Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13 - Mở rộng chu vi của từ ái yêu thương

09/02/201920:15(Xem: 3534)
13 - Mở rộng chu vi của từ ái yêu thương

MỞ RỘNG CHU VI CỦA TỪ ÁI YÊU THƯƠNG

 

 

 

 

Với từ ái các con sẽ đạt được tám phẩm chất thánh thiện -

Chư thiên và con người sẽ thân thiện,

Ngay cả những phi nhân sẽ hộ vệ,

Các con sẽ có nhiều niềm vui tinh thần và vật chất,

Không phải cố gắng các con cũng sẽ đạt được những mục tiêu của các con.

Và được tái sinh trong những tình trạng diệu kỳ

 

- LONG THỌ, Tràng Hoa Quý Báu

 

 

 

 

Trau dồi từ ái làm tiến bộ nguyện ước chúng sinh đánh mất hạnh phúc sẽ gặp gở hạnh phúc và nguyên nhân của nó.  Bây giờ, mục tiêu là để mở rộng phạm vi từ ái của chúng ta vượt khỏi phạm vi hiện tại.  Chẳng hạn sự mở rộng sẽ đến một cách tự nhiên trong sự thực tập của chúng ta sau khi đã phát triển một cảm nhận tình cảm với người khác, những người muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau.  Nhưng bước trước kia đã chuẩn bị để chúng ta có thể mở rộng một cách dễ dàng cảm giác nồng ấm đến càng nhiều chúng sinh hơn, đem họ vào trong tình cảm của chúng ta bất chấp họ là thân hữu, người trung tính hay kẻ thù trong hiện tại.

 

Nhưng ở những giai tầng đầu của sự thực tập, chúng ta có những trình độ khác nhau của từ ái - mạnh mẽ hơn cho những ai, trong kiếp sống hiện tại, gần gũi hơn với chúng ta và yếu kém hơn cho những ai trong hiện tại không quá gần gũi.  Khi chúng ta thực tập và tiến bộ dần dần, năng lực của lòng từ ái của chúng ta sẽ không phân biệt giữa những người thân và thù.  Lòng từ ái yêu thương lan tỏa cùng khắp, bình đẳng như vậy không đến ngay lập tức; nó phải được trau dồi.  Như tôi đã nói trước đây, trong những giai tầng khởi đầu của sự thực tập, từ ái, bi mẫn, niềm tin, v.v... thường lẫn lộn với một ít cảm xúc phiền não.  Những kỷ năng quán chiếu phản ảnh là cần thiết đề mở rộng phạm vi lòng từ ái yêu thương của chúng ta bao trùm ngày càng nhiều người hơn.

 

 

TRAU DỒI LÒNG TỪ ÁI YÊU THƯƠNG

 

Thật dễ dàng hơn để bắt đầu với người thân, vậy thì hãy bắt đầu ở đây để kinh nghiệm sự thay đổi  nhận thức thành tâm khi chúng ta quan tâm đến họ từng người một:

 

1- Bắt đầu với người thân nhất, hãy nghĩ:

 

Đây là người muốn hạnh phúc nhưng đã đánh mất. Thật là dễ thương làm sao nếu người ấy có thể thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của nó.

 

Thiền quán về đề mục này thật dài lâu cho đến khi chúng ta phát sinh một cảm nhận yêu mến người thân nhất như cách một bà mẹ yêu mến đứa con yêu thương của bà.  Mặc dù điều này sẽ dễ dàng cho chúng ta để thực hiện cho người thân nhất, một người tốt với ta, hãy từ từ, và chú ý cảm nhận của chúng ta, đây sẽ là kiễu mẫu để ta mở rộng đến người khác.

