Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lắng Nghe Lời Kêu Gọi Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Với Thế Giới

17/06/201920:16(Xem: 3638)
Lắng Nghe Lời Kêu Gọi Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Với Thế Giới

LẮNG NGHE LỜI KÊU GỌI CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VỚI THẾ GIỚI

 

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi lần thứ nhất của Gendun Drup vào năm 1391. Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận về những giai thoại và những thành tựu của các kiếp sống trước của ngài một cách tự nhiên cũng như ngài liên hệ đến những ký ức thời thơ ấu của ngài. Ngài duy trì một nối kết sống động với mười ba vị tiền thân của ngài, thường đề cập đến sự hiện diện quý yêu, quen thuộc của họ. Ngài bây giờ bảy mươi bốn tuổi, nhưng từ khi đảm trách gánh nặng lãnh đạo tâm linh và thế quyền của Tây Tạng, sự tỉnh giác của ngài bao hàm bảy thế kỷ lịch sử.Trong quyển sách này, chúng tôi đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma vào lúc ngài đang quán chiếu vào sự hóa thân kế tiếp của ngài, và ngài biết rằng sự tồn tại hiện tại của ngài đang đi đến chỗ kết thúc. Nhưng ngài cũng biết rằng sự sống của ngài sẽ không chấm dứt với sự chết của ngài.

 

Tuy nhiên, ngài thừa nhận rằng ngài "không là một người đặc biệt" nhưng là "một con người" như mọi người khác. Việc gặp gở ngài chắc chắn gợi lên nhiều câu hỏi, vì không gian "loài người" của ngài không biểu lộ những giới hạn bình thường trong điều kiện của chúng ta; tôi thường tự hỏi sự giảng dạy tinh hoa mà chúng ta tiếp nhận từ ngài có phải đơn giản về việc trở thành con người trọn vẹn không.

 

Tôi tự hỏi mình câu hỏi này một lần nữa vào ngày 10 tháng Ba năm 2006 ở Dharamsala, khi tôi lắng  nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện để kỷ niệm cuộc khởi nghĩa ở Lhasa. Tôi có cảm giác rằng những lời nói của ngài vượt xa khỏi các đám mây phủ trên những đỉnh núi và hàng trăm người tập họp trong một cơn mưa lạnh lẽo, đều đều để  nghe ngài. Ngài kêu gọi cho nhân quyền được tôn trọng ở Tây Tạng, nhưng lĩnh vực những lời nói của ngài là phổ quát. Đó là con người chúng ta, ngài đang bảo vệ để chống lại sự dã man và vô nhân dạo. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang kêu gọi lương tâm của nhân loại.

 

Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới. Ngày hôm ấy tôi đã thấy một sự liên hệ liền lũy thậm thâm giữa tính nhân bản phi thường và ngôn ngữ của ngài như một đạo sư của Thời Luân, và bài diễn thuyết chính trị của ngài. Nghĩ lại điều này, tôi đã hiểu rằng là con người đối với ngài có nghĩa là sống một tính chất tâm linh đến từ trái tim và được biểu hiện đồng thời trong đời sống thường nhật của ngài, như trong sự trao đổi với những nhà khoa học nổi tiếng của thế giới hay những tuyên bố của ngài trong những diễn đàn quốc tế. Chắc chắn rằng không phải bởi may mắn mà Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười Bốn đã đề xuất và thực hiện một chính sách gọi là "Trung Đạo" đối với Trung Cộng, vì Trung Đạo trình bày tinh hoa của tuệ giác nhận thức về tánh không, trong Phật Giáo.

 

Tôi nhận ra rằng với một sự tiếp cận tâm linh như vậy, người ta có thể phá vở những hàng rào thường ngăn cách những hành động, tư tưởng, và cảm giác và tiến gần tới tính phổ quát của trái tim. Và khi tôi đồng ý để những hàng rào ấy hạ xuống, tôi có một kinh nghiệm về sự chuyển hóa trong sáng nội tại. Tôi đã hiểu rằng, đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, việc cầu nguyện vượt khỏi những hình thức của tin tưởng. Cầu nguyện bắt đầu từ những gì phổ quát của tất cả những tôn giáo gọi mời chúng ta khám phá chiều kích bên trong loài người chúng ta và cải hóa "phẩm chất con người của chúng ta."

