Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Hợi gỏi cúi/heo (phần 5B)

11/12/201820:16(Xem: 7419)
Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Hợi gỏi cúi/heo (phần 5B)

Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Hợi gỏi cúi/heo (phần 5B)

Nguyễn Cung Thông[1]

 

Bài viết này bàn về khả năng tên gọi 12 con giáp có gốc là tiếng Việt cổ, chú trọng đến chi thứ 12 là Hợi, đặc biệt cho năm Kỷ Hợi sắp đến (5/2/2019). Bài này đánh số là 5B vì là phần tiếp theo của các bài 5, 5A cùng một chủ đề - các bài 5 và 5A đã được viết cách đây nhiều năm. Trong thời gian soạn bài 5B này để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn của đài SBS radio sắp đến, người viết có tra cứu mạng TQ về sinh tiêu 生肖 để kiểm lại các thông tin[2] mới nhất cho bài viết. Trang mạng TQ viết rất cẩn thận và chi tiết, bàn về nguồn gốc của 12 con giáp có đưa ra các khả năng (1) hiện diện từ thời cổ đại ở TQ (2) nhập vào từ Phật giáo đời Đường (3) từ dân du mục ở phương Bắc TQ (học giả Triệu Dực đời Thanh) (4) nhập vào từ 12 cung hoàng đạo của phương Tây (Babylon) theo học giả Quách Mạt Nhược (1892-1978) - không thấy tài liệu nào khẳng định 12 con giáp là đặc sản của TQ và cũng không nhắc đến nguồn gốc phương Nam trong trang mạng TQ này. Một sự kiện đáng nhắc ở đây là ở Sydney (Úc), các chánh phủ địa phương đã bắt đầu đổi tên gọi Tết Trung Quốc (Chinese New Year) thành Tết Âm Lịch (Lunar New Year) sau một thời gian tìm hiểu các kiến nghị để thay đổi: một lí do đơn giản là về vấn đề nguồn gốc của Tết Âm Lịch hay 12 con giáp không ai dám khẳng định là của thuộc bản quyền của người hay văn hoá TQ[3]. Để cho liên tục và rõ ý[4], người đọc nên tham khảo thêm loạt bài viết về "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp" như "Mão Mẹo mèo" có 3 bài viết đánh số 4, 4A, 4B trên các trang mạng (Internet) công cộng như https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=20674 hay http://chimvie3.free.fr/47/index47.htm …v.v… Các chữ viết tắt trong bài là NCT (Nguyễn Cung Thông), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), ĐNQATV (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị), HV (Hán Việt), VN (Việt Nam), TQ (Trung Quốc), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh). Không nên nhầm lẫn các số đứng sau một âm tiết (chỉ thanh điệu) so với phụ chú.

1. Các cách đọc chữ Hợi

1.1 Chữ hợi 亥 (thanh mẫu nạp 匣, vận mẫu hai 咍 thượng thanh/khứ thanh, khai khẩu nhất đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

胡改切 hồ cải thiết (TVGT, ĐV, QV, CV, TVi, LTCN)

向改切 hướng cải thiết (NT)

下改切,音頦 hạ cải thiết, âm hài (TV, LT, VH)

TNAV ghi vận mẫu 皆來 giai lai (khứ thanh)

CV ghi cùng vần/thượng thanh 亥 劾 侅 (hợi *hặc))

CV cũng ghi cùng vần/khứ thanh 害 妎 劾 亥 (hại hợi *hặc)

許已切,音喜 hứa dĩ thiết, âm hỉ (VB, TVi)

下蓋切 hạ cái thiết (CV, TVi) ...v.v...

Giọng BK bây giờ là hài so với giọng Quảng Đông hoi6 và các giọng Mân Nam 客家话: [海陆丰腔] hoi6 [陆丰腔] hoi6 [梅县腔] hoi5 [东莞腔] hoi3 [客英字典] hoi5 [客语拼音字汇] hoi4 [台湾四县腔] hoi5 [宝安腔] hoi3 潮州话:hai6 (hãi), giọng Mân Nam/Đài Loan hai7, tiếng Nhật gai kai và tiếng Hàn hay.

