Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo dục Việt Nam ở đâu trong cuộc Cách mạng Công nghiêp lần Thứ tư

08/01/201920:57(Xem: 7948)
Giáo dục Việt Nam ở đâu trong cuộc Cách mạng Công nghiêp lần Thứ tư

Giáo dục Việt Nam ở đâu trong cuộc Cách mạng Công nghiêp lần Thứ tư

  

Nguyễn Xuân Thu (tháng 3/2018)

 cach-mang-cong-nghiep-4

 

 

Trong thời gian gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội đã bàn tán xôn xao đến cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư (CC4) và đưa ra nhiều ý kiến là Việt Nam cần phải hành động để đón đầu cuộc CC41.

 

Trước những thách thức mới ấy, trong lãnh vực giáo dục và đào tạo, Việt Nam cần có những kiến thức và kỹ năng gì để có thể đáp ứng nhu cầu lao động trong thời kỳ CC4?

 

 

 I. Cuộc Cách mạng Công nghiệp là gì?

 

Đa số các chính phủ tại các nước phát triển và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận rằng trong lịch sử loài người cho đến nay có một số cuộc Cách mạng Công nghiệp (CC). Các cuộc Cách mạng Công nghiệp ấy ví như là các mặt cắt trong một hồ nước công nghiệp.

 

Mặt cắt dưới đáy hồ là cuộc Cách mạng Công nghiệp CC1, biểu hiện bởi hơi nước và năng lượng nước, được sử dụng trong công nghiệp (sản xuất hóa chất, thép) để thay thế lao động thủ công. Cuộc CC1 này bắt đầu từ năm 1760 đến khoảng hết nửa đầu của thế kỷ 19 (khoảng 130 năm).

 

Mặt cắt kế đến là Cách mạng Công nghiệp CC2. Đó là sự ra đời của điện và sử dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Sản xuất đầu máy chạy bằng hơi nước, hệ thống dây chuyền sản xuật công nghiệp, công nghệ dệt, xe lửa, khí đốt, dầu khí, hóa chất, phân bón, viễn thông, luyện kim, công nghệ tàu thủy, xe đạp, ôtô…). Cuộc CC2 này kéo dài từ nửa sau của thế kỷ 19 đến những năm đầu của thế kỷ 20.

 

Mặt cắt thứ ba là Cách mạng Công nghiệp CC3. Đó là sự ra đời của điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ Internet, những đại công ty, tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Riêng ba công ty Royal Dutch, Exxon Mobil, BP có tổng thu là 22,5 ngàn tỷ đô la Mỹ trên số 62 ngàn tỷ GDP trên toàn thế giới. Biểu tượng của CC3 còn là Thung lũng Silicon, là Detroit, Google, Facebook… Thời kỳ này kéo dài từ thập kỷ 1960s của thế kỷ 20 đến tận ngày nay.

 

Mặt cắt trên cùng của mặt hồ công nghiệp là cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CC4), gồm tất cả thành tựu của cả ba cuộc cách mạng CC1, CC2 và CC3 hòa quyện lẫn nhau, biểu hiện bằng (1) kỹ thuật số (trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối Internet, dữ liệu lớn), (2) công nghệ sinh học (trong nông nghiệp, thủy sản, chế biến thực phẩm, y dược, năng lượng tái tạo) và (3) vật lý (với rô-bốt thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, vật liệu mới, công nghệ nano)2. Cuộc CC4 này đang phát triển như vũ bão, phát sinh hàng triệu công việc mới ra đời.

 

Trừ ba cuộc Cách mạng Công nghiệp CC1, CC2 và CC3 đã được chính thức thừa nhận. Riêng cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư mới được Giáo sư Klaus Schwab đưa ra vài năm gần đây tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Đức năm 2013 cho nên còn có nhiều người chưa đồng ý. Có người cho rằng CC4 cũng chỉ là CC2 mở rộng. Còn một số nhà nghiên cứu khác thì cho CC4 chỉ là đỉnh cao của CC3 bởi vì CC4 không có một công nghệ nào mới lạ.

