Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xin chào nguyên xuân!

13/02/201914:28(Xem: 4683)
Xin chào nguyên xuân!


capmatPhat_daovanbinh
Xin chào nguyên xuân!


Mắt ta bị bệnh, ta nhìn muôn vật bị nhòe, khiến ta không gọi đúng tên của muôn vật mà ta muốn gọi. Ta cứ gọi hoài, nhưng chẳng có vật nào lên tiếng với ta. Ta bắt đầu thất vọng và buồn chán, chất liệu buồn chán của những chủng tử tâm hành ấy, kích hoạt não trạng của ta, khiến não trạng của ta rỉ chảy ra những sinh chất không lành mạnh gây thiệt hại cho thân tâm ta. Tâm bệnh, thân nào an? Thân bệnh, tâm nào an? Cả thân tâm đều bệnh, bình an của ta nằm ở nơi nào? Xuân của đời ta đang ở nơi đâu?!

Có một cô bé xin mẹ đi cắt tóc dài thành ngắn để vui xuân, mẹ cô nói: “Con hãy xin bà nội và ba, nếu bà nội và ba đồng ý, mẹ sẽ đưa con đi!”. Cô bé liền thưa: “Sao tóc của con mà con không được cắt, con lại phải đi xin, con không xin ai hết, con tự giải quyết?!”.

Cô bé trả lời với mẹ rất thông minh, nhưng thông minh nửa vời, tạo nên cả một sự buồn chán cho cả hai người. Có thể cô bé đã tiếp cận nền giáo dục nửa vời đối với “quyền trẻ em”, nên cô ta đang đòi hỏi quyền làm người lớn ở trong một gia đình.

Nhưng trong gia đình chẳng có ai cấm cô ta làm người lớn đâu? Bà nội cũng muốn cháu lớn, cha mẹ cũng muốn con lớn và chính cô bé cũng muốn cô lớn. Lại nữa, cả xã hội cũng đều muốn cô ta lớn lên mà?! Nhưng bà nội muốn cháu lớn theo cách của mình; cha mẹ muốn con cái lớn theo cách của cha mẹ và chính cô bé cũng muốn mình lớn theo cách riêng của mình và xã hội cũng muốn cô bé lớn lên theo cách quy ước của xã hội, vì vậy mà tất cả đang nhìn nhau và đối xử với nhau bằng đôi mắt bị nhòe.

Mắt đã bị nhòe thì cho dù ta muốn gọi đúng tên của muôn vật hay của mọi người, nhưng chẳng có cái gì hay chẳng có ai lên tiếng trả lời cho ta cả và nếu có lên tiếng hay trả lời cũng chỉ lên tiếng và trả lời một cách vu vơ như một người thính giác bị khuyết tật trả lời tiếng gọi từ một người mắt nhòe. Trong khi ấy, thực tại bình an vẫn nằm yên bất động, chỉ có vọng tưởng với vọng tưởng khuấy động nhau, tạo thành những huyễn cảnh buồn vui rối rắm cho nhau đó thôi!

Muốn chữa bệnh mắt nhòe, ta hãy nhìn sâu vào thân thể của ta đang dư chất gì và thiếu chất gì về mặt sinh học, để tăng và giảm một cách hợp lý đối với chúng, tạo nên một sự quân bình giữa cung và cầu cho cơ thể, mắt nhòe về sinh học của ta tự hết, bấy giờ ta sẽ gọi tên muôn vật đúng như những gì nhận thức của gia đình và xã hội quy ước.

Nhưng chữa bệnh mắt nhòe không dừng lại ở đó, ta hãy nhìn sâu vào những chủng tử tâm hành, để ta có thể nhận ra nguyên nhân nào đưa tới mắt nhòe, duyên nào đã tác động làm cho mắt nhòe sinh khởi và hậu quả của mắt nhòe đem lại gì cho ta, cho gia đình và xã hội của ta?

