Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Tình Yêu

03/01/201915:25(Xem: 18950)
03. Tình Yêu
Tình Yêu
(giọng đọc Thiên Lý)

Ta còn quá yêu bản thân mình thì làm sao ta có thể yêu thêm người khác. Dù có yêu người khác cũng chỉ để phục vụ cho bản thân mình mà thôi.

Đã mang lấy một chữ tình

    Người ta thường hay nói đùa với nhau: "Yêu thì khổ, không yêu thì lỗ. Thà chịu khổ còn hơn chịu lỗ". Nói đùa mà thật. Dù được cảnh báo yêu là khổ như một nguyên tắc bất di bất dịch, nhưng hầu hết ai cũng chấp nhận khổ để có được cảm giác yêu. Thi sĩ Xuân Diệu đã từng lên tiếng dùm ta: "Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào". Sống mà không yêu thương thì sự sống đâu còn ý nghĩa gì nữa. Hãy cứ yêu đi. Càng yêu ta sẽ thấy cuộc đời này càng thêm mầu nhiệm. Nếu sợ khổ mà không dám yêu thì ta có chắc là mình sẽ sống hạnh phúc hơn không? Đời sống còn nhiều thứ khác khiến ta khổ chứ đâu chỉ có mỗi tình yêu. Xung quanh ta có biết bao người dám "chịu khổ" để yêu thì tại sao ta phải sợ? Tình yêu có thật đáng sợ như ta nghĩ không?

    Yêu thương vốn là bản năng tự nhiên của con người. Nhưng nếu ta yêu thương con sông, yêu thương cánh đồng, yêu thương quê hương, yêu thương kẻ bất hạnh thì ta đâu có khổ. Đằng này đối tượng yêu thương của ta quá hấp dẫn, có thể đánh động vào cảm xúc khát khao của ta, có thể làm cho ta đêm nhớ ngày mong hay mất ăn bỏ ngủ, có thể khiến ta bất chấp tất cả để sở hữu được nó. Thi hào Nguyễn Du đã diễn tả tâm trạng này rất hay trong đoạn thơ: "Đã mang lấy một chữ tình/ Khư khư mình buộc lấy mình vào trong/ Vậy nên những chốn thong dong/ Ở không yên ổn ngồi không vững vàng/ Ma đưa lối quỷ đưa đường/ Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi". Khi cảm xúc yêu đương bùng vỡ thì ta không còn tự chủ được nữa, mọi nhận thức hay phản ứng đều vượt tầm kiểm soát. Ta cứ lầm lũi lao tới phía trước như kẻ mộng du, không ý thức được mình đang đi đâu dù sắp bước vào hầm hố chông gai. Người Tây phương gọi trạng thái ấy là "fall in love" , tức là đang bị cuốn vào tình yêu, mà cũng có thể hiểu là đang bị té ngã trong tình yêu.

    Cảm xúc yêu đương mãnh liệt đến thế, nên nó lấn át lý trí và lấn át cả những liên hệ tình cảm sâu sắc khác. Chẳng trách sao ai yêu rồi thì ít nhiều cũng trở nên mù quáng. Ta thấy ở đối tượng mình yêu toàn một màu hồng tuyệt hảo, rất khác với cái thấy của mọi người. Vì thế, ta muốn tháo tung ranh giới cái tôi của mình ra, để mời người ấy bước vào. Dĩ nhiên, ta cũng muốn người ấy nhường chỗ cho ta một nửa trong trái tim họ. Thậm chí ta còn muốn dâng tặng cả cuộc đời mình cho họ, nên ta đã mạnh dạn tuyên bố "yêu hết mình". Thật ra, không ai đem hết con người của mình ra để yêu thương kẻ khác mà không mong muốn nhận lại điều gì cả. Lời tuyên bố ấy chẳng qua vì không kiềm chế nổi cơn cảm xúc muốn được thỏa mãn, hay vì muốn thấy giá trị của mình qua sự nâng niu của kẻ khác mà thôi. Bởi khi màu hồng ấy trong mắt ta nhạt phai thì trái tim ta không còn rung cảm nữa.

    Tình yêu như thế cũng chỉ là sự trao đổi cảm xúc. Một tình yêu đích thực phải chứa đựng tình thương, phải có thái độ muốn hiến tặng và chia sớt để nâng đỡ cuộc đời của nhau. Có thể ta đã từng lầm tưởng tình yêu là cung bậc cao hơn tình thương. Sự thật, tình yêu chỉ mạnh hơn tình thương về mặt cảm xúc thỏa mãn, nhưng tình thương lại lớn hơn tình yêu về mặt thấu hiểu và cảm thông. Tức là tình yêu nghiêng về phía hưởng thụ, còn tình thương lại nghiêng về phía trách nhiệm. Trong liên hệ tình cảm lứa đôi, nếu tình yêu lấn át đi tình thương thì tình cảm ấy cũng giống như lửa rơm - bạo phát bạo tàn; còn nếu tình thương lấn át được tình yêu thì tình cảm ấy sẽ như lửa than - mãi âm ỉ cháy. Dù khởi điểm là vì tiếng sét ái tình, nhưng nếu ta biết nhận diện và buông bỏ bớt những đòi hỏi không cần thiết, hết lòng quan tâm đến cuộc đời của người mình thương, thấu hiểu những khó khăn hay ước vọng của họ mà tận tình giúp đỡ, thì ta sẽ có được tình yêu chân thật.