Để ý khả năng có ba thanh điệu của Hợi: thượng thanh (đọc như hãi), khứ thanh và bình thanh (đọc như hài) phù hợp với các dạng cúi (heo cúi, cá cúi), cội hay cỗi (nguồn cội, cội rễ) và cùi (cùi bắp, cùi tay).

 

Hoi-goi-cui-phan-5b-000

    Giáp cốt văn                 Kim Văn                     Tiểu Triện                  Khải Thư

 

 Hoi-goi-cui-phan-5b-001

Giáp cốt văn                 Kim Văn                     Tiểu Triện                    Khải Thư

 

Câu nói từ xưa "Chữ tác (作) đánh chữ tộ (祚), chữ ngộ (遇) thành chữ quá (過)" nói lên khả năng viết nhầm vì hình dạng chữ giống nhau, cũng như thành ngữ HV lỗ ngư hợi thỉ 鲁鱼亥豕. Thật ra vấn đề khá oái ăm vì thỉ và hợi từng là một chữ tượng hình con lợn (chứ chẳng phải nhầm lẫn gì - xem các hình chụp bên trên từ trang http://www.zdic.net/z/24/zy/8C55.htm hay trang http://hanziyuan.net/#%E8%B1%95 chẳng hạn), như các tài liệu sau đây minh chứng:

 

豕與亥相似 <呂氏春秋·慎行論>

Thỉ dữ hợi tương tự < Lã Thị Xuân Thu· Thận hành luận> - Lã Thị Xuân Thu do Lã Bất Vi soạn vào đời Tần (vào khoảng 239 TCN)

 

亥, 豕也 <論衡·物勢>

Hợi, thỉ dã <Luận Hành. Vật thể> - Luận Hành soạn bởi Vương Sung thời Đông Hán (vào khoảng 80 SCN)

 

亥即豕, 故曰首曰身也 <左傳襄公三十年》

Hợi tức thỉ, cố viết thủ viết thân dã <Tả Truyện. Tương công tam thập niên> - Tả Truyện soạn thời Chiến Quốc (vào khoảng trước năm 389 TCN)

 

說文解字: <春秋傳>曰:“亥有二首六身。”凡亥之屬皆從亥。古文亥爲豕,與豕衕

Thuyết Văn Giải Tự: < Xuân Thu Truyện> viết:“hợi hữu nhị thủ lục thân。” phàm hợi chi chúc giai tòng hợi. cổ văn hợi vi thỉ, dữ thỉ đồng - Thuyết Văn Giải Tự do Hứa Thận soạn (khoảng 121 SCN)

1.2 Dựa vào âm HV/Nhật/Hàn và các phương ngữ TQ, một dạng âm cổ phục nguyên của Hợi là *ɣəj hay *kəj mà tiếng Việt còn bảo lưu dạng này qua các cách dùng heo cúi, cá cúi - cúi là lợn/heo (tiếng Mường Bi) so với tiếng Ruc *ku:l4, Maleng Brô kù:r, Giarai kuai, Sedang kuur. Như vậy là ta có thể liên hệ trực tiếp âm Hợi và cúi (đều chỉ loài lợn), ngoài ra còn các dữ kiện về Giáp Cốt Văn bên trên cho thấy chữ Hợi tượng hình (hình loài lợn). Ngoài ra, âm cổ *ɣəj còn để lại vài vết tích như ít người biết chữ Hợi 亥 còn có nghĩa là rễ cỏ[5] (TVGT và NT ghi nghĩa của Hợi là 荄也 cai dã - xem hình chụp bên dưới) hay là cai 荄, tiếng Việt còn bảo lưu các dạng cổ là cùi[6], cội (cd. cây có cội, nước/sông có nguồn). Chữ cai 荄 (rễ cỏ) là chữ hiếm với tần số dùng 41 trên 430747376 (thanh mẫu kiến 見 vận mẫu giai 皆 bình thanh, khai khẩu nhị đẳng/nhất đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

古哀切 cổ ai thiết (TVGT, ĐV, LT, TTTH)

古諧切 cổ hài thiết (TVGT)

古諧切 cổ hài thiết (LT)

古來反 cổ lai phản (NKVT 五經文字)

