Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38. Sám Hối

04/01/201909:32(Xem: 15042)
38. Sám Hối

Sám Hối

(giọng đọc Hồng Hạnh)

 

Lầm lỗi do tâm ta gây ra thì phải từ nơi chính tâm ta thay đổi mà không có bất cứ năng lực tối cao nào từ bên ngoài có thể giúp ta thay đổi được.

 

 

 

Nhìn lại lỗi lầm

 

Khi ta vẫn còn mải mê đuổi theo những đối tượng hấp dẫn bên ngoài thì chắc chắn tâm ta sẽ còn bị chi phối và điều khiển. Vì thế cơ hội sống trong tỉnh thức để luôn làm chủ mọi hành vi của mình cũng sẽ bị giới hạn, và việc gây ra những vụng về lầm lỗi cũng là điều khó tránh. Dĩ nhiên, nếu chưa phải là bậc thánh thì không ai mà không có những lầm lỗi. Nhưng cũng đừng vì thế mà ta ban cho mình cái quyền tự tiện gây ra mọi lầm lỗi, bất chấp hậu quả cho bản thân hay ảnh hưởng đến những người xung quanh. Khắc phục và chịu trách nhiệm về những gì mình đã gây ra vốn là điều cần phải làm. Tuy nhiên, chính thái độ ăn năn hối cải về những lầm lỗi ấy và quyết tâm chuyển hóa để không lặp lại mới đích thực là việc làm quan trọng hàng đầu của kẻ phạm lỗi. Thái độ ấy chính là sám hối.

 

Thông thường, mỗi khi nhận ra mình vừa mới gây ra lầm lỗi, ta vội vàng tìm tới nạn nhân của mình để phân trần hay làm một điều gì đó để chuộc lỗi. Ta cho rằng đó là thái độ lịch sự hay có ý thức trách nhiệm. Nhưng ta làm như vậy với mục đích gì? Dường như ta chỉ đang khẩn trương tìm cách bù đắp cảm xúc tốt cho người kia, vì ta đã lỡ mang đến cho họ cảm xúc xấu, với mong muốn họ đừng giận mà đánh giá thấp hay giảm đi thiện cảm đối với ta mà thôi. Ta mang đến người kia một cảm xúc tốt đồng thời lại mong muốn được nhận lại một cảm xúc tốt thì đó chỉ là một sự trao đổi. Hành động xin lỗi như thế cũng vì bản thân mình chứ không thật sự muốn chữa lành vết thương trong tâm người kia. Chính vì thế mà những người tinh ý thường không dễ dàng chấp nhận những lời xin lỗi thiếu thành khẩn, hay cốt ý chỉ làm cho họ vui lòng. Thái độ xin lỗi ấy đôi khi còn khiến cho vết thương trong họ sâu đậm thêm. Bởi chiếu theo quy luật cân bằng cảm xúc, họ mới vừa đón nhận một cảm xúc xấu do ta đem đến, bây giờ họ phải cố gắng tạo ra cho ta một cảm xúc tốt bằng thái độ tha thứ và vui vẻ, thì rõ ràng họ đã quá thiệt thòi.

 

Trước khi muốn thể hiện sự ăn năn hối cải, ta hãy nên tự hỏi mình đã thật sự nhìn ra lầm lỗi chưa và tại sao mình lại hành xử tệ lậu như vậy? Ta đừng cố gắng trình diễn bằng những màn thật cảm động để mong khôi phục giá trị cao đẹp của mình trong mắt người kia, vì như thế ta chỉ tiếp tục làm hư tâm mình. "Xin lỗi" không có nghĩa là xin người kia đừng giận hay đừng ghét bỏ mình. Nó phải là thái độ cải hối - xin thu lại những lời nói hay hành động sai trái của mình và xin chịu hết trách nhiệm về chúng. Cho nên, khi ta chưa thật sự thấy mình sai trái, chưa muốn nhận lấy trách nhiệm, thì không nên vội vàng xin lỗi. Tệ hại nhất là ta cố gắng xin lỗi chỉ vì được ai đó khuyên bảo, hay vì biết người kia đang rất mong đợi lời xin lỗi của ta. Trừ trường hợp biết họ đang rất giận dữ và đau khổ thì ta đành vì họ mà chấp nhận mở lời xin lỗi trước. Tuy nhiên, ta cũng nên thành thật cho họ biết ngay bây giờ ta vẫn chưa thấy được chỗ sai trái của mình. Xin họ hãy chỉ lỗi giúp ta, hoặc ta hứa sẽ nhìn kỹ lại mình rồi sẽ trao đổi với họ trong thời gian sớm nhất.

