Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lắng Nghe Lời Kêu Gọi Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Với Thế Giới

17/06/201920:16(Xem: 5095)
Lắng Nghe Lời Kêu Gọi Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Với Thế Giới

LẮNG NGHE LỜI KÊU GỌI CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VỚI THẾ GIỚI

 

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi lần thứ nhất của Gendun Drup vào năm 1391. Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận về những giai thoại và những thành tựu của các kiếp sống trước của ngài một cách tự nhiên cũng như ngài liên hệ đến những ký ức thời thơ ấu của ngài. Ngài duy trì một nối kết sống động với mười ba vị tiền thân của ngài, thường đề cập đến sự hiện diện quý yêu, quen thuộc của họ. Ngài bây giờ bảy mươi bốn tuổi, nhưng từ khi đảm trách gánh nặng lãnh đạo tâm linh và thế quyền của Tây Tạng, sự tỉnh giác của ngài bao hàm bảy thế kỷ lịch sử.Trong quyển sách này, chúng tôi đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma vào lúc ngài đang quán chiếu vào sự hóa thân kế tiếp của ngài, và ngài biết rằng sự tồn tại hiện tại của ngài đang đi đến chỗ kết thúc. Nhưng ngài cũng biết rằng sự sống của ngài sẽ không chấm dứt với sự chết của ngài.

 

Tuy nhiên, ngài thừa nhận rằng ngài "không là một người đặc biệt" nhưng là "một con người" như mọi người khác. Việc gặp gở ngài chắc chắn gợi lên nhiều câu hỏi, vì không gian "loài người" của ngài không biểu lộ những giới hạn bình thường trong điều kiện của chúng ta; tôi thường tự hỏi sự giảng dạy tinh hoa mà chúng ta tiếp nhận từ ngài có phải đơn giản về việc trở thành con người trọn vẹn không.

 

Tôi tự hỏi mình câu hỏi này một lần nữa vào ngày 10 tháng Ba năm 2006 ở Dharamsala, khi tôi lắng  nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện để kỷ niệm cuộc khởi nghĩa ở Lhasa. Tôi có cảm giác rằng những lời nói của ngài vượt xa khỏi các đám mây phủ trên những đỉnh núi và hàng trăm người tập họp trong một cơn mưa lạnh lẽo, đều đều để  nghe ngài. Ngài kêu gọi cho nhân quyền được tôn trọng ở Tây Tạng, nhưng lĩnh vực những lời nói của ngài là phổ quát. Đó là con người chúng ta, ngài đang bảo vệ để chống lại sự dã man và vô nhân dạo. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang kêu gọi lương tâm của nhân loại.

 

Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới. Ngày hôm ấy tôi đã thấy một sự liên hệ liền lũy thậm thâm giữa tính nhân bản phi thường và ngôn ngữ của ngài như một đạo sư của Thời Luân, và bài diễn thuyết chính trị của ngài. Nghĩ lại điều này, tôi đã hiểu rằng là con người đối với ngài có nghĩa là sống một tính chất tâm linh đến từ trái tim và được biểu hiện đồng thời trong đời sống thường nhật của ngài, như trong sự trao đổi với những nhà khoa học nổi tiếng của thế giới hay những tuyên bố của ngài trong những diễn đàn quốc tế. Chắc chắn rằng không phải bởi may mắn mà Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười Bốn đã đề xuất và thực hiện một chính sách gọi là "Trung Đạo" đối với Trung Cộng, vì Trung Đạo trình bày tinh hoa của tuệ giác nhận thức về tánh không, trong Phật Giáo.

 

Tôi nhận ra rằng với một sự tiếp cận tâm linh như vậy, người ta có thể phá vở những hàng rào thường ngăn cách những hành động, tư tưởng, và cảm giác và tiến gần tới tính phổ quát của trái tim. Và khi tôi đồng ý để những hàng rào ấy hạ xuống, tôi có một kinh nghiệm về sự chuyển hóa trong sáng nội tại. Tôi đã hiểu rằng, đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, việc cầu nguyện vượt khỏi những hình thức của tin tưởng. Cầu nguyện bắt đầu từ những gì phổ quát của tất cả những tôn giáo gọi mời chúng ta khám phá chiều kích bên trong loài người chúng ta và cải hóa "phẩm chất con người của chúng ta."

 