皆該二音 giai khai nhị âm (LKTG, TNTTĐTA 精嚴新集大藏音)

居諧切 cư hài thiết (TV, CV)

柯開乀 kha khai phật (TNTTĐTA 精嚴新集大藏音)

柯開切,音該 kha khai thiết, âm cai (TV, VH)

TNAV ghi vận bộ 皆來 giai lai (dương bình)

CV ghi cùng vần/bình thanh 皆 偕 階 堦 荄 核 䕸 湝 痎 喈 楷 街 (giai cai *hạch)

CV cũng ghi cùng vần/bình thanh 該 晐 賅 剴 祴 侅 垓 畡 胲 頦 陔 峐 荄 絯 (cai)

歌開切,音該 ca khai thiết, âm cai (TVi, CTT)

居諧切, 音皆 cư hài thiết, âm giai (TVi)

居支切, 音箕 cư chi thiết, âm ki (TViB) ...v.v...

Giọng BK bây giờ là gāi jiē so với giọng Quảng Đông goi1 và các giọng Mân Nam 客家话: [台湾四县腔] goi1 [客英字典] goi1 [海陆丰腔] goi1 [梅县腔] goi1 潮州话:gai1, tiếng Nhật kai.

1.3 Chữ 䝅 rất hiếm (bình thanh, Unicode 4745) có các cách đọc theo phiên thiết

呼恢切 hô khôi thiết (NT) - NT ghi nghĩa của hôi 䝅 là thỉ dã 豕也 (cũng như TV, TVi).

呼回切,音灰 hô hồi thiết, âm hôi (TV, LT, TVi) ...v.v...

Một dạng âm cổ phục nguyên của hôi 䝅 là *ɣəj rất gần với dạng cúi tiếng Việt và cùng một nghĩa (chỉ con lợn). Một điểm đáng nhắc lại ở đây là nét nghĩa phát sinh từ hôi là lợn đào xới đất lên như lời chú thêm vào ở TV.

 Hoi-goi-cui-phan-5b-002

TVGT  
Hoi-goi-cui-phan-5b-003
  NT
  
Hoi-goi-cui-phan-5b-004    
  NT    
Hoi-goi-cui-phan-5b-005 
    TV

 

1.4 Chữ hiếm hài/cai/hợi 豥 (Unicode 8C65) với tần số dùng là 10 trên 237243358, có các cách đọc theo phiên thiết

工開反 công khai phản (NKVT 五經文字)

古來戸來二反 cổ lai hộ lai nhị phản (LKTG)

胡來古來二切 hồ lai cổ lai nhị thiết (NT, TTTH)

古哀切 cổ ai thiết (QV)

戸來切 hộ lai thiết (QV)

何開切,音孩 hà khai thiết, âm hài (TV, LT)

柯開切,音該 kha khai thiết, âm cai (TV, LT)

魚開切,音皚 ngư khai thiết, âm ngai (TV, LT)

下楷切,音駭 hạ giai thiết, âm hãi (TV, LT, VH, CV, TVi)

於開切 ư giai thiết (TV)

CV ghi cùng vần/thượng thanh 駭 駴 絯 豥 (hãi)

呼買切, 音駭 hô mãi thiết, âm hãi (CTT) ...v.v...

Giọng BK bây giờ là gāi so với giọng Mân Nam 潮州话:hai5. Một dạng âm cổ phục nguyên của hài/cai là *ɣəj rất gần với dạng cúi tiếng Việt. Một điểm đáng nhắc ở đây là nét nghĩa của hài/cai 豥 là loài lợn có bốn móng chân trắng có thể phát sinh từ loài lợn rất hiếm gặp (ở TQ thời cổ đại), hay một loại "hàng nhập" vậy.
Hoi-goi-cui-phan-5b-006

NT               
Hoi-goi-cui-phan-5b-007  LKTG

 

2. Cá cúi, heo cúi

Một dạng chữ Nôm cúi là dùng cối (hội) HV 會 hay 檜 (so với âm cổ phục nguyên *ɣəj):"Hà đồn cúi nước gặp người lội theo" (Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa, 58b), "Bằng chưng giết cúi dê, máu chảy suốt hết đất" (Phật Thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, 17b). Tới thời Béhaine (1772/1773) và Taberd (1838) thì cúi chữ Nôm được viết là 𨆝 (bộ túc + cối HV, chỉ hành động cúi xuống, nét nghĩa chính trong tiếng Việt hiện nay) và chỉ còn dùng trong các từ kép cá cúi[7], heo cúi - xem hình chụp bên dưới:

