Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu sử Đức Đệ Nhị Tăng Thống Trưởng Lão HT Thích Giác Nhiên

27/11/201807:16(Xem: 10077)
Tiểu sử Đức Đệ Nhị Tăng Thống Trưởng Lão HT Thích Giác Nhiên

HT. Thich Giac Nhien

TIỂU SỬ

ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC NHIÊN
ĐỆ NHỊ TĂNG THỐNG
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT


DANH HIỆU:

Trên phương tiện tôn vinh và nhiệm mệnh thực tế, chức vụ TĂNG THỐNG có từ đời Vua Đinh Tiên Hoàng (theo tài liệu; Con người Bồ Tát, tạp chí Hải Triều Âm số 4-5, của Thạch Trung Giả). Sau khi khai đạo cho Vua, Khuông Việt thiền sư đã nghiễm nhiên trở thành vị TĂNG THỐNG đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam, do Vua Đinh Tiên Hoàng sắc phong. Năm tháng trải dài trên mười thế kỷ, chức vụ đó, có khi được hoán vị thành hình, sự suy tôn TĂNG THỐNG được bắt đầu phục hồi. Đặc biệt trong lúc này, việc tấn phong không do Triều đình hay Chính quyền mà do đại diện của toàn thể TĂNG NI tín đồ Phật Giáo suy tôn.

Lúc này, vị đệ nhất Tăng Thống của Giáo hội là Đức cố Hòa Thượng THÍCH TỊNH KHIẾT. Kế đến là Đức Đệ nhị TĂNG THỐNG  Đại lão Hòa Thượng THÍCH GIÁC NHIÊN, mà hôm nay, chúng ta đang ôn lại quảng đời của Ngài. Ngôi vị đó, kết tinh công hạnh Phụng Đạo Cứu Đời trong dòng truyền thừa Chánh pháp.


THÂN THẾ:

Ngài tên thật là VÕ CHÍ THÂM, sinh ngày 07 tháng 01 năm 1878, tại làng Ái Tử, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Con của Cụ VÕ VĂN XƯNG, và Bà TRẦN THỊ DIỀU.


ẤU THỜI:

Năm lên 7, Ngài bắt đầu theo học chữ Nho, với tư chất thông minh, không bao lâu, Ngài đã tinh thông Nho học. Nhờ túc duyên của nhiều đời, chí xuất trần cưu mang trong chủng tử, Ngài đã phát tâm xuất gia Thọ giáo với Hòa Thượng TÂM TỊNH (Trú trì Chùa Tây Thiên-Huế, lúc bấy giờ) và được ban Pháp danh là (Thượng) TRỪNG (hạ) THỦY, Pháp tự là CHÍ THÂM, Pháp hiệu là GIÁC NHIÊN.


THỜI GIAN TU HỌC:

Sau hai mươi ba năm tu học, Ngài chuyên tâm nghiên cứu tinh yếu của Kinh Luật Đại thừa, đặc biệt Ngài đã sử dụng phần lớn thời gian trong việc Thiền định. Vì thế, đạo phong của Ngài, ngày càng đượm nét Thiền sư.

Đến năm Canh Tuất, (1895), Triều Duy Tân, Ngài cùng với Hòa Thượng TỊNH KHIẾT (Cố Đệ nhất Tăng Thống Giáo hội PGVNTN) Thọ Tam đàn Cụ túc tại Giới đàn Chùa Phước Lâm (Hội An). Đại giới đàn này do Ngài VĨNH GIA làm Đàn đầu, Ngài TÂM TRUYỀN làm Yết ma và Ngài HOẰNG PHÚ làm Giáo thọ. Từ đó, giới đức tinh nghiêm, pháp thạn thanh tịnh là kim chỉ nam trong suốt cuộc đời hành hóa của Ngài sau này.


