Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúng tôi học Kinh (2)

10/04/201313:58(Xem: 7246)
Chúng tôi học Kinh (2)
Chúng tôi học Kinh (2)


Tâm Minh

Thân kính tặng ACE Áo Lam


Hôm nay chúng tôi học phẩm thứ 2 của kinh Pháp Hoa, đó là phẩm Phương Tiện.

Chữ phương tiện thì ai cũng hiểu rồi nhưng trong phẩm này có nghĩa đặc biệt và khi giảng kinh này quý Thầy hay dùng chữ Quyền Biến để thay thế 2 chữ phương tiện. Phương tiện là cửa ngỏ để đi vào cứu cánh, phương tiện có tính cách giai đoạn.

Mở đầu phẩm Phương Tiện, Đức Phật tâm sự với đại chúng rằng Ngài rất băn khoăn sau khi thành đạo, không biết có nên đem Phật pháp ra giảng cho chúng sanh cõi Ta Bà này không, vì căn tánh chúng sanh rất can cường, thân tâm mê chấp, trí tuệ thấp kém, tính tình kiêu mạn, không chịu tìm hiểu để tin..v...v... mà Phật pháp thí quá vi diệu, cao sâu, Ngài nghĩ: hay mình hãy nhập Niết Bàn cho rồi. Nhưng sau đó, Ngài nhớ lại và quán chiếu việc chư Phật trong nhiều đời đã giảng nói Phật pháp cho chúng sanh, quý Ngài dùng rất nhiều phương tiện thiện xảo để cho chúng sanh tin hiểu và áp dụng, vậy nên đức Phật Thích Ca ngày nay cũng nên y theo phương pháp của chư Phật trong 10 phương mà bày ra phương tiện để giảng Pháp cho chúng sanh. Trước hết Ngài đã phương tiện nói là có 3 Thừa (Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát). Với Thanh Văn Ngài giảng Tứ Diệu Đế, với Duyên Giác Ngài giảng Duyên Khởi, với Bồ Tát Ngài giảng Lục Độ Ba La Mật.. v.. v.. nhưng thật ra chỉ có một Thừa (Nhất Thừa) đó là Phật Thừa. Vì thế bây giờ Ngài chỉ nói về Phật Thừa. Ngài nói rằng tất cả chúng sanh, Ai Rồi Cũng Sẽ Thành Phật, từ người tu hành tinh tấn, cho đến biếng nhác, phóng túng ... nhưng có khởi tâm muốn muốn làm Phật, từ em bé nhóm cát xây thành tháp Phật cho đến người chỉ đưa một tay ra, chắp tay lạy Phật ..v..v... đều sẽ thành Phật trong tương lai vì hạt giống Bồ Đề không bao giờ mất. Có khác nhau chăng là vấn đề thời gian mà thôi. Lời tuyên bố này quả là khó tin, chỉ có những ai chịu khó tu tập, tìm hiểu sâu sắc về Phật pháp mới hiểu được và chấp nhận lời Ngài.

Trước đây Ngài đã phương tiện nói Tam Pháp Ấn: Vô Thường, Vô Ngã, Khổ

Chư hành vô thường (các hành vô thường)

Chư pháp vô ngã (các pháp vô ngã)

Chư thọ thị khổ (các thọ là khổ - dù là lạc thọ cũng là khổ theo sau)

Bây giờ chỉ là một: Nhất ấn hay thật tướng ấn; từ ba pháp ấn chỉ còn lại một pháp ấn, đó là khuôn mặt đích thật của thực tại.

Đối tượng của kinh này là hàng Thanh Văn- đại diện là ngài Xá Lợi Phất - ngài là một trong 10 đại đệ tử Phật, hạnh bậc nhất của ngài là Trí Tuệ, ngài cũng là thầy của La Hầu La (Đức Phật giao cho ngài dạy La Hầu La). Điều đó nói lên rằng phải là hàng có trí tuệ mới có thể nghe hiểu, chấp nhận và tin những điều Như Lai nói ra, do vậy mà trong hội chúng đã có năm ngàn người từ chỗ ngồi đứng dậy lễ Phật rồi lui về. Đây là những người nghiệp chướng sâu dầy và tăng thượng mạn, chưa chứng đắc nhưng tự cho mình đã chứng đắc. Đức Thế Tôn cho rằng đây là hạng người đại diện cho những chồi khô mộng lép, với ngôn ngữ bây giờ thì ta nói rằng: những người này chỉ cần thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ thì họ cũng thành Bồ Tát, có khả năng thành Phật hết.

