Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Tạ Ơn

03/01/201916:06(Xem: 15681)
14. Tạ Ơn

Tạ Ơn

(giọng đọc Bình Minh)

 

Nếu chúng ta luôn biểu lộ lòng biết ơn với nhau thì vết thương nào cũng chữa lành, khó khăn nào cũng vượt qua và đỉnh cao nào cũng vươn tới.

 

 

 

Vun đắp cội nguồn

 

Đạo đức truyền thống Việt Nam thường hay nhắc nhở câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Khi cầm trái cam lên có bao giờ ta tự hỏi trái cam này từ đâu mà ra vậy? Dĩ nhiên là từ cây cam. Đó là cách trả lời rất đơn giản của ta. Nhưng sự thật là trái cam đang có mặt trên tay ta phải trải qua một quá trình sống rất gian nan, không thua gì kiếp sống của bất cứ sinh vật nào. Bắt đầu từ hạt cam, rồi phải hấp thụ vô số yếu tố của thiên nhiên thì nó mới trở thành cây và cho ra lá, ra hoa, ra trái. Rồi phải nhờ vào tình thương của nước, của gió, của mặt trời, của khoáng chất và đặc biệt là của người trồng trọt, thì trái cam mới trở thành thực phẩm bổ dưỡng cho ta hôm nay. Mặc dù trong câu tục ngữ ấy chỉ nhắc ta hãy nhớ đến công sức của người đã trồng cây, nhưng kỳ thực là muốn khơi dậy lòng biết ơn trong ta với tất cả những điều kiện đang không ngừng nuôi dưỡng ta.

 

Cũng như câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn" nhắc nhở ta mỗi khi mở vòi nước ra để uống hay tắm rửa, hãy dừng lại và tự hỏi rằng nước từ đâu tới đây cho ta quá nhiều tiện ích đến như vậy. Đừng tưởng có tiền trả mỗi tháng là ta có quyền phung phí hay xem sự có mặt của nước là hiển nhiên. Một ngày không có nước thì ta sẽ sống ra sao? Hiện tại nguồn nước sạch trên thế giới đang dần cạn kiệt cũng vì lối sống quá tham lam và vô trách nhiệm của con người, mà bản thân ta có bao giờ quan tâm hay có ý thức bảo vệ?

 

Thấy nước mà chẳng thấy nguồn, cũng như thấy trái mà chẳng thấy kẻ trồng cây thì đó là cái thấy rất cạn cợt, thiếu hiểu biết. Chỉ có người thiếu hiểu biết mới tự cho mình là cá thể biệt lập, mới dám tuyên bố là không cần ai. Ngay cả một hạt điện tử bé tí đến nỗi không thể nhìn thấy bằng mắt mà cũng phải chấp nhận nguyên tắc liên kết để thành lập nữa kia mà. Vì thế, chủ nghĩa cá nhân chính là hướng đi sai lầm nhất của con người. Theo kinh nghiệm của những bậc trí tuệ và đức hạnh, một trong những cách phá vỡ nhận thức sai lầm ấy để tạo ra thế cân đối và bền vững cùng đất trời và vũ trụ, đó chính là lòng biết ơn.

 

Lòng biết ơn là thái độ rung cảm chân thành trước một sự hiến tặng, được ghi khắc sâu đậm trong tâm và có ý muốn đền đáp bằng cách này hay cách khác trong tương lai. Năng lượng biết ơn khi được phát sinh, không những tạo nên sự điệu hòa trong các mối liên hệ mà còn có công năng đánh thức những hạt giống cao quý trong tâm hồn, và đốt cháy những năng lượng độc hại do ta vô tình lầm lỡ gây ra trong quá khứ. Chỉ cần duy trì ý niệm biết ơn là ta đã thừa hưởng rất nhiều rồi. Huống chi, khi ta biến nó thành hành động cảm ơn hay tạ ơn thì năng lượng ấy sẽ lớn mạnh gấp bội. Nó khiến kẻ đền đáp và người tiếp nhận đều được an vui và hạnh phúc.

