Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúng tôi học Kinh (2)

10/04/201313:58(Xem: 7218)
Chúng tôi học Kinh (2)
Chúng tôi học Kinh (2)


Tâm Minh

Thân kính tặng ACE Áo Lam


Hôm nay chúng tôi học phẩm thứ 2 của kinh Pháp Hoa, đó là phẩm Phương Tiện.

Chữ phương tiện thì ai cũng hiểu rồi nhưng trong phẩm này có nghĩa đặc biệt và khi giảng kinh này quý Thầy hay dùng chữ Quyền Biến để thay thế 2 chữ phương tiện. Phương tiện là cửa ngỏ để đi vào cứu cánh, phương tiện có tính cách giai đoạn.

Mở đầu phẩm Phương Tiện, Đức Phật tâm sự với đại chúng rằng Ngài rất băn khoăn sau khi thành đạo, không biết có nên đem Phật pháp ra giảng cho chúng sanh cõi Ta Bà này không, vì căn tánh chúng sanh rất can cường, thân tâm mê chấp, trí tuệ thấp kém, tính tình kiêu mạn, không chịu tìm hiểu để tin..v...v... mà Phật pháp thí quá vi diệu, cao sâu, Ngài nghĩ: hay mình hãy nhập Niết Bàn cho rồi. Nhưng sau đó, Ngài nhớ lại và quán chiếu việc chư Phật trong nhiều đời đã giảng nói Phật pháp cho chúng sanh, quý Ngài dùng rất nhiều phương tiện thiện xảo để cho chúng sanh tin hiểu và áp dụng, vậy nên đức Phật Thích Ca ngày nay cũng nên y theo phương pháp của chư Phật trong 10 phương mà bày ra phương tiện để giảng Pháp cho chúng sanh. Trước hết Ngài đã phương tiện nói là có 3 Thừa (Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát). Với Thanh Văn Ngài giảng Tứ Diệu Đế, với Duyên Giác Ngài giảng Duyên Khởi, với Bồ Tát Ngài giảng Lục Độ Ba La Mật.. v.. v.. nhưng thật ra chỉ có một Thừa (Nhất Thừa) đó là Phật Thừa. Vì thế bây giờ Ngài chỉ nói về Phật Thừa. Ngài nói rằng tất cả chúng sanh, Ai Rồi Cũng Sẽ Thành Phật, từ người tu hành tinh tấn, cho đến biếng nhác, phóng túng ... nhưng có khởi tâm muốn muốn làm Phật, từ em bé nhóm cát xây thành tháp Phật cho đến người chỉ đưa một tay ra, chắp tay lạy Phật ..v..v... đều sẽ thành Phật trong tương lai vì hạt giống Bồ Đề không bao giờ mất. Có khác nhau chăng là vấn đề thời gian mà thôi. Lời tuyên bố này quả là khó tin, chỉ có những ai chịu khó tu tập, tìm hiểu sâu sắc về Phật pháp mới hiểu được và chấp nhận lời Ngài.

Trước đây Ngài đã phương tiện nói Tam Pháp Ấn: Vô Thường, Vô Ngã, Khổ

Chư hành vô thường (các hành vô thường)

Chư pháp vô ngã (các pháp vô ngã)

Chư thọ thị khổ (các thọ là khổ - dù là lạc thọ cũng là khổ theo sau)

Bây giờ chỉ là một: Nhất ấn hay thật tướng ấn; từ ba pháp ấn chỉ còn lại một pháp ấn, đó là khuôn mặt đích thật của thực tại.