Đức Phật nói rằng mục đích tối hậu của sự ra đời của chư Phật là làm cho chúng sanh biết được rằng chúng sanh cũng có tri kiến Phật (Khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật). Nhưng tại sao lại đánh mất đi, tại sao 6 căn không còn thanh tịnh? - Đó tại vì Tham Sân Si Mạn Nghi ...v..v... đã che lấp, nói cách khác, vô minh đã làm cho chúng sanh trong cõi Ta Bà này bị mê lầm. Trong bài giảng của thầy Từ Thông, thầy có nói rằng khi mới sanh ra, 6 căn của chúng sanh cũng thanh tịnh như của chư Phật: hãy quan sát một em bé chưa biết đi, 6 căn của em thật thanh tịnh: mắt nhìn những vật quý giá của thế gian nhưng không hề ham muốn, tai nghe đủ loại tiếng nhưng không đắm, ..v..v.. Ta thử đưa cho em một hột xoàn: em có thể cầm chơi một chút rồi quăng đi không hề luyến tiếc, ai cho thì ăn, uống thì uống, không ưa cũng không ghét đối với mọi người mọi vật. Tâm em bé hồn nhiên trong sáng, 6 căn thanh tịnh, không hề bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (là 6 trần) làm nhiễm ô. Em bé không biết có ta có người, không phân biệt mảy may (tức là không có Ngã và Ngã Sở). Đức Phật gọi cái hạnh này là anh nhi hạnh, chúng sanh khi thành người lớn đã đánh mất cái hạnh này rồi tâm bị nhiễm ô bởi tham sân si mạn nghi phiền não..v..v..Nghe thầy giảng ngang đây tôi liền nhớ đến Tâm Bất Sinh của thiền sư Bankei (Nhật). Theo ông thì người lớn cũng có cái tâm bất sinh nghĩa là cái tâm không phân biệt, cái tâm ban sơ chưa suy nghĩ, so đo, tính toán.

Chính cái tâm này sẽ tự nó an bài mọi sự một cách êm xuôi không cần mình phải bon chen, tranh đua hơn kém..v..v... Nếu ai an trú trong tâm bất sinh đó thì đấy là Phật. Thiền sư Bankei sống cách đây vài trăm năm mà ở thời đó ông còn bị chống đối huống gì thời Đức Phật cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, làm sao những chúng sanh không có tuệ giác có thể tin nỗi!. Thật là khó khăn cho Đức Phật khi muốn truyền bá Đạo nhiệm mầu cho chúng sanh cõi Ta Bà này. Tuy nhiên anh chị em chúng tôi đã được may mắn biết một trong những người lớn mà có tâm hồn trẻ thơ, sống thanh thản, an nhiên tự tại giữa cuộc đời ồn ào phức tạp này: đó là Thiền Lão thiền sư. Sư không màng biết bao nhiên năm tháng đã trôi qua, mình là ai, mặc dù Thiền phong của Sư vang dội khắp nơi và học trò của Sư lên đến hơn ngàn người. Một hôm vua Lý Thái Tông đến viếng chùa của Sư và hỏi:

- Hòa Thượng trụ trì ở đây được bao lâu rồi ạ?

Sư đáp: Chỉ biết ngày tháng này (Đản tri kim nhật nguyệt)

Ai rành Xuân Thu trước (Thùy thức cựu Xuân Thu)

Vua hỏi lại rằng : Hằng ngày Hòa Thượng làm gì?

Sư đáp: Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác (Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh)

Trăng trong mây bạc hiện toàn chân (Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân)

Vua rất kính phục và muốn thỉnh Sư về triều đình để làm cố vấn nhưng khi sứ giả của vua đến thì Sư đã viên tịch. Sư quả thật đã tu đến độ lục căn thanh tịnh, đã đạt được anh nhi hạnh của một tâm hồn trẻ thơ, nghĩa là tâm Phật bất sinh vậy.