 

Vậy trước khi cảm ơn một người nào, ta cần phải có ý niệm biết ơn sâu sắc trong lòng. Đừng tập thói quen nói ra lời cảm ơn một cách dễ dãi như một phong cách lịch sự, để mưu cầu người khác có thiện cảm hay đánh giá cao về mình. Ít nhất, ta phải chọn được nơi trang nghiêm và thể hiện được lòng thành khẩn của mình qua cách cẩn trọng trong từng lời nói. Một cái chắp tay, một cái cúi đầu, một nụ cười rạng rỡ, một món quà tinh ý đều góp phần tạo nên năng lượng cảm ứng cho đối phương. Đừng đợi đến dịp lễ rồi mới rộn ràng sắm sửa quà cáp. Không khéo ta lại rơi vào hình thức như để trả nợ cho xong. Vì vậy, ta không nên chú trọng đến giá trị của những món quà và cũng đừng tập cho đối phương thói quen đánh giá tấm lòng qua giá trị vật chất. Nếu ta dồn hết năng lượng để tìm kiếm những món quà đắt tiền, thì ta sẽ không còn tự tin xuất hiện trước mặt người kia bằng cả con người vốn rất tuyệt vời của mình.

 

Ở  Mỹ bây giờ người ta đón nhận ngày lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) không còn ý nghĩa như hồi xưa nữa. Tuy họ tổ chức rất long trọng, nhưng chủ yếu là để xây dựng các mối quan hệ cho công việc hay thỏa mãn ăn uống vui chơi. Họ dành hết thời gian để chuẩn bị tiệc tùng và lăng xăng với việc biếu tặng quà cáp mà chẳng mấy ai quan tâm đến việc thể hiện lòng biết ơn, ngay cả với người thân yêu đang sống bên cạnh. Người Việt Nam tuy có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn, nhưng vẫn chưa có một ngày chính thức để mọi đối tượng cùng thực tập như một phong tục cao quý. Thiết nghĩ ngày giỗ tổ Hùng Vương, mồng 10 tháng 3 Âm lịch, là một trong những ngày trọng đại nhất của dân tộc Việt Nam, nên ta có thể chọn ngày ấy làm ngày tạ ơn những bậc tiền nhân trong quá khứ và các bậc ân nhân trong hiện tại. Ngày giỗ cũng là ngày tạ ơn thì ý nghĩa sẽ rất lớn lao.

  

 

Ngày Tạ Ơn của Việt Nam

 

Ta có thể chọn một món quà nho nhỏ và ý nghĩa để tặng nhau. Hay nhất, nên tặng nhau một đóa hoa tươi thắm để gửi gắm ước mong liên hệ tình cảm của đôi bên sẽ mãi luôn tươi đẹp. Ta hãy chọn hoa hồng, vì từ lâu nó đã trở thành biểu tượng của tình thương yêu. Nhưng ta nên chọn màu vàng để nói lên sự đong đầy và tỏa sáng. Sau này, dù ở nơi đâu hay vào bất cứ lúc nào, chỉ cần tặng nhau đóa hoa hồng vàng thì ta biết đó chính là dấu hiệu tạ ơn của người Việt Nam.

 

Để ngày lễ Tạ Ơn được thể hiện thật ý nghĩa, ta nên hạn chế tiệc tùng, mua sắm hay đi chơi xa. Hãy dành trọn ngày hôm ấy cho mục đích chính, đó là thể hiện lòng biết ơn với những đối tượng có ảnh hưởng đến cuộc đời mình. Ta nên tổ chức buổi họp mặt gia đình. Nếu đang ở nơi xa thì ta cũng có thể tham dự cùng với gia đình của người bạn thân nào ở gần đó. Hãy đem hết tài năng ra để thiết kế một buổi "ngồi lại với nhau" sao cho thật nhẹ nhàng và ấm cúng. Cắm một bình hoa thật xinh và thắp lên vài ngọn nến. Nên tắt hẳn ti vi và điện thoại. Thực tập im lặng hoặc chỉ nói khẽ khi cần thiết trong 15 phút đầu. Không gian yên tĩnh sẽ khiến cho năng lượng trong phòng được quy tụ mạnh mẽ và nhờ như thế mọi người sẽ cảm nhận rõ nét sự hiện diện quý giá của nhau hơn. Trước đó, ta có thể ăn vài món thật gọn nhẹ hoặc uống vài chén trà. Rồi ta hãy ngồi sát lại với nhau thành vòng tròn. Từng người nhẹ nhàng bước tới bình hoa hồng vàng ở giữa để chọn một đóa và ngồi xuống trước mặt người nào mà mình muốn tạ ơn. Nếu có nhiều đối tượng cần tạ ơn thì ta có thể lấy thêm hoa. Im lặng vài giây rồi hãy bày tỏ.

