Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Biết Sống Tùy Duyên

08/05/201907:44(Xem: 7152)
Người Biết Sống Tùy Duyên
blank
Namo Sakya Muni Buddhaya
Người Biết Sống Tùy Duyên
Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại,
 ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp 
hội tụ. Nhiều khi chính thái độ ngưng đối kháng và bình thản chờ 
đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân 
duyên tốt đẹp khác.
Ta đừng quên khi một việc được thành tựu thì phải hội tụ hàng 
triệu nhân duyên, nếu chỉ thiếu một duyên thì nó cũng có thể 
không tựu thành. Nếu ta có hiểu biết sâu sắc hay từng trải 
nghiệm thì trong vài trường hợp ta có thể đoán biết được mình 
nên làm gì và không nên làm gì để cho nhân duyên tốt hội tụ 
đầy đủ trở lại và nhân duyên xấu sớm tan biến đi.
Ta thường gọi nhân duyên tốt là thuận duyên, và nhân duyên
 xấu là nghịch duyên, tức là những điều kiện có lợi và bất lợi cho ta. 
Có những duyên thuận với ta, nhưng nghịch với kẻ khác và ngược lại. 
Đó chỉ là nói trong phạm vi con người, trong khi nhân duyên luôn 
xảy ra với vạn vật trong khắp vũ trụ. Bản chất của nhân duyên thì 
không có thuận nghịch, tốt xấu. Nó chỉ hội tụ hay tan rã theo sự 
thích ứng giữa các tần số năng lượng phát ra từ mọi cá thể mà thôi. 
Ấy vậy mà thói quen của hầu hết chúng ta khi đón nhận thuận duyên
 thì luôn cảm thấy sung sướng và rất muốn duy trì mãi nhân duyên
 ấy, cón khi gặp phải nghịch duyên thì luôn cảm thấy khó chịu và 
tìm cách tránh né hay loại trừ.
Nhưng chưa hẳn thuận duyên sẽ đem lại giá trị hạnh phúc hay
 nghịch duyên sẽ mang tới khổ đau, bởi có khi nghịch duyên đưa
 tới sự trưởng thành, còn thuận duyên sẽ khiến ta yếu đuối. Và 
nhiều khi thuận duyên ban đầu nhưng lại biến thành nghịch duyên
 sau này, có khi nghịch duyên bây giờ nhưng lại biến thành thuận 
duyên trong tương lai. Tất cả đều tùy thuộc vào bản lĩnh và thái 
độ sống của ta.
Do đó, ta không cần phải khẩn trương thay đổi những nhân
 duyên mà mình không hài lòng, hay cố gắng tìm kiếm những 
nhân duyên mà mình mong đợi. Khi tâm ta đã vững chãi đủ để
 tạo ra những nhân duyên an lành thì những nhân duyên tương 
ứng sẽ tự động kết nối. Mà sự thật khi tìm được sức sống từ nơi
 chính mình rồi thì ta sẽ không còn coi là quan trọng những giá 
trị bên ngoài nữa. Nhân duyên nào cũng được cả, 
thong dong tự tại.
Đức Đạt-lai Lạt-ma có dạy: ''Hãy nhớ rằng khi không đạt được 
những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt vời.''
- Gặp gỡ trên đời một chữ Duyên
Trân trọng ben nhau phút hiện tiền
Người đến ân cần cho hết dạ
Người về, thôi vướng bận niềm riêng..

Như Nhiên
Namo Buddhaya
 
blank
Phật Đản Rạng Niềm Vui
 
Chuông chùa nhè nhẹ ngân trong sớm
Loan báo tin mừng Phật đản sinh
Hương Từ dìu dịu.. niềm vui chớm
Nở đẹp trên môi khắp hữu tình..
 
- Thức dậy đi em Phật đản về!
Ánh hào quang rạng giữa đời mê
Cỏ cây, sông núi.. bừng khai hội
Một ngày an lạc khắp sơn khê.
 
Chắp tay sen búp trước Phật đài
Ngước nhìn theo bảy bước hoa khai
Phật về rạng rỡ vầng dương chiếu
Rọi nắng Từ bi ấm vạn loài..
 
Nơi nơi chốn chốn báo tin lành..
Nghe những ưu phiền tan biến nhanh
Lắng đọng tâm tư cùng hướng Phật
Đồng niệm Như Lai dạ chí thành...
 
