Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 03: Thế Giới Vật Chất Và Phi Vật Chất

08/01/201919:21(Xem: 4472)
Chương 03: Thế Giới Vật Chất Và Phi Vật Chất

CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI VẬT CHẤT VÀ PHI VẬT CHẤT

 

Tuesday, October 02, 2012/2:48:12 PM

 

Đến lúc này chúng ta đã thảo luận sự thực tập tâm linh là gì trong ý nghĩa của Đạo Phật và vấn đề chúng ta hành động như thế nào để thay đổi những thói quen tinh thần cũ kỷ và phát triển những thói quen mới như thế nào, những thứ đức hạnh.  Chúng ta làm như thế với phương tiện hành thiền, một tiến trình làm quen chính mình với những đức hạnh đem đến niềm hạnh phúc của chúng ta.  Điều này cho phép chúng ta hiện thân hay sống với những đức hạnh này và nhận thấy một cách rõ ràng những chân lý thậm thâm ẩn tàng trong chúng ta trong đời sống hàng ngày của chúng ta.  Bây giờ chúng ta sẽ thẩm tra những thể trạng tinh thần được phát sinh trong cùng cách ấy như thế nào, là những đối tượng được phát sinh trong thế giới vật lý.

 

Trong thế giới vật lý của chúng ta, mọi vật hình thành sự hiện hữu bằng sự phối hợp năng lực của các nguyên nhân và điều kiện.  Một cọng giá có thể sinh trưởng do bởi hạt giống, nước, ánh sáng, và đất vườn màu mở.  Không có những yếu tố này, cọng giá hay mầm sống không có điều kiện cần thiết để nẩy mầm và xuyên thủng mặt đất.  Trong cùng cách ấy, mọi vật chấm dứt tồn tại khi chúng gặp những  hoàn cảnh và điều kiện cho sự kết thúc của chúng.  Nếu sự vật có thể tiến  hóa không cần nguyên nhân, thế thì mọi thứ hoặc là sẽ tồn tại bất diệt trong cùng thể trạng, khi mọi vật sẽ không cần các nguyên nhân và điều kiện, hay hoàn toàn không có điều gì sẽ hình thành sự hiện hữu, không có cách gì cho bất cứ điều gì xảy ra.  Hoặc là cọng giá hoàn toàn không thể hình thành sự hiện hữu.  Vì vậy, chúng ta có thể đánh giá đúng rằng nguyên nhân là một nguyên tắc phổ quát.

 

Trong Phật Giáo, chúng ta nói về hai loại nguyên nhân.  Thứ nhất là những nguyên nhân chính yếu, năng tác nhân.  Trong ẩn dụ trên, điều này bao gồm hạt giống, là điều với sự phối hợp của những điều kiện nào đó (nguyên nhân phối hợp, câu sanh nhân), phát sinh một hậu quả trong sự tương tục tự nhiên của chính nó, nói cách khác, cọng giá.  Những điều kiện cho phép hạt giống phát sinh thành cọng giá của nó - nước, ánh sáng, đất, và phân - sẽ được xem như những nguyên nhân hay điều kiện phối hợp của cọng giá.  Rằng mọi vật sinh trưởng trong sự lệ thuộc trên những nguyên nhân và điều kiện, cho dù là chính yếu hay phối hợp, không phải do bởi năng lực hành động của con người hay do bởi những phẩm hạnh phi thường của một Đức Phật.  Đấy đơn giản là cách mà mọi vật hiện hữu.

 

Trong Phật Giáo, chúng ta tin rằng những thứ phi vật chất xử sự trong cùng cách như những thứ vật chất.  Đồng thời, từ quan điểm của Phật Giáo, khả năng của chúng ta để nhận thức vấn đề vật chất không thể cung ứng căn bản cụ thể cho kiến thức của chúng ta về thế giới.  Một thí dụ về một thứ phi vật chất có thể là khái niệm về thời gian.  Thời gian đi đôi với thế giới vật lý nhưng không thể được xem như tồn tại trong bất cứ cung cách vật chất nào.  Và cũng có ý thức, ý nghĩa bằng sự nhận thức mọi vật và kinh nghiệm khổ đau cùng vui sướng.  Ý thức được xem như không phải vật chất.