Chữ phương tiện làm anh chị em chúng tôi có thật nhiều điều muốn nói, chúng tôi đã dành nhau nói về những bài học của mình đã học được và đem áp dụng vào cuộc sống cũng như trong việc giảng dạy cho các em. Xin ghi ra đây những bài học của nhóm chúng tôi:

* Tất cả các môn học trong Gia Đình Phật Tử như Hoạt Động Thanh Niên, Trò Chơi, Văn Nghệ, Báo Chí Trại, Trại Mạc ..v..v.. đều nhằm mục đích giới thiệu Phật pháp với các em, truyền bá giáo lý đến các em; vì vậy nếu sa đà theo phương tiện mà quên mục đích thì đó là khuyết điểm của người Huynh Trưởng. Cũng vậy, báo chí nếu không đem lại sự hòa ái tin yêu giữa những người Phật tử, giữa người với người, không đem niềm vui đến cho độc giả mà chỉ đem phiền não, thị phi..v..v.. thì tờ báo đó mất tác dụng truyền bá Phật pháp rồi.

Về bản thân, nếu chúng ta k hông phân biệt rõ phương tiện và cứu cánh trong các hành động của thân, miện ý trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể bị sa vào lầm lỗi. Ví dụ có anh chị bảo rằng uống rượu mà không say sưa là được, uống rượu, khiêu vũ ..v...v... là để xã giao. Trong xã hội ngày nay không tránh được việc xã giao, thù tiếp trong công việc làm ăn ..v..v.. được. Điều này có thể đúng nhưng chúng ta phải luôn tỉnh thức để biết lúc nào là cần thiết xử dụng nó như một phương tiện và lúc nào ta đã sa đà vào sự phóng dật đam mê không thể rút chân ra được. Điều này chỉ có ta biết mà thôi. Xin hết sức cẩn trọng !.

Trong phẩm này có nhiều câu kinh, kệ thật là hay, không thể không nhớ hoài được và nhờ vậy chúng ta dễ thuộc, dễ áp dụng, ví dụ như:

Chư pháp tùng bổn lai (Các pháp xưa nay)

Thường tự tịch diệt tướng (Thường tự vắng lặng)

Câu này nói lên cái ý nghĩa thật độc đáo: đó là mỗi lá cây ngọn cỏ đều dạy cho ta về vô thường vô ngã và tánh không của vạn pháp. Chúng ta không chỉ đến chùa mới nghe được Phật pháp vi diệu mà từng chiếc lá cành hoa...v...v... đều giảng nói Phật pháp nếu chúng ta biết ngắm nhìn và biết lắng nghe. Thật vậy, nhìn một cành hoa ta thấy rõ trùng trùng duyên, khởi. Cái hoa là tổng hợp của nước, ánh sáng, đất, gió, không khí, mặt trời..v...v... đó là chưa kể công người trồng, tưới, mưa gió thuận hòa. Thầy Nhất Hạnh thường khen bài thơ của Quách Thoại vịnh bông hoa thục dược như sau:

Đứng yên ngoài hàng giậu,

Em mĩm nụ nhiệm mầu

Lặng nhìn em kinh ngạc

Và thoảng nghe em hát

Lời ca em thiên thu

Ta sụp lạy cúi đầu.

Thầy nói người thi sĩ trẻ này đã nắm bắt được thực tại nhiệm mầu. Thật vậy, chính bây giờ và ở đây chúng ta có hạnh phúc, chúng ta có an lạc, chúng ta có cái đẹp tuyệt đối chứ không cần tìm ở đâu xa. Nếu chúng ta biết nhìn, chúng ta sẽ thấy, biết lắng tai thì sẽ nghe những âm thanh vi diệu từ thiên nhiên quanh ta trong một buổi bình minh, một buổi hoàng hôn hay ngay cả trong cái tĩnh mạch của một buổi trưa Hè. Do đó, trong khi đi dạo ta có thể thực hành Thiền, giữ tâm yên, lời yên, chúng ta học tập được rất nhiều điều từ thiên nhiên mặc dù thiên nhiên không bao giờ nói gì cả. Điều này còn có thể chữa lành hay bồi dưỡng cái tâm quá mệt mỏi của chúng ta nữa.Hai câu này không chỉ chúng ta thấy hay mà người xưa cũng thấy hay nữa, chẳng thế mà một vị thiền sư đã dùng để mở đầu cho một bài thơ của mình:

