Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Văn Hóa Ứng Xử

21/06/201913:22(Xem: 6836)
Văn Hóa Ứng Xử

chap tay
VĂN HÓA ỨNG XỬ

Thích Phước Hạnh

Nói văn hóa là nói học thức, lối sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, hoặc trong lao động chấp tác hằng ngày…

Văn hóa là một hệ thống có các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua qúa trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình.

Trước khi nói văn hóa ứng xử, ta phân biệt một chút văn hóa khác văn vật, khác văn hiến, khác văn minh.

Văn vật là văn hóa chỉ thiên về giá trị vật chất như: nhân tài, di tích, hiện vật…Ví dụ: ta nói đất nước Việt Nam có “Thăng Long ngàn năm văn vật”.

Văn hiến là văn hóa thiên về  giá trị truyền thống lâu đời được lưu giữ về mặt tinh thần cho đến ngày nay như “Việt Nam có  4000 năm văn hiến”.

Văn minh chỉ thiên về giá trị vật chất, trình độ khoa học kỹ thuật cao mang tính quốc tế được gắn bó nhiều hơn ở các nước phương tây đô thị.

Văn Hóa Ứng Xử là cách ứng nhân xử thế phù hợp có văn hóa.

Ở đây, ta nói “Văn Hóa Ứng Xử” là chỉ muốn nhấn mạnh đến lĩnh vực lối sống hằng ngày suốt hai mươi bốn giờ trong một ngày của mỗi người. Cách sống của con người nói lên tầm quan trọng văn hóa của một cá nhân, một gia đình, một dòng họ, một làng xã, một cộng đồng, một dân tộc, một đất nước.

Khi tiếp xúc với ai trong ngày, ta thường xưng hô cho đúng phép xã giao. Nếu không biết ứng xử đúng phép xã giao, tức khắc ta sẽ bị chê thiếu lịch sự, thiếu văn hóa, thiếu hiểu biết…

Chúng ta đang sống ở những đất nước văn minh nhất thế giới, mà không học được gì văn minh cách sống đẹp từ họ. Ví dụ: Ở nước ngoài, nét đẹp nếp sống văn minh là không chen lấn, không to tiếng nơi công cộng, không cự cãi nhau trước mặt người khác, không xả rác, không khạc nhổ, không ăn cắp vặt, đối xử thật lịch sự, sẵn sàng nói lời “xin lỗi” khi bị sai nhầm lẫn, sẵn sàng nói lời “cảm ơn” khi được thi ân giúp đỡ… 

Ta sống ở đâu thì cách sống của ta nó ứng xử theo đó. Sống ở Việt Nam thì ứng xử giống ở Việt Nam, sống ở các nước Phương Tây thì ứng xử giống ở các nước Phương Tây, ta gọi là “Nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc”. Ngày nay, mặc dù đang sinh sống ở nước ngoài, một bộ phận nhỏ vẫn còn ứng xử thiếu tế nhị (nếu không muốn nói là thô lỗ). Thật đáng tiếc thay!

Tiếng Anh gặp nhau xưng hô “You and Me” hoặc “I and You”. Tiếng Pháp xưng hô “Je” (đọc là jơ: tôi), “Moi” (đọc là moa: tôi) and “Tu” (đọc là tuy: bạn), “Toi” (đọc là toa: bạn). Tiếng Việt xưng hô phong phú hơn: Tôi và Bạn, Anh và Em, Ông và Bà, Cô và Cậu, Bác và Chú… vô số cách nói.

Một hiểu lầm xuất phát từ tiếng Pháp là “Moi” và “Toi” ở trên mà người Việt dịch ra là Mầy và Tao, đọc trại từ tiếng “Moi” và “Toi” mà ra. Trong khi đó “Moi” là tôi, “Toi” là mầy, bạn (chỉ người đối diện). Vậy mà vẫn đảo ngược lại thành Mầy và Tao hoặc là Tao và Mầy hằng ngày. Tiếng “Mầy Tao” trở thành câu chào hỏi xã giao ở cửa miệng của người Việt hồi nào không hay. Thay vì xưng hô Mầy Tao khó nghe thì nên sửa lại theo cách nói được dịch ở trên hợp tai hơn.