 

 Hoi-goi-cui-phan-5b-008

Hoi-goi-cui-phan-5b-009

 

Cá cúi (Béhaine/Taberd 1772/1773-1838) là porcus marinus; heo cúiporcus. Porcus marinus/L dịch ra tiếng Việt là "heo biển". Cá cúi là "thứ cá biển nhiều mỡ như heo, cũng gọi là heo biển, thầy thuốc Annam hay dùng mỡ nó mà làm thuốc trái, thuốc ghẻ; da đó cùng dùng một thế, hoặc làm đồ ăn" trích ĐNQATV trang 201.

Trong cuốn "Dictionnaire annamite-chinois-français" (tự điển Việt Trung Pháp), học giả Gustave Hue (1937) còn ghi lại cách dùng "con gỏi" để chỉ lợn con[8] (heo con ~ porcelet/P, piglet/A). Gỏi[9] là một dạng biến âm của cúi, hỗ trợ cho dạng âm cổ phục nguyên *ɣəj hay *kəj.

Tóm lại, tiếng Trung (Quốc) có nhiều từ chỉ loài lợn như trư 豬 (tần suất 25297 trên 369369126) 猪 (tần suất 12684 trên 258852642), thỉ 豕 (tần suất 1942 trên 432067182), hi 豨 (tần suất 490 trên 430747376), trệ 彘, đồn 豚, gia 豭, hào 豪 ...v.v... Nhưng không thấy còn dùng dạng *ɣəj hay *kəj, âm cổ phục nguyên của Hợi 亥, hôi 䝅 và hài/cai/hợi 豥. Điều này cũng dễ hiểu vì sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất TQ và văn tự, và sau khi tiêu diệt các nước chư hầu, mạch chính của văn hoá Hán tộc bắt đầu khởi sắc so với ảnh hưởng từ phương Nam[10] đúng theo ý định của nhóm cầm quyền. Dựa vào thư tịch cổ, các phương ngữ cùng hệ thống âm HV: ta có cơ sở giải thích chữ Hợi có nghĩa là con lợn/heo vào thời tiền Hán (td. Giáp cốt văn - chữ tượng hình con lợn), cũng như âm cổ *ɣəj hay *kəj chính là dạng cúigỏi còn bảo lưu[11] trong tiếng Mường (Bi) và Việt. Do đó, ta cần phải đặt lại vấn đề nguồn gốc phi-Hán của tên chi thứ 12 (Hợi), và chỉ có thể dùng nhánh ngôn ngữ Việt Mường (< họ Nam Á) thì ta mới cảm thông được tại sao Hợi lại có biểu tượng là loài lợn/heo. Ngoài ra tiếng Việt không cần phải dùng từ ghép[12] như tiếng TQ - như 亥猪 Hợi trư (Hợi - lợn/heo) - để nhắc nhở dân chúng TQ về loài động vật tương ứng với chi Hợi - so với một dạng âm cổ của Hợi là cúi[13] vẫn còn hiện diện trong tiếng Việt và Mường (heo cúi, cá cúi). Một trường hợp khác dễ nhận ra hơn là chi Mão hay Mẹo: đối với người Việt thì biết ngay là chi chỉ con mèo (của VN), còn đối với người TQ thì phải dùng từ ghép 卯兔 Mão thố để nhắc đến loài thỏ[14], động vật biểu tượng chi Mão của văn hoá truyền thống của Hán tộc.

3. Tài liệu tham khảo chính và phê bình thêm

1) Pigneau de Béhaine (1772/1773) - Bá Đa Lộc Bỉ Nhu "Dictionarium Annamitico-Latinum" Dịch và giới thiệu bởi Nguyễn Khắc Xuyên, NXB Trẻ (Thành Phố HCM - 1999).