Tôi thảo luận phạm vi của điều này với Samdhong Rinpoche, thủ tướng của chính  phủ Tây Tạng lưu vong và là bạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma; tôi đã gặp ông khi tôi đang học ở Ấn Độ tại Đại học Tây Tạng ở Sarnath, ông là hiệu trưởng. Tôi đề nghị làm chứng nhân cho tâm linh "cởi mở" này của Đức Đạt Lai Lạt Ma bằng việc xuất bản những bài vở chọn lọc chưa từng được xuất bản trước đây ở Pháp, kể cả bài diễn thuyết ngày 10 tháng Ba và những bài thuyết giảng được thực hiện trên diễn đàn quốc tế. Việc xuất bản này sẽ cho thấy sự ảnh hưởng của tính nhân bản của Đức Đạt Lai Lạt Ma với thế giới chúng ta vào một thời kỳ khủng hoảng trong lịch sử khi sự sống còn của những thế hệ tương lai dường như bị đe dọa. Những sự tuyên bố của ngài, kêu gọi cho một cuộc cách mạng tâm linh và đó cũng là một cuộc cách mạng đạo đức, cố gắng thuyết phục chúng ta công nhận nhân loại là một, trong sự phù  hợp với nguyên tắc của Phật Giáo về liên hệ hổ tương. Sự tỉnh thức rằng mọi thứ là liên hệ với nhau trong trong thực tế chung sức của đời sống được biểu  hiện trong mức độ cá nhân bằng bi mẫn và trên mức độ tập thể bằng trách nhiệm phổ quát. Những quan điểm này đã góp phần cho việc đổi mới thuật ngữ và sự tiến bộ tinh thần của những tài liệu của Liên Hiệp Quốc cống hiến cho một nền văn hóa hòa bình.

 
Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý dàn bài tổng quát tác phẩm của tôi, mà lúc mới đầu tôi đặt tựa đề là Lời Kêu Gọi đến Thế Giới, tôi tự hiến dâng cho nó, và trong phạm vi sự nghiên cứu của tôi cho một hình thức thứ hai liền lũy đã đánh động tôi: đó là sự tương tục thế gian của tư tưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thực tế, mặc dù trải qua năm tháng, những thông điệp của ngài đã được hổ trợ với những liên hệ mới và được nối kết với những sự kiện hiện tại và đến sự phát triển của xã hội đương thời, nhưng việc phân tích những thông điêp đó đã đi theo một chiều hướng dẫn chúng ta trở lại cùng nguồn gốc - một tuệ giác và ân cần dường như không mệt mõi và một lẽ thật bất tận.

 

Tôi có một kinh nghiệm ấn tượng về điều  này trong tháng Hai năm 2008, vào cuối một buổi phỏng vấn dài cho bộ phim Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đời Nối Tiếp Đời. Khi Lhasa và Tây Tạng bừng cháy lên một tháng sau đó, có một thời khắc của  nghi ngờ. Trong sự trình chiếu của nó, như được dự định cho tháng Tám, không phải bộ phim đã được thấy như lạc đề với những sự kiện hiện tại hay sao? Nhưng một cách rất nhanh chóng, rõ ràng rằng trước và sau những sự kiện này, chí nguyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với bất bạo động, hòa giải, và đối thoại vẫn không thay đổi. Tôi đã đi đến kết luận rằng những từ ngữ của ngài có một sự thích hợp không thay đổi với những sự kiện của lịch sử. Lẽ phải của ngài sở hữu một phẩm bất biến hiếm có.

 

Tôi tự hỏi tại sao điều này như vậy. Lý do dường như là tầm nhìn của Đức Đạt Lai Lạt Ma bao quát cuộc sống phổ biến, trong sự nhân nhượng hoàn hảo. Những ai đạt đến trình độ lẽ thật này - được Thánh Gandhi gọi là sự kháng cự thụ động, satyagraba, một vĩ nhân khác của nhân loại và là một bậc quý kính đốivới Đức Đạt Lai Lạt Ma - những sự đối kháng bây giờ không còn phản đối nhau nữa mà ngồi lại với nhau trong sự bổ khuyết hòa hiệp. Vì vậy, người Trung Cộng, thí dụ thế, không phải là những "kẻ thù" mà là "những anh chị em". Sự thử thách của tôi là tạo một cảm quan thâm thúy như vậy trong cấu trúc của quyển sách.

 

Trong phương diện cuối cùng của công việc tôi nhận ra rằng những bản văn của người đầu tiên mà tôi đã lựa chọn để dựng lên một tự truyện tâm linh. Tôi sử dụng thuật ngữ "tâm linh" ở đây trong ý nghĩa mà Đức Đạt Lai Lạt Ma cho nó - được gọi là, sự phát triển toàn diện những giá trị nhân bản là thiết yếu cho sự tốt lành của tất cả. Tôi đã nói chuyện với Samdhong Rinpoche về ý tưởng này vào tháng Mười Hai năm 2008, khi tôi ở Dharamsala. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận thức điều ấy vào đầu tháng Giêng năm 2009, ngài chấp nhận, nói rằng ngài rất vui với khái niệm ấy. Ngài thấy rằng những thông điệp của ngài như được trình bày trong quyển sách này phù hợp với những nguyện vọng căn bản của ngài, và cũng cho phép việc xuất bản những bản ghi chép diễn thuyết của ngài vào ngày 10 tháng Ba năm 2007, được chú thích với những ghi chép tay của ngài và được Samdhong Rinpoche giữ gìn.

 

Tôi hiểu rằng với sự phê chuẩn này thì tôi chạm với thử thách mà tôi thiết lập trong việc viết quyển sách này - sự thử thách của việc làm cho nó thành hiện thực sống động và đem độc giả đến gần đúng mức những từ ngữ của Đức Đạt Lai Lạt Ma để nghe chúng và thiền quán về chúng trong một cuộc đối thoại mạnh mẽ vô tư mà từ đấy hy vọng có thể tỏa sáng.

