Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hương Nhạc Đại Ngàn

09/01/201921:25(Xem: 5402)
Hương Nhạc Đại Ngàn

HƯƠNG  NHẠC  ĐẠI  NGÀN

Ngàn mùi hương, chỉ có hương giới hạnh mới bay ngược làn gió; vạn âm ba, gió rít đại ngàn hay sóng âm biển khơi mới tồn tại miên trường. Âm nhạc đời thường chỉ là cơn sóng xô giạt tiếp nối theo từng thời đại, có lúc chìm lặng lãng quên, có lúc mơ hồ thổn thức.

Riêng tiếng nhạc Trời, tiếng nhạc thẩm thấu vào tâm thức chủng tử giác ngộ của những con người vượt thoát sợi ràng buộc trần tục để biến thành những tơ trời mong manh rung lên từng nốt nhạc tán thán Chân như; âm ba đó du dương theo từng quốc  độ, từng lãnh vực. Đã từng có  âm điệu chư Thiên dâng cúng Đức Thế Tôn, cũng  có kiếp Ngài từng trỗi nhạc làm chìm lặng mọi âm lực đời thường.

Phật giáo Việt Nam thẩm thấu vào đời sống dân tộc không chỉ là giáo pháp, là nếp thoát tục thanh cao, từ những tâm hồn thánh thiện biến thành nhạc âm đi vào lòng người, khắc sâu nghệ thuật qua nhiều lãnh vực.

Một Lê Cao Phan với Đạo ca hành khúc bất hủ,Bửu Bác với nhạc lễ Trầm Hương Đốt thì Hằng Vang với nhạc phẩm Ánh Đạo Vàng bất tuyệt, không thể thiếu trong lịch sử âm nhạc Phật giáo, một trong những cây cổ thụ nhạc Đạo chưa hề nhạt mờ.

Tài sản âm nhạc của Hằng Vang như là tài sản cổ thụ đại ngàn trên miền Tây nguyên, xuyên suốt nhiều thập kỷ chưa từng gián đoạn cũng như chưa từng gián đoạn niềm tin và sự hành trì của nhạc sĩ đối với Phật pháp. Sự xúc cảm và niềm đam mê, Hằng Vang trãi dài từng nốt nhạc trên các chủ đề Đạo và đời như:

Ánh đạo vàng, Ca mừng Phật Đản, Cảm niệm Ca tỳ la thành, Ca mừng Thành đạo, Kính mừng Phật Đản (1957),Ngày đẹp trần gian, Bồ tát Quán thế âm, Mẹ hiền Quán thế âm, Mẹ là suối ngọt từ bi, Mẹ quê hương, Trăng quê tình mẹ, Gia tài của Ba…Tin Loạn Quê Hương,  Lửa Từ bi, Lửa sáng niềm tin, Ánh lửa Quảng Hương, Pháp nạn 1963, Đêm kinh hoàng 20/8/1963, Tin loạn quê hương, Ánh lửa Nhất Chi Mai, Tưởng niệm Quách thị Trang, Tưởng niệm Yến Phi, và rất nhiều tác phẩm qua lời thơ của nhiều thi sĩ nổi tiếng như T.S Nhất Hạnh, Vũ Hoàng Chương, Huyền Linh Tử. Trụ Vũ…

Tuy đam mê đạo, nhưng Hằng Vang nào quên trách nhiệm với cháu con; qua 108 ca khúc được ái nữ THU HẰNG pháp danh NGUYÊN HÀ xuất bản làm món quà tri ân cha mẹ, đó là GIA TÀI CỦA BA.Tác phẩm gửi gấm tình cảm để khuyến nhủ con cháu trên con đường đạo đức, đầy xúc động.

