Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Bạt: Đạt được hòa bình với Đức Đạt Lai Lạt Ma

17/06/201920:52(Xem: 3713)
Lời Bạt: Đạt được hòa bình với Đức Đạt Lai Lạt Ma

LỜI BẠT

 

Đạt được hòa bình với Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

 

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ năm mươi Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong, quyển sách này muốn ăn mừng một chiến thắng.

 

Trong những quyển sách lịch sử chúng ta thấy rằng một quốc gia chiến thắng một cuộc chiến tranh trong khi một nước khác thua trận. Trải qua hàng thế kỷ, những cuộc xung đột đã thành công lẫn nhau; cho thấy thật đúng đắn như thế nào rằng không có cuộc chiến tranh nào đã chiến thắng mà biểu thị cho sự chấm dứt chiến tranh. Hoàn toàn mâu thuẫn. Sự đối đầu tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, và những thành phần đầu hàng hôm qua hy vọng trở thành kẻ chinh phục ngày mai. Chí nguyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma là gì để phá vở vòng lẩn quẩn của xung đột một cách chính xác. Từ quan điểm ấy, năm mươi năm đã trôi qua sẽ là không vô nghĩa cũng không mất mát. Trái lại, chúng sẽ đại diện cho chiến thắng trong chiến tranh.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giành được hòa bình; ngài đã đến cùng với chiến thắng hòa bình.

 

Chiến thắng này không được công bố trên những trang nhất của báo chí, và các quốc gia không tặng cho một sự chào mừng chiến thắng đến con người đã chiến thắng chiến trận này, người đã lấy sự ngưỡng mộ của ngài và kiểu mẫu chính trị của Thánh Gandhi. Chiến trận được tiến hành bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma không thể được thấy như tương tự với hàng nghìn quả bom rơi xuống dân chúng bị làm con tin bởi những cuộc đụng độ giữa các chính quyền. Chiến trận của ngài không thể được nghe như những tiếng nổ vang động qua những gì thường được gọi là “sân khấu” của những cuộc khai triển quân đội. Nhưng một cuộc chiến trận đã được tiến hành và tiếp tục được tiến hành bởi một lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, phù hợp với những quy tắc của một tiến trình được quyết định của bất bạo động, với sự kiên trì bền bỉ.

 

Trong chiến trận này, kẻ thù không phải là người có thể nghĩ nó là. Đức Đạt Lai Lạt Ma không chiến đấu chống lại người Hoa. Làm sao ngài có thể gọi người Hoa là kẻ thù? Khi ngài nói về  họ, đã trong nhiều năm ngài gọi họ là “những người anh chị em của ngài.” Một biện hộ của sự giải trừ vũ khí bên trong và bên ngoài, ngài tiến lên trường quốc tế với đôi bàn tay không. Không khủng bố, không kế hoạch đánh bom, không viện chứng máy bay tự sát (thời thế chiến thứ hai của Nhật) như sự ngưỡng mộ của ngài. Đối với thế hệ trẻ Tây Tạng, những người muốn chiến đấu với Trung Cộng chiếm đóng; ngài khuyến khích con đường bất bạo động, con đường mà ngài không bao giờ lạc lối.

 

Khi rời Tây Tạng năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma không mang theo thứ gì quý giá với ngài; đó là cái giá của chuyến bay thành công vượt qua bức tường Hy Mã Lạp Sơn. Nhưng đó không có nghĩa là ngài nghèo khó. Tước bỏ những vật chất tốt đẹp, ngài mang theo mình những kho báu của tuệ trí, từ ái và bi mẫn mà ngài đã trau dồi từ lúc thiếu thời. Trong tu viện Potala, trong bí mật của những bức tường vàng son, ngài đã thực tập để cầm nắm vũ khí đánh bại tất cả mọi vũ khí, vũ khí vốn chuẩn bị cho sự chiến thắng của hòa bình.