CÔNG NGHIỆP HOẰNG PHÁP:

Mãi đến năm 1932, cùng các Hòa Thượng PHƯỚC HUỆ (Chùa Thập Tháp, Bình Định), GIÁC TIÊN, HT. TỊNH HẠNH, cư sĩ TÂM MINH, TRƯƠNG XƯỚNG … Sáng lập Hội An Nam Phật Học. Hội đã Cung thỉnh Ngài đảm nhiệm chức vụ Chứng minh Đại Đạo sư và kiêm nhiệm Giám đốc Phật học đường TÂY THIÊN-HUẾ.

Năm 1934, Ngài làm Trú trì Quốc tự THÁNH DUYÊN (Túy Vân, Huế), một trong ba Quốc tự lớn tại Thừa Thiên (Linh Mục, Thánh Duyên, Diệu Đế).

Năm 1936, Triều đình phong chức Ngài làm TĂNG CANG. Cùng năm đó, Tạp chí VIÊN ÂM, phương tiện hoằng pháp cua Phật Giáo, do Ngài và Hòa Thượng GIÁC TIÊN Chứng minh.

Năm 1937, do ủy nhiệm của các vị Tôn đức Thiền gia, Ngài nhận chức Trú trì Tổ đình THUYỀN TÔN (Thừa Thiên). Tổ đình này, thuọc phái LÂM TẾ, do Tổ LIỄU QUÁN khai sơn vào khoảng năm thứ IV niên hiệu Vĩnh Thịnh (1708). Ngài là đời thứ VIII, dòng THIỀN LIỄU QUÁN.

Năm 1956, Ngài được Giáo hội Phật Giáo Trung phần cung thỉnh vào chức vụ Viện trưởng Phật học viện HẢI ĐỨC – Nha Trang (Cơ quan đào tạo Tăng tài của Phật Giáo Trung phần.

Năm 1958-1962, Ngài liên tiếp đảm nhận chức Chánh Hội trưởng TỒNG TRỊ SỰ HỘI PHẬT GIÁO TRUNG PHẦN trong suốt 4 niên khóa. Trong thời gian này, với tuổi trên 80, Ngài vẫn chu toàn nhiệm vụ, kinh lý, nhiều lần đến các Hội Phật Giáo khắp nơi ở Cao nguyên và Trung nguyên.

Xúc động hơn nữa, cũng chính Ngài, năm 88 tuổi, sức yếu thân gầy, trong tay chiếc gậy trúc, Ngài không từ nan, quyết một lòng hy sinh vì Đạo, đích thân dẫn đầu cuộc biểu tình của Tăng tín đồ Phật giáo Thừa Thiên Huế, mở đầu phong trào vận động đòi hỏi tự do tín ngưỡng và bình đẳng Tôn giáo vào chiều ngày 14 tháng 4 năm 1963 (Quý Mão). Trong công cuộc vận động và đấu tranh, Ngài đã không ngừng chung lưng đấu cật, xẻ đắng chia cay cùng với phong trào cho đến ngày thành tựu mỹ mãn.

Một công việc Hoằng pháp trọng yếu hơn nữa, Ngài đã nhiều lần làm Đàn đầu Hòa Thượng truyền giới cho đồ chúng xuất gia tại gia qua các Đại Giới Đàn: Giới Đàn HỘ QUỐC tại Phật học viện Trung phần, Chùa Hải Đức, Nha Trang (1956), Giới Đàn VẠN HẠNH tại Chùa Từ Hiếu, Huế (1965), Giới Đàn VĨNH GIA tại Phật học viện Phổ Đà, Đà Nẵng (1970).

Môn đồ của Ngài không nhiều, người còn kẻ mất, đều đã góp công làm nên lịch sử Phật Giáo hiện đại, và hầu hết là những cấp lãnh đạo của Giáo hội từ Trung ương đến các Miền, Tỉnh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, như Thượng Tọa THIỆN SIÊU, Thượng Tọa THIỆN MINH, Thượng Tọa THIỆN BÌNH …

Trang trải đã quá nửa đời người, nghịch cảnh, chướng ngại vẫn còn bủa vây Giáo hội cùng dân tộc. Tuy nhiên, nhất thâm nhật hậu, với bản chất cố hữu “Vô ngôn bất động” của Ngài qua Giới, Định, Tuệ, đã tạo nên một sức mạnh nội tại phi thường như để tiếp sức cho những đứa con tinh thần, đang trên đường làm sứ mệnh Phật giáo Việt Nam.