 

Dù có CC4 hay không, chúng ta vẫn phải mặc định rằng với sự phát triển khoa học và công nghệ ngày nay, với sự ra đời hàng nhiều triệu công ty vừa và nhỏ, mô hình kinh tế thế giới thay đổi, hệ thống kinh doanh thay đổi, người lao động phải được chuẩn bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho cuộc CC43.

 

 

II. MOOCs: Khuynh hướng học tập trên thế giới trong những năm gần đây

 

Theo thống kê của Những Khóa học Trưc tuyến Mở (MOOCs = Massive Open Online Courses)4, trong năm 2011 có từ 16 đến 18 triệu học viên tham gia các lớp học đại trà trực tuyến mở. Chỉ gần 4 năm sau, năm 2015 thì số học viên này lên đến 35 triệu, ghi danh học trong 4200 khóa học trực tuyến, tại trên 500 cơ sở đào tạo, cung cấp từ các chứng chỉ đến bậc đại học, trên đại học; một số khóa học được các trường cấp chứng chỉ (phải trả tiền), một số học viên học không muốn lấy chứng chỉ.

 

Mỗi loại chứng chỉ/văn bằng đều tương ứng với một bậc (level) và có mã số nghề nghiệp (code) khác nhau và khi đi làm thu nhập cũng khác nhau tùy theo ngành nghề và kinh nghiệm. Ba cơ sở có mở nhiều khóa học nhất hiện nay là Coursera với 3073 khóa học chiếm 35,6% trên toàn thị trường, edX có 1887 khóa học chiếm 18,1% và FutureLearn 718 khóa học với 5,68%. Các khóa học được dạy bằng 16 ngôn ngữ. Có 6690 khóa học được sử dụng bằng tiếng Anh, 671 khóa học tiếng Spanish, 331 khóa học tiếng Pháp, 239 khóa học tiếng Trung, 67 khóa học tiếng Nhật Bản, 6 khóa học tiếng Hàn. Không có thứ tiếng nước nào thuộc Vùng Đông Nam Á.

 

Có 11 ngành học có nhiều học viên học nhất trong hệ thống của MOOCs như sau: Kinh doanh và quản lý (16,8%), Khoa học (11.3%), Khoa học xã hội (10,8%), Khoa học máy tính (9,74%), Nhân văn (9,41%), Giáo dục và Sư phạm (9,36%), Sức khỏe và Y tế (8,27%), Lập trình (7.44%), Nghệ thuật và Thiết kế (6,73%), Tiếng Anh (6,11%), Toán (4,09%). Ngoài các ngành trên, hệ thống cơ sở MOOCs có trên 100 chuyên ngành trong đó có rất nhiều khóa học mới phục vụ nhu cầu của cuộc CC4, hoàn toàn chưa có tại nhiều nước đang phát triển.

 

Tại các nước phát triển có 4 bậc nghề nghiệp, bậc cao nhất là nhóm lãnh đạo, hoặc quản lý cao cấp, là những người nắm vững cả lý thuyết lẫn kinh nghiệm vượt trội, nếu trong khung trình độ của Úc, thuộc trình độ bậc 9 hoặc 105. Bậc thứ hai là chuyên viên có cả lý thuyết lẫn kỹ năng, có kinh nghiệm làm việc nhóm, năng động, sáng tạo, theo khung của Úc là bậc từ 6 đến 7. Bậc thứ ba là những kỹ thuật viên, những người làm thương mại, theo Úc là bậc từ 3 đến 6 và bậc dưới cùng là những người lao động phổ thông, tương đương với khung trình độ bậc 1 đến 2 hoặc 3. Qua ba cuộc khảo sát, 2006, 2009 và 2013 tại Úc và New Zealand, ba bậc trên (lãnh đạo, quản lý, chuyên gia) có số ngành nghề không thay đổi. Trong lúc đó số ngành nghề ở bậc thấp nhất (thuộc loại phổ thông hoặc bán chuyên môn) thì gia tăng rất đáng kể, từ 998 ngành nghề năm 2006 lến 1014 năm 2009 và có 1023 ngành nghề trong năm 20136. Sự gia tăng mạnh ngành nghề lao động phổ thông tại Úc và New Zealand ở mức ngành nghề phổ thông rất giống với sự phát triển ngành nghề trong buổi ban đầu của thời CC4.