 

Sự chiếm đóng quân sự của Trung Cộng đối với Tây Tạng, sự vi phạm quyền con người, sự buộc tội hình sự cư dân, sự xâm lược nhân khẩu là trắng trợn, đau đớn, và không thể chịu nổi. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không ngừng tố cáo chúng hơn năm mươi năm qua với cộng đồng quốc tế, mà sự đáp ứng của họ không tương xứng với tình hình nghiêm trọng của những sự kiện trên Nóc Nhà của Thế Giới. Việc nhìn nhận sự diệt chủng người Tây Tạng của Ủy ban Luật gia Quốc tế (viết tắt là ICJ) năm 1950 không đưa đến những lượng định chống lại Trung Cộng. Và mặc dù Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xoay sở để huy động công luận quốc tế khắp thế giới, nhưng ngài đã không đạt được những hứa hẹn từ những cộng đồng quốc gia trên thế giới có thể làm dừng lại việc vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng. Đó có phải nghĩa là lòng từ ái và bi mẫn bất lực chống lại những quan tâm kinh tế và sự nổ bùng sức mạnh của Trung Cộng không? Người ta có thể nghĩ như vậy vào lúc đầu, người ta có thể mỉa mai về sự quá lý tưởng của vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, một tu sĩ, nền thần quyền cuối cùng của thời đại khác, vốn ngài đã chuyển biến thành một chế độ dân chủ ngay trong năm đầu tiên của sự lưu vong. Nhưng một sự diễn dịch khác sẽ nổi lên nhanh chóng.

 

Trong nửa thế kỷ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khẩn cầu với thế giới lương tâm. Vào một thời đại của xã hội hóa và lịch sử hóa toàn cầu, khi quyền con người bị khinh thường ở Tây Tạng, có phải là đó là tính nhân bản của tất cả chúng ta bị vi phạm không? Sự chiến thắng của hòa bình đối với một chế độ độc tài không tôn trọng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền chỉ có thể là một sự chiến thắng cho tất cả mọi người.

 

Nếu mà, nhằm để chuyển hóa thế giới, chúng ta phải bắt đầu bằng việc chuyển hóa chính mình sẽ là gì? Bằng việc giả định trách nhiệm toàn cầu? Sẽ là gì, nếu chúng ta đi theo kiểu mẫu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tất cả chúng ta được kêu gọi để trở thành “những người đem lại hòa bình” nhằm để giải thoát chính chúng ta bằng việc giải thoát sáu triệu người Tây Tạng, và vì thế để lại cho những thế hệ tới với một thế giới nhân bản hơn, huynh đệ hơn?

 

Chúng ta phải đi đến một loại nhận thức nào đó bây giờ, vì thế chúng ta sẽ không bị hủy diệt bằng việc ân hận vì đã từng chứng kiến thụ động một thảm kịch và vì thế, với Đức Đạt Lai Lạt Ma chúng ta có thể đạt được hòa bình.

 

-         Sofia Stril-Rever

Tu viện Kiri

Dharamsala, tháng Mười Hai 2008

 

*

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2010(Xem: 5830)
Kính lễ Kim Cương Thượng Sư Tôn! Đấng Pháp Vương Drukpa tôn quý, Ngài là chủ hết thảy Đạo sư, Mang phúc lợi nhiêu ích hữu tình. Dưới gót sen cao quý quang vinh, Dốc lòng thành con nguyện quy kính! Đức Long Thọ Bồ Tát dạy rằng: “Giới luật, giống như căn bản của thế và xuất thế, là nền tảng của hết thảy trí tuệ”.
28/10/2010(Xem: 6331)
Chủ nhật vừa qua tôi hết sức vui mừng vì đã thuyết bài Pháp đầu tiên tại Singapore. Ðương nhiên khi nhìn thấy số thính chúng nhiệt tình mộ đạo như vậy và khi trông thấy giảng đường chật kín, có số người còn đứng tràn ra ngoài, tôi vô cùng phấn khởi, sau đó tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân nào đưa đến một số thính chúng tham dự đông đảo nồng nhiệt như vậy.
27/10/2010(Xem: 5182)
Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt.
27/10/2010(Xem: 7859)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 7414)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 9105)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 4900)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 5266)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 6880)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 8064)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567