 

Tôi thảo luận phạm vi của điều này với Samdhong Rinpoche, thủ tướng của chính  phủ Tây Tạng lưu vong và là bạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma; tôi đã gặp ông khi tôi đang học ở Ấn Độ tại Đại học Tây Tạng ở Sarnath, ông là hiệu trưởng. Tôi đề nghị làm chứng nhân cho tâm linh "cởi mở" này của Đức Đạt Lai Lạt Ma bằng việc xuất bản những bài vở chọn lọc chưa từng được xuất bản trước đây ở Pháp, kể cả bài diễn thuyết ngày 10 tháng Ba và những bài thuyết giảng được thực hiện trên diễn đàn quốc tế. Việc xuất bản này sẽ cho thấy sự ảnh hưởng của tính nhân bản của Đức Đạt Lai Lạt Ma với thế giới chúng ta vào một thời kỳ khủng hoảng trong lịch sử khi sự sống còn của những thế hệ tương lai dường như bị đe dọa. Những sự tuyên bố của ngài, kêu gọi cho một cuộc cách mạng tâm linh và đó cũng là một cuộc cách mạng đạo đức, cố gắng thuyết phục chúng ta công nhận nhân loại là một, trong sự phù  hợp với nguyên tắc của Phật Giáo về liên hệ hổ tương. Sự tỉnh thức rằng mọi thứ là liên hệ với nhau trong trong thực tế chung sức của đời sống được biểu  hiện trong mức độ cá nhân bằng bi mẫn và trên mức độ tập thể bằng trách nhiệm phổ quát. Những quan điểm này đã góp phần cho việc đổi mới thuật ngữ và sự tiến bộ tinh thần của những tài liệu của Liên Hiệp Quốc cống hiến cho một nền văn hóa hòa bình.

 
Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý dàn bài tổng quát tác phẩm của tôi, mà lúc mới đầu tôi đặt tựa đề là Lời Kêu Gọi đến Thế Giới, tôi tự hiến dâng cho nó, và trong phạm vi sự nghiên cứu của tôi cho một hình thức thứ hai liền lũy đã đánh động tôi: đó là sự tương tục thế gian của tư tưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thực tế, mặc dù trải qua năm tháng, những thông điệp của ngài đã được hổ trợ với những liên hệ mới và được nối kết với những sự kiện hiện tại và đến sự phát triển của xã hội đương thời, nhưng việc phân tích những thông điêp đó đã đi theo một chiều hướng dẫn chúng ta trở lại cùng nguồn gốc - một tuệ giác và ân cần dường như không mệt mõi và một lẽ thật bất tận.

 

Tôi có một kinh nghiệm ấn tượng về điều  này trong tháng Hai năm 2008, vào cuối một buổi phỏng vấn dài cho bộ phim Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đời Nối Tiếp Đời. Khi Lhasa và Tây Tạng bừng cháy lên một tháng sau đó, có một thời khắc của  nghi ngờ. Trong sự trình chiếu của nó, như được dự định cho tháng Tám, không phải bộ phim đã được thấy như lạc đề với những sự kiện hiện tại hay sao? Nhưng một cách rất nhanh chóng, rõ ràng rằng trước và sau những sự kiện này, chí nguyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với bất bạo động, hòa giải, và đối thoại vẫn không thay đổi. Tôi đã đi đến kết luận rằng những từ ngữ của ngài có một sự thích hợp không thay đổi với những sự kiện của lịch sử. Lẽ phải của ngài sở hữu một phẩm bất biến hiếm có.

 

Tôi tự hỏi tại sao điều này như vậy. Lý do dường như là tầm nhìn của Đức Đạt Lai Lạt Ma bao quát cuộc sống phổ biến, trong sự nhân nhượng hoàn hảo. Những ai đạt đến trình độ lẽ thật này - được Thánh Gandhi gọi là sự kháng cự thụ động, satyagraba, một vĩ nhân khác của nhân loại và là một bậc quý kính đốivới Đức Đạt Lai Lạt Ma - những sự đối kháng bây giờ không còn phản đối nhau nữa mà ngồi lại với nhau trong sự bổ khuyết hòa hiệp. Vì vậy, người Trung Cộng, thí dụ thế, không phải là những "kẻ thù" mà là "những anh chị em". Sự thử thách của tôi là tạo một cảm quan thâm thúy như vậy trong cấu trúc của quyển sách.

 

Trong phương diện cuối cùng của công việc tôi nhận ra rằng những bản văn của người đầu tiên mà tôi đã lựa chọn để dựng lên một tự truyện tâm linh. Tôi sử dụng thuật ngữ "tâm linh" ở đây trong ý nghĩa mà Đức Đạt Lai Lạt Ma cho nó - được gọi là, sự phát triển toàn diện những giá trị nhân bản là thiết yếu cho sự tốt lành của tất cả. Tôi đã nói chuyện với Samdhong Rinpoche về ý tưởng này vào tháng Mười Hai năm 2008, khi tôi ở Dharamsala. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận thức điều ấy vào đầu tháng Giêng năm 2009, ngài chấp nhận, nói rằng ngài rất vui với khái niệm ấy. Ngài thấy rằng những thông điệp của ngài như được trình bày trong quyển sách này phù hợp với những nguyện vọng căn bản của ngài, và cũng cho phép việc xuất bản những bản ghi chép diễn thuyết của ngài vào ngày 10 tháng Ba năm 2007, được chú thích với những ghi chép tay của ngài và được Samdhong Rinpoche giữ gìn.