Rồi tin ngưng bắn được loan đi vào ngày 28/01/1973, đất nước rẽ sang một giai đoạn mới, từ đó, Giáo hội cũng bắt đầu đối mặt với một hoàn cảnh khá phức tạp … Không bao lâu, sau Đức Tăng Thống của Giáo hội thị tịch (1973) – Sinh hoạt của Giáo hội trở nên chông chênh không người lèo lái.

Trước hoàn cảnh đó, Ngài đã nhận chức vụ Đệ nhị Tăng Thống do Đại hội Phật giáo kỳ V suy tôn vào ngày 10 tháng 12 năm 1973, trong Chí nguyện Thiệu Long Tam Bảo, để kế tục lãnh đạo Giáo hội. Đây là chức vụ vừa tối cao, và cũng là cuối cùng của đời Ngài.


VẬN ĐỘNG HÒA BÌNH CHẤM DỨT CHIẾN TRANH:

Sau ngày tân nhiệm, chiến tranh vẫn tiếp diễn khốc liệt, gieo rắc chết chóc tang thương trên khắp đất nước, nền hòa binh dân tộc đang là bóng dáng mù khơi. Ngài đã và đang chứng kiến những chiến tích được dệt bằng máu và nước mắt của không ai khác hơn là dân tộc Việt Nam nói chung và quần chúng Phật tử nói riêng. Ngài đã đau khổ nổi khổ đau của chúng sinh. Cho nên, ngoài sứ mệnh lãnh đạo Giáo hội đi đúng con đường Chánh pháp, Ngài vẫn hằng quan tâm đến vấn đề hòa bình đất nước và sự an lạc của toàn dân. Niềm suy tư và ước vọng này của Ngài, đã được thể hiện qua các THÔNG ĐIỆP kêu gọi ý thức trách nhiệm của mỗi người để dập tắt chiến tranh, đem lại hòa bình cho đất nước và sự an lạc nghiệp cho toàn dân.

Sau ngày nước nhà được hòa bình thống nhất, sự nghiệp lãnh đạo Giáo hội và nhiếp hóa chúng sinh của Ngài lúc này là huấn dụ Tăng Ni tinh tấn nghiêm trì Giới luật, Ngài dạy: “Tỳ ni tạng trụ, Phật pháp diệc trụ”. Ngài cũng khuyên Tăng Ni hãy sống nếp sống phạm hạnh, theo tinh thần BÁCH TRƯỢNG THANH QUY. Ngài dạy: “Tôi nay đã già rồi, hơn trăm năm qua, tôi đã sống và đã chứng kiến bao đổi thay của đất nước thân yêu. Tôi thấy không có gì hơn là sống nếp sống phạm hạnh. Cho nên, tôi chỉ mong hàng Phật tử xuất gia hãy sống hoan hỷ trong nếp sống phạm hạnh, gìn giữ Giới-Định-Tuệ để hành đạo, giúp Đời … Với hàng Phật tử tại gia, hãy tu tâm dưõng đức, biết thương yêu mọi người, làm tròn trách nhiệm của mình đối với Đạo, với Đời để cùng nhau phát huy tinh thần Từ Bi, Trí Tuệ của Đạo Phật và xây dựng một nước Việt Nam vinh quang giàu mạnh”. (Thông điệp Phật Đản 2522) (1978).


