Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 06: Sự Bao La Và Thậm Thâm: Hai Khía Cạnh Của Con Đường

08/01/201919:27(Xem: 4965)
Chương 06: Sự Bao La Và Thậm Thâm: Hai Khía Cạnh Của Con Đường
 

CHƯƠNG 6:  SỰ BAO LA VÀ THẬM THÂM: HAI KHÍA CẠNH CỦA CON ĐƯỜNG

 

Tuesday, October 16, 2012

 

Dọc theo hành trình tâm linh trong Đạo Phật, có hai khía cạnh của con đường phản chiếu hai loại thực hành riêng biệt mà chúng ta phải dấn thân.  Mặc dù Đức Phật nói cả hai, nhưng chúng đã trải qua hàng thế kỷ từ thầy đến trò trong hai hệ thống truyền thừa riêng biệt.  Tuy nhiên, giống như hai cánh của con chim, cả hai đều cần thiết khi chúng ta dấn mình vào hành trình đến giác ngộ, đấy là thể trạng mà chúng ta giải thoát khỏi khổ não cho riêng mình mà thôi hay thể trạng giác ngộ cứu kính của Quả Phật mà chúng ta tầm cầu nhằm để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.

 

Cho đến bây giờ, tôi đã tập trung diễn tả một cách rộng rãi "sự bao la".  Sự thực tập này thường được liên hệ như khía cạnh "phương pháp" và liên hệ một cách đặc biệt đến việc khai mở trái tim của chúng ta, của lòng bi mẫn và từ ái, cũng như những phẩm chất như rộng lượng và nhẫn nhục mở rộng từ một trái tim từ ái.

 

Ở đây, việc rèn luyện của chúng ta liên hệ đến việc làm nổi bật những phẩm chất đức hạnh trong khi làm giảm thiểu những khuynh hướng bất thiện.

 

Khai mở trái tim có nghĩa là gì?  Trước tiên nhất, chúng ta thấu hiểu rằng ý tưởng về trái tim là một ẩn dụ.  Trái tim được nhận thức trong hầu hết mọi nền văn hóa là dòng suối của bi mẫn, từ ái, thông cảm, chánh trực, và trực giác hơn chỉ đơn thuần là một trách nhiệm cơ năng cho việc bơm máu tuần hoàn trong cơ thể.  Tuy nhiên, trong thế giới quan của Đạo Phật, cả hai khía cạnh của con đường được thấu hiểu là xảy ra trong tâm thức.   Lạ thay, quan điểm của Đạo Phật, tâm thức tọa lạc ở giữa ngực .  Một trái tim khai mở là một tâm thức khai mở.  Một sự thay đổi của trái tim là một sự thay đổi của tâm thức.  Tuy thế, khái niệm về trái tim của chúng ta cung cấp một khí cụ lợi ích, nếu tạm thời, khi cố gắng để thấu hiểu sự phân biệt giữa khía cạnh "bao la" và "thâm sâu" của con đường.

 

Khía cạnh kia của sự thực tập là "tuệ trí", cũng được biết như sự "thâm sâu".  Ở đây trong thế giới của đầu óc, nơi sự thấu hiểu, phân tích, và nhận thức quyết định là những khái niệm chủ đạo.  Trong khía cạnh tuệ trí của con đường, chúng ta làm việc để làm sâu sắc sự thấu hiểu của chúng ta về vô thường, bản chất khổ não của sự tồn tại sinh tử, và thể trạng thật sự của vô ngã. Bất cứ  người nào thì những tuệ giác này có thể cần đến nhiều kiếp sống để tìm  hiểu một cách trọn vẹn.  Tuy nhiên, chỉ cần nhận ra bản chất vô thường của mọi vật thì chúng ta có thể vượt thắng sự chấp trước của chúng ta đối với chúng và đối với bất cứ khái niệm nào về thường còn.  Khi chúng ta thiếu sự thấu hiểu về bản chất khổ não của sự tồn tại sinh tử, sự dính mắc của chúng ta với đời sống gia tăng.  Nếu chúng ta trau dồi tuệ giác nội quán của chúng ta vào trong bản chất khốn khó của đời sống, chúng ta sẽ vượt thắng sự dính mắc.