 

2-  Tiếp tục cùng phương pháp thiền quán với sự quan tâm đến nhiều người thân hữu hơn cho đến khi nguyện ước này cho hạnh phúc và cho nguyên nhân của nó mạnh mẽ tương đồng với tất cả mọi người trong họ.  Từng người một:

 

Nếu cảm giác ở đây của chúng ta không mạnh mẽ như những người này là người thân nhất, làm sống lại tác động của những bước trước; phản chiếu trên sự tương đồng của tất cả những người thân trong sự mong muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau; phản chiếu rằng trong phạm vi của sự luân hồi, họ đã từng là người thân nhất của ta - đã từng ân cần một cách bình đẳng với ta,và xứng đáng để được đền đáp lại lòng ân cần tử tế ấy.

 

3- Tưởng tượng một người trung tính trước mặt chúng ta, nghĩ một cách sâu lắng rằng:

 

Con người này muốn hạnh phúc nhưng đã đánh mất.  Thật là dễ thương làm sao nếu người ấy có thể thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của nó.

 

Hãy chắc chắn đừng để sự thiền quán này bẹp dí thành chỉ là chữ nghĩa: mục tiêu của chữ nghĩa là sự chuyển hóa.

 

4- Tiếp tục cùng sự thiền quán với sự quan tâm đến nhiều người trung tính hơn cho đến khi nguyện ước này vì sự hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của nó là mạnh mẽ đồng đẳng cho người thân và người trung tính.

 

5- Tưởng tượng  những kẻ thù tối thiểu trước mặt chúng ta, quán chiếu:

 

Con người này muốn hạnh phúc nhưng đã đánh mất.  Thật là dễ thương làm sao nếu người ấy có thể thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của nó.

 

Duy trì với sự thực tập này cho đến khi ta thực sự cảm nhận cùng lòng nguyện ước chân thành vì hạnh phúc và nguyên nhân của nó cho người này, người đã làm tổn hại ta và người thân của ta - cho đến khi nguyện ước này mạnh mẽ như những người thân và người trung tính.

 

6- Tiếp tục cùng sự thực tập với sự quan tâm đến một kẻ thù khác, chẳng hạn như ai đấy đã làm cho ta chán nãn tại sở làm hay ở nơi công cộng.  Với mỗi sự thành công mới, đưa thêm những kẻ thù càng lúc càng nhiều hơn, dần dần mở rộng phạm vi lòng từ ái yêu thương của chúng ta.

 

Lòng từ ái yêu thương không thành kiến là khó khăn không thể phủ nhận, nhưng nếu chúng ta thực tập cách này với một sự quyết tâm lớn lao, thế rồi ngày qua ngày, tuần qua tuần, tháng qua tháng, thái độ của chúng ta sẽ được chuyển hóa.

 

LÀM SÂU SẮC LÒNG TỪ ÁI YÊU THƯƠNG

 

Làm nổi bật kinh nghiệm của việc tìm cầu sự cát tường của người khác một cách mật thiết bằng việc bổ sung một nguyện ước mạnh mẽ hơn,  kêu gọi cho một sự cải thiện của họ để tạo nên hiệu quả. Hãy sử dụng cùng kiểu mẫu như trên.

 

1- Bắt đầu với người thân nhất, hãy nghĩ:

 

Con người này muốn hạnh phúc nhưng đã đánh mất.  Nguyện cho người này được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của nó.

 

2- Mở rộng cùng nguyện ước đến nhiều người thân hữu hơn cho đến khi lời kêu gọi cho hạnh phúc và nguyên nhân của nó là mạnh mẽ đồng đẳng cho tất cả bọn họ.

 

Con người này muốn hạnh phúc nhưng đã đánh mất.  Nguyện cho người này được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của nó.

 

3- Tưởng tượng một người trung tính trước mặt ta, nghĩ từ chiều sâu của đáy lòng:

 

Con người này muốn hạnh phúc nhưng đã đánh mất.  Nguyện cho người này được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của nó.

 

4-  Tiếp tục cùng sự thiền quán với sự quan tâm đến nhiều người trung tính hơn cho đến khi lời kêu gọi cho hạnh phúc và nguyên nhân của nó là mạnh mẽ đồng đẳng cho người thân và người trung tính.