Đối tượng của kinh này là hàng Thanh Văn- đại diện là ngài Xá Lợi Phất - ngài là một trong 10 đại đệ tử Phật, hạnh bậc nhất của ngài là Trí Tuệ, ngài cũng là thầy của La Hầu La (Đức Phật giao cho ngài dạy La Hầu La). Điều đó nói lên rằng phải là hàng có trí tuệ mới có thể nghe hiểu, chấp nhận và tin những điều Như Lai nói ra, do vậy mà trong hội chúng đã có năm ngàn người từ chỗ ngồi đứng dậy lễ Phật rồi lui về. Đây là những người nghiệp chướng sâu dầy và tăng thượng mạn, chưa chứng đắc nhưng tự cho mình đã chứng đắc. Đức Thế Tôn cho rằng đây là hạng người đại diện cho những chồi khô mộng lép, với ngôn ngữ bây giờ thì ta nói rằng: những người này chỉ cần thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ thì họ cũng thành Bồ Tát, có khả năng thành Phật hết.

Đức Phật nói rằng mục đích tối hậu của sự ra đời của chư Phật là làm cho chúng sanh biết được rằng chúng sanh cũng có tri kiến Phật (Khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật). Nhưng tại sao lại đánh mất đi, tại sao 6 căn không còn thanh tịnh? - Đó tại vì Tham Sân Si Mạn Nghi ...v..v... đã che lấp, nói cách khác, vô minh đã làm cho chúng sanh trong cõi Ta Bà này bị mê lầm. Trong bài giảng của thầy Từ Thông, thầy có nói rằng khi mới sanh ra, 6 căn của chúng sanh cũng thanh tịnh như của chư Phật: hãy quan sát một em bé chưa biết đi, 6 căn của em thật thanh tịnh: mắt nhìn những vật quý giá của thế gian nhưng không hề ham muốn, tai nghe đủ loại tiếng nhưng không đắm, ..v..v.. Ta thử đưa cho em một hột xoàn: em có thể cầm chơi một chút rồi quăng đi không hề luyến tiếc, ai cho thì ăn, uống thì uống, không ưa cũng không ghét đối với mọi người mọi vật. Tâm em bé hồn nhiên trong sáng, 6 căn thanh tịnh, không hề bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (là 6 trần) làm nhiễm ô. Em bé không biết có ta có người, không phân biệt mảy may (tức là không có Ngã và Ngã Sở). Đức Phật gọi cái hạnh này là anh nhi hạnh, chúng sanh khi thành người lớn đã đánh mất cái hạnh này rồi tâm bị nhiễm ô bởi tham sân si mạn nghi phiền não..v..v..Nghe thầy giảng ngang đây tôi liền nhớ đến Tâm Bất Sinh của thiền sư Bankei (Nhật). Theo ông thì người lớn cũng có cái tâm bất sinh nghĩa là cái tâm không phân biệt, cái tâm ban sơ chưa suy nghĩ, so đo, tính toán.

Chính cái tâm này sẽ tự nó an bài mọi sự một cách êm xuôi không cần mình phải bon chen, tranh đua hơn kém..v..v... Nếu ai an trú trong tâm bất sinh đó thì đấy là Phật. Thiền sư Bankei sống cách đây vài trăm năm mà ở thời đó ông còn bị chống đối huống gì thời Đức Phật cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, làm sao những chúng sanh không có tuệ giác có thể tin nỗi!. Thật là khó khăn cho Đức Phật khi muốn truyền bá Đạo nhiệm mầu cho chúng sanh cõi Ta Bà này. Tuy nhiên anh chị em chúng tôi đã được may mắn biết một trong những người lớn mà có tâm hồn trẻ thơ, sống thanh thản, an nhiên tự tại giữa cuộc đời ồn ào phức tạp này: đó là Thiền Lão thiền sư. Sư không màng biết bao nhiên năm tháng đã trôi qua, mình là ai, mặc dù Thiền phong của Sư vang dội khắp nơi và học trò của Sư lên đến hơn ngàn người. Một hôm vua Lý Thái Tông đến viếng chùa của Sư và hỏi:

- Hòa Thượng trụ trì ở đây được bao lâu rồi ạ?