 

Một cách căn bản, tất cả những khó khăn sinh khởi từ vọng tưởng cơ bản của chúng ta.  Chúng ta tin tưởng trong sự tồn tại cố hữu (có tự tánh) của chính chúng ta và tất cả những hiện tượng khác.  Chúng ta vọng tưởng rồi bắm chặc vào, ý tưởng về bản chất bên trong của mọi vật, một bản chất mà mọi hiện tượng không thật sự sở hữu.  Chúng ta hãy lấy một cái ghế đơn giản để làm thí dụ.  Chúng ta tin tưởng mà không nhận ra một cách trọn vẹn niềm tin này, rằng có một thứ như vậy như bản chất của chiếc ghế, một phẩm chất của chiếc ghế dường như hiện hữu trong những bộ phận của nó:  những cái chân, chỗ ngồi, và chỗ dựa.  Trong cùng cách như vậy, mỗi chúng ta tin rằng có một cái "tôi" bản chất và tương tục bao hàm những bộ phận thân thể và tinh thần  làm nên mỗi chúng ta.  Phẩm chất cơ bản này chỉ đơn thuần do chúng ta quy cho; nó không thật sự tồn tại.

 

Sự chấp trước của chúng ta vào sự tồn tại cố hữu (tự tánh) là một nhận thức sai lầm nền tảng mà chúng ta phải tiêu trừ qua sự hành thiền về con đường tuệ trí.  Tại sao?  Bởi vì nó là nguyên nhân gốc rể của tất cả những khốn khó của chúng ta.  Nó nằm trong cốt lõi của tất cả mọi cảm xúc phiền não.

 

Chúng ta có thể từ bỏ vọng tưởng của phẩm chất căn bản này chỉ bằng việc trau dồi sự đối trị trực tiếp của nó, đấy là tuệ trí nhận ra sự không tồn tại của phẩm chất này.  Xét cho cùng, chúng ta trau dồi tuệ trí thâm sâu này, như chúng ta trau dồi sự khiêm hạ nhằm để nhổ gốc kiêu căng của chúng ta.  Trước nhất chúng ta phải trở nên quen thuộc với một cung cách thích đáng mà chúng ta nhận thức về chính mình và những hiện tượng khác; rồi thì chúng ta mới có thể trau dồi một nhận thức đúng đắn về các hiện tượng.  Khởi đầu, nhận thức này sẽ là thông tuệ, như trong những loại thấu hiểu mà chúng ta đạt được qua học hỏi và lắng nghe giáo huấn. 

Để làm sâu sắc hơn nhận thức này đòi hỏi những thực tập thiền quán cụ thể hơn được diễn tả trong Chương 11, "Nhất Tâm Bất Loạn", Chương 12, "Chín

Giai Tầng của Thiền Nhất Tâm Bất Loạn", và Chương 13 "Tuệ Trí".  Chỉ như thế thì nhận thức mới có thể tác động chân thật quan điểm của chúng ta về chính mình và những sự vật khác.  Bằng việc thực chứng một cách trực tiếp sự thiếu vắng bản chất cố hữu (vô tự tánh), chúng ta mới có thể nhổ gốc chính căn bản của sự chấp trước nằm cốt lõi tất cả mọi khổ đau của chúng ta.

 

Phát triển tuệ trí là một tiến trình đưa tâm thức chúng ta phù hợp với cung cách mọi vật thật sự là.  Qua tiến trình này chúng ta dần dần loại trừ những nhận thức sai lầm về thực tại mà chúng ta đã từng có từ thời vô thỉ.  Việc này không dễ dàng.  Chỉ đơn thuần thấu hiểu ý nghĩa sự tồn tại cố hữu hay thực chất bên trong hay tự tánh của sự vật là gì đòi hỏi phải học tập và quán chiếu rất nhiều.  Việc nhận thức rằng mọi vật không có sự tồn tại cố hữu hay vô tự tánh là một tuệ giác thâm sâu, nó đòi hỏi hàng năm học hỏi và hành thiền.  Chúng ta phải bắt đầu bằng việc làm quen chính chúng ta với những khái niệm này, những điều chúng ta sẽ khám phá xa hơn sau này trong quyển sách này.  Tuy nhiên, ngay lúc này, chúng ta hãy trở lại khía cạnh phương pháp nhằm để khám phá ý niệm bi mẫn.