Chư pháp tùng bổn lai

Thường tự tịch diệt tướng

Xuân đáo bách hoa khai (Xuân đến trăm hoa nở)

Hoàng Oanh đề liễu thượng (Oanh vàng ca liễu thắm)

Vị thiền sư này cũng thưởng thức thiên nhiên với tâm thanh tịnh thực tại rất đơn giản ở trước mặt như hoa xuân đua nở và chim chóc ca hót. Tâm của thiền gia an lạc, thanh tịnh, không vướng mảy may phiền não.

Ngoài ra trong khi học phẩm này chúng tôi được nhắc nhở về 3 thứ ngoại đạo.

1/ Ngoại đạo thật

2/Ngoại đạo mạo danh đạo Phật: tu theo ngoại đạo nhưng dán nhãn hiệu đạo Phật.
3/ Học Phật pháp thành ngoại đạo: hiểu lầm Phật pháp, ý của mình mà nói là ý của Phật, Tổ ..v...v... như vậy tưởng là truyền bá đạo Phật , kỳ thực là truyền bá ý của mình. Họ chấp lời nói của Phật, của Tổ, cho là thật, không biết đó chỉ là phương tiện. Đức Phật gọi hạng thứ ba này là sư tử trùng, vì chính họ sẽ tiêu diệt Phật pháp.

Một bài học khác nữa là gần gũi và cúng dường vô số chư Phật. Thế nào gọi là được gần gũi và cúng dường vô số chư Phật ? Đây cũng là ngôn ngữ biểu tượng của Pháp Hoa. Vì thọ lượng của chư Phật là vô cùng vô tận, chúng ta làm sao gần gũi và cúng dường vô số chư Phật trong một kiếp phù du ở cõi Ta Bà này được ? Nhưng nếu ta an trú trong tâm Phật bất sinh, xa lìa ngã chấp, ngã sở (chấp có TA và CỦA TA), luôn tỉnh thức tránh tất cả các điều ác, làm tất cả điều lành, giữ tâm ý trong sạch, không truy tìm quá khứ, không mơ ước tương lai, luôn an trú trong hiện tại, hằng ngày luôn luôn nhớ nghĩ điều thiện, giữ gìn chánh niệm, không khởi tà niệm..v...v... thì đó là ta đã gần gũi và cúng dường vô số chư Phật vậy. Nói tóm lại, gần gũi và cúng dường chư Phật có nghĩa là gần gũi với Phật tánh thanh tịnh của chính mình.

Một bài học quý nữa là vềthật tướng của các pháp.Chúng ta thường gặp phiền não khổ đau vì chúng ta méo mótrong cách nhìn, cách nghe ..v...v... chúng ta không thấy được thật tướng của các pháp. Nếu chúng ta nhìn một vật, một người với tâm Phật bất sinh của mình, nhìn mà không phân biệt lớn nhỏ, cao thấp, xấu đẹp thi không bao giờ chúng ta gặp phiền não, đau khổ. Nếu chúng ta biết nghe với tâm bình đẳng, không để cho cái ngả của ta vướng vào, sao cho cái nghe cứ vẫn là cái nghe thuần túy, cái thấy chỉ là cái thấy thuần túy.... thì ta sẽ thấy vạn pháp vốn bình đẳng, ta hiểu được ý nghĩa của không dơ, không sạch, không thêm không bớt, không thường không đoạn, không sanh không diệt.... là như thế nào. Đức Phật nói đó là nhìn sự vật theo cái nhìn của chư Phật. Theo Thập Như Thị: tướng, tánh, thể, lực, tác, nhân, duyên, quả ...báo.... Còn chúng ta , chúng ta luôn phân biệt, đặt tên, phê phán. Ví dụ núi thì cao, đồi thì thấp, sông thì sâu, hồ thì cạn..v...v.... Nhìn người thì phân biệt người nước này, nước nọ, châu này, châu kia, màu da vàng, trắng, đỏ đen....., người này dễ thuơng, người kia dễ ghét, người này đẹp người kia xấu..v..v... từ đó phiền não khổ đau tranh chấp sẽ kéo theo sau. Thật vậy, nhìn mọi vật với cái thấy của tâm phân biệt nhỏ hẹp của mình thì thật là hạn chế; nếu chúng ta biết quay về với tự tâm thanh tịnh, nhìn mọi vật theo tướng của nó, tánh của nó, bản thể của nó, lực dụng của nó..v...v... thì ta thấy được tính bình đẳng không hai của mọi sự mọi vật trên đời, không bị hạn chế bởi tâm địa hẹp hòi, so sánh đo lường, tính toán, phân biệt... của chính chúng ta nữa, mà trái lại thấy được tính cách phong phú, đa dạng và vi diệu của vạn pháp vậy.