Một thói quen thường gặp là hễ càng thân mật thì xưng hô càng tùy tiện bừa bãi, không cần biết người nghe có chấp nhận hay không. Người nghe không phải ai cũng giống nhau, có người lịch sự chẳng nói, mà có nói ra, người nói chủ quan bảo “nói cho thân mật”, người nghe chưng hửng hết ý kiến, lâu ngày trở thành thói quen không sửa được.

Ta xưng hô là cách biểu đạt tôn trọng nhau, chứ không phải xưng hô để dẫn đến thân mật tới mức phải sổ sàng, thô lỗ, tục tĩu bất chấp người nghe là ai. Khi giận, ta quát tháo mắng nhiếc người khác đã đành (không bào chữa cho tính xấu này đâu, phải biết kiểm soát cơn giận mới hay).

Đằng này, nhiều khi chẳng có chuyện gì xảy ra, nói chuyện với nhau bình thường, chẳng ai làm gì mình giận cũng nói như thế: lớn tiếng, tục tĩu, chửi thề, trước khi nói gì ra thì chửi thề trước cái đã, nói riết không thấy dơ miệng mình sao? Người bàng quan hiểu lầm đang có chuyện cãi lộn. Đó là một thói quen xấu có thể (không phải tất cả) xuất phát từ hàng xóm hoặc trong gia đình mà ra. Người nghe lâu ngày trở thành nạn nhân bị tra tấn cực hình trong cuộc sống.

Người Phương Tây có câu “Anh cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ trả lời cho anh biết anh là ai”: người giao du hằng ngày của mình là những thành phần nào thì ta như thế đó. Hễ chơi người tốt thì ít nhiều ta sẽ tốt, hễ chơi người thô lỗ thì ta sẽ thô lỗ. Tính ta như thế thành thói quen như thế, thói quen như thế thì thành bản chất con người của ta như thế. Khi thành tính xấu rồi thì truyền tới con cháu ta cũng như thế. Có tội nghiệp cho con cháu chúng ta không?

Môi trường nào giúp ta hình thành nên thói quen tốt đẹp thì môi trường đó nên gần gũi và đáng sống với nó. Môi trường nào tiêm nhiễm những thói hư tật xấu qua lời ăn tiếng nói, qua cách hành xử thì môi trường ấy nên xét lại. Người có lòng tự trọng và yêu chuộng lối sống có văn hóa có cho vàng họ cũng không ở trong môi trường xấu như vậy.

Ta may mắn được uốn nắn từ nhỏ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Ta học cách ăn là học cách không tham ăn, “miếng ăn là miếng tồi tàn, hễ ai đụng đến lộn gan lên đầu”, không vì miếng ăn ngon mà giành giựt, học cách nhường ăn cho người khác như em bé 11 tuổi nhường suất ăn của mình cho cụ già xếp hàng sau lưng trong trận sóng thần năm 2011 tại Nhật Bản. Ta học cách nói làm sao cho người nghe êm tai không giận, trước khi nói nên uốn lưỡi bảy lần. Ta học cách gói gém cuộc sống “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Ta học cách mở lòng rộng lượng yêu thương cuộc sống này.

Môi trường nhà Phật là môi trường giáo dục cách sống đầy nhân văn, có văn hóa. Ta không được duyên học vấn ở đời thì ta nên gần gũi Tam Bảo để học “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hoặc biết sử dụng thuật “Ái ngữ”, tức là nghệ thuật ăn nói cho hợp lòng người, không gây mất lòng người khác. Đây là đóng góp rất lớn của đạo Phật trên thế giới toàn cầu.

Người có học thức, trình độ văn hóa thì không nói lời vô văn hóa. Có người không học hành tới nơi tới chốn nhưng không bao giờ họ nói lời thô lỗ vô giáo dục, đó là nghiệp tốt của họ và chắc chắn họ được hấp thụ lời dạy của Đức Phật.