                                    (1774/Quảng Đông à Địa phận Đàng Trong tái bản năm 1837) "Thánh Giáo Yếu Lý Quốc Ngữ" 聖教要理國語 viết bằng chữ Nôm theo dạng Hỏi-Thưa. Y Doãn Ninh/Lê Bảo Tịnh phiên âm và chú giải, La Vang Tùng Thư xuất bản (Mỹ).

2) Huỳnh Tịnh Của (1895-1896) "Đại Nam Quấc Âm Tự Vị" Tome I, II - Imprimerie REY, CURIOL & Cie, 4 rue d'Adran (SaiGon).

3) Michel Ferlus (2004) "Le cycle des douze animaux" histoire d'un contact ancien entre Vietnam et Cambodge" The Sixth International Symposium on Pan-Asiatic Linguistics (HaNoi - Vietnam November 25-26, 2004).

                                    (2013) “The sexagesimals cycle, from China to Southeast Asia” (translated by Alexis Michaud) - The 23rd Annual Conference of the Southeast Asian Linguistics Society – May 29-31, 2013 – Chulalongkorn University, Bangkok (Thailand).

4) Nguyễn Quang Hồng (2015) "Tự điển chữ Nôm dẫn giải" Tập 1 và 2 - NXB Khoa Học Xã Hội/Hội Bảo Tồn Di Sản Chữ Nôm (Hà Nội).

5) Nguyễn Văn Khang (Chủ biên), Bùi Chỉ, Hoàng Văn Hành (2002) "Từ điển Mường Việt" NXB Văn Hóa Dân Tộc (Hà Nội).

6) Vương Lộc (2002) "Từ điển từ cổ" NXB Đà Nẵng - Trung Tâm Từ Điển Học (Hà Nội).

7) Hoàng Thị Ngọ (1999) "Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh" NXB Khoa Học Xã Hội (Hà Nội).

                                    (1999) "Phật Thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh - chữ Nôm và tiếng Việt" NXB Khoa Học Xã Hội - Hà Nội.

8) Alexandre de Rhodes (1651) "Phép Giảng Tám Ngày" - Tủ Sách Đại Kết in lại từ Tinh Việt Văn Đoàn (1961 - Sài Gòn) với phần giới thiệu của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên.

                                     (1651) “Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum” thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La; bản dịch của Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính - NXB Khoa Học Xã Hội, Thành Phố HCM (1991).

                                    “Tường Trình về Đàng Trong 1645” bản dịch của Hồng Nhuệ, NXB Ánh Sáng Publishing, Escondido (California/Mỹ, 1994?).

                                    "Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài từ 1627 tới năm 1646" dịch giả Nguyễn Khắc Xuyên - Tủ sách Đại Kết, Thành phố HCM (1994).

9) Nguyễn Ngọc San/Đinh Văn Thiện (2001) "Từ điển từ Việt cổ" NXB Văn Hóa Thông Tin (Hà Nội).

10) Nguyễn Cung Thông (2009) "Người tìm nguồn tên 12 con giáp" có thể đọc toàn bài trang https://www.tienphong.vn/cong-nghe-khoa-hoc/nguoi-tim-nguon-ten-12-con-giap-151678.tpo

                                        (2011) "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Hợi gỏi cúi/heo (phần 5A)" có thể đọc toàn bài trên trang này chẳng hạn https://ngonnguhoc.org/index.php?option=com_content&view=article&id=647:ngun-gc-vit-nam-ca-12-con-giap-hi-gi-cuiheo&catid=29:bai-nghien-cuu&Itemid=39 …v.v…

                                        (2007) Các buổi nói chuyện về cùng chủ đề trên đài SBS Radio, được phát thanh trên toàn nước Úc - xem/nghe từ trang mạng này chẳng hạn http://www.dunglac.info/upload/book/ngcthong1-f110791290.mp3 ...v.v...