 

Tuesday, October 16, 2012  / 15:57:16

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2012(Xem: 14481)
Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có: Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….” Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”
27/07/2012(Xem: 9941)
Với Đức Phật, vì tình thương vô hạn đối với chúng sanh nên Ngài đã hy sinh tất cả để tìm cầu Thánh đạo. Sau khi đã ngộ đạo, Ngài lại chuyển vận bánh xe pháp...
25/07/2012(Xem: 9370)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 24 được tổ chức vào ngày 26.07 đến ngày 05.08.2012... HT Thích Minh Tâm
25/07/2012(Xem: 9803)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
25/07/2012(Xem: 7681)
1-Chúng ta hãy đem yêu thương vào nơi oán thù để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc. 2-Chúng ta hãy đem tha thứ vào nơi lăng nhục để mọi oan khiên được dứt sạch theo thời gian. 3-Chúng ta đem tình thương vào nơi tranh chấp để hóa giải mọi xung đột hiềm khích phải quấy, tốt xấu, đúng sai trở thành hòa hợp. 4-Chúng ta đem ánh sánh chân lý trí tuệ từ bi vào nơi tăm tối u mê, lầm lỗi để chuyển hóa thành trong sáng hiện thực. 5-Chúng ta đem an ủi sẻ chia giúp đỡ vào nơi không có tình yêu thương chân thật để được bao dung và độ lượng. 6-Khi chúng ta biết tha thứ mọi lỗi lầm của người khác, tự nghiêm khắc với chính mình và ta chịu thiệt thòi một chút thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
24/07/2012(Xem: 11992)
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
23/07/2012(Xem: 7326)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm nay được tổ chức tại Chùa Bát Nhã - Văn Phòng Của GHPGVNTNHK, Hòa Thượng Thích Nguyên Trí phát tâm bảo trợ. Cũng như những năm trước, đông đảo Chư Tôn Đức Tăng Ni vân tập về trường hạ An Cư tạo thành quang cảnh nhộn nhịp như đàn chim khắp bốn phương bay về tổ ấm. Người mang xách, kẻ kéo vali quay quần bên nhau thăm hỏi, vui mừng như ngày hội. Từ Ôn Thiền Chủ, Ban Chức Sự trường hạ cho đến quí Thầy Cô, Sa Di khu ô đuổi quạ, đều hiện rõ nét mặt vui tươi, hân hoan, chào đón bằng ánh mắt niềm nở, nụ cười tự nhiên, thanh thản. Nhiều chiếc xe đổ người trước cổng tam quan, ai cũng nhìn thấy câu biển ngữ nền vàng chữ đỏ...
22/07/2012(Xem: 6580)
1-Người Phật tử chân chính luôn cung kính tưởng nhớ Phật, luôn thương yêu kính mến ông bà cha mẹ, vui vẻ thuận thảo với anh chị em và hay giúp người cứu vật. 2-Khi ta oán giận một ai đó, giống như mình đang ghim từng mũi kim vào thân này. Hãy học cách khoang dung và độ lượng để tâm ta được an tịnh trong từng phút giây.
20/07/2012(Xem: 12138)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
13/07/2012(Xem: 9427)
TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU TRÊN CON ĐƯỜNG giải thoát và giác ngộ, chúng ta cần gặp một vị đạo sư chân chính đầy đủ phẩm chất. Để tìm thấy một người như vậy, đầu tiên ta cần hiểu các đặc điểm tiêu biểu của một con người như vậy. Khi chúng ta đến trường, chúng ta cần một người giáo viên tốt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]