 

Mặc dù không phải vật chất, nhưng thể trạng của tâm thức chúng ta cũng được hình thành bởi nguyên nhân và điều kiện, y như cách mà mọi vật trong thế giới vật chất hiện hữu.  Do vậy, điều quan trọng là phát triển sự hiểu biết với cơ cấu của nhân quả.  Nguyên nhân chính của thể trạng hiện tại của tâm thức là thời khắc trước của tâm thức.  Vì thế, mỗi thời khắc của tâm thức phục vụ như nguyên nhân chính yếu của sự tỉnh thức sau đó.  Sự kích thích được chúng ta trải nghiệm, những hình sắc chúng ta thưởng thức hay những ký ức chúng ta phản ứng, là những điều kiện phối hợp làm thành đặc trưng thể trạng của tâm thức chúng ta.  Khi với vấn đề ấy, bị điểu khiển bởi các điều kiện, chúng ta làm ra kết quả sản phẩm: tâm thức chúng ta.  Việc hành thiền phải là một phương pháp thiện xảo của chỉ việc này mà thôi, đấy là áp dụng những điều kiện đặc thù tác động đến tâm thức chúng ta nhằm để đem đến những hiệu quả mong đợi, một tâm thức đức hạnh hơn.

 

Một cách căn bản, việc này hoạt động trong hai cách.  Một cách xảy ra khi một điều kiện kích thích hay phối hợp cho sinh khởi một thể trạng của tâm thức trong cùng giải pháp.  Một thí dụ của động lực này có thể là khi chúng ta không tin tường người nào đó và thấy rằng chỉ tư tưởng người ấy thôi đã gây ra thêm cảm giác đen tối.  Những thể trạng tâm thức khác đối kháng với nhau, khi chúng ta trau dồi một cảm giác tự tin, do thế chạm trán với sự chán nản hay đánh mất sự tự tin.  Khi chúng ta nhận ra các ảnh hưởng của việc trau dồi những phẩm chất tinh thần khác nhau, chúng ta sẽ thấy chúng ta có thể đem đến những thay đổi trong thể trạng tâm thức của chúng ta như thế nào.  Chúng ta phải nhớ rằng đây là một cách đơn giản mà tâm thức hoạt động.  Chúng ta có thể sử dụng cơ cấu này để tiến xa hơn sự phát triển tâm linh của chúng ta.

 

Như chúng ta đã thấy trong chương cuối cùng, thiền phân tích là một tiến trình của việc áp dụng và trau dồi một cách cẩn thận những tư tưởng đặc thù làm nổi bật những thể trạng tích cực của tâm thức và giảm bớt cùng loại trừ những tư tưởng tiêu cực một cách căn bản.  Đây là vấn đề cơ cấu của nguyên nhân và hiệu quả được sử dụng một cách xây dựng như thế nào.

 

Tôi tin tưởng một cách sâu sắc rằng sự thay đổi tâm linh thật sự được hiện hữu không chỉ bằng việc cầu nguyện hay mong ước mà tất cả những khía cạnh tiêu cực của tâm thức biến mất và tất cả những phương diện tích cực của tâm thức rộ nở. Nhưng chỉ qua nổ lực phối hợp, một nổ lực căn cứ trên sự thấu hiểu về vấn đề tâm thức và những tình trạng cảm xúc và tâm lý đa dạng của nó tương tác như thế nào, như thế mới đem đến một tiến trình tâm linh chân thật.  Nếu chúng ta mong ước giảm thiểu năng lực của những cảm xúc tiêu cực, chúng ta phải tìm kiếm những nguyên nhân cho sinh khởi chúng.  Chúng ta phải hành động để loại bỏ và nhổ gốc những nguyên nhân ấy.  Đồng thời, chúng ta phải làm nổi bật những năng lực tinh thần đối kháng với chúng; những gì chúng ta có thể gọi đó là những phương pháp đối trị hay phương thuốc giải.  Đây là vấn đề một thiền giả phải dần dần mang đến một sự chuyển  hóa mà người ấy tìm cầu.