NHIẾP HÓA ĐỒ CHÚNG:

Mặc dầu công việc đối ngoại của Giáo hội đa đoan và phức tạp, Ngài vẫn không xao lãng việc Nhiếp hóa đồ chúng. Ngài từng huấn dụ Tăng Ni: “Đạo Phật tồn tại, không chỉ ở những hình thức Chùa Tháp, Lễ nghi, Kinh điển. Mặc dù Kinh điển là chỉ nam hướng dẫn ta đến đạo quả vô thượng Bồ đề, nhưng sự tồn tại đích thực chính là ở sự thể hiện Đạo phong. Những nếp sống gương mẫu của các bậc Tăng già nghiêm trì giới luật và biết tận lực phục vụ Chánh pháp, để Chánh pháp mãi mãi tồn tại với thế gian và làm lợi ích chúng sinh …” (Thư gửi Tăng Ni, nhân mùa An cư 1976).

Thật vậy, mặc dầu đã 102 tuổi, nhưng nơi Ngài không hề thấy có triệu chứng thông thường của những bậc luống tuổi. Pháp thể tuy có gầy ốm nhưng Ngài vẫn đi đứng bình thường. Dáng đi mạnh mẽ khoan thai, oai nghiêm đỉnh đạc, không phiền người dìu dắt, không hề nắm gậy, ngồi hàng giờ lưng không biết đau, gối không biết mỏi. Mắt không mờ, tai không lãng, nói năng rõ ràng không hề lẫn lộn và trí tuệ minh mẫn một cách lạ thường.

Mắt mờ, tai lãng, gối mỏi, lưng đau, nói năng lẫn lộn, trí nhớ mất đi và đi đâu cũng phải chống gậy, đó là những triệu chứng thường tình, có ở nơi các bậc luống tuổi. Nhưng ở Ngài thì không. Phải chăng nhờ công hạnh tu trì của Ngài đã làm thay đổi được những triệu chứng thường tình cua thế nhân. Ngần ấy đức tánh đặc hữu nơi Ngài, đủ làm chúng ta kính phục và tăng trưởng đạo tâm.


NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG:

Trong dịp đầu Xuân Kỷ Mùi khi Hòa Thượng Đôn Hậu, Chánh thư ký Viện Tăng Thống và quý Hòa Thượng, Thượng Tọa,  Đại đức trong Giáo hội Thừa Thiên đến Tổ đình Thiền Tôn đãnh lễ và Chúc Thọ đầu năm (04/01 Kỷ Mùi). Hôm đó trời trở lạnh, Ngài đang nghỉ, Hòa Thượng Đôn Hậu và Ban Đại diện Giáo hội vào tận chỗ nghỉ. Ngài hỏi bằng một giọng nhẹ nhàng và vô cùng cảm mến: “Ai đó?”. Sau khi được trình lại, Ngài sửa soạn định ngồi dậy, Hòa Thượng Đôn Hậu: “Xin thỉnh Ông cứ nằm, cho phép chúng con được đãnh lễ chúc Thọ đầu năm”. Ngài dạy: “Để tôi ngồi dậy một tý với các Thầy, nằm ri e không phải lễ với các Thầy chừ”. Đoạn Ngài ngồi dậy nhìn quanh rồi hỏi: “Thầy Đức Tâm mô, sao không vào cho tôi thăm với?”. Hôm đó Thầy Đức Tâm, phó Đại diện Giáo hội Tỉnh Thừa Thiên-Huế bị bệnh, không đi được). Ngần ấy lời lẽ, đủ thấy Ngài sáng suốt đến chừng nào.


Sau lễ Chúc Thọ, như một vị Bồ Tát “Dự tri thời chí”, linh cảm trước được sự ra về vĩnh viễn của mình, Ngài ân cần dạy bảo những lời đầu năm vô cùng xúc động: “Tôi nay tuổi đã già rồi. Tôi thấy sức khỏe tôi kém nhiều. Chưa biết chừng sự chết sẽ đến nay mai. Nay, nhân dịp đầu năm, Hòa Thượng và các Thầy đến thăm tôi, tôi xin cám ơn và xin cầu Phật gia hộ Hòa Thượng và các Thầy nhiều sức khỏe, cố gắng kiên nhẫn trước mọi nghịch cảnh, để phục vụ Giáo hội, dìu dắt Tăng Ni Tín đồ tu niệm. Tôi thật không có gì vui hơn”. 