Sư đáp: Chỉ biết ngày tháng này (Đản tri kim nhật nguyệt)

Ai rành Xuân Thu trước (Thùy thức cựu Xuân Thu)

Vua hỏi lại rằng : Hằng ngày Hòa Thượng làm gì?

Sư đáp: Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác (Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh)

Trăng trong mây bạc hiện toàn chân (Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân)

Vua rất kính phục và muốn thỉnh Sư về triều đình để làm cố vấn nhưng khi sứ giả của vua đến thì Sư đã viên tịch. Sư quả thật đã tu đến độ lục căn thanh tịnh, đã đạt được anh nhi hạnh của một tâm hồn trẻ thơ, nghĩa là tâm Phật bất sinh vậy.

Chữ phương tiện làm anh chị em chúng tôi có thật nhiều điều muốn nói, chúng tôi đã dành nhau nói về những bài học của mình đã học được và đem áp dụng vào cuộc sống cũng như trong việc giảng dạy cho các em. Xin ghi ra đây những bài học của nhóm chúng tôi:

* Tất cả các môn học trong Gia Đình Phật Tử như Hoạt Động Thanh Niên, Trò Chơi, Văn Nghệ, Báo Chí Trại, Trại Mạc ..v..v.. đều nhằm mục đích giới thiệu Phật pháp với các em, truyền bá giáo lý đến các em; vì vậy nếu sa đà theo phương tiện mà quên mục đích thì đó là khuyết điểm của người Huynh Trưởng. Cũng vậy, báo chí nếu không đem lại sự hòa ái tin yêu giữa những người Phật tử, giữa người với người, không đem niềm vui đến cho độc giả mà chỉ đem phiền não, thị phi..v..v.. thì tờ báo đó mất tác dụng truyền bá Phật pháp rồi.

Về bản thân, nếu chúng ta k hông phân biệt rõ phương tiện và cứu cánh trong các hành động của thân, miện ý trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể bị sa vào lầm lỗi. Ví dụ có anh chị bảo rằng uống rượu mà không say sưa là được, uống rượu, khiêu vũ ..v...v... là để xã giao. Trong xã hội ngày nay không tránh được việc xã giao, thù tiếp trong công việc làm ăn ..v..v.. được. Điều này có thể đúng nhưng chúng ta phải luôn tỉnh thức để biết lúc nào là cần thiết xử dụng nó như một phương tiện và lúc nào ta đã sa đà vào sự phóng dật đam mê không thể rút chân ra được. Điều này chỉ có ta biết mà thôi. Xin hết sức cẩn trọng !.

Trong phẩm này có nhiều câu kinh, kệ thật là hay, không thể không nhớ hoài được và nhờ vậy chúng ta dễ thuộc, dễ áp dụng, ví dụ như:

Chư pháp tùng bổn lai (Các pháp xưa nay)

Thường tự tịch diệt tướng (Thường tự vắng lặng)

Câu này nói lên cái ý nghĩa thật độc đáo: đó là mỗi lá cây ngọn cỏ đều dạy cho ta về vô thường vô ngã và tánh không của vạn pháp. Chúng ta không chỉ đến chùa mới nghe được Phật pháp vi diệu mà từng chiếc lá cành hoa...v...v... đều giảng nói Phật pháp nếu chúng ta biết ngắm nhìn và biết lắng nghe. Thật vậy, nhìn một cành hoa ta thấy rõ trùng trùng duyên, khởi. Cái hoa là tổng hợp của nước, ánh sáng, đất, gió, không khí, mặt trời..v...v... đó là chưa kể công người trồng, tưới, mưa gió thuận hòa. Thầy Nhất Hạnh thường khen bài thơ của Quách Thoại vịnh bông hoa thục dược như sau:

Đứng yên ngoài hàng giậu,

Em mĩm nụ nhiệm mầu

Lặng nhìn em kinh ngạc

Và thoảng nghe em hát

Lời ca em thiên thu

Ta sụp lạy cúi đầu.