 

Chúng ta làm việc này như thế nào?  Trước nhất, chúng ta xác định những nhân tố đối kháng với đức hạnh đặc thù của chúng ta.  Nhân tố đối kháng khiêm tốn sẽ là tự hào hay kiêu căng.  Nhân tố đối kháng của rộng lượng là keo kiệt.  Sau khi xác định những nhân tố này, chúng ta phải nổ lực để làm chúng yếu kém cũng như xói mòn chúng.  Trong khi chúng ta tập trung trên những nhân tố đối kháng này, chúng ta cũng phải thắp lên ngọn đuốc của những phẩm chất đức hạnh mà chúng ta hy vọng làm nổi bật.  Khi chúng ta cảm thấy keo kiệt quá, chúng ta phải thực hiện một nổ lực bổ sung để rộng lượng.  Khi chúng ta cảm thấy không nhẫn nhục hay phán xét, chúng ta phải hoạt động tối đa để nhẫn nại.

 

Khi chúng ta nhận ra vấn đề các tư tưởng của chúng ta có những ảnh hưởng đặc thù đối với những tình trạng tâm lý của chúng ta như thế nào, chúng ta có thể chuẩn bị chính mình cho chúng.  Chúng ta sau đó sẽ biết  rằng một tình trạng của tâm thức phát khởi, chúng ta phải chạm trán nó trong một cung cách đặc thù nào đó; và nếu một ý thức khác khởi sinh, chúng ta phải hành động một cách thích đáng.  Khi chúng ta thấy tâm thức mình trôi dạt theo chiều hướng của những tư tưởng giận dữ đối với ai đấy ta không thích, chúng ta phải tự nắm bắt chính mình; chúng ta phải thay đổi tâm thức mình bằng việc thay đổi chủ đề.  Thật khó khăn để ghìm lại một cơn giận dữ khi nó bị kích động ngoại trừ chúng ta đã từng rèn luyện tâm thức trước đây rồi đối với việc hồi tưởng những nổi bực bội về ảnh hưởng của chúng, những tư tưởng như vậy sẽ làm cho chúng ta.  Do vậy điều căn bản là chúng ta phải bắt đầu việc rèn luyện trong nhẫn nhục một cách tĩnh lặng, không phải trong khi trải nghiệm sân hận.  Chúng ta phải  gợi lại trong chi tiết vấn đề khi sân hận chúng ta đánh mất sự hòa bình của tâm thức như thế nào, và chúng ta trở nên khó chịu như thế nào khi những tư tưởng như vậy ở chung quanh chúng ta.  Đó là bằng suy nghĩ bền bĩ và trường kỳ trong thái độ này mà cuối cùng chúng ta mới có thể kiềm chế không giận dữ.

 

Một ẩn sĩ Tây Tạng giới hạn việc thực tập của ông trong việc nhìn vào tâm thức của ông.  Ông vẽ một dấu đen trên tường trong phòng của ông bất cứ khi nào ông có một tư tưởng phi đạo đức.  Khởi đầu bức tường của ông toàn đen; tuy nhiên, khi ông trở nên chánh niệm hơn, tư tưởng của ông trở nên đạo đức hơn và những dấu trắng bắt đầu thay thế cho những dấu đen.  Chúng ta phải áp dụng sự chánh niệm tương tự như vậy trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

 