 

Theo khảo sát của các cơ sở giáo dục trong nhóm MOOCs, nhằm đáp ứng sự phát triển nhu cầu nghề nghiệp trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, số khóa học mới và số học viên sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Theo dự đoán, phải mất ít nhất gần hai thập kỷ nữa mới thấy rõ diện mạo của cuộc Các mạng Công nghiệp 4.0.

 

 

 

III. Những kỹ năng và kiến thức nào cần cho nền Công nghiệp Việt Nam?

 

Hiện nay chưa có số liệu thống kê nào cho thấy Việt Nam đang ở vào giai đoạn nào trong các cuộc cách mạng công nghiệp CC2, CC3 hay CC4 và nếu có thì nội dung công nghiệp của Việt Nam chiếm bao nhiêu phần trăm.

 

Một số người tự hào rằng Việt Nam đang có một số công ty/tập đoàn như Vietjet Air, Zalo, Zalo Shop, Zalo Pay, FPT, Viettel… đã vươn được ra nước ngoài. Với khoảng 400 ngàn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có được khoảng dưới 10 doanh nghiệp/tập đoàn vươn được ra nước ngoài tuy ít ỏi nhưng cũng là điều rất an ủi.

 

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết thêm là có bao nhiêu công ty ấy thuộc khu vực tư nhân, nếu là công ty cổ phần thì phía nhà nước chiếm bao nhiêu phần trăm và các nước có các công ty của Việt Nam vươn tới ấy nằm trong cuộc Cách mạng Công nghiêp nào? Nội dung kinh doanh của các công ty ấy nằm trong cuộc cách mạng 3.0 hay 4.0?

 

Khi có những đáp số ấy chúng ta mới biệt được vị trí công nghiệp của Việt Nam đang nằm ở đâu để từ đó mới biết được nhu cầu lao động đang cần ở loại nào lúc ấy mới có kế hoạch đào tạo đúng hướng. Việt Nam là nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp chúng ta không thể phí phạm đào tạo những ngành nghề (kỹ năng và kiến thức) xã hội thật sự chưa cần đến.

 

Tuy nhiên, hiện nay các công ty/tập đoàn có tiềm năng trở thành nhóm doanh nghiệp tạm gọi thuộc CC4, khách quan mà nói, vẫn còn một số mặt thật sự cần điều chỉnh và cần được ưu tiên kiện toàn. Đó là văn hóa doanh nghiệp. Phòng vệ sinh trên máy bay luôn cần giữ sạch sẻ như trên các máy bay của các nước phát triển. Khuôn mặt của các tiếp viên cần có thêm nụ cười thân thiện và rạng rỡ. Công trường làm việc cần sự ngăn nắp và sạch sẻ sau giờ làm việc. Cách thức đối xử với bất cứ ai và ở bất cứ đâu luôn phải là tiêu chuẩn của một thành viên trong một doanh nghiệp của thời CC4. Không vứt rác bừa bãi, không khạc nhổ trên đường. Không chen lấn, không gây náo động nơi công cộng. Luôn có chuẩn mực với giờ giấc và với mọi người. Doanh nhân của cuộc CC4 không thể giống với doanh nhân của thời CC1, CC2. Không xem thường những bài học về văn hóa đơn giản. Những nét văn hóa ấy tuy có vẻ tầm thường, nhưng nếu được miệt mài nuôi dưỡng, sẽ có hiệu ứng rất cao.

 

 

 

IV. Hướng đào tạo Việt Nam đang cần?


 

Muốn phục vụ đắc lực sự phát triển đất nước trong giai đoạn cuộc CC4, trước hết phải củng cố thật vững chắc tất cả các mọi loại cơ sở giáo dục đào tạo hiện nay (gồm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trường đại học), bất luận công lập hay tư thục, vì tất cả mọi cơ sở giáo dục đào tạo đều có nhiệm vụ cốt lõi chung là đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

 

4.1 Các cơ sở giáo dục đào tạo truyền thống của Việt Nam có những mặt cần hoàn thiện:

 

Trách nhiệm của Bộ Giáo dục Đào tạo là cơ quan (1) xây dựng chính sách giáo dục đào tạo kể cả việc đưa ra sáng kiến nhằm khuyến khích các cơ sở GDĐT phát triển tối đa tiềm năng của mình, (2) cung cấp ngân sách hỗ trợ các cơ sở GDĐT để họ thi hành các chính sách và (3) buộc các cơ sở này phải giải trình đúng mức (trách nhiệm pháp lý, Bộ GDĐT). Bộ GDĐT phải tự hào về nhiệm vụ xây dựng chính sách phát triển giáo dục của mình. Vai trò của Bộ sẽ bị lu mờ nếu Bộ còn tiếp tục làm công việc quản lý của các trường.