[1] Nghiên cứu tiếng Việt độc lập ở Melbourne (Úc) – email [email protected]

[2] Xem trang mạng này chẳng hạn https://zh.wikipedia.org/wiki/%E7%94%9F%E8%82%96#cite_note-%E7%9D%A1%E8%99%8E%E5%9C%B0%E7%A7%A6%E7%B0%A1%E8%88%87%E6%94%BE%E9%A6%AC%E7%81%98%E7%A7%A6%E7%B0%A1-4 . Điều đáng chú ý là năm nay (2018) một cuốn sách vừa xuất hiện "Từ thập nhị chi đến 12 con giáp" của tác giả An Chi (người Việt) lại "khẳng định 12 con giáp là đặc sản của nền văn minh Trung Hoa chứ không hề vay mượn từ bất kỳ một ngôn ngữ nào khác" - theo lời NXB Tổng Hợp Thành Phố HCM.

[4] Loạt nài "NGUỒN GỐC VIỆT (NAM) CỦA TÊN 12 CON GIÁP - phần 1 và 2" bàn về tên 12 con giáp (tổng quát), phần 3 đến 14 bàn về từng chi một -- xem trang này http://web.hanu.vn/vnh/mod/forum/discuss.php?d=2335 hay  http://www.dunglac.info/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=81&ia=912 …v.v…

[5] Theo một cách giải thích từ chu kì hình thành cây cối: Hợi là giai đoạn huỷ diệt dương khí, âm khí trở nên cực thịnh, cây cỏ chết đi và hạt dưới đất nảy mầm thành rễ để bắt đầu sinh trưởng (bắt đầu một chu kì mới).

[6] cội cây (~gốc cây) khác với thân cây (có thể coi cội là phần dưới cùng của thân - td. lá rụng về cội): đây là cách dùng khác với tiếng Anh trunk (thân cây, cội cây) và tiếng Pháp tronc (thân cây, cội cây).

[7] Cá cúiporcus marinus, theo cách giải thích của Royal Society of London, trong cuốn "Philosophical  transactions from their commencement, in 1665, to the year 1800" Volume 1 - from 1665 to 1672 - in năm 1809 (London).

 

[8] Tuy nhiên, học giả Génibrel trong "Dictionnaire annamite français" (1898) ghi nghĩa của "con gỏi" là lợn nhỏ vừa vừa (cochon de moyenne taille/P).

[9] Gỏi thường biết đến là thịt cá sống trộn với giấm và rau cải (gỏi cá, gỏi cá sống), nhưng cũng có thể dùng thịt lợn/bò sống (nem chua) ...v.v...

[10] Tần Thuỷ Hoàng không ngần ngại đốt sách hay tiêu huỷ triệt để (td. phần thư khanh nho) các nền văn hoá khác để có một TQ thống nhất và dễ cai trị. Ngoài ra, từ miền Nam TQ đã có nhiều đợt di thiên về phương Nam và quá trình hợp chủng cũng làm ảnh hưởng TH càng ngày càng lấn át văn hoá bản địa (td. 12 con giáp càng xa rời đời sống nông nghiệp và trở thành bổn mạng trong cuộc đời) - xem kết quả mới nhất về ADN trong báo cáo này (17/5/2018) chẳng hạn https://www.sciencenews.org/article/ancient-chinese-farmers-sowed-literal-seeds-change-southeast-asia hay http://science.sciencemag.org/content/early/2018/05/16/science.aat3188 ...v.v... Trường hợp tên gọi 12 con giáp còn có thể coi như là "nhập ngược lại" trong tiếng Việt, khi văn hoá TQ khởi sắc và có ảnh hưởng rất lớn cho các nước láng giềng.

[11] So với biểu tượng là con voi (kunjara) của Thái tộc傣族 (Dai), hay là con heo đực (Gai hay là I, Inoshishi) của Nhật thì rất khó mà đặt vấn đề nguồn gốc của âm và nghĩa của Hợi từ các nhóm ngôn ngữ này!

[12] Thí dụ như trên mạng wikipedia TQ chuyên bàn về 12 con giáp (gọi là 生肖 Sinh Tiêu)  https://zh.wikipedia.org/wiki/%E7%94%9F%E8%82%96#cite_note-%E7%9D%A1%E8%99%8E%E5%9C%B0%E7%A7%A6%E7%B0%A1%E8%88%87%E6%94%BE%E9%A6%AC%E7%81%98%E7%A7%A6%E7%B0%A1-4 ghi rằng 子鼠, 丑牛、寅虎、卯兔、辰龍、巳蛇, 午馬、未羊、申猴、酉雞, 戌狗、亥猪 Tí thử, Sửu ngưu、 Dần hổ、 Mão thố, Thần long、 Tị xà、 Ngọ mã、 Vị dương、 Thân hầu、 Dậu kê、 Tuất cẩu、 Hợi trư.