 

Tôi hiểu rằng với sự phê chuẩn này thì tôi chạm với thử thách mà tôi thiết lập trong việc viết quyển sách này - sự thử thách của việc làm cho nó thành hiện thực sống động và đem độc giả đến gần đúng mức những từ ngữ của Đức Đạt Lai Lạt Ma để nghe chúng và thiền quán về chúng trong một cuộc đối thoại mạnh mẽ vô tư mà từ đấy hy vọng có thể tỏa sáng.

 

Sofia Stril-Rever/ Sarnath, Tháng Giêng năm 2009

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/05/2012(Xem: 6621)
Nói đến chùa, không thể không nhắc đến Huế. Cố đô là nơi có mật độ chùa chiền thuộc loại cao nhất Việt Nam với trên một trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Lần nào đến Huế tôi cũng đến thăm, lễ Phật và thưởng ngoạn tại ít nhất là 1 ngôi chùa.
20/05/2012(Xem: 8073)
Tháng trước tôi đến dự đám giỗ bố của một người bạn tại ngoại ô thủ đô Hà Nội. Tôi thật bất ngờ khi ở đây có phong tục ăn thịt chó vào ngày giỗ. Mô Phật! Hơn thế nữa, cả nhà lại trực tiếp giết thịt chó tại nhà, tức trực tiếp sát sinh chứ không phải đi mua ngoài chợ. Mô Phật! Đặc biệt hơn cả là chủ nhà giết chính con chó thân yêu mà họ nuôi bấy lâu nay. Thật hết chỗ nói!
20/05/2012(Xem: 7011)
Đại Hội được tổ chức tại Chùa Cổ Lâm - Seattle, ngày 10-12/8/2012 do HT Thích Nguyên An làm trưởng ban tổ chức.
18/05/2012(Xem: 5825)
Hồi nãy, trước khi ra thiền đường, tôi có hỏi thị giả còn mấy phút. Thị giả nói còn mười phút. Mười phút là nhiều hay ít? Và mình sử dụng mười phút đó như thế nào?
18/05/2012(Xem: 6322)
Thưaquý lãnh đạo tâm linh kính mến, quý vị lãnh đạo tổ chức Templeton quý mến và dĩnhiên là những người anh em trên căn bản nhân loại thân mến! Ngôiđền nổi tiếng này, một ngôi đền lịch sử với những khuôn mặt thời đại, với nhữngnụ cười mĩm. Mặc dù tôi không thấy từngkhuôn mặt của mỗi người, nhưng dường như là không có khuôn mặt nào biểu lộ mộtsự sân hận hay không vui nào đấy.
18/05/2012(Xem: 6154)
Tâm chúng ta thêu dệt tạo tác nên mọi điều, nhiều khithật khó lường. Đôi khi nó cất chứa những thông tin vô nghĩa và vứt bỏ nhữngthông tin hữu ích. Tôi luôn nhắc nhở học trò và bạn bè rằng, đừng lưu lại trongtâm những điều vô nghĩa, cuộc sống của bạn rất ngắn ngủi, và khả năng ghi nhớ củatâm bạn cũng rất hữu hạn cho cuộc sống ngắn ngủi này mà thôi. Hãy để dành tâmmình cho những điều hữu ích, đó là những điều giúp bạn trưởng dưỡng một tâmthái lạc quan tích cực thay vì những ảnh hưởng tiêu cực
10/05/2012(Xem: 6910)
... Người ta sinh ra đời không khác gì trái cây ở trên cành: có những trái lớn, có những trái nhỏ; có những trái xanh, có những trái già... Những trái cây ấy đã có lúc sinh ra tức có ngày rụng xuống: trái rụng trước, trái rụng sau... nhưng rồi trái nào cũng phải rụng xuống hết. Rụng xuống để biến thành cành hoa thơm hay rụng xuống để biến thànhcây cỏ dại... nhưng rồi trái nào cũng phải rụng xuống hết. Con người đã có sanhđều có chết. Chết để mà sanh theo nghiệp lực thiện ác, khổ vui, xấu tốt.
06/05/2012(Xem: 6781)
Một trong những biểu tượng của Đạo Phật, Đức Phật Gautama ngồi thiền với bàn tay trái để ngửa trên đùi Ngài, trong khi tay phải chạm đất. Những năng lực ma quỷ đã cố gắng để đẩy Ngài ra khỏi chỗ ngồi, bởi vì vua của chúng, Ma vương, cho rằng vị trí ấy ở dưới cây bồ đề (cây của giác ngộ).
04/05/2012(Xem: 5331)
Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng chánh pháp vẫn được lưu truyền mãi trong thế gian như là một con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự khổ đau để tìm về bờ giải thoát.
04/05/2012(Xem: 6346)
Nhớ Phật đản là nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc đời ô trược này đã từng hiện sinh một Đức Phật đem tình thương và trí tuệ soi sáng nhân gian...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567