 

Quyền tự chủ của các cơ sở GDĐT hiện nay còn quá yếu. Bộ GDĐT chưa có văn bản thống nhất việc tự chủ các cơ sở GDĐT. Bộ yêu cầu các trường tự chủ, tự quản nhưng trên thực tế thì vẫn nắm giữ. Phải có chính sách mạnh dạn khuyến khích các cơ sở GDĐT tự chủ và phải ấn định khung thời gian hoàn tất. Không thể để kéo dài năm này qua năm khác. Công tác thăng thưởng, bbổ nhiệm, miễn nghiệm, kỷ luật giáo viên, nhân viên là nhiệm vụ của mỗi trường. Chính phủ không nên phí ngân sách trong việc duy trì Ủy ban Học hàm học vị quốc gia.

 

Kiểm định chất lượng rất cần thiết để có chất lượng trong hệ thống giáo dục quốc dân.

 

Kiểm định chất lượng theo luật là bắt buộc. Dựa trên luật để làm việc. Kiểm định chất lượng, theo luật, phải là một hoạt động giúp các cơ sở GDĐT cung cấp các chương trình có chất lượng nhằm phục vụ cộng đồng, xã hội. Như thế kiểm định chất lượng không phải là thanh tra. Hiện nay có nhiều dư luận cho là sự hình thành các trung tâm kiểm định chất lượng đại học tại Việt Nam và các hoạt động kiểm định chất lượng chưa ổn, chưa tạo được một văn hóa của những người hợp tác giúp cho giáo dục Việt Nam thật sự phát triển. Mục tiêu và triết lý về Kiểm định chất lượng của Úc có thể là một trong những khuôn mẫu rất thích hợp cho giáo dục Việt Nam.7

 

Bảng Tiêu chuẩn và xếp loại nghề nghiệp của Việt Nam được soạn thảo trước khi gia nhập Tổ chức Thương mai Thế giới (WTO) năm 2007 (WTO Standard and Classification of Occupations)8 chưa được cập nhật đúng mức, nhiều ngành nghề mới xuất hiện từ 10 năm nay còn bị bỏ sót, ví dụ như các ngành nghề liên quan đến hậu cần (logistics), bến bãi, chuổi cung ứng vật tư, nhân viên xã hội…

 

Xây dựng các ngành học, môn học mới có chất lượng mà xã hội đang cần. Hiện nay còn có nhiều chương trình học lỗi thời mặc dù cuối năm 2016 Thủ tướng Việt Nam đã ban hành hai Quyết định9 rất quan trọng liên quan đến giáo dục đào tạo, gồm giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ LĐTBXH và giáo dục đào tạo thuộc Bộ GDĐT.

 

Khung Cơ cấu hệ thống Giáo dục Quốc dân cho ta biết ở độ tuổi nào phải theo học bậc nào, còn Khung Trình độ Quốc gia Việt Nam quy định nguồn tri thức và khối lượng kỹ năng cần thiết cho mỗi môn học, mỗi chương trình học.

 