 

Nếu như xin lỗi là hành động hướng tới đối tượng để hàn gắn vết thương trong tâm người khác thì sám hối là thái độ quay trở về chữa trị tì vết lỗi lầm trong tâm mình. Tất nhiên, tùy theo tình huống mà ta nên thể hiện hành động nào trước, nhưng quay về sám hối với chính mình rồi mới xin lỗi kẻ khác vẫn là giải pháp đúng đắn nhất. Sám hối phải mang hai đặc tính: ăn năn về lỗi lầm đã gây ra và quyết tâm không lặp lại lần nữa. Cả hai yếu tố này đều rất quan trọng và có liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu ta không thật sự ăn năn hối cải thì ta sẽ không bao giờ có quyết tâm thay đổi; và nếu ta không có quyết tâm thay đổi thì sự ăn năn hối cải kia cũng chỉ là cảm xúc nhất thời để xoa dịu vết thương trong ta mà thôi. Thay đổi chính mình để không lặp lại lỗi lầm khó hơn rất nhiều so với thể hiện sự ăn năn hối cải, bởi thay đổi chính mình tức là phải phá vỡ những cố tật phiền não.

 

Nên nhớ, chuyển hóa phiền não khác với ngăn chặn phiền não. Muốn ngăn chặn phiền não thì ta chỉ cần luôn tự nhắc nhở mình, rồi dùng ý chí mạnh mẽ để sẵn sàng đàn áp mỗi khi nó xuất hiện. Đây chỉ là cách giải quyết tạm thời, vì khi ta lơ là hay năng lực trong ta yếu kém thì nó sẽ quay trở lại ngay. Còn muốn chuyển hóa phiền não, ta cần phải hội đủ ba điều kiện. Thứ nhất, phải nhận diện rõ ràng mặt mũi của phiền não nào đã khiến ta gây ra lầm lỗi. Thứ hai, phải có phương pháp đúng đắn và cụ thể để chữa trị. Thứ ba, phải có quyết tâm mạnh mẽ để sẵn sàng dành mọi ưu tiên cho việc chuyển hóa này. Ngoài ra, còn một điều kiện nữa cũng khá quan trọng trong quá trình sám hối, đó là không được nôn nóng chuyển hóa sớm để trình diện trước người kia sự mới mẻ của mình. Thái độ này sẽ khiến ta tự gây thêm áp lực và đánh giá không chính xác mức độ chuyển hóa của mình. Người kia chắc chắn sẽ không trách giận khi biết ta đang cố gắng sửa đổi chính mình. Vì sự hoàn thiện bản thân chính là hành động xin lỗi giá trị nhất để cứu chuộc mọi lỗi lầm.

 

 

 

Chuyển hóa lỗi lầm

 

Tâm lý chung của hầu hết mọi người khi lỡ gây ra lầm lỗi là luôn muốn tìm cách cứu vãn tình thế. Mặc dù ta cố gắng nghĩ rằng mình đang gánh chịu trách nhiệm cho những sai trái do mình gây ra, nhưng sự thật trong thâm tâm ta đang mong muốn khẳng định lại cái tôi giá trị của mình. Ta muốn loan báo cho người kia biết rằng ta không phải tệ lậu như thế, hành động nông nổi vừa qua chỉ là một sai lầm nhất thời. Cho dù hành động chịu trách nhiệm ấy đã thật sự hàn gắn được vết thương trong tâm người kia, hay đã giúp ta lấy lại phong độ của mình trong mắt họ, thì tì vết lầm lỗi trong tâm ta vẫn còn nguyên vẹn đó. Đáng lẽ, ta phải lo thay đổi phần "gốc" hơn là khẩn trương giải quyết phần "ngọn". Vì nếu ta vẫn chưa nhìn ra phiền não của mình để thật sự chuyển hóa thì trước sau gì ta cũng lặp lại lỗi lầm kia với người ấy, hay gây ra những lỗi lầm khác với đối tượng khác.