Ngờ đâu, lời huấn thị đầu Xuân và cũng là lời Di giáo tối hậu của Đức TĂNG THỐNG. Chỉ vỏn vẹn một ngày sau, và cũng chỉ sau vài giờ pháp thể khiếm an, Ngài dạy: “VÔ THƯỜNG THỊ THƯỜNG” rồi an nhiên xã báo thân vào hồi 6 giờ 30 ngày 06 tháng Giêng Kỷ Mùi, 01/02/1979. Ngài hưởng thọ 102 tuổi đời, 84 Hạ Lạp. Bảo Tháp của Ngài hiện tôn trí tại khuôn viên Tổ Đình Thiền Tôn Huế.

Ngài ra đi, để lại mối cảm hoài vô hạn trong lòng mọi người con Phật …


 VĂN PHÒNG VIỆN TĂNG THỐNG PHỤNG SOẠN




HT. Thich Giac Nhien
The life of the Late
Most Venerable Thich Giac Nhien

Second Supreme Patriarch
of United Vietnamese Buddhist Congregation

 

The Most Venerable Thich Giac Nhien was a person who achieved the appointed position of the Sangha leader of the Order of Monks and Nuns, known by his Dharma title as the Most Supreme Patriarch of the United Vietnamese Buddhist Church on October 12, 1973.

 Background to the title of Most Supreme Patriarch of the United Vietnamese Buddhist Church: Originally this title and position had been created during the Dinh Tien Hoang Dynasty (968-979 AD). It was created after a particularly effective Dharma talk delivered to Kinh Dinh Tien Hoang, the ruler of the country, that Zen Master, Khuong Viet was appointed under this then newly created position; the First National Supreme Patriarch of Vietnamese Buddhism.

 Over the past ten centuries, occasionally this title was unused. However during the 20th century, this title was once again officially recognized and employed. The title is unusual, not being granted by Kings or Government, but by the Buddhist Congregation members, that is the lay Buddhist followers and their monks, nuns.

 It was as a result of the passing away of the First Supreme Patriarch, The Most Venerable Thich Tinh Khiet, that Most Ven Thich Giac Nhien was requested to accept this position in 1973.

This title is crystallized by virtue and labor in services for sentient beings and propagating the Buddha Dharma. In the Pali language this position is known asSarigharāja (Sanskrit).

 Early days & Family Life:

Born on January 7th 1878 in Ai Tu Village, Trieu Phong District, Quang Tri Province, Vietnam. Most Venerable Thich Giac Nhien’s lay name was Vo Chi Tham. His father was Vo Van Xung and his mother was Tran Thi Dieu.  At the age of seven, he commenced studying ancient Chinese, soon becoming proficient due to his natural intelligence and dedication to study and due to his virtue from previous lives; he left home vowing to become a Buddhist novice at Tay Thien Temple. His Master was Most Venerable Thich Tam Tinh and renamed him as: Thich Trung Thuy.

 
Buddhist Training:

As a novice, Most Venerable Giac Nhien commenced his studies in Buddhism, studying the Sutras (Buddhist scriptures) and Vinaya (law) and meditating as does the life of a Buddhist Monk seeking liberation and wisdom. In 1895, during the Duy Tan Dynasty, he and Most Ven Tinh Khiet attended the Bhikkhu Full Ordination Ceremony at Phuoc Lam Temple in Hoi An city, Da Nang Province. This Full Ordination was conducted by Zen Master Vinh Gia, Tam Truyen and Hoang Phu. After this, the master-to-be continued to maintain the pure precepts as a dedicated and outstanding Monk.

 
Dharma Propagating:

In 1932, Most Venerable Phuoc Hue, from Thap Thap Temple, Binh Dinh Province, Most Venerable Giac Tien, Most Venerable Tinh Hanh, Brother Tam Minh, and brother Truong Xuong, founded the An Nam Buddhist Institution. This Institution invited Most Venerable Giac Nhien to be an adviser to the Institute and a Rector of the Tay Thien Buddhist School in Hue.