Thầy nói người thi sĩ trẻ này đã nắm bắt được thực tại nhiệm mầu. Thật vậy, chính bây giờ và ở đây chúng ta có hạnh phúc, chúng ta có an lạc, chúng ta có cái đẹp tuyệt đối chứ không cần tìm ở đâu xa. Nếu chúng ta biết nhìn, chúng ta sẽ thấy, biết lắng tai thì sẽ nghe những âm thanh vi diệu từ thiên nhiên quanh ta trong một buổi bình minh, một buổi hoàng hôn hay ngay cả trong cái tĩnh mạch của một buổi trưa Hè. Do đó, trong khi đi dạo ta có thể thực hành Thiền, giữ tâm yên, lời yên, chúng ta học tập được rất nhiều điều từ thiên nhiên mặc dù thiên nhiên không bao giờ nói gì cả. Điều này còn có thể chữa lành hay bồi dưỡng cái tâm quá mệt mỏi của chúng ta nữa.Hai câu này không chỉ chúng ta thấy hay mà người xưa cũng thấy hay nữa, chẳng thế mà một vị thiền sư đã dùng để mở đầu cho một bài thơ của mình:

Chư pháp tùng bổn lai

Thường tự tịch diệt tướng

Xuân đáo bách hoa khai (Xuân đến trăm hoa nở)

Hoàng Oanh đề liễu thượng (Oanh vàng ca liễu thắm)

Vị thiền sư này cũng thưởng thức thiên nhiên với tâm thanh tịnh thực tại rất đơn giản ở trước mặt như hoa xuân đua nở và chim chóc ca hót. Tâm của thiền gia an lạc, thanh tịnh, không vướng mảy may phiền não.

Ngoài ra trong khi học phẩm này chúng tôi được nhắc nhở về 3 thứ ngoại đạo.

1/ Ngoại đạo thật

2/Ngoại đạo mạo danh đạo Phật: tu theo ngoại đạo nhưng dán nhãn hiệu đạo Phật.
3/ Học Phật pháp thành ngoại đạo: hiểu lầm Phật pháp, ý của mình mà nói là ý của Phật, Tổ ..v...v... như vậy tưởng là truyền bá đạo Phật , kỳ thực là truyền bá ý của mình. Họ chấp lời nói của Phật, của Tổ, cho là thật, không biết đó chỉ là phương tiện. Đức Phật gọi hạng thứ ba này là sư tử trùng, vì chính họ sẽ tiêu diệt Phật pháp.

Một bài học khác nữa là gần gũi và cúng dường vô số chư Phật. Thế nào gọi là được gần gũi và cúng dường vô số chư Phật ? Đây cũng là ngôn ngữ biểu tượng của Pháp Hoa. Vì thọ lượng của chư Phật là vô cùng vô tận, chúng ta làm sao gần gũi và cúng dường vô số chư Phật trong một kiếp phù du ở cõi Ta Bà này được ? Nhưng nếu ta an trú trong tâm Phật bất sinh, xa lìa ngã chấp, ngã sở (chấp có TA và CỦA TA), luôn tỉnh thức tránh tất cả các điều ác, làm tất cả điều lành, giữ tâm ý trong sạch, không truy tìm quá khứ, không mơ ước tương lai, luôn an trú trong hiện tại, hằng ngày luôn luôn nhớ nghĩ điều thiện, giữ gìn chánh niệm, không khởi tà niệm..v...v... thì đó là ta đã gần gũi và cúng dường vô số chư Phật vậy. Nói tóm lại, gần gũi và cúng dường chư Phật có nghĩa là gần gũi với Phật tánh thanh tịnh của chính mình.