 

 5- Tưởng tượng những kẻ thù tối thiểu trước mặt chúng ta, quán chiếu:

 

Con người này muốn hạnh phúc nhưng đã đánh mất.  Nguyện cho người này được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của nó.

 

Áp dụng những sự quán chiếu đa dạng căn cứ trên những bước phía trước cho đến chúng ta trải nghiệm cùng lòng mong muốn chân thành cho hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của nó cho con người này những người đã từng làm tổn hại ta và người thân của ta - cho đến khi cũng mạnh mẽ như là đối với người thân và người trung tính.  Điều này cần thời gian.

 

6- Tiếp tục cùng phương pháp thiền quán với sự quan tâm đến một người thù khác, người nào đấy đã từng quấy nhiễu và làm ta khó chịu.

 

Con người này muốn hạnh phúc nhưng đã đánh mất.  Nguyện cho người này được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của nó.

 

Khi cảm giác của chúng ta là mạnh mẽ và chân thành, rồi thì quan tâm đến một kẻ thù khác, và rồi một kẻ thù khác, dần dần mở rộng chi vi lòng từ ái yêu thương của chúng ta.  Hiệu quả là thậm thâm.

 

 

ĐẢM ĐƯƠNG NHIỆM VỤ

 

Sự phát sinh lòng từ ái và bi mẫn này cho người khác thay đổi chúng ta, nhưng những con người là đối tượng của những cảm nhận này vẫn đang khổ đau.   Đã phát sinh hai trình độ của từ ái yêu thương, bước tiếp theo là phát triển khuynh hướng mạnh mẽ hơn, "tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể để làm cho người ấy được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc!"  Ở đây,  chúng ta ở trong một quyết tâm mạnh mẽ không chỉ để thay đổi thái độ của chính chúng ta trong tâm mà thật sự là để giúp đở những chúng sinh khác trở nên được thiết lập trong hạnh phúc qua nổ lực của chính chúng ta.

 

Khuynh hướng cao thượng sẽ ban cho chúng ta một lòng can đảm để dấn thân trong nhiệm vụ to lớn vì lợi ích của tất cả chúng sinh.  Khi chúng ta có sức mạnh của tâm, càng gian lao thử thách, ý chi càng lớn mạnh hơn sẽ là quyết tâm và lòng can đảm của  chúng ta.  Gian khó sẽ phục vụ để làm sắc bén sự quyết tâm của chúng ta.

 

Nơi nào có ý chí, sẽ có một cung cách, thật sự đúng đắn.  Khi chúng ta bị vướng vào một hoàn cảnh khó khăn, nếu ý chí chúng ta, hay lòng can đảm,  nhỏ bé đi, nếu chúng ta rơi vào sự lười biếng hay cảm thấy kinh khủng với nhiệm vụ, nghĩ rằng chúng ta không thể tháo gở sự khó khăn này, sự suy giảm ý chí này không bảo vệ chúng ta khỏi khổ đau và sẽ có khuynh hướng tạo thêm khổ đau.  Chúng ta phải phát sinh lòng can đảm đồng đẳng với kích thước những khó khăn mà chúng ta đối diện.

 

Kỷ năng sau đây sẽ làm sâu sắc ý chí của chúng ta và cảm nhận liên hệ:

 

1- Bắt đầu với người thân nhất, hãy nghĩ:

 

Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể để làm cho người ấy thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc!

 

Chú ý sức mạnh cảm giác liên hệ của chúng ta, cảm nhận có ý nghĩa với chúng ta.

 

2- Hãy mở rộng cùng mục tiêu đến nhiều hơn những người thân hữu cho đến khi sự liên hệ của chúng ta trong sự đạt đến hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của nó là mạnh mẽ đồng đẳng cho tất cả những người ấy.

