Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Phật Cầu An Cầu Siêu Thế Nào Mới Đúng Như Lời Đức Phật Dạy?

17/01/201920:41(Xem: 7630)
Lễ Phật Cầu An Cầu Siêu Thế Nào Mới Đúng Như Lời Đức Phật Dạy?
Lễ Phật Cầu An Cầu Siêu Thế Nào Mới Đúng Như Lời Đức Phật Dạy? 
Tk. Thích Liễu Nguyên 

Có nhiều người cho rằng cầu an cầu siêu là mê tín dị đoan rồi chê bai ... đối với những người đi cầu an cầu siêu. Lại có không ít người chưa hiểu  biết về chuyện cầu an cầu siêu rồi lại rất cuồng tín, thậm chí làm ra những việc còn mang nhiều tội lỗi hơn như việc giết hại sinh vật cúng tế, đốt nhiều vàng bạc .... rồi muốn cầu Phật Thánh Thần ...  gia hộ, thế nhưng tất cả những người trên ấy đều  vô minh không thể mang lại phước đức mà còn tốn tiền, tốn thời gian và mất tiền của đã không có phước mà phải mang thêm tội lỗi chồng chất.

Le-Cau-Sieu-1

Vậy cầu an, cầu siêu có đúng với lời Phật dạy không và làm thế nào cho đúng với lời Đức Phật dạy?

Nếu chỉ nói về chữ nghĩa cầu an, cầu siêu thì đó mới chỉ là những ước nguyện, ước mơ cao đẹp. Cầu an là ước mơ cho mình và người thân ... luôn bình an sức khỏe thậm  chí có nhiều người muốn cầu nhiều việc hơn như: cầu giàu sang, thăng tiến quan chức, gặp tình duyên tốt, hay cầu sinh con trai con gái ... đó là những ước mơ rất cao đẹp không ai phản bác, ngăn cấm với những ước mơ đó. Thế nhưng muốn những ước mơ cao đẹp đó trở thành hiện thực thì ngay trong hiện tại các bạn cần phải làm theo đúng như lời Đức Phật dạy. Quý vị muốn biết rõ thì nên tìm đọc tụng Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì Đức Phật đã dạy rõ đầy đủ trong đó. Có nghĩa là muốn cầu an mọi điều như nguyện thì bạn cần phải thực hiện ước mơ đó bằng hành động không làm các điều ác mà làm nhiều Phước thiện như: Cúng dường, phóng sanh, bố thí, trì giới, hiếu đạo ... đem hồi hướng để cầu an thì việc cầu an mới được sớm như nguyện.

Còn về việc cầu siêu cũng tương tự như vậy. Cầu siêu là một ước nguyện rất cao đẹp, đó là cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ hay người thân ... vừa quá vãng hay quá vãng nhiều đời và cũng cầu cho vạn loại âm linh cô hồn sớm được siêu sanh về cõi tịnh độ an lành. Những ước nguyện cầu siêu như vậy là rất cao đẹp, nhưng muốn có kết quả thì quý vị phải làm đúng theo lời Phật dạy. Quý vị muốn biết rõ đầy đủ thì phải  tìm đọc tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện. Điển hình là bạn không làm ác và thực hành cúng dường, phóng sanh, bố thí, trì giới, hiếu đạo ... đem công đức đó hồi hướng cầu siêu thì việc cầu siêu mới được như nguyện.

Le-Cau-Sieu-2

Đó là vắn tắt việc cầu an, cầu siêu đúng như lời Phật dạy. Còn tất cả những việc cầu an cầu siêu theo các hình thức khác là chuyện phong tục tập quán,  văn hoá  của nhân gian tuỳ theo từng  làng xã ... chứ không phải là lời Phật dạy. Rất mong quý vị hiểu rõ và đó là quyền của từng người và nghiệp quả cũng của ai tạo ra thì người đó tự phải gánh chịu. Cho dù thiện hay ác thì tự gặt hái thọ hưởng quả báo, chứ cha con vợ chồng cũng không thay thế cho nhau được.

Kính chúc mọi người áp dụng đúng tu lời Đức Phật dạy và tinh tấn tu tập thì phước báu ngày mỗi một tăng trưởng để sớm thoát sanh tử khổ đau, mau viên thành Phật quả.

 

Hình ảnh Cầu Siêu Chung Thất Trai Tuần cố Phật Tử Thiên Quốc tại chùa Viên Quang Bình Dương, phát nguyện chẩn tế cô hồn, phóng chư sanh loại, nguyện cầu âm siêu dương thái sự.
Le-Cau-Sieu-3

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2013(Xem: 9327)
Đức Phật trả lời: “Tất cả chúng sinh đều mang theo nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa các chúng sinh” (Kinh Trung A Hàm)
12/12/2013(Xem: 7641)
Ở đời ai cũng đi tìm kiếm hạnh phúc. Đời người là cơ hội lớn nhất để có hạnh phúc. Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc; từ hạnh phúc nhỏ, có được có mất, đến hạnh phúc tối thượng, không được không mất. Khổ đau sở dĩ có vì con người không biết sống, tìm kiếm sai, mục đích sai, định hướng sai.
12/12/2013(Xem: 7365)
Xuất gia, tiếng Phạn là Pravrajya, là để chỉ người theo Phật giáo, từ bỏ gia đình, sống đời phạm hạnh, không màng danh lợi hay dục lạc, chỉ mong cầu giải thoát; họ ở trong rừng hay những nơi thanh tịnh, xa rời đời sống thế tục.
11/12/2013(Xem: 22775)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
11/12/2013(Xem: 7035)
Người tu gánh vác được giáo pháp của Phật, làm lợi ích cho đời đều là những người trước hiếu thảo với cha mẹ. Kế đến biết quí kính Thầy Tổ là bậc tiền bối đã duy trì Phật pháp tồn tại, ngày nay chúng ta mới biết để tu hành. Nếu đi tu chỉ muốn cho thân mình được nhàn hạ sung sướng, mà không nghĩ đến công ơn của những bậc tiền bối,
11/12/2013(Xem: 23174)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 19089)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng.
10/12/2013(Xem: 19407)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 24358)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]