Friday, October 05, 2012 / 9:52:01 AM


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2019(Xem: 7243)
Phần này bàn về cách dùng con và cái thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?
13/02/2019(Xem: 6187)
Mắt ta bị bệnh, ta nhìn muôn vật bị nhòe, khiến ta không gọi đúng tên của muôn vật mà ta muốn gọi. Ta cứ gọi hoài, nhưng chẳng có vật nào lên tiếng với ta. Ta bắt đầu thất vọng và buồn chán, chất liệu buồn chán của những chủng tử tâm hành ấy, kích hoạt não trạng của ta, khiến não trạng của ta rỉ chảy ra những sinh chất không lành mạnh gây thiệt hại cho thân tâm ta. Tâm bệnh, thân nào an? Thân bệnh, tâm nào an? Cả thân tâm đều bệnh, bình an của ta nằm ở nơi nào? Xuân của đời ta đang ở nơi đâu?!
09/02/2019(Xem: 7514)
RỘNG MỞ TỪ ÁI Rong-Mo-Tu-Ai Nguyên bản: How to expand love Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Lời người dịch Lời nói đầu Quan điểm của tôi Những giai tầng phát triển Tịnh hóa tâm thức ...
09/02/2019(Xem: 7335)
Vua Lý Thánh Tông người khai sinh nước Đại Việt sinh năm Qúy Hợi (Trí Bửu) Trước thềm năm mới Xuân Kỷ Hợi 2019 đọc lại lịch sử Việt Nam tìm hiểu về vị vua sinh năm Quý Hợi, người đặt tên nước là ĐẠI VIỆT – nước Việt lớn.
07/02/2019(Xem: 7106)
Thượng Tọa Horowpothane Sathindriya Thera hiện trú tại Trung tâm Thiền Định Phật giáo (Samadhi Buddhist Meditation Centre), ở Campbellfield, Victoria, Úc. Tất cả mọi người trong xã hội đều kiếm tìm hạnh phúc. Hòa bình, an lạc, thanh tịnh, thư giãn, tự tại và hạnh phúc là những điều chúng tôi muốn nói đến ở đây.
23/01/2019(Xem: 6420)
Chúng tôi quay trở lại Trung tâm Từ thiện và Hướng nghiệp Phật Tích lần thứ 3 trong năm 2018 với mục đích giao lưu và truyền động lực cũng như khát vọng vươn lên trong cuộc sống cho các em nhỏ sống tại trung tâm. Mỗi một lần đến Trung tâm Phật Tích chúng tôi đều luôn vô cùng bất ngờ và hạnh phúc bởi những gương mặt trẻ thơ, ngoãn ngoãn và đầy hoạt bát của các em
23/01/2019(Xem: 5472)
Đến dự lễ cúng Tất niên tại Chùa Tịnh Quang ở Suối Hiệp, được đọc và nghiền ngẫm lại "Mười Điều Tâm Niệm" ngay tại chỗ, tự dưng thấy hỗ thẹn vô cùng, thấy mình quá yếu đuối, hèn nhát, trước pháp Phật vi diệu mà mình đã từng được nghe, được đọc, được học. Lòng nặng trĩu, bèn lên chánh điện lạy sám hối...
23/01/2019(Xem: 7621)
Trong kho tàng văn chương truyền khẩu hay huyền thoại Việt Nam đã có nhiều chuyện duyên-nợ. Chẳng hạn chuyện tích Mưa Ngâu mà dân gian đã có thơ truyền tụng: Tục truyền Tháng Bảy mưa ngâu. Con Trời lấy đứa chăn trâu cũng phiền. Một rằng duyên hai là rằng nợ. Sợi xích thằng ai gỡ cho ra.
17/01/2019(Xem: 7507)
Có nhiều người cho rằng cầu an cầu siêu là mê tín dị đoan rồi chê bai ... đối với những người đi cầu an cầu siêu. Lại có không ít người chưa hiểu biết về chuyện cầu an cầu siêu rồi lại rất cuồng tín, thậm chí làm ra những việc còn mang nhiều tội lỗi hơn như việc giết hại sinh vật cúng tế, đốt nhiều vàng bạc .... rồi muốn cầu Phật Thánh Thần ... gia hộ, thế nhưng tất cả những người trên ấy đều vô minh không thể mang lại phước đức mà còn tốn tiền, tốn thời gian và mất tiền của đã không có phước mà phải mang thêm tội lỗi chồng chất.
17/01/2019(Xem: 6045)
Có những kỷ niệm ta tưởng đã được cất giấu tận đáy sâu tâm hồn và sẽ phải mờ theo thời gian, theo sự đổi thay, sự trưởng thành của ta , nhưng không .....nó không hoàn toàn mất đi ...mà thật ra vẫn tồn tại trong cơ thể ta qua những hình thức vật lý hay khuôn mẫu mà ta ứng xữ và đó cũng chính là nguyên tắc mà tôi đã học về nghiệp ....hay nói đúng hơn là những trải nghiệm trong cuộc đời ....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]