 

Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể để làm cho người ấy thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc!

 

3-  Tưởng tượng một người trung tính trước mặt chúng ta, nghĩ trong chiều sâu thẩm:

 

Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể để làm cho người ấy thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc!

 

4- Tiếp tục cùng đề mục thiền quán với sự quan tâm đến nhiều và nhiều hơn những người trung tính cho đến khi sự liên hệ của chúng ta trong sự đạt đến hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của nó là mạnh mẽ đồng đẳng cho những người thân và người trung tính.

 

5- Tưởng tượng những kẻ thù  tối thiểu trước mặt chúng ta, quán chiếu:

 

Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể để làm cho người ấy thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc!

 

Tiếp tục thiền quán cho đến khi ta kinh nghiệm - một cách mạnh mẽ như chúng ta hành động với người thân và người trung tính - cùng sự liên hệ sâu thẩm trong sự đạt đến hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của nó.  Điều này cần thời gian.

 

6- Tiếp tục sự thực tập với một  kẻ thù khác, người nào đấy đã từng quấy nhiễu và làm ta khó chịu:

 

Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể để làm cho người ấy thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc!

 

Khi cảm nhận của chúng ta mạnh mẽ và chân thành, thế thì quan tâm đến một kẻ thù khác, dần dần mở rộng phạm vi chí nguyện từ ái yêu thương của chúng ta.  Chúng ta sẽ phải ngạc nhiên với những hiệu quả ấy.

 

KỶ NĂNG HỔ TRỢ

 

Trong sự thực tập hàng ngày, phản chiếu trên những lợi ích của từ ái, bi mẫn, ân cần tử tế, v.v... sau đó phản chiếu trên những bất lợi của sân giận.  Sự quán chiếu liên tục ý nghĩa như vậy, sự hiểu rõ giá trị về từ ái lớn mạnh,  việc làm hồi phục và tăng cường - tất cả có ảnh hưởng đến việc làm giảm thiểu cấu trúc của chúng ta cho thù hận và đạt được sự quan tâm của chúng ta cho từ ái yêu thương.  Qua năng lực của sự thấu hiểu này, ngay cả sân giận sẽ thay đổi chức năng của nó và được làm cho giảm bớt đi.

 

***

 

Đây là phương pháp để thực tập: với thời gian, những thái độ tinh thần có thể thay đổi.  Tất cả những phẩm chất tốt đẹp được gieo trồng và trau dồi qua hàng tháng và năm.  Chúng ta không thể biết đâu rằng khi đi ngủ đêm nay như một người bình thường và thức dậy sáng mai với sự thân chứng cao thượng.

 

 Nguyên tác: Widening the circle of love

Ẩn Tâm Lộ ngày 14-3-2012

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2010(Xem: 5838)
Kính lễ Kim Cương Thượng Sư Tôn! Đấng Pháp Vương Drukpa tôn quý, Ngài là chủ hết thảy Đạo sư, Mang phúc lợi nhiêu ích hữu tình. Dưới gót sen cao quý quang vinh, Dốc lòng thành con nguyện quy kính! Đức Long Thọ Bồ Tát dạy rằng: “Giới luật, giống như căn bản của thế và xuất thế, là nền tảng của hết thảy trí tuệ”.
28/10/2010(Xem: 6345)
Chủ nhật vừa qua tôi hết sức vui mừng vì đã thuyết bài Pháp đầu tiên tại Singapore. Ðương nhiên khi nhìn thấy số thính chúng nhiệt tình mộ đạo như vậy và khi trông thấy giảng đường chật kín, có số người còn đứng tràn ra ngoài, tôi vô cùng phấn khởi, sau đó tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân nào đưa đến một số thính chúng tham dự đông đảo nồng nhiệt như vậy.
27/10/2010(Xem: 5201)
Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt.
27/10/2010(Xem: 7869)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 7441)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 9134)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 4932)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 5278)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 6900)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 8081)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567