Mắt nhòe có gốc rễ từ nơi tâm vẩn đục, không trong sáng của ta. Ta chưa hề và không bao giờ có một cái ta nào riêng biệt mà ta cứ tưởng rằng, ta đang có một cái ta ấy. Ta đang thần tượng cái ta ấy của ta. Ta vui và buồn theo vọng tưởng của cái ta ấy, khiến mọi ứng xử của ta từ bản thân, đến gia đình và xã hội như người bị mắc bệnh mắt nhòe.

Thực tập buông bỏ những hạt giống ích kỷ, tự ái, chấp ngã từ vô minh mù quáng và từ mê tín đến cuồng tín đối với một bản ngã hay đối với một cái ta, ta sẽ có đôi mắt sáng trong để nhìn muôn vật và nhận ra muôn vật đều là bạn của ta, ta gọi tên chúng và chúng cùng ta mỉm cười, rồi cùng nhau tự nhủ: “té ra thật tế là vậy!”. Bấy giờ, vui buồn chợt bay, rối rắm tự giải, nguyên xuân của đất trời và của tâm ta cùng tương giao hiện hữu.


   HT. Thích Thái Hòa

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2013(Xem: 5271)
Năm mươi lăm tuổi đời Trôi qua thật là nhanh Bốn mươi lăm tuổi lẻ Tôi mãi bận phân tranh Với cuộc đời nghiêng ngữa Mười năm rồi cũng nhanh Tôi về nương tựa Phật Mặc cho tháng ngày xanh Vẫn âm thầm lặng lẽ Cùng bao nỗi đua tranh Tôi yên bình niệm Phật Tìm nơi chốn an lành.
19/09/2013(Xem: 24369)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
19/09/2013(Xem: 9338)
Chẳng là một tối nọ tình cờ tôi xem được đoạn phim Nghịch Duyên của hãng phim Mã Lai, tả một câu truyện có thật xảy ra tại Trung Quốc từ thời xa xưa nào đó. Nhân vật chính chỉ có hai người là Chàng và Nàng, hay anh Chồng và chị Vợ, họ lấy nhau đã lâu nhưng không có con. Vợ chồng sống khá hạnh phúc với nghề bán rau cải tươi ngoài chợ. Cho đến một hôm chị Vợ nghe được một bài Pháp của một vị Hòa Thượng giảng về công năng của câu Niệm Phật sẽ được vãng sanh.
19/09/2013(Xem: 7730)
Hôm nay đạo tràng chùa Linh Thứu hân hoan đón chào phái đoàn Phật tử từ các nơi trên thế giới, đổ dồn về dự buổi Huân Tu Phật Thất do Thầy Hạnh Tấn hướng dẫn. Này nhé! Thầy Tâm Ngoạn một du Tăng đến từ Nam Cali xứ Cờ Hoa, Thầy Hạnh Tấn của chúng ta như các bạn đã biết,
18/09/2013(Xem: 9483)
Các tập đoàn công nghệ toàn cầu đang tìm cách ứng dụng sự thực tập chánh niệm và thiền định vào hoạt động của mình để có được hạnh phúc và sự phát triển bền vững. (Được chuyển ngữ từ bài viết “Google seeks out wisdom of Zen Master Thich Nhat Hanh” của tác giả Jo Confino đăng trên tờ The Guardian ngày 5/9/2013).
17/09/2013(Xem: 21310)
Trong khuôn khổ của chương trình Giáo dục thường xuyên thuộc ngành y (Continuing Medical Education) của Viện đại học Harvard. Được tổ chức bởi Trường đại học Y khoa Harvard (Harvard Medical School) mà đứng đầu là các Giáo sư danh tiếng như: Christopher Germer, Judy Reiner Platt và Ronald D. Siegel vào các ngày 11 và 12 tháng Chín 2013 tại thính đường lớn của Boston Park Plaza Hotel, với một ban Giảng huấn hùng hậu gồm 14 vị Giáo sư đứng đầu là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sau đó mới tới các vị Giáo sư danh giá như: Lilian Cheung, Alice Domar, Elissa Ely, Christopher Germer, Devon E. Hinton, Judith V. Jordan, Jon Kabat-Zinn, David Leisner, Judy Reiner Platt, Susan M. Pollak, Ronal Siegal, David A. Sieberweig và Barent Walsh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567