 

"Thưa ba! Con rất hãnh diện là con của ba, về những gì ba đã sống cho mọi người và cho chúng con. Ba đã trao cho con nghị lực và niềm tin mạnh mẽ về giá trị chân thật của cuộc sống."

 

"Mẹ ơi! Con vô cùng biết ơn mẹ, vì mẹ đã cho con một kho tàng yêu thương vô giá. Trong những lúc khó khăn nhất, chính là lúc con nhớ đến lòng bao dung độ lượng của mẹ nhiều nhất."


"Con yêu quý! Ba mẹ cảm ơn con, vì con đã tiếp nối ba mẹ một cách xứng đáng. Ba mẹ thật tự hào về con."

 

"Anh xin tạ ơn em, vì em đã hết lòng nâng đỡ anh. Em đã cho anh rất nhiều niềm vui và hạnh phúc trong đời sống vợ chồng."

 

"Em cũng xin được tạ ơn anh, về những gì mà anh đã mang đến cho cuộc đời em. Dù có những lúc em cũng khổ vì anh, nhưng anh chưa từng bỏ mặc em."

 

"Thưa chị! Chị đúng là một người chị tuyệt vời của em, luôn lắng nghe và thấu hiểu em. Em rất thương và rất biết ơn chị."

 

"Chị cũng biết ơn em, vì em đã phụ giúp chị rất nhiều việc trong gia đình. Đặc biệt là sự hồn nhiên tươi vui và nụ cười dễ thương của em."

 

Nếu còn thời gian thì ta có thể kể cho nhau nghe về tình thương và đức hy sinh của những bậc ân nhân đã đi qua đời mình, dù họ đang có mặt ở đây hay ở nơi xa. Thỉnh thoảng, có thể hát chung vài bài cho không khí thêm chan hòa và đầm ấm.

 

Ta cũng nên nói ra những lời chân thành ấy với thầy cô hay học trò, với người chủ hay nhân viên, với bạn bè thân thích hay cả những kẻ đối nghịch với mình. Nếu ta thấy được nhờ người kia tạo nên những nghịch duyên mà ta đã cố gắng vươn lên và trở thành vững vàng như hôm nay, thì ta cũng nên bày tỏ lòng biết ơn với họ. Biết đâu, nhờ năng lượng thành khẩn ấy mà những khối nghi kỵ, giận hờn hay cố chấp trong ta và họ sẽ tan rã. Như vậy, ngày lễ Tạ Ơn sẽ trở thành ngày đặc biệt để mọi người thực tập tha thứ và xích lại gần nhau hơn. Ngày ấy, chắc chắn ai nấy cũng sẽ rất hạnh phúc và thấy cuộc đời đáng yêu hơn, vì cõi lòng ngập tràn năng lượng tình thương. Nếu không thể đến trực tiếp thì ta cũng có thể gọi điện thoại hay viết thư. Nhưng người kia sẽ hạnh phúc hơn nếu thấy được nụ cười và ánh mắt ta trong lời tạ ơn đó.