 

Đạo Phật luôn khẳng định rằng: "Quay đầu là bờ". Khi ta đã thật sự từ bỏ con đường tăm tối để bước lên con đường tươi sáng thì sự chuyển hóa đã bắt đầu xảy ra. Nếu ta cứ giữ mức tinh tiến trên hành trình ấy thì thế nào ta cũng đi tới sự giác ngộ. Vì thế "quay đầu là bờ" không có nghĩa là vừa mới hồi tâm phản tỉnh là ta sẽ giác ngộ ngay lập tức. Mà đó chỉ là lời động viên khích lệ cho những ai khi đã quay đầu rồi thì một ngày nào đó cũng sẽ về tới bờ. Dù ta đã vụng dại gây ra những lầm lỗi tày trời, nhưng với quyết tâm thay đổi và có một con đường thật sự đúng đắn thì những tì vết phiền não ấy cũng sẽ được gội rửa và tan biến. Ta vẫn có thể trở về với con người lành lặn và trong sáng năm xưa. Dĩ nhiên, những năng lượng độc hại mà ta đã lỡ tạo ra quá nhiều thì không dễ dàng xóa sạch ngay được, nhất là khi nó đã để lại vết thương sâu đậm trong tâm người kia. Nhưng với năng lượng an lành sinh ra từ sự thành tâm hối cải và hành động chuyển hóa tích cực mỗi ngày, ta vẫn có thể hóa giải dần những năng lượng độc hại ấy. Cho dù phải nhận chịu quả báo, tức phải trả món nợ cảm xúc, thì ta vẫn đủ sức và vui vẻ chấp nhận. Vì nó đã không còn quá nặng nề như lúc đầu, nhất là nhờ vào thái độ hướng thiện lớn mạnh trong ta.

 

Điều đáng sợ nhất là ta không bao giờ biết ăn năn hối cải. Thái độ ấy sẽ mở ra cho ta rất nhiều cơ hội để tàn phá hay hủy diệt chính mình và những người xung quanh. Những người trẻ bây giờ thường hay tuyên bố rất hùng hồn: "Tôi không bao giờ ân hận về những gì mình đã làm". Nghe rất tự tin và bản lĩnh. Làm như thể ân hận là một thái độ xấu xa, vì ta đã tự công nhận sự thiếu chín chắn và bộc lộ sự hèn yếu của mình vậy. Sự thật là càng vô tâm hay càng cố tình lẩn tránh trách nhiệm thì ta càng làm cho tình trạng tồi tệ và khiến ta hèn yếu thêm. Không ai dám xây dựng mối quan hệ nghiêm túc hay lâu dài với một kẻ chẳng biết chịu trách nhiệm cho chính mình. Nhưng quan trọng hơn hết là khi ta đã gây ra lầm lỗi tức là cơ chế tâm lý của ta đã bị sai sót ở chỗ nào đó. Có thể nhận thức của ta đã sai lầm, hoặc những hạt giống phiền não trong ta đã bị kích động và đang hình thành nên một thói quen hay tính cách. Vết thương ấy sẽ không ngừng hành hạ ta. Nó cũng sẽ biến thành trở lực lớn lao khiến cho các năng lượng tốt lành không thể phát sinh.

 

Mặc dù sám hối là hành động quay về điều chỉnh lại tâm mình, nhưng nó cũng cần thực hiện như một nghi lễ. Hình thức trang nghiêm sẽ khiến cho ta dễ dàng chú tâm và thể hiện đúng mức thái độ muốn quay về sửa đổi. Ta nên chọn một không gian thật yên tĩnh và dành nhiều thời giờ để nhìn lại mình. Hãy cố gắng nhìn lại toàn vẹn thân tâm mình bằng thái độ không thành kiến, để thấu hiểu tận tường rồi mới tìm cách chuyển hóa. Đừng quá nhiều cảm xúc rồi trách móc hay tức giận bản thân. Giày vò bản thân đôi khi cũng là hình thức đề cao cái tôi của mình, vì ta không muốn chấp nhận những yếu kém ấy thuộc về mình. Và nếu ta cứ xa lánh ghét bỏ bản thân thì làm sao có thể thấu hiểu hết những yếu kém hay những ngõ ngách sâu kín của tâm ý. Mà chưa thấu hiểu thì chưa thể chuyển hóa.