Một bài học quý nữa là vềthật tướng của các pháp.Chúng ta thường gặp phiền não khổ đau vì chúng ta méo mótrong cách nhìn, cách nghe ..v...v... chúng ta không thấy được thật tướng của các pháp. Nếu chúng ta nhìn một vật, một người với tâm Phật bất sinh của mình, nhìn mà không phân biệt lớn nhỏ, cao thấp, xấu đẹp thi không bao giờ chúng ta gặp phiền não, đau khổ. Nếu chúng ta biết nghe với tâm bình đẳng, không để cho cái ngả của ta vướng vào, sao cho cái nghe cứ vẫn là cái nghe thuần túy, cái thấy chỉ là cái thấy thuần túy.... thì ta sẽ thấy vạn pháp vốn bình đẳng, ta hiểu được ý nghĩa của không dơ, không sạch, không thêm không bớt, không thường không đoạn, không sanh không diệt.... là như thế nào. Đức Phật nói đó là nhìn sự vật theo cái nhìn của chư Phật. Theo Thập Như Thị: tướng, tánh, thể, lực, tác, nhân, duyên, quả ...báo.... Còn chúng ta , chúng ta luôn phân biệt, đặt tên, phê phán. Ví dụ núi thì cao, đồi thì thấp, sông thì sâu, hồ thì cạn..v...v.... Nhìn người thì phân biệt người nước này, nước nọ, châu này, châu kia, màu da vàng, trắng, đỏ đen....., người này dễ thuơng, người kia dễ ghét, người này đẹp người kia xấu..v..v... từ đó phiền não khổ đau tranh chấp sẽ kéo theo sau. Thật vậy, nhìn mọi vật với cái thấy của tâm phân biệt nhỏ hẹp của mình thì thật là hạn chế; nếu chúng ta biết quay về với tự tâm thanh tịnh, nhìn mọi vật theo tướng của nó, tánh của nó, bản thể của nó, lực dụng của nó..v...v... thì ta thấy được tính bình đẳng không hai của mọi sự mọi vật trên đời, không bị hạn chế bởi tâm địa hẹp hòi, so sánh đo lường, tính toán, phân biệt... của chính chúng ta nữa, mà trái lại thấy được tính cách phong phú, đa dạng và vi diệu của vạn pháp vậy.

Để kết thúc Phẩm Phương Tiện, chúng tôi nhờ Th. ngâm một bài kệ cũng bát đầu bằng câu Chư Pháp tùng bổn lai thường tư tịch diệt tướng, mà chúng tôi đã được thuộc từ lâu mặc dù không ai biết của tác giả nào:

Các pháp xưa nay thường vắng lặng

Tâm sanh Niệm khởi cảnh liền sanh

Nghe chuông tỉnh thức lìa cơn mộng

Thể nhập chơn tâm diệu đức hằng.