 

Ta hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, ở chính nơi không gian nhỏ của gia đình mình, nếu ta thật sự thấy được giá trị thiết thực của ngày lễ Tạ Ơn. Những chuyển biến tốt đẹp sau ngày thực tập ấy sẽ mau chóng lan tỏa đến khắp mọi nơi và chẳng bao lâu sẽ được chấp nhận là ngày lễ chính thức của dân tộc. Nếu người Việt Nam nào cũng luôn biểu lộ lòng biết ơn nhau thì vết thương nào cũng chữa lành, khó khăn nào cũng vượt qua, và đỉnh cao nào cũng vươn tới. Đỉnh cao nhất của dân tộc thuộc dòng giống Lạc Hồng chính là tình huynh đệ vững bền, mà không có bất cứ chủ thuyết hay thế lực nào có thể chia cắt nổi. Tinh thần này sẽ góp phần soi sáng cho đức tin của nhân loại rằng, sức mạnh tình thương có thể xua tan mọi bóng tối khổ đau trên thế gian này.

 

 

Tạ ơn người hiến tặng

Hạnh phúc lẫn thương đau

Để sớm mai thức dậy

Còn nhớ gọi tên nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/08/2014(Xem: 17086)
Vu Lan báo hiếu lại về, Khắp nơi phật tử nhất tề dâng hương. Người người già trẻ bốn phương, Lên cầu cho mẹ, mến thương hết lời. Cửa chùa mở rộng đón mời, Hỏi thăm hiền mẫu trên đời còn không, Mẹ còn, chùa lấy hoa hồng, Cài lên vạt áo, cho lòng thêm tươi. Người nào mẹ đã qua đời, Thì cài hoa trắng, gửi lời nhớ thương.
05/08/2014(Xem: 7000)
Bạn nghe tiêu đề và thấy vô lý quá đúng không. Tôi cũng thế, nếu tôi chỉ đọc tên bài viết này thì cũng giật mình vì cho rằng có vấn đề. Rồi thấy buồn cười. Hằng ngày chúng ta suy nghĩ, nói năng, làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Từ sáng sớm đến đêm khuya. Ngay cả khi ngủ chúng ta cũng không nghỉ. Hằng ngày, khi chúng ta làm việc mà nếu tâm vẫn trong sạch, không mọc rễ, thì khi đó ta đã đưa tâm về nhà. I have a rrived. I am home. Ta đã về. Ta đã tới. Nhưng nếu ta làm cái gì đó rồi tâm ta mọc rễ thì ta đã đưa tâm đi xa nhà. I am far from my home. Ta đã đi xa nhà mất rồi, thật rồi.
01/08/2014(Xem: 9188)
Bạn bè tôi thường hay đùa nhau nói: giày dép còn có số huống chi con người ta. Tôi biết, đó là bạn bè đùa vui thôi! Cuộc đời tôi thì có gắn bó nhiều với những câu chuyện về giày dép. Có bạn còn nói: cái mũ người ta đội trên đầu mới đáng nói hơn, nói chi lòng vòng mấy cái chuyện giày chuyện dép, chỉ là món đồ dùng người ta mượn để đạp dưới đất mà đi. Thì cũng có sao đâu! Cái mũ đội trên đầu thấy „cao thượng“ nhưng lúc lỡ quên mang theo thì mình có thể chui vào đâu đó tránh nắng hay dùng khăn chùm đầu cũng đỡ lạnh. Nhưng giày dép mà vắng mặt thì… bạn ơi, có hơi chật vật đấy! Sỏi đá, gai góc vào chân thì chỉ có khóc thôi. Phải vậy không? Ai từng gặp cảnh ấy mới biết. Bởi nghĩ thế nên mấy cái chuyện giày chuyện dép ấy nó cứ đeo đuổi theo tôi nhiều năm, đến hôm nay mới có dịp kể ra đây.
31/07/2014(Xem: 7314)
Máy bay cất cánh từ phi trường Kastrup, Copenhagen lúc 20 giờ 30 tối, trong đầu tôi vẫn còn nỗi lo là mình đến phi trường Geneva lúc 22 giờ 25 rồi có gặp được các học viên của Khóa Tu Học Phật Pháp, hay có ai đến đón chúng tôi không? Như Thầy Quảng Hiền đã trấn an không?