 

Ta cũng có thể sám hối bằng cách tự viết thư cho mình. Cách này tuy đơn giản nhưng mang lại kết quả rất bất ngờ. Đầu tiên, ta nên ngồi xuống thật yên, theo dõi hơi thở chừng 15 phút để tâm tư lắng đọng. Ta cũng nên chọn một không gian yên tĩnh và dành nhiều thời giờ để viết một bức thư cho thật giá trị như ta đang viết cho một đối tượng đáng quý nào đó. Ta cứ gọi ngay cái tên thân mật nhất của mình. Tự đặt ra câu hỏi tại sao thời gian qua ta đã sống, đã hành xử với mọi người như thế? Hãy suy gẫm để tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất và viết xuống một cách thành thật. Sau đó, ta cũng ghi ra lời hứa sẽ cố gắng sống sâu sắc hơn để không lặp lại những lỗi lầm đáng tiếc ấy nữa. Bức thư này nên đặt ở một chỗ gần gũi để ta thường xuyên lấy ra đọc lại. Mỗi lần đọc thư là mỗi lần ta soi lại lòng mình. Cách viết thư như thế sẽ giúp ta liệt kê một cách cụ thể và phân tích một cách sâu sắc thái độ sống của mình. Bức thư ấy cũng có thể xem là tâm kinh của mình.

 

Trong truyền thống văn hóa Việt Nam có một phương pháp sám hối rất thông dụng, đó là tìm tới một đối tượng mà mình tin tưởng và kính trọng nhất để bày tỏ sự ăn năn. Họ có thể là những người thân đang sống bên cạnh, hay cũng có thể là những bậc tiền nhân đã khuất. Mỗi khi bị cảm xúc ăn năn quá mạnh khiến ta không thể đứng vững, hoặc những lúc ta đang cần có sự yểm trợ tinh thần trong giờ phút chính thức quay về chuyển hóa, thì ta cũng nên có một đối tượng để nương tựa và chứng minh. Đây là thái độ biết giải cứu tâm lý của mình, không để nó rơi vào tình trạng bế tắc chứ không phải là thái độ lẩn tránh thực tại. Trong trường hợp đối tượng nương tựa là tổ tiên tâm linh hay tổ tiên huyết thống, ta cũng có thể đến trước bàn thờ thành tâm thắp hương, giãi bày tâm sự và quỳ lạy.

 

Khi lạy ta phải để cho toàn thân và nhất là đầu của ta cúi rạp sát xuống đất thật lâu để thể hiện sự phủ phục trước những tấm gương tuyệt vời của tổ tiên, đặc biệt là với đất. Đất cũng là tổ tiên của ta, là bà mẹ nhân từ luôn ôm ấp bao dung mọi thứ nhơ bẩn trên đời này.

 

Buông mình vào lòng đất để ta học hạnh của đất, để ta tập mở lòng ra tùy thuận với mọi hoàn cảnh và mọi đối tượng mà không còn so đo hay kỳ thị nữa. Bởi bao lầm lỗi hay khổ đau cũng từ cái tôi quá lớn gây ra. Cho nên, hướng đến đối tượng khác cũng chỉ để phản chiếu lại tâm mình chứ không phải dựa dẫm hay van xin. Vì lầm lỗi do tâm ta gây ra thì phải từ nơi chính tâm ta thay đổi mà không có bất cứ năng lực tối cao nào từ bên ngoài có thể giúp ta thay đổi được. Nên ý thức rằng, lỗi lầm dù to tát đến đâu cũng chỉ là những hiện tượng tâm lý nhất thời, đó không phải là toàn vẹn con người của ta. Ta đừng tự đồng hóa mình với những yếu kém ấy mà đánh mất niềm tin vào bản thân hay mặc cảm. Tuy nhiên, nếu ta không quyết lòng chuyển hóa hết những lầm lỗi ấy, vẫn để nó thao túng mọi suy tư và hành động thì ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy được con người thật của mình. Ta sẽ sống mãi với những vỏ bọc phiền não của mình. Đó là điều đáng tiếc nhất trong đời.