--- o0o ---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2018(Xem: 5789)
Hành Thiền Trong Khi Lâm Chung Nguyên bản: Meditating while dying Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
01/10/2018(Xem: 4916)
Từ lâu tôi vẫn lo trú vào cái tháp ngà của mình đê tự học Phật pháp như cách học lối Đại học ngày xưa vì nghĩ rằng mình có kiến thức nay nhờ công nghệ vi tính thì sẽ biết được tất cả những gì tinh tuý của Đạo Phật qua các băng pháp thoại và các bài viết của bậc tiền bối , nhưng nay nhờ tham dự các buổi pháp thoại trực tiếp tôi thật sự nhận ra hai điều quan trọng nhất mà mình đã mắc phải và quyết sẽ cố sửa sai lại để hoàn thiện hơn . Điều thứ nhất là tôi nhận ra được mình thuộc vào hạng người rất tầm thường trong mức độ tu tập tuy khả năng tâm linh có thể vươn tới xa hơn hầu giúp dở người thân bạn hữu chung quanh để cải thiện con người của mình trong nếp sống gia đình và xã hội
27/09/2018(Xem: 4616)
Có những lúc lòng mình sẽ hoàn toàn xúc động và chân tay như rụng rời , một niềm hỷ lạc vô biên từ đâu tràn ngập chiếm khắp cả không gian và thời gian mình đang hiện diện khi đọc được những bài viết thật đúng theo căn cơ và sự hiểu biết của mình đang muốn vươn tới ...
15/09/2018(Xem: 5520)
Lúc đào hố bỏ đất phân để trồng bụi hoa leo Sử Quân Tử phía bên ngoài tường ở góc trái căn nhà mới, tôi đã thấy nó. Nó là một đoạn dây lá tươi xanh mơn mởn, chỉ dài khoảng hai gang tay, bò trên khoảnh cát vàng trên lô đất trống đang chờ một cuộc giao dịch mua bán thông suốt chuyển giao sở hữu.
12/09/2018(Xem: 8881)
Chương trước quan tâm chính yếu với hai chướng ngại đến một sự thực tập chính đáng khi lâm chung – đau khổ tràn ngập và những hiện tướng sai lầm làm sinh khởi tham luyến, thù oán, hay rối rắm. Trong khi tìm cách để tránh hai chướng ngại này, ta cũng cần phát sinh những thái độ đạo đức bằng việc nhớ lại sự thực tập của chúng ta. Khi không còn hy vọng gì được nữa cho kiêp sống này, khi các bác sĩ đã buông tay, khi những nghi lễ tôn giáo không còn hiệu quả nữa, và khi ngay cả những người bạn và người thân của ta từ trong đáy lòng đã không còn hy vọng, thì ta phải làm những gì có ích. Ngay khi ta có chánh niệm, thì ta phải làm bất cứ điều gì ta có thể giữ tâm thức chúng ta trong một cung cách đạo đức.
12/09/2018(Xem: 10223)
Sáng ngày 8/9/2018, tại chùa Linh Quy Pháp Ấn, Bảo Lộc, Lâm Đồng, ĐĐ. Thích Thiện Tuệ đã có mặt tại khuôn viên bổn tự với hơn 500 quý Phật tử nhóm Mây Lành. Đến với chương trình tu tập - dã ngoại tháng 9/2018 do nhóm Mây Lành tổ chức, đại chúng đã cùng thực tập niệm Bụt, niệm danh hiệu Bồ-tát, trì chú và hát đạo ca với ban nhạc Mây Lành qua âm hưởng của các pháp khí.
10/09/2018(Xem: 7213)
Sau khi mãn khóa Tu học Phật Pháp Châu Âu kỳ thứ 30 tại thành phố Neuss Đức Quốc, tổ chức trong 10 ngày từ 23.07 đến 01.08.2018, trở về lại trụ xứ, tôi được thông báo Hòa Thượng Thích Bảo Lạc có tâm ý muốn về chùa Bảo Quang Hamburg, thuộc miền Bắc nước Đức để vấn an sức khỏe Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm thương kính của chúng tôi.
09/09/2018(Xem: 6898)
PHÁP THOẠI TRONG ĐÀN LỄ KHÁNH TẠ MỘC BẢN KHẮC CHÚ LĂNG NGHIÊM Người giảng: Đại Đức Thích Vân Pháp Phiên tả: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát. Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát. Nam mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh. Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. Ngưỡng bạch chư Tôn Trưởng Lão Hòa Thượng chứng minh đàn tràng. Ngưỡng bạch chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni. Kính thưa chư Tôn Thiền Đức trú xứ chùa Pháp Vân, thành phố Đà Nẵng.
05/09/2018(Xem: 7491)
Nhân ngày Tự tứ, tôi nói sơ lược ý nghĩa và bổn phận của người xuất gia. Mong Tăng Ni lãnh hội và thực hành tốt, để không đi ngược lại với bản hoài cầu đạo giác ngộ giải thoát của chính mình, đồng thời đền trả được tứ trọng ân.
03/09/2018(Xem: 11970)
Cảm Đức Từ Bi (sách pdf) của Cư Sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]