                                              ***

Sau một ngày tổ chức chương trình kỷ niệm 65 năm ca nhạc Phật giáo và 86 năm mừng thọ nhạc sĩ Hằng Vang, ghi dầu công lao của nhạc sĩ đã đóng góp cho Phật giáo, được TT Thích Chánh Tài,(nhà thơ Huyền Lan) tọa chủ tu viện Phước Hoa. Long Thành,  cùng sự hỗ trợ của nhóm Văn hóa văn nghệ PG Nhất Chi Mai, chủ xướng, anh em văn nghệ sĩ Thành phố SG cùng tháp tùng, con cháu đông đủ sum vầy đã có bữa tiệc chung vui trong khoảng sân vừa đủ dưới cái lạnh thoang thoảng của đồi núi Cao nguyên. Hằng Vang cùng con cháu hợp ca Ánh Đạo Vàng, Gia Tài Của Ba, và vài ca khúc nhạc đứt (nhạc không thuộc lời), trong đó, nhạc sĩ  tự hát một nhạc phẩm mà bấy lâu trong Phật giáo chưa hề biết, nói lên tình yêu với văn từ hoa mỹ tràn đầy sức sống: “Ru Tình Ngủ say”.

Mặc dù ca nhạc Phật giáo trước 1975 cũng đã từng được cố HT Viện trưởng VHĐ Thích Thiện Hoa và Cố HT T.Tâm Châu tán dương khen thưởng, nhưng trên 40 năm nay,Giáo hội Phật giáo Việt Nam lặn hụp, trăn trở một cách khó khăn để chứng minh sự tồn tại và trưởng thành, bộ phận âm nhạc và các nhạc sĩ tài danh một thời dường như bị mờ nhạt, trong đó, một số nhạc sĩ Phật giáo trẻ đang vươn lên trong thầm lặng. Trong rừng sâu vẫn có những đóa hướng dương thầm trổ, giữa mênh mông Phật sự, vẫn còn có những ý tưởng cưu mang anh em văn nghệ sĩ  có công đối với Đạo. TT viện chủ tu viện Phước Hoa, không sử dụng phô diễn âm nhạc Phật giáo qua những đêm công diễn đại chúng tốn kém, nhưng thầm lặng tôn vinh những cá nhân thực tài, chính vì vậy,Hằng Vang đã sống lại sau những tháng ngày đơn độc giữa đại ngàn cao nguyên, đơn độc với đồng đạo, đơn độc với gia tộc, nghệ sĩ luôn là kẻ độc hành như nhện giăng tơ, như tằm đúc kén để có những tác phẩm độc và lạ cống hiến cho Đạo và đời. Hằng Vang thật sự rất vui, nhìn quý thầy, nhìn mặt anh em đồng đạo và đồng nghiệp, nhìn mặt cháu con một thời xa cách, để rồi tràn đầy niềm kiêu hãnh với cháu con, niềm tự hào của con cháu, một ngày thật ý nghĩa và một đêm thật vui hòa với gió lạnh đại ngàn.

Có lẽ đây là một kỷ niệm khó quên và là kỷ niệm cuối đời thật xứng đáng cho một nhạc sĩ tài danh như Hằng Vang. Kỷ niệm do nhóm Văn hóa văn nghệ PG Nhất Chi Mai dưới sự hướng dẫn của nhà thơ Huyền Lan cùng góp mặt của anh em văn nghệ sĩ Thành phố, tạo thành cung bậc hòa nhập với âm ba đại ngàn mà một đời nhạc sĩ đã gắn bó với vùng đất lạnh.Khó quên!gió vẫn hú, nhạc vẫn ru trên đại ngàn.

MINH MẪN

08/01/2019
Huong-nhac-dai-ngan-01Huong-nhac-dai-ngan-02Huong-nhac-dai-ngan-03Huong-nhac-dai-ngan-04Huong-nhac-dai-ngan-05Huong-nhac-dai-ngan-06Huong-nhac-dai-ngan-07Huong-nhac-dai-ngan-08Huong-nhac-dai-ngan-09Huong-nhac-dai-ngan-10Huong-nhac-dai-ngan-11