Để kết thúc Phẩm Phương Tiện, chúng tôi nhờ Th. ngâm một bài kệ cũng bát đầu bằng câu Chư Pháp tùng bổn lai thường tư tịch diệt tướng, mà chúng tôi đã được thuộc từ lâu mặc dù không ai biết của tác giả nào:

Các pháp xưa nay thường vắng lặng

Tâm sanh Niệm khởi cảnh liền sanh

Nghe chuông tỉnh thức lìa cơn mộng

Thể nhập chơn tâm diệu đức hằng.

--- o0o ---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/10/2020(Xem: 5598)
Hòa thượng họ Khổng (sau khi hoạt động Phật giáo Cứu quốc, do hoàn cảnh mới đổi thành họ Nguyễn) húy Hồng Hạnh, hiệu Vĩnh Đạt, thuộc dòng Lâm Tế thứ 40, sinh năm Tân Hợi (1911), niên hiệu Duy Tân năm thứ 5, tại xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình làm nghề nông sùng mộ đạo Phật. Hạt giống bồ đề khơi mầm, vườn hoa Bát nhã nở hoa, ấu niên 9 tuổi, những sợi tóc não phiền rơi rụng theo từng nhát kéo đong đưa, ngài trở thành chú tiểu đệ tử của đại lão Thiền sư Khánh Thông, Tổ đình Bửu Sơn, xã Tân Thủy, huyện Ba Tri. Hòa thượng Bổn sư cho ngài thọ giới sa di vào ngày mùng Một tháng 07 năm Tân Dậu (1921) tại Bổn tự Bửu Sơn do bổn sư của ngài đương vi Đàn đầu Hòa thượng.
31/10/2020(Xem: 7586)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Chưa lúc nào bản thân chúng tôi thấm thía Lý Duyên Sinh Phật dạy như lúc này. Quả thật..''Cái này sinh thì cái kia sinh'', chân lý này vận hành trong mọi sự vật và mọi sự kiện, bởi vậy một khi Dịch Covid còn kéo dài là nạn đói xứ Ấn còn tiếp tục lê thê..
29/10/2020(Xem: 4643)
Dharamshala: Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông báo Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân đã được 50 quốc gia phê chuẩn là Honduras, cho phép “văn bản lịch sử” bắt đầu có hiệu lực sau 90 ngày. Khôi nguyên Nobel Hòa bình, lãnh tụ tinh thần lưu vong của Tây Tạng, là người ủng hộ suốt đời cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân, Đức Đạt Lai Lạt Ma hoan nghênh thông tin, ca ngợi hiệp ước “một bước đi đúng hướng để tìm ra những thỏa thuận sáng suốt và văn minh hơn để giải quyết xung đột”.
29/10/2020(Xem: 4827)
Cư sĩ Phan Cơ Văn (Ban Ki-moon-반기문-潘基文, hậu duệ cụ Phan Huy Chú, Việt Nam), cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, đương nhiệm Chủ tịch “Hội đồng quốc gia về khí hậu và chất lượng không khí” đã đến viếng cố Cư sĩ Lee Kun Hee (Lý Kiện Hy, 이건희, 李健熙), pháp danh Trọng Đức (중덕-重德), pháp hiệu Trọng San (중산- 重山), Đại hộ pháp (대호법-大護法), đệ tử tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc, nhà tư bản công nghiệp, doanh nhân Phật tử, tỷ phú người Hàn Quốc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Samsung tại nhà Tang lễ Bệnh viện Samsung, Ilwon-dong, Gangnam-gu, Seoul lúc 3:06 chiều ngày 26 tháng 10 năm 2020. Khoảng 15 phút phúng viếng và chia buồn cùng tang môn hiếu quyến. Ngay sau khi lễ viếng và chia buồn, Chủ tịch Samsung Electronics Cư sĩ Lee In-yong đã đưa tiễn Ngài cựu Tổng Thư ký LHQ ra về. Ảnh: Jeong Ye-rin
27/10/2020(Xem: 6149)