Lấy một ví dụ cụ thể để làm rõ hơn về nội hàm của một chương trình đào tạo, một sinh viên Úc học chương trình cử nhân kinh doanh tại Úc. Ba năm học gồm 6 học kỳ, mỗi học kỳ học 4 môn học; tổng cộng có 24 môn. Mỗi môn học người sinh viên bắt buộc đọc tối thiểu 4 hoặc 5 quyển sách dày chuyên ngành, nhiều bài báo, thông tin liên quan trên Internet. Riêng số sách phải đọc trong 3 năm là 120 quyển sách trung bình 500 trang mỗi quyển, chưa kể đến làm 2 bài thi mỗi học kỳ, viết một bài tiểu luận trung bình khoảng 4 đến 6 trang A 4. Đó là khối lượng tri thức mà một sinh viên học ở trong trường học Úc phải đạt được. Còn các kỹ năng bao gồm viết, nói, thuyết trình, giao tiếp với bạn bè, nhọc nhóm, thảo luận nhóm, tích cực tham gia vào các tranh luận, tham gia các hoạt động cộng đồng, các chương trình từ thiện… Khi áp dụng nguồn tri thức lý thuyết thu thập được vào thực tế thì người sinh viên Úc cũng vượt xa nhiều sinh viên Việt Nam. Do đó, nếu hai người cùng nộp hồ sơ xin một việc làm nào đó thì chắc chắn người sinh viên Úc có nhiều cơ hội thành công hơn là học sinh Việt Nam. Khung trình độ quốc gia Việt Nam không có giá trị gì cả nếu trường học Việt Nam không tìm cách cho nội hàm lý thuyết và thực hành vào trong chương trình học tập của sinh viên.

 

4.2 Vai trò của hệ thống giáo dục đào tạo truyền thống trong kỷ nguyên CC4

 

Không có các đại học của kỷ nguyên CC4 mà chỉ có những cơ sở GDĐT phục vụ cho cuộc CC4. Các trường đại học truyền thống ví như một cột trụ giúp kích hoạt các cuộc Cách mạng Công nghiệp từ 1.0, 2.0, 3.0 và hiện nay là 4.0. Chính những trường đại học giúp cho các đối tác giáo dục đào tạo như MOOSc phát triển mọi mặt và liên tục. Vậy các trường đại học và đối tác đào tạo hợp tác với nhau trên những lãnh vực nào?

 

Tổ chức các Khóa học Trực tuyến Mở (MOOCs), nhằm đáp ứng nhu cầu nhân sự khổng lồ cho cuộc CC4, thường mở các lớp học ngắn (micro courses) hơn các chương trình trong các trường đại học truyền thống. Tâm lý quần chúng không mấy tin tưởng (trust) vào chất lượng đào tạo của MOOCs là điều bất cập nhất của các khóa học đại tràng trực tuyến mở hiện nay. Trong trường hợp này, các trường đại học truyền thống có thể giúp kiểm định chất lượng cho các cơ sở MOOCs để MOOCs có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động trên thế giới.

 

Về phạm vi hoạt động của CC4, dựa trên cách mạng số, các lớp trực tuyến cho đến nay tuy chỉ mở ở khung trình độ cao nhất đến bậc Thạc sĩ và thường đào tạo trong những ngành nghề như kinh doanh, hệ thống quản lý, marketing, thiết kế, du lịch, khách sạn, công nghệ thông tin, môi trường và ít nghiêng về các công nghiệp chế tạo, sản xuất. Đối với những ngành học như chế tạo, sản xuất có thể trong tương lai gần, với sự phát triển của công nghệ 3D, hy vọng các trường MOOCs có thể cùng các trường đại học truyền thống mở thêm các ngành công nghiệp nặng về khoa học và công nghệ chế tạo.

 

Sự hợp tác giữa các trường đại học truyền thống với các đối tác MOOCs sẽ làm thay đổi tận cùng gốc rể xã hội và con người, thay đổi từ mục đích làm việc đến cách thức thực hiện và thay đổi chính cả con người.

1 Bài đăng trên báo VN Express ngày 18/04/2017. Đường link https://vnexpress.net/projects/cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-la-gi-3571618/index.html

 

Klaus Schwab, sáng lập viên và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (The World Economic Forum), một tổ chức quốc tế độc lập, theo quy chế phi lợi nhuận (năm 1971), nhằm tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo thế giới chia sẻ nhửng vấn đề kinh tế, chính trị, hàn lâm, trụ sở chính đặt tại Geneva.