[13] Thật ra, VBL còn ghi thêm một cách dùng tương đương của heo và lợn, hay là "con sinh". Đây là ảnh hưởng sau này mà thôi: sinh chỉ gia súc dùng trong việc cúng tế như bò, dê, heo ... Sinh có gốc Hán Tạng.

[14] Theo truyền thuyết dân gian (không kiểm chứng được, có nhiều dị bản) thường kể cho các cháu bé vào mỗi đầu năm bên TQ thì trong cuộc đua tới dự một phiên họp (do 玉皇上帝 Ngọc Hoàng Thượng Đế tổ chức) thì chuột và mèo nhảy lên lưng bò để đi qua sông đến điểm họp. Giữa đường đi thì chuột đẩy mèo xuống nước (lại có truyền thuyết cho rằng mèo ngủ quên) và đến điểm hẹn trước nhất, do đó năm đầu là năm Tí (năm chuột), và năm thứ nhì là năm Sửu (năm "bò") - xem trang này chẳng hạn https://www.travelchinaguide.com/intro/social_customs/zodiac/story.htm ...v.v...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2018(Xem: 8534)
Westminster, CA 13/4/2018 - Nhân chuyến Phật sự nhiều ngày tại Bắc Mỹ, năm 2018, Hòa thượng Thích Như Điển, Đệ nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu; Phương trượng Chùa Viên Giác, Hannouver, Đức Quốc, đã ghé thăm Đài truyền hình Asian World Media và hoan hỷ nhận lời tham dự buổi Hội Đàm Đạo Phật Cho Đời Sống do phóng viên Thảo Nguyễn thực hiện, phát sóng hàng tuần vào ngày thứ Sáu, trên các kênh truyền hình 22.7 và Galaxy 19, lúc 7:30 tối.
23/04/2018(Xem: 6597)
Hòa thượng Phật sự đầy ắp, nay chùa này, mai tự viện kia. Lớp việc chung Giáo Hội, lớp việc riêng nơi trú xứ trụ trì…, nhưng hôm nay 17 tháng Tư, 2018, Hòa thượng vẫn thùy từ hứa khả ghé thăm hệ thống truyền hình ASIAN WORLD MEDIA, qua chương trình quen thuộc ĐẠO PHẬT cho ĐỜI SỐNG do phóng viên Nguyễn Thảo thực hiện, và phát sóng lúc 7:30PM hàng tuần, thứ Sáu trên channels 22.7 cũng như Galaxy 19.
21/04/2018(Xem: 12705)
Hoa Đàm Ngát Hương_HT Thích Bảo Lạc_2007
21/04/2018(Xem: 6430)
Quan sát, nhìn nhận đúng sự việc, nhà Phật gọi là chánh kiến. Chánh kiến là cách phân biệt bản chất của sự việc tốt hoặc xấu. Trong tiềm thức mỗi người đều có sẵn tính tốt và tính xấu. Ví dụ lòng trung thành và phản bội. Ai cũng có hạt giống trung thành và hạt giống phản bội. Người chồng nếu sống trong môi trường, hạt giống của lòng trung thành được tưới tẩm nuôi dưỡng hàng ngày, thì người chồng sẽ là một người trung thành, nhưng nếu hạt giống của sự phản bội được tưới tẩm nuôi dưỡng hàng ngày, người chồng có thể phản bội
19/04/2018(Xem: 8963)
Audrey Hepburn; nữ tài tử Hollywood nổi danh ở thập niên 1950s, có vẻ đẹp thánh thiện với chiếc cổ thiên nga đã làm cho bao chàng trai mới lớn thời ấy từng ươm mơ dệt mộng. Tình cờ tấm ảnh của nàng đã xuất hiện trên mạng không khỏi làm nhiều người hâm mộ xúc động trước sự tàn phá của thời gian.
31/03/2018(Xem: 6797)