Yêu không đúng cách
 Thi sĩ Xuân Diệu đã từng phát hiện ra những lý do thường khiến tình yêu rạn vỡ: "Người ta khổ vì thương không phải cách/ Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người".

   Hãy luôn nhớ rằng, mọi hiện tượng trên thế gian này đều phải nương tựa vào nhau mới có thể tồn tại. Tình yêu cũng không ngoại lệ. Sẽ không có cái gì gọi là tình yêu nếu nó tách biệt với những yếu tố khác như sự bình an, vững chãi, bao dung, cởi mở, lắng nghe... Thậm chí nếu không có gia đình, bạn bè, xã hội, kinh tế, chính trị, đạo đức và cả thiên nhiên thì tình yêu cũng không có chỗ để tồn tại. Cho nên, nếu ta biết quay về chăm sóc những yếu tố tưởng chừng như đứng ngoài tình yêu thì cũng chính là chăm sóc tình yêu.

   Vậy mà khi yêu ta thường chỉ để ý tới sự ham thích nhau, suốt ngày cứ quấn chặt vào nhau không dám rời nửa bước. Đến khi một bên không thể đáp ứng sự thỏa mãn, thì sự nhàm chán và phản bội nhau là điều tất yếu sẽ xảy ra. Khi ấy, bên ở lại sẽ dễ dàng ngã quỵ vì họ thấy không còn gì để sống. Thi sĩ Hàn Mặc Tử đã từng than thở: "Người đi một nửa hồn tôi chết/ Một nửa hồn kia bỗng dại khờ". Thật ra, ta chẳng bao giờ trao nửa linh hồn cho ai đâu. Chỉ vì một nửa (hay cả) đời sống của ta đã lỡ phụ thuộc vào cảm xúc của đối phương, nên khi họ đi rồi ta không còn chỗ bám. Cơn nghiện đang hành hạ ta đó thôi.

   Lắm lúc ta cũng rất thực dụng, đến với tình yêu theo kiểu tranh hơn tranh thua như trong chiến trường kinh tế. Hễ đòi hỏi được là đòi hỏi. Ta xem người ấy như sự bảo an vững chắc cho cuộc đời mình. Thành ra, cụm từ "đi tìm bến trong" bây giờ có nghĩa là tìm một nơi có thể bảo đảm cho mình một cuộc sống sung túc, không thua sút bạn bè. Quan điểm này cũng bị ảnh hưởng sâu sắc từ tâm thức xã hội. Nhìn kỹ, ta sẽ thấy những đòi hỏi kia chỉ mang tới những cảm xúc tạm bợ qua sự tán thưởng của những người sống bằng hình thức, nhưng nó lại là thứ mộng tưởng điên đảo làm phương hại đến tình yêu. Vậy mà ta vẫn tin chắc rằng nếu có tất cả những thứ đó thì đời sống lứa đôi sẽ hạnh phúc hơn. Vì thế sự ham thích của ta không dừng, còn năng lực của người ấy lại bị ta vắt đến cạn kiệt, nên hai tâm hồn ngày càng cách xa nhau. Nếu người ấy vì đam mê mà vẫn cố gắng chiều chuộng ta thì chính họ cũng đang sống trong cơn mộng tưởng. Cả hai đều không cắm rễ vào nền tảng của tình yêu chân thật thì đừng hỏi tại sao chỉ vì bất đồng quan điểm với nhau, lỡ gây tổn thương nhau, thậm chí không tiếp tục làm thỏa mãn nhau là đôi bên dễ dàng bỏ nhau.