 

3 Các ngành nghề mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Xem https://www.i-scoop.eu/industry-4-0/

 

Bằng con số: MOOCs năm 2015 (By the Numbers: MOOCs in 2015). Các lớp học đại trà trực tuyến mở MOOC. Đường link https://www.class-central.com/report/moocs-2015-stats/

 

5 Úc là một trong những nước đã xây dựng Khung trình độ Quốc gia (Australian Qualifications Framework) từ năm 1994, hoàn chỉnh năm 2000 và từ đó phổ biến rộng rãi trên thế giới. Khung có 10 bậc trong đó 6 bậc liên quan đến giáo dục nghề nghiệp và 4 bậc thuộc bậc giáo dục đại học. Websire: https://www.aqf.edu.au

 

6  Bảng Thống kê Úc Tiêu chí và Phân loại Nghề nghiệp Úc và New Zealand (Australia and New Zealand Standard and Classification of Occupations). Có 4 bậc. Số bậc từ 1, 2, và 3 không thay đổi số lượng ngành nghề trong 6 năm qua. Riêng trong loại ngành nghề bán chuyên môn và phổ thông (thấp nhất) từ năm 2006 có 998 ngành nghề nhỏ đến năm 2013 số ngành nghề này lên đến con số 1023.

 

Tổ chức Tiêu chí và Chất lượng Giáo dục Đại học Úc (Tertiary Education Quality and Standards Agency).

 Nhiệm vụ là xây dựng các tiêu chí về chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. https://www.teqsa.gov.au/

8 Bảng Tiêu chí và Phân loại Nghề nghiệp của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labor Organisation) www.ilo.org/public/english/bbureau/stat/isco/

 