Do duyên gì đó, ta sinh ra và sống trong một môi trường xung quanh tục tĩu, muốn thoát ra mà thoát không được, đó là nghiệp xấu của mình. Câu nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”: gần cái gì thì giống cái đó, không thể giống cái khác được. Sống gần người có văn hóa thì đời sống của ta ít nhiều thấy yên tâm không lo lắng bị tiêm nhiễm cái xấu, ngược lại ta cảm thấy đầy sự bất an và sợ hãi.

Con người không chỉ phát triển bằng thể xác mà còn lớn khôn về mặt tinh thần văn hóa ứng xử nữa. Nếu to con lớn xác mà không có trí khôn thì hóa ra cục thịt biết đi mà thôi. Một thực thể hữu ích cho đời là phải phát triển cân bằng cả hai mặt: thể chất và tinh thần.   

Như vậy, Văn Hóa Ứng Xử là cả một nghệ thuật sống, lối sống lành mạnh giúp con người biết cách xã giao, biết cách hành xử giữa người với người, giữa người với môi trường để giảm thiểu khổ đau trong cuộc sống. Câu nào nói ra từ miệng ta ít nhiều khẳng định con người văn hóa sống của ta như thế. Sống có văn hóa, trước hết, chính ta hưởng hạnh phúc nể trọng từ người khác.Ta phải tập ứng xử ăn nói làm sao để người nghe không xem thường mình, không xem thường cha mẹ, ông bà tổ tiên của mình. Ta muốn sống có văn hóa theo Phật là để làm gương cho con em, giữ gìn thể diện quốc gia Việt Nam cho đẹp với bạn bè quốc tế, đền đáp ơn Cha Mẹ và Tam Bảo trong muôn một.