Sống để gặt những gì mình đã gieo và gieo tiếp việc thiện, tích cực tu tập để tiến hóa, có những tái sinh ngày càng tốt hơn, cuối cùng đạt quả vị giải thoát, đi đến chấm dứt sinh tử luân hồi. Đạo Phật tóm gọn trong mấy chữ nhân quả, thiện ác mà thôi. + Chúng ta có tái sinh, có kiếp trước và kiếp sau không? Có rất nhiều câu chuyện trên khắp thế giới về những người chết đi sống lại kể về linh hồn, những người nhớ về kiếp trước của mình như những vị Lạt Ma Tây Tạng, nhà ngoại cảm giao tiếp với linh hồn để tìm được rất nhiều ngôi mộ, v.v Con người được sinh ra từ những nghiệp tốt và xấu mà mình đã gieo từ vô số kiếp. Trong đời này ta buộc phải nhận quả. Để giảm thiệt hại từ những quả xấu và tăng cường quả tốt thì cần phải làm lành lánh dữ việc xấu dù nhỏ cũng không nên làm còn việc thiện dù nhỏ mấy cũng cố gắng làm. Phật nói số người được tái sinh làm người hoặc chư Thiên (thần thánh) nhiều như 2 cái sừng trên đầu con bò, còn số người sinh vào cõi khổ (rơi vào địa ngục, hóa thành
16/03/2018(Xem: 12403)
Video pháp thoai: Kinh Pháp Cú Phẩm Già 01 HT Thích Minh Hiếu giảng 11-03-2018
08/03/2018(Xem: 7676)
Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn. Tôi nghĩ , như một dấu hiệu của tôn trọng, tôi sẽ đứng để nói chuyện. Cách ấy, tôi cũng có thể thấy thêm những khuôn mặt. Tôi thường diễn tả tất cả chúng ta như những anh chị em. Chúng tađều là những con người giống nhau ở trình độ nền tảng. Chúng ta giống nhau từ tinh thần, cảm xúc, đến thân thể. Ở trình độ vật lý, có những khác biệt nhỏ, như độ lớn của lổ mũi. Lổ mũi của tôi được xem như là một cái mũi lớn. Tôi không nghĩ nó là một cái mũi lớn. Cho nên đó là điều quan trọng. Chúng ta phải nhận ra mỗi người khác như một con người – không có gì khác nhau. Rồi thì, ở trình độ thứ hai – vâng, có những khác biệt về tín ngưỡng, khác biệt về màu da, khác biệt về quốc gia. Tôi nghĩ, ngày nay vấn nạn mà chúng ta đang đối diện là chúng ta nhấn mạnh quá nhiều về tầm quan trọng ở trình độ thứ hai, quên lãng rằng ở trình độ thứ nhất thì chúng ta là những con người giống nhau.
07/03/2018(Xem: 7981)
Lại ngày 8 tháng ba. Mấy ngày nay đã thấy những email, những lời chúc đầy hoa trên mạng để chúc mừng ngày này. Trước 75, hình như ngày này chẳng ai biết tới. Những ngày tháng ba những năm ấy hoặc Lễ Hội tưởng niệm Hai Bà Trưng (6 tháng hai âm lịch), Giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch), có ai để ý ngày 8 tháng 3. Thời ấy, đa số phụ nữ trong nam ở nhà lo cho con cái, nếu có đi làm hay ra buôn bán thì trong gia đình vẫn người chồng là trụ cột.
03/03/2018(Xem: 18249)
Vừa qua, bản thảo cuốn sách này, « Con Người và Phật Pháp » được tác giả Lê Khắc Thanh Hoài gởi đến cho tôi với lời đề nghị tôi có vài dòng đầu sách. Tôi có phần e ngại, vì có thể tôi không nắm rõ hết ý tưởng của tác giả và cũng có thể không nêu hết ý nghĩ của mình. Thế nhưng đối với một tác giả, một nữ cư sĩ Phật tử trí thức thuần thành, một nhà văn, một nhà thơ và là một nhạc sĩ mà tôi vẫn lưu tâm, cảm phục, cho nên tôi quên đi phần đắn đo mà mạnh dạn có mấy dòng, gọi là chút đạo tình và lòng trân trọng đối với chị Thanh Hoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]