30/07/2014(Xem: 6804)
‘Bạch Thế Tôn, mới rồi, một gia chủ giàu có ở thành Savatthi này qua đời mà không có con thừa kế. Con vừa cho chuyển tài sản của ông ta vào kho của hoàng cung; những tám triệu đồng tiền bằng vàng chưa kể số tiền bằng bạc. Mặc dù là một gia chủ giàu có, thế nhưng bữa ăn hằng ngày của ông ta thì chỉ là cháo nấu bằng gạo nát với bánh làm bằng đậu khô; y phục vỏn vẹn chỉ có ba mảnh vải dệt bằng sợi gai; phương tiện di chuyển là chiếc xe bò gãy gọng nóc lợp bằng rơm’.
29/07/2014(Xem: 8778)
Thông thường làm từ thiện, ai cũng liên kết với lòng Từ bi. Thấy ai làm từ thiện đều nghĩ người đó có tâm từ. Thật ra, cùng một động thái nhưng nội hàm có nhiều sai biệt. Có người vì xu hướng mà làm từ thiện, có người vì ham danh mà làm từ thiện, có người chạy theo phong trào mà làm từ thiện...những trường hợp nầy thiết nghĩ không cần phải đề cập, cái cần đề cập là những người thực tâm vì thương xót đối tượng mà làm từ thiện. Trường hợp nầy hoàn toàn đồng ý đây là tâm tốt, nhưng tốt đối với người bình thường trong xã hội, riêng với một Phật tử dù xuất gia hay tại gia, việc hành thiện còn phải xây dựng trên nền tảng tâm Bồ đề.
29/07/2014(Xem: 8711)
Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh. Một khi chúng ta được sinh ra trong vòng luân hồi sinh tử với thân thể này thì có nghĩa là chúng ta đã chịu sự ảnh hưởng của những phiền não và nghiệp chướng, cho nên bị ốm đau là điều không thể nào tránh khỏi. Đó cũng chính là bản chất của cơ thể chúng ta - thân thể này sẽ già đi và sẽ bị bệnh. Ma-ha Tăng kỳ luật, quyển 28, Đại chính tân tu Đại tạng kinh, tập 22, trang 455b)
24/07/2014(Xem: 10563)
Hôm nay chúng tôi xin nói đề tài Ba điều căn bản của người tu Phật. Vì chúng ta tu Phật phải biết thế nào là cội gốc, thế nào là ngọn ngành. Ba điều này tôi căn cứ theo kinh Pháp Hoa, nhắc lại cho quí vị nhớ và thực hành.
22/07/2014(Xem: 9667)
Hoà thượng Chánh Tâm trụ trì ở chùa Kim Liên. Một ngôi chùa cổ, xinh xắn, ấm cúng, nhiều cây cổ thụ bao quanh. Chùa toạ lạc dưới chân núi, cạnh một con suối nhỏ chảy róc rách. Ngài có hai đệ tử, thầy tỳ kheo Tâm An và chú sa di Tâm Bình. Thầy Tâm An xuất gia từ thuở ấu thơ, vì mồ côi mẹ sớm. Thầy lớn hơn chú Tâm Bình đến hai mươi tuổi. Thầy đảm trách hai chức vị, Thị giả và Tri khách, nghĩa là vừa chăm sóc Hoà thượng, vừa lo việc trong, việc ngoài ở chùa. Thầy bận rộn suốt ngày, nhưng lúc nào cũng tươi cười vui vẻ. Chưa bao giờ ai thấy Thầy sân si. Thầy luôn luôn giữ phép lục hoà, trên kính, dưới nhường, làm mọi việc trong chánh niệm tỉnh giác, cần mẫn tinh tiến trong việc tu học. Sau công phu tối, Thầy thường toạ thiền dưới gốc cây cổ thụ bên bờ hồ sau chùa. Từ khi còn thơ ấu, Thầy đã được sự dìu dắt dạy bảo ân cần của Thầy Bổn Sư.
21/07/2014(Xem: 10506)
Những món thực phẩm dưới đây rất quen thuộc và bổ dưỡng. Nhưng nếu ăn không đúng cách thì hậu quả mà chúng đem lại cũng khôn lường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]