    Cũng có lần thi sĩ Xuân Diệu tự thú nhận: "Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá/ Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì". Tình yêu cũng như một loại cây xanh, nếu ta không biết cách chăm sóc dưỡng nuôi, hoặc thừa hoặc thiếu, thì nó sẽ héo tàn và lụn bại. Cảm xúc thỏa mãn ai mà không thích. Nhưng sự thỏa mãn ấy phải đi liền với trách nhiệm thì ta mới có thể giữ gìn mãi được. Mà nếu ranh giới cái tôi thật sự được tháo tung để nhường chỗ cho người ấy, thì trách nhiệm dìu dắt nhau đi về hướng thảnh thơi và hạnh phúc chân thật không phải là gánh nặng hay là sự miễn cưỡng nữa. Vấn đề là ta có khả năng nới rộng trái tim của mình ra không? Nếu ta còn quá coi trọng vật chất, vướng kẹt danh vọng, đam mê hình thức hấp dẫn, mà lại muốn có một tình yêu bền vững thì đó chỉ là tham vọng. Ta còn quá yêu bản thân mình thì làm sao ta có thể yêu thêm người khác. Dù có yêu người khác thì cũng chỉ để phục vụ cho bản thân mình mà thôi. Còn lỡ như đối tượng ấy xem tất cả những phương tiện kia là lý do chính để tình yêu có mặt, thì ta biết rằng đó chẳng phải là một nửa đáng tìm. Tuy nhiên, nếu ta đủ giỏi và bản lĩnh thì vẫn có thể dẫn dắt mọi đối tượng đi về hướng mình chọn mà không sợ "Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người".

Tình yêu có thật hay không là tùy thuộc vào sức mạnh và dung lượng trái tim của mỗi người. Bí quyết là ta phải luôn tỉnh táo để nhận ra mình và hiểu được người mình thương

Yêu như yêu lần đầu
Xin nâng đỡ đời nhau
Bằng con tim hiểu biết
Lo sợ gì thương đau.

Tình yêu thương rộng lớn
Luôn đem tới niềm vui
Cùng sớt chia nỗi khổ
Dìu nhau về thảnh thơi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 9431)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 7583)
Sứ mệnh doanh nghiệp là hợp tác để cùng phát triển, cùng có lợi. Hợp tác mà một bên thắng và một bên thua giống như hình thức bóc lột thời phong kiến hay phạm giới ăn cắp. Trong một trò chơi mà ai cũng thắng thì ra về ai cũng thấy vui. Sứ mệnh doanh nghiệp là tái lập truyền thông giữa người với người, người và cộng đồng, người và thiên nhiên. Sự giao tiếp và truyền thông giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các phòng ban, giữa các nhóm làm việc và giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài là nhiệm vụ nòng cốt của doanh nghiệp.
28/08/2010(Xem: 61595)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 6750)
Tiền bạc của cải là phương tiện trao đổi để sử dụng hữu ích trong mối quan hệ của đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ là nhu cầu cần thiết của con người. Về cơ bản, con người là chúng sinh cõi dục, do dục mà được sinh ra và hiện hữu, con người cần có các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động đi lại, giao tiếp và thưởng thức các cảm xúc khoái lạc giác quan v.v…Con người không thể sống mà không ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí, thư giãn sau khi làm việc.
28/08/2010(Xem: 10340)
Khi sinh ra, chúng tôi lên tàu và gặp cha mẹ của chúng tôi, và chúng tôi tin rằng họ sẽ luôn luôn đi về phía chúng tôi. Tuy nhiên, tại một số trạm cha mẹ của chúng tôi sẽ bước xuống từ xe lửa, để lại cho chúng tôi trong hành trình này một mình. Khi thời gian trôi qua, những người khác sẽ lên tàu; và họ sẽ có ý nghĩa anh chị em của chúng tôi là, bạn bè, trẻ em, và thậm chí cả tình yêu của cuộc sống của chúng tôi.
28/08/2010(Xem: 58323)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 8376)
Trước hết, tôi chân thành cảm tạ Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã dành cho tôi vinh dự đọc một bài thuyết trình trong buổi lễ mãn khóa long trọng này. Tuy dạy học ở xa, tôi vẫn luôn luôn gần gũi Học viện, tưởng như đây là nơi gắn bó nhất với cuộc đời của mình. Ở đây, và chỉ ở đây, tôi mới tìm được khung cảnh đáp ứng đồng thời hai nhu cầu của tôi - nhu cầu tri thức và nhu cầu đạo đức. Trong các trường đại học mà tôi dạy ở xa, tôi có cảm tưởng như chỉ sống một nửa. Không khí mà tôi thở trong Học viện cho tôi được sống vẹn toàn cả hai nhu cầu. Tôi mong được sống vẹn toàn như vậy trong bài thuyết trình này.
28/08/2010(Xem: 8450)
Nếu chúng ta thọ năm giới, và khuyến khích mọi người trong gia đình ta thọ năm giới, thì ngày đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ta, vì gia đình ta sẽ được duy trì, và cuộc sống gia đình đơn giản, tốt đẹp sẽ ảnh hưởng đến những gia đình khác trong xã hội.
27/08/2010(Xem: 19307)
1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu 2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi; Con cái thích vòi mà không biết trả 3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao; Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột 4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời, bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn 5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường, bước chân ra đường không trộm thì cướp 6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng 7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi 8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]