Thấm thoát mà hôm nay ngày 11.8. Canh Tý, nhằm chủ nhật 27.9 đã thất tuần rồi. Dì dâng hương hoa cúng Mười Phương Chư Phật cũng như cơm canh để cúng cửu huyền thất tổ, hương hồn con linh thiêng về đây cùng ngồi tụng kinh Địa Tạng với dì, dì cháu mình cùng đảnh lễ xưng danh hiệu chư Phật phẩm thứ chín hầu mong đem lại lợi ích được cho tất cả những loài hữu hình hay vô hình nếu ai đó hữu duyên để lắng nghe lời Phật dạy:
26/10/2020(Xem: 6277)
ại hộ pháp (대호법-大護法), đệ tử tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc, nhà tư bản công nghiệp, doanh nhân Phật tử, tỷ phú người Hàn Quốc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Samsung, thành viên Ủy ban Thế vận hội Quốc tế, Cư sĩ Lee Kun Hee (Lý Kiện Hy, 이건희, 李健熙), pháp danh Trọng Đức (중덕-重德), pháp hiệu Trọng San (중산- 重山) đã an nhiên trút hơi thở tại Bệnh viện Samsung Seoul (seoul) về cõi Phật vào buổi sáng hôm Chủ nhật, ngày 25 tháng 10 năm 2020, hưởng thọ 78 tuổi.
26/10/2020(Xem: 8325)
- Trong tuần qua, chúng con chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn tại 2 ngôi dọc theo dòng sông Ni Liên thuyền, cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 8 cây số. Vì bận điều hành cứu trợ lụt ở VN nên chúng con, chúng tôi chậm trễ tường trình, mong quị vị hoan hỉ cho!.. - Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 304 hộ nghèo. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 1 tấm Saree, 10 ký Gạo và bột Chapati, đường, muối dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200Rupees tiền mặt để mua thêm gạo cho từng hộ GD, trị giá mỗi phần quà là 9.50usd.(Bên cạnh đó là những phần phụ phí cần phải trả như $ mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, Tip cho những người bảo vệ và sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
25/10/2020(Xem: 8015)
“Thừa Tự”, theo quan niệm phong kiến xưa, có nghĩa là thọ hưởng của “hương hỏa” với trách nhiệm nối dõi việc thờ cúng Tổ tiên. Của hương hỏa là gia tài của ông bà cha mẹ để lại. Người “thừa kế ” được chỉ định trong cương vị này được gọi là “người thừa tự ”, mà người thừa tự phải là người con trai trưởng trong gia đình. Thông thường những gia đình giàu có sở hữu một công ty hay một xí nghiệp, khi chủ nhân nghỉ hưu, người được thừa kế cơ nghiệp là người con trai trưởng trong gia đình. Vì người xưa có quan niệm như thế, nên nam nữ khi thành hôn với nhau đều mong muốn sớm sinh một cậu quý tử để nối dõi tông đường. Đó là điều trông đợi của ông bà, cha mẹ nhà chồng.
24/10/2020(Xem: 5299)
Trưởng thành tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, tôi cảm thấy thành phố cứ tấp nập người đông sinh hoạt không ngừng như bánh xe thời gian cứ mãi chuyển động. Nhà hàng mở cửa 24 giời. Biển báo đường phố không bao giờ tắt. Karaoke Hàn Quốc xuyên đêm. 51 triệu người – một dân số lớn hơn tổng dân số kết hợp giữa Texas và Florida, Hoa Kỳ - sống trong một quốc gia có diện tích bằng một nửa New England. Vì vậy, như các bạn có thể tưởng tượng, không gia cá nhân là thứ mà các bạn mơ ước trong giấc ngủ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]