 

Gieo mình vào đại địa

Buông cái ngã điên cuồng

Xin học hạnh tùy thuận

Nâng đỡ mọi 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2013(Xem: 6556)
Hôm nay, Tết Nguyên Đán năm Kỷ Tỵ, tấtcả quí Phật tử gần xa đều về chùa lễ Phật và chúc mừng năm mới. Nhân đây chúng tôi cũng nói chuyện và chúc Tết quí vị luôn. Năm Tỵ là năm con rắn, tôi cũng tùy tục mà nói chuyện đạo lý về con rắn.
04/02/2013(Xem: 10129)
Trước khi nhập điệt, 2500 năm trước, Đức Phật đã giảng pháp lần cuối. Bài pháp thoại này đã đưọc ghi lại trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh -Maha Parinibbana Sutta -Great Passing Discourse) và đã được lưu giữ trong Tam Tạng Kinh điển Pali, những thánh điển của Phật giáo. Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật đã chỉ dẫn cho chúng sanh bao giáo lý để đến được con đường giải thoát. Ở giai đoạn cuối đời, Đức Phật muốn nhấn mạnh với các đệ tử của Ngài là cần đem những lời giáo huấn đó áp dụng vào cuộc sống.
02/02/2013(Xem: 7553)
You may be surprised to hear that Most Venerable Thich Quang Do has made it known to President Obama and his Administration that Vietnam needs more than ever the service of VOA/ Vietnamese service. He is the supreme Buddhist Leader in Vietnam under House Arrest.
01/02/2013(Xem: 8271)
Đức Phật không cô lập, xa lánh vua A Xà Thế, mà là mở cơ hội cho vua đến với Đức Phật. Phật giáo cố sự đại toàn chép lời Đức Phật đón vua A Xà Thế: “Đại vương! Ông tới đúng lúc. Ta đợi ông đã lâu”. Đốivới trường hợp vương triều A Xà Thế, với một vị vua tàn nhẫn, độc đoán,hiếu chiến, Đức Phật đã tạo môi trường hóa độ như thế. Trường hợp vua AXà Thế là câu trả lời chung cho câu hỏi về mối quan hệ giữa chính quyềnvới Phật giáo trong mọi thời đại. Dù là chính quyền như thế nào, đối với Phật giáo, đó vẫn là mối quan hệ mởcửa, hóa độ, mối quan hệ cho những gì tốt đẹp nhất nẩy mầm, sinh sôi. Bài viết về trường hợp vua A Xà Thế trong quan hệ với Đức Phật và tăng đoànchắc rằng sẽ định hình những nét chính trong bức tranh quan hệ Phật giáo và chính quyền mà chúng ta đang thảo luận.
27/01/2013(Xem: 12223)
Theo truyền thống tín ngưỡng của dân gian, có lẽ hình tượng 2 vị Thần Tài – Thổ Địa không xa lạ gì với người dân Việt Nam.
21/01/2013(Xem: 8347)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi sau này lại từ bỏ. Ngày nay, nhiều người rất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thường thì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vực tinh thần có những đặc tính như thế nào.
18/01/2013(Xem: 8371)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thực ra người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên họ khổ. Người giàu sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ người khác lợi dụng hay hãm hại mình nên khổ. So ra, cái khổ của người giàu còn
18/01/2013(Xem: 8609)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm về tính Không – một nội dung quan trọng của kinh Kim Cương. Tính Không (Sùnyatà) là một khái niệm khá trừu tượng: vừa thừa nhận có sự hiện hữu, sự “phồng lên” (ở hình thức bên ngoài) của một thực thể, vừa chỉ ra tính trống rỗng (ở bên trong) của thực thể. Vì vậy, tính Không không phải là khái niệm chỉ tình trạng rỗng, không có gì, mà có nghĩa mọi hiện hữu đều không có “tự ngã”, không có một thực thể cố định.
13/01/2013(Xem: 12307)
Sáu mươi và vẫn còn khỏe mạnh, tôi chỉ mới chập chững bước vào tuổi già. Nên giờ đúng là thời điểm tôi cần tham khảo về vấn đề này để phát triển sự can đảm, vì tuổi già là điều khó chấp nhận. Tuổi già thật đáng sợ. Tôi chưa bao giờ chuẩn bị cho tuổi già. Tôi vẫn hy vọng mình còn có thể sống qua nhiều lần sinh nhật nữa, nhưng lại không chuẩn bị cho sự hao mòn trong quá trình đó. Vừa qua tuổi sáu mươi không lâu, các khớp xương của tôi đã cứng, tóc tai biến mất ở chỗ này lại mọc ra chỗ khác, tên tuổi của người khác tôi không còn nhớ rõ, thì tôi phải chấp nhận những gì đang xảy ra cho tôi.
11/01/2013(Xem: 8528)
BA VÒNG QUAY CỦA BÁNH XE ĐẠO PHÁP cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]