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2010(Xem: 8539)
aukhi D.T. Suzuki qua đời, hội Phật giáo Hoa kỳ góp nhặt các bài viết cuối cùng củaông để in thành sách với tựa đề "Lãnhvực của Thiền học Zen" (TheField of Zen, 1969) và bốn mươi năm sau quyển sách này được dịch sang tiếngPháp với tựa đề "Những bài viết cuốicùng bên bờ của cõi trống không" (DerniersÉcrits au bord du Vide, 2010). Dưới đây là một trong số các bài được tuyểnchọn trong quyển sách này.
31/10/2010(Xem: 9132)
Đức Phật dạy có năm sự khéo léo trong giao tiếp đem đến nhiều kết quả tốt đẹp. Theo ngài Xá Lợi Phất, không tuân theo năm cách xử sự này sẽ đem đến những hậu quả...
31/10/2010(Xem: 9933)
Bài nầy do Chân Văn dịch từ Chương Bốn trong quyển "Living Buddha, Living Christ" của Thích Nhất Hạnh, Riverheads Book xuất bản 1995. Quyển sách gồm nhiều bài giảng bằng Anh ngữ của Thầy, được ghi âm, chép lại và nhuận sắc. Ðây là một quyển sách đã bán được rất nhiều trong loại sách về tôn giáo và tâm linh ở Hoa Kỳ. Theo lối quen dùng trong các sách Việt ngữ của Thầy, từ "Buddha" được dịch là "Bụt", một từ trong tiếng Việt cổ dùng để phiên âm "Buddha" khi đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Tây lịch. Về sau, từ khi người Việt dùng kinh sách chữ Hán, từ "Phật" hay "Phật Ðà" (tiếng Hán Việt) được dùng thay từ "Bụt". Bài dịch nầy đã được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21, California, Hoa Kỳ, tháng 11-1995
31/10/2010(Xem: 9762)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống của một người Phật tử.
29/10/2010(Xem: 8206)
Linh hồn sẽ tồn tại sau khi chết có hay không ? Sau đây bài viết “Linh Hồn và Cõi Âm” của GS TS Bùi Duy Tâm (sống tại Francisco, CA 94122, USA). Từ chỗ chưa có cơ sở để tin cậy vào sự tồn tại vong linh của con nnep song daogười, GS Tâm đã kiên trì tìm hiểu vấn đề tâm linh và cuối cùng đã rút ra kết luận chắc chắn rằng : sự sống sau cái chết là có thực !
29/10/2010(Xem: 9156)
Có người cho rằng chữ niệm ở trong vô niệm cũng giống như chữ niệm ở trong chánh niệm. Không phải vậy!Chữ niệm ở trong vô niệm có nghĩa là một tư tưởng, một cái tưởng, một tri giác (perception), một ý niệm (idea), một quan niệm (notion). Vô niệm tức là vượt thoát những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó. Tại vì mình có những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó, và đôi khi mình đồng nhất nó với sự thật tuyệt đối. Vì vậy mình phải vượt thoát ý niệm đó thì mình mới có thể tiếp xúc được với sự thật.
28/10/2010(Xem: 8468)
Córất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sựphóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏitâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm, nênchúng ta vẫn coi chúng như những thể tách rời và khác biệt.Tâm chúng ta cứ hết sân hận, ganh tị rồi lại mừng vui,phấn khích - đủ mọi cung bậc thăng trầm của cảm xúc.Thực sự chúng ta chưa hiểu được mình đang trải nghiệmnhững gì, ta thực sự là ai, ai đang thực sự sân giận hayvui vẻ, ai đang nản lòng hoặc tràn trề hứng khởi: điềugì đang thực sự diễn ra? Trên thực tế
28/10/2010(Xem: 7842)
Kính lễ Kim Cương Thượng Sư Tôn! Đấng Pháp Vương Drukpa tôn quý, Ngài là chủ hết thảy Đạo sư, Mang phúc lợi nhiêu ích hữu tình. Dưới gót sen cao quý quang vinh, Dốc lòng thành con nguyện quy kính! Đức Long Thọ Bồ Tát dạy rằng: “Giới luật, giống như căn bản của thế và xuất thế, là nền tảng của hết thảy trí tuệ”.
28/10/2010(Xem: 8252)
Chủ nhật vừa qua tôi hết sức vui mừng vì đã thuyết bài Pháp đầu tiên tại Singapore. Ðương nhiên khi nhìn thấy số thính chúng nhiệt tình mộ đạo như vậy và khi trông thấy giảng đường chật kín, có số người còn đứng tràn ra ngoài, tôi vô cùng phấn khởi, sau đó tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân nào đưa đến một số thính chúng tham dự đông đảo nồng nhiệt như vậy.
27/10/2010(Xem: 7123)
Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]