng chừng như lời của người cha từ ái dành cho các con của mình, đã truyền thêm năng lượng tinh tấn thực tập không mệt mỏi cho người dịch.

Một kỷ niệm khi dịch tập sách này, thân mẫu Ngọc Thiện chính là độc giả đầu tiên. Khi dịch đến mấy bài cuối, người dịch mới hay tin thân mẫu lâm trọng bệnh và sau đó không lâu qua đời. Trong những ngày cuối, được kề cận bên Người, có lần, thân mẫu nói: “Những bài nói chuyện của Thiền sư đã giúp má rất nhiều, khiến tâm má bình an và có sức chịu đựng cơn đau nhiều hơn.” Thế mới thấy, giáo pháp lan tỏa, lợi lạc cho người hữu duyên không luận không gian hay thời gian.

Năm nay, nhân Lễ Tự Tứ - Tri ân Báo Hiếu và Lễ Khánh Thành Tịnh xá Ngọc Chơn, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk, được sự khích lệ của chư Tôn đức, dịch phẩm này được in thành sách, như một món quà tri ân thành kính cúng dường Tam Bảo, cúng dường chư Tổ Thầy, Ni trưởng Bổn sư - Trụ trì Tịnh xá Ngọc Túc (Đăk Pơ, Gia Lai) và dâng lên hai đấng sinh thành trong dịp Lễ ý nghĩa này.

          Dịch phẩm này cũng mong được chia sẻ những trải nghiệm tu tập đến chư vị đồng Phạm hạnh, chư vị đang bước đi trên con đường thiền tập, nhận được nhiều lợi ích thù thắng.

Dù người dịch đã cố gắng rất nhiều trong việc chuyển ngữ, dịch rõ nghĩa lời Pháp, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều khiếm khuyết, ngưỡng mong chư Tôn đức, thiện hữu tri thức từ bi chỉ dạy và hoan hỷ lượng thứ.

Ngưỡng chúc chư Tôn đức pháp thể khinh an; kính chúc quý độc giả thường an lạc.

 

Gia Lai, ngày 15. 5. Kỷ Hợi (17. 6. 2019)

Kính bút

Tỳ-kheo-ni Liên Hòa

 

 

MỤC LỤC

 

1. Lời giới thiệu của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

2. Lời cẩn bạch

3. Lời giới thiệu của Thượng tọa Thanissaro

4. Cuộc chiến trong pháp

5. Am hiểu giới luật

6. Duy trì mức chuẩn

7. Thực tập đúng đắn – Thực tập kiên định

8. Chánh niệm – Viễn ly tham mọi lúc

9. Dòng lũ tham dục

10. Một đêm với sự chết

11. Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ

12. “Không có thật” – Tiêu chuẩn của bậc Thánh

13. Bản thể siêu việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/02/2011(Xem: 11427)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 9419)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
31/01/2011(Xem: 7686)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
28/01/2011(Xem: 12238)
Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v.... Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như : “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại.
28/01/2011(Xem: 11950)
Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
27/01/2011(Xem: 6952)
Bố Thí là một đức hạnh cao quí thường được đề cập đến trong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cư sĩ, trong mọi tông phái Phật Giáo. Có lẽ đa số Phật tử chúng ta đều nghe biết nhiều về các lời giảng trong kinh điển Bắc truyền, đều quen thuộc với các khái niệm hành trì như Lục độ Ba-la-mật và Tứ nhiếp pháp của hàng Bồ-Tát.
26/01/2011(Xem: 7016)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới - đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v.. là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều.
26/01/2011(Xem: 7450)
Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó. Thế nhưng có lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình, bất mãn với mình, thậm chí…nguyền rủa mình.
26/01/2011(Xem: 6774)
Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phút giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com