Thích Phước Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/08/2020(Xem: 6166)
Một pho tượng Phật, được phát hiện trong khi đào móng cho một ngôi nhà tại Mardan, Mardan là một thành phố thuộc Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, hôm thứ Bảy, ngày 18 tháng 7 vừa qua, đã bị công nhân xây dựng địa phương đập vỡ thành nhiều mảnh bởi họ không tôn trọng thánh tích Phật giáo, khiến chính quyền địa phương phẫn nộ và lo lắng.
16/08/2020(Xem: 6488)
Cư sĩ Milton Glaser, người Mỹ, nhà Thiết kế Đồ họa hiện đại, với nhiều công trình nổi tiếng và bền bỉ. Ông đã từ giã trần gian và đã để lại ấn tượng những hình ảnh Phật giáo. Cư sĩ Milton Glaser, người Mỹ, nhà Thiết kế Đồ họa hiện đại đã mãn báo thân, trút hơi thở cuối cùng tại quận Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 6 vừa qua, vào ngày Sinh nhật lần thứ 91 của ông.
15/08/2020(Xem: 5967)
(Thimphu, Bhutan) – Vào ngày 11 tháng 8 vừa qua, Chính phủ Vương quốc Hy Mã Lạp sơn Bhutan đã áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc đầu tiên kể từ khi đại dịch Virus corona tấn công Vương quốc Phật giáo này. Chính phủ Vương quốc Phật giáo này đã ban hành lệnh cách ly cho khoảng 750.000 người dân, các cơ quan nhà nước cũng đề nghị đóng cửa tất cả các trường học, cơ sở đào tạo và các cửa hàng kinh doanh; hoãn các kỳ thi và không rời địa bàn sinh sống trong thời gian này.
15/08/2020(Xem: 6191)
Sự từ biệt trần gian Ta bà của Cư sĩ Steven D. Goodman (1946-2020) là vô cùng kính tiếc, một sự mất mát cho việc nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng tại phương Tây. Cư sĩ Steven D. Goodman, Giáo sư, Tác giả và Dịch giả nổi tiếng bởi các tác phẩm kinh điển Phật giáo Tây Tạng, đã an nhiên trút hơi thở cuối cùng tại tư gia và về cõi Phật vào ngày 03 tháng 8 năm 2020, Oaklan, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 75 tuổi.
14/08/2020(Xem: 7648)
Phần này bàn về cách dùng tiền quí, cheo, bài ca dao “đi chợ tính tiền” và các cách tính tiền thời trước và thời LM de Rhodes, dựa vào tự điển Việt Bồ La và một số tài liệu chữ Nôm/chữ quốc ngữ. Đây là những chủ đề có rất ít người đề cập đến. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
11/08/2020(Xem: 9756)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch. Nơi nào tại Trung Quốc: Kiến Nghiệp, nay là Nam Kinh. Chùa đầu tiên được xây dựng tại Kiến Nghiệp là chùa nào: Do Khương Tăng Hội xây dựng chùa Kiến Sơ tại Kiến Nghiệp, Nam Kinh, hiện nay, 2020, vẫn còn. Trưỡng lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng, Đệ Nhất Phó Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã đến thăm chùa đó cách nay mấy năm và đã xác nhận với tôi tại chùa Huê Nghiêm của Ngài tại quận hai, thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2017. Khương Tăng Hội mất năm 280. Nghĩa là Ngài hành đạo tại Trung Quốc được 33 năm. Trong khi đó Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc năm 520, nghĩa là sau Khương Tăng Hội 273 năm.
11/08/2020(Xem: 5557)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư vị chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 10 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình.
10/08/2020(Xem: 7317)
Đa số chúng ta, những người có duyên với Phật Giáo, hầu hết đã nghe nói đến, không nhiều thì ít, rằng Phật thuyết pháp, Tổ sư thuyết pháp, Pháp sư thuyết pháp, Hòa thượng hay Thượng tọa thuyết pháp, v.v…, nhưng ít ai nghe nói chim muôn thuyết pháp, phải không? Vì chúng ta thiết nghĩ rằng các loài động vật hay thực vật thì khác với loài người, không có Phật Pháp, không thể nghe hay thuyết Phật pháp, do đó, nên chúng ta có thể nghĩ rằng làm gì có chuyện chim muôn, cây cỏ, v.v… có thể thuyết Phật pháp bằng ngôn ngữ của chúng.
09/08/2020(Xem: 7701)
Sáng nay vừa thức dậy, nhìn ra ngoài bầu trời trong thật đẹp, chim chóc hót ca vang, ríu rít gọi nhau nghe sao mà thanh bình quá, tiếng chim hót mà con rất ưa thích nghe từ thuở còn ấu thơ mỗi khi bình minh sắp trổi dậy cho một ngày mới. Hôm nay 28.6.2020 sinh nhật lần thứ 71 của Thầy, con xin kính đọc bài thơ của nhà thơ Hoàng Phong Linh tức ông Võ Đại Tôn, 1 chiến sỹ yêu nước, yêu Đạo, yêu Đời luôn dâng hiến đời mình cho Tổ Quốc kính mừng sinh nhật Thầy:
09/08/2020(Xem: 6732)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng, đã sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ năm 1959 khi chế độ Cộng Sản tại Trung Quốc xua quân xâm chiếm Tây Tạng, nhiều lần lên tiếng trước công luận thế giới về chính sách tiêu diệt văn hóa truyền thống Tây Tạng của Bắc Kinh. Thật vậy, TQ đã và đang thực hiện việc tiêu diệt có hệ thống di sản văn hóa của Tây Tạng với sự phá hủy các truyền thống Phật Giáo và tôn giáo, hệ thống giáo dục, làm đổ vỡ xã hội, gây cảnh vô luật pháp, bất bao dung xã hội, lòng tham không kiểm soát và sự gia tăng cao độ việc buôn bán tình dục và nạn nghiện rượu tại Tây Tạng, theo một phúc trình được đăng trên trang mạng toàn cầu www.thehindubusinessline.com cho biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]