9 Quyết định số 1981/QĐ-TTg về Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký và Quyết định số 1982/QĐ-TTg về Phê duyệt Khung trình độ Việt Nam do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký. Cả hai Quyết định ký cùng ngày 18/10/2016.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/05/2019(Xem: 6827)
Theo Yahoo News ngày 19/11/2018, nữ dân biểu Hồi Giáo ILhan Omar vừa đắc cử ở Minnesota (nơi đông đảo sắc dân Somalia) nói rằng bà sẽ tranh đấu để hủy bỏ lệnh cấm mang khăn trùm đầu tại phòng họp của Hạ Viện kéo dài đã 181 năm. Các dân biểu của Đảng Dân Chủ tuần rồi loan báo (vào Tháng Giêng 2019) họ sẽ thay đổi luật cấm choàng khăn tại đây mà điều luật này cũng có nghĩa là cấm đội khăn trùm đầu mà Bà Omar đang đội. Bà Omar còn nói rằng, không ai trùm chiếc khăn này lên đầu tôi. Đó là lựa chọn của tôi và nó được Tu Chính Án Số Một bảo vệ. (No one puts a scarf on my head but me, Omar wrote. “It’s my choice - one protected by the First Amendment.)
16/05/2019(Xem: 8136)
Từ Bi là căn bản của đạo, căn bản của tất cả pháp lành, như đã được Đức Phật thuyết trong kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nếu có người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành? Nên đáp: Chính là tâm từ… Này thiện nam tử (Ca Diếp Bồ Tát)! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh, Phật tánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúng sanh chẳng đặng nhìn thấy. Phật tánh chính là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai (Đại Bát Niết Bàn, Tập I, Phẩm Phạm Hạnh (1999, PL2543), tr.520, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh). Vì thế, người con Phật không thể không thực hành hạnh từ bi.
14/05/2019(Xem: 16369)
Ở tuổi 65 của năm nay là tuổi bắt đầu đi xuống. Bệnh tật đã thể hiện ở thân và từ từ thì giờ dành cho Bác sĩ cũng như Nha sĩ nhiều hơn những năm trước; nhưng trong tâm tôi vẫn luôn cố gắng là lạy cho xong quyển 2 của bộ kinh Đại Bát Niết Bàn mỗi chữ mỗi lạy trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ tại chùa Viên Giác Hannover. Đó là tâm nguyện của tôi, mong rằng sức khỏe sẽ cho phép để thực hiện xong nguyện vọng đã có từ hơn 30 năm nay tôi vẫn cùng Đại chúng chùa Viên Giác tại Hannover trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ thường thực hành như vậy. Đây không phải là việc khoa trương, mà là một pháp tu, một hạnh nguyện. Do vậy tôi vẫn thường nói rằng: Nếu sau nầy tôi có ra đi, mọi việc khen chê hãy để lại cho đời; chỉ nên nhớ một điều là từ 50 năm nay (1964-2014) trong suốt 50 năm trường ấy tôi đã hành trì miên mật kinh Lăng Nghiêm vào mỗi buổi sáng tại chùa, tại tư gia hay trên máy bay, xe hơi, tàu hỏa v.v… và cũng trong suốt 30 năm (1984-2014) vào mỗi tối từ 20 giờ đến 21 giờ 30 trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ
12/05/2019(Xem: 8367)
Trong một kinh về tuệ trí hoàn thiện (bát nhã), Đức Phật đã đưa ra tuyên bố thậm thâm như sau: Trong tâm, tâm không tìm thấy được, bản chất của tâm là linh quang.
12/05/2019(Xem: 6172)
Kinh luận của Phật giáo nói với chúng ta rằng trên việc thực chứng tánh không, vọng tưởng về sự tồn tại cố hữu yếu đi, nhưng điều này không phải như sau một sự thực chứng đơn lẻ, ngắn gọn.
10/05/2019(Xem: 5424)
Y vàng thanh thoát chốn chùa chiền, Tỏa sáng niềm tin tỏa ánh thiêng Pháp lữ huân tu nền định tuệ Tăng thân trưởng dưỡng giới hương thiền An Cư thúc liễm ngời hoa giác Kiết Hạ tu trì rạng sắc liên K Nhưng tại sao lại khó như vậy ?có phải chăng, vì muốn được thân người, phải cả đời giữ gìn ngũ giới nghiêm ngặt:(1/ không sát sanh, 2/ không trộm cướp, 3/ không tà dâm. 4/ không nói dối, 5/ không uống ruợu). Nhưng vì sự hấp dẫn của “ngũ dục”(tài, sắc, danh, thực, thuỳ) để rồi thuận theo dòng vô minh, xem những tiện nghi vật chất trên thế gian này là trường tồn vĩnh viễn, là hạnh phúc muôn đời, xem những thành công về hình tướng là sự thành tựu chí nguyện, nên mặc sức để cho dòng đời lôi cuốn vào đường “thị phi”, “danh lợi” xem việc hưởng thụ “ngũ dục” là lẽ đương nhiên, là vinh dự và hạnh phúc. Từ đó lơ đểnhnăm điều cấm giới.Một khi sức giữ năm giới cấm, một cáchlơ là,mãi “lang thang làm kiếp phong trần, quê nhà ngày một muôn lần dặm xa”thì cơ hội kiếp sau làm lại được thân người,
09/05/2019(Xem: 7024)
Bà La Môn Giáo là Đạo giáo có xuất xứ từ Ấn Độ và Đạo nầy đã tồn tại ở đó cho đến ngày nay cũng đã trên dưới 5.000 năm lịch sử. Họ phân chia giai cấp để trị vì thiên hạ, mà giai cấp đầu tiên là giai cấp Bà La Môn, gồm các Giáo Sĩ, rồi Sát Đế Lợi gồm những Vua, Chúa quý Tộc. Kế đó là Phệ Xá gồm những thương nhơn, Thủ Đà La và cuối cùng là hạng cùng đinh . Những người có quyền bính trong tay như Bà La Môn hay Giáo Sĩ, họ dựa theo Thánh Kinh Vệ Đà để hành xử trong cuộc sống hằng ngày; nghĩa là từ khi sinh ra cho đến khi lớn khôn, học hành, thi cử, ra làm việc nước và giai đoạn sau đó là thời kỳ họ lánh tục, độ tuổi từ 40 trở lên và họ trở thành những vị Sa Môn sống không gia đình, chuyên tu khổ hạnh để tìm ra chân lý.
08/05/2019(Xem: 7026)
Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ. Nhiều khi chính thái độ ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân duyên tốt đẹp khác.
06/05/2019(Xem: 7600)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
06/05/2019(Xem: 5921)
Bỏ lại sau lưng những cung bậc thị phi đời thường, lang thang vân du tìm đến những thắng tích đã phế bỏ từ lâu qua bao nhiêu cuộc thăng trầm nhung nhớ. Tôi cùng phái đoàn Phật tử thuộc Đạo Tràng Liên Tịnh Nguyện, tìm về quê hương Tuyên Quang, nằm ở phía Tây Bắc, tham quan một số điển tại Thủy Điện Na Hang, trong đó ta tìm về chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất trời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]