- Phật về như rưới mưa mùa Hạ
Cõi đời nhiệt não hóa thanh lương.
Chúng con xin cúi đầu thâm tạ
Mừng kiếp nhân sinh hết lạc đường..
 
Tha thiết dâng lên tiếng nguyện cầu
Trong mùa Phật đản khắp năm châu
Thái bình, an lạc tràn muôn lối
Thế giới hòa vui Ánh Đạo Mầu.
 
Như Nhiên
T TTuệ
blank
blank
blank
blank
blank
 
Kính chia sẻ cùng cà nhà hình ảnh sinh hoạt của khóa tu 
tại Trung tâm thiền Thiện Đức tiểu bang Virginia Hoa Kỳ 
(Chủ Nhật ngày 5. May 2019)
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank

blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank

blank
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
 
 
 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2012(Xem: 8599)
Khóa An Cư Kiết Hạ Tại Chùa Bát Nhã Do GHPGVNTNHK Tổ Chức Từ 19-30/6/2012
21/06/2012(Xem: 7545)
Bấy giờ, tại thành Xá-Vệ, có Bà-la-môn Trường-Thân tổ chức đại hội cúng tế rất lớn, các lễ vật gồm bảy trăm con vật và các thức ăn thức uống cũng được chuẩn bị một cách đầy đủ. Thành phần tham dự gồm có dân chúng trong vùng, các viên chức sắc trong cả nước Xá-Vệ đến, đặc biệt hơn nữa là nhiều người từ các nước khác cũng sẽ đến dự kỳ đại hội cúng tế lớn lao này.
19/06/2012(Xem: 7170)
Không như các tôn giáo khác có thể có những cấm điều hay định chế được thiết lập sẵn dựa theo chủ quan của vị giáo chủ, mọi định chế của Phật giáo đều xuất hiện sau khi Tăng đoàn đã được thành lập.
19/06/2012(Xem: 16021)
Trongnhững năm qua, tác giả/ dịch giả Hoang Phong (Nguyễn Đức Tiến) đã gửi tặng Thư ViệnHoa Sen một số đầu sách và CD Phật giáo do ông biên soạn và dịch thuật được Phậttử Phú Ngọc, pháp danh Diệu Châu ở TP. Sài Gòn phát tâm chuyển giúp quà biếuquý giá này qua đường bưu chính.
17/06/2012(Xem: 7860)
Đây là lần đầu tiên chúng tôi được thăm viếng và làm quen quý Phật tử. Qua lời giới thiệu của Thầy chúng tôi, sáng nay chúng tôi được phép thay nhọc cho Thầy nói chuyện Phật pháp tại Thiền tự Vạn An cùng quý Phật tử. Lâu nay ở quê nhà, có một số Phật tử phát tâm tu học và đủ điều kiện thực hành công phu tu tập. Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một các
17/06/2012(Xem: 6497)
Điều 1- Người Phật tử chân chính phải nên siêng năng chuyên cần học hỏi, có tư duy, có suy xét, có chiêm nghiệm và biết cách áp dụng lời Phật dạy. Xem tam tạng kinh điển gồm có kinh, luật, luận là những lời dạy minh triết, là món ăn tinh thần nhằm giúp cho ta biết cách dứt ác làm lành. Điều 2- Người Phật tử chân chính, nên cố gắng sắp xếp thời gian thuận tiện để đến các trung tâm văn hóa Phật giáo, các lớp giáo lý phổ thông ở các chùa, thiền viện, các buổi thuyết pháp vào ngày sám hối, ngày vía Phật, Bồ-tát.
16/06/2012(Xem: 6416)
Điều 1- Ý thức được khổ đau do giết hại gây ra, người Phật tử chân chính phát nguyện không sát sinh hại vật dưới mọi hình thức, nhất là sự sống của con người, động vật và thiên nhiên. Phải biết tôn trọng và thể hiện tình thương yêu và bảo vệ sự sống của muôn loài.
16/06/2012(Xem: 6413)
Điều 1- Người Phật tử chân chính thờ phượng hình ảnh tượng Phật, Bồ-tát, A-la-hán và Thánh Tăng để được chiêm bái, học hỏi qua công hạnh độ sinh, không biết mệt mỏi, nhàm chán mà vẫn an nhiên tự tại để làm gương sáng cho cuộc đời, nhằm làm chỗ dựa tinh thần cho bản thân, gia đình và xã hội.
14/06/2012(Xem: 8532)
Tình yêu thương có năng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi.
05/06/2012(Xem: 35841)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]