 

Sofia Stril-Rever/ Sarnath, Tháng Giêng năm 2009

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2016(Xem: 11994)
Tôi tình cờ có được cuốn sách “Nhân tố Enzyme – phương thức sống lành mạnh” của tác giả Hiromi Shinya một cách tình cờ. Tôi đọc ngấu nghiến một mạch hết cuốn sách bởi được dịch giả Như Nữ khuyên rằng tôi rất nên đọc. Phải nói thật rằng, vốn là con mọt sách, mê đọc sách vô cùng, nhưng đã lâu lắm rồi tôi mới đọc được 1 cuốn sách thú vị và bổ ích đến thế. Cá nhân tôi rất ấn tượng với tít phụ trên bìa sách rằng đây là phương thức sống lành mạnh và lời nói đầu đặt ra vấn đề, rằng bạn có thể sống lâu mà không bệnh tật của chính tác giả.
25/12/2016(Xem: 9346)
Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo. Ngài đã thuyết giảng bài Kinh này cho 5 người bạn đồng tu khổ hạnh với Ngài trước kia là Kondanna (người Trung Hoa phiên âm là Kiều Trần Như), Bhaddiya, Vappa, Mahanama, Asaji tại vườn Lộc Uyển (Deer Park). Bài thuyết Pháp này được ghi lại trong Bộ Kinh Tương Ưng (Samyutta Nikaya) quyển V (Pali edition, p.420).
24/12/2016(Xem: 8239)
Trong từ đạo Phật, "đạo" là con đường, "Phật" là giác ngộ. Thực hành lời Phật chỉ dạy đi con đường giác ngộ giải thoát, đó mới là tu.
22/12/2016(Xem: 10734)
Lợi ích của thiền hành Hòa thượng U Silananda Trong các khóa thiền tập của chúng ta, các thiền sinh phải tập chú niệm trong cả bốn tư thế đi, đứng, ngồi, nằm. Họ phải duy trì chánh niệm trong mọi thời khắc, ở mọi tư thế của họ.
22/12/2016(Xem: 8312)
Mẹ ưu sầu suốt một tháng qua. Có lẽ giữa mẹ và cha có bất đồng xích mích về chuyện gì đó, mà tôi không được rõ. Cha mất việc làm, nói đúng là bị đuổi việc, bởi một sự trù dập trả đũa về chuyện cha viết bài báo tố cáo những hành vi tiêu cực của ban giám đốc cơ quan.
22/12/2016(Xem: 10633)
Khi đông vừa tàn là xuân đến, vẽ đẹp cao quý trong ngày xuân là mọi người có dịp làm mới lại những truyền thống văn hóa, đạo đức và di huấn của tổ tiên chúng ta để lại. Những người con Việt dù ở đâu không quên văn hóa mừng xuân, gửi cho nhau câu chuyện tâm tình về quê hương xứ sở.
22/12/2016(Xem: 28429)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 8273)
Ngày cô gái chuẩn bị về nhà chồng, cô đến đảnh lễ Phật và xin đôi lời dạy bảo. Phật nói cô giữ gìn 2 điều: Một là, đừng mang lửa từ nhà ra ngoài và cũng đừng mang lửa từ ngoài vào nhà. Hai là phải luôn soi gương. Cô gái không hiểu, xin Phật dạy rõ.
18/12/2016(Xem: 6117)
Như thông lệ hằng năm, giữa tháng 12 là lúc thời điểm Pháp hội Puja of Merit Accumulation khai hội tu tập & cầu nguyện cho'' Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này, chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 1 tuẫn lễ pháp hội diễn ra. (Dec 15 to Dec 22-2016)
14/12/2016(Xem: 13239)
Bước vào thiên niên kỷ mới, trong mười năm của giai đoạn đầu tiên (2006-2016), Phật giáo đã khai dụng được nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối diện với lắm thách thức giữa một thế giới đầy biến động. ● Xin nhận diện một số cơ hội: Xu thế mà người dân trong hai lục địa Âu và Mỹ đón nhận Phật giáo vừa như một triết lý sống nhân bản, vừa như một khoa học trị liệu hiệu quả đã bước qua khỏi giai đoạn nghiên cứu kinh viện để lan tỏa ra trong nhiều lãnh vực ứng dụng thiết thực khác của đời sống. – Hiện tượng những tổ chức Phật giáo quốc gia đơn lẽ đang nhịp nhàng gia nhập vào các mạng lưới Phật giáo quốc tế đã trở nên chặt chẻ hơn. – Những công trình nghiên cứu và khảo sát kinh điển Phật pháp càng lúc càng nhiều và càng có phẩm chất nhờ ứng dụng công nghệ thông tin khi xử lý các văn bản. – Nghệ thuật và văn học Phật giáo được giới trí thức trên thế giới khám phá và xác nhận như một dòng chủ lưu đóng góp vào những giá trị nhân văn của nhân loại – …
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]