In 1934, most venerable Giac Nhien was appointed Abbot of Thanh Duyen, National Temple at Tuy Mountain, Hue it being one of three largest temples in the country along side Linh Mu Temple and Dieu De Temple in Thua Thien, Hue.

 It was in 1936, the Duy Tan Dynasty granted him a position as Leader of Monks and in the same year, he was asked to be an Adviser to Vien Am Buddhist Magazine; and the Buddhist newspaper that published Buddhist-Dharma.

 In 1937, due to the accrediting of all Senior Monks in Hue, Most Venerable Giac Nhien became the Abbot of Thien Ton Temple in Hue. This temple belonged to the Tendai Buddhist Sect founded by Zen Master Lieu Quan in the Nguyen Dynasty in 1708. Thus, he was appointed as the eighth Patriarch of Lieu Quan Zen Sect.

 In 1956, Most Venerable Giac Nhien was requested to be a Rector of Hai Duc Buddhist Institute in Nha Trang, a college that trained monks and nuns working in Central Vietnam. From 1958-1962, the master was the Chief Director of the General Central Buddhist Society for 4 terms and, although 80 years of age, he continued to perform his duties meet  his role propagating Buddhism, taking time to visit many different Buddhist temples throughout mountainous areas of central Vietnam.

 On 14 April 1963, aged 88 years old, suffering poor health at the time and only able to walk with the aid of a bamboo stick, remaining true to his cause, he led a landmark demonstration of a delegation of monks, nuns and lay Buddhists in Hue. This was the commencement of the campaign for human rights and equality in religion during the repressive days of the Diem Government which was deeply anti-Buddhist. Never wavering in his commitment to Buddhism, making supreme sacrifices on behalf of all beings, Most Venerable Giac Nhien was supremely protective of the Dharma and Sangha but was always able to relate to the common life. He shared the difficulties of ordinary people and made constant representations on their behalf and towards the relief of their suffering.

 The Master also held the position of the Preceptor Leader, (Master of Ceremonies) for monks, nuns and lay Buddhists at the Ordination of Sangha members at Ho Quoc Precept ceremony, Hai Duc Temple (1956), at the Van Hanh Precept ceremony at Tu Hieu Temple (1965), and the Vinh Gia ceremony at Pho Da Buddhist Institute in Da Nang. The Masters ( and many disciples too) who were inspired by his example and leadership, contributed greatly to modern Vietnamese Buddhism, some of these being; Most Venerable  Thich Thien Sieu, Most Venerable  Thich Thien Minh, and Most Venerable  Thien Binh.


 ‘Stop the War’, Campaigning for Peace:

Shortly after assuming his role as the second Supreme Patriarch, the war in Vietnam intensified with terrible suffering and terror expanding to all corners of the nation. His role within the peace movement became an enormous burden in such trying times. As Supreme Patriarch, Most Venerable Giac Nhien witnessed living history of the nation being born of blood fire and tears during those turbulent times. Vietnamese Buddhist followers, particularly the Supreme Patriarch himself, deeply shared the suffering with all Vietnamese and others involved in those bitter days. Throughout it all, the master remained a firm and resolute guide to the Buddhist Congregation. In his striving for peace and for the safety of his people, the Master was intensely involved and worked as an advocate on behalf of all sentient beings during those dreadful times and events that shaped modern world history and the nation itself. His concerns, wishes and advice were conveyed through his messages, requesting all people to develop self awareness, mindfulness and responsibility, also for people to stop the war and carry out peace and happiness on behalf of others the country and the greater world through personal effort and right action. Finally cease-fire news was broadcasted on January 28 1973, the nation turning into the new phrase in its history.


 The Top Job:

After such a long life, full of great depth of experience, after constantly facing and dealing with the many obstacles which was facing the Buddhist Congregation and Vietnamese people as a whole, the wonderful master- with his deep and profound characteristics of silence and non-action through deep morality, concentration, and wisdom- had developed an enormous energy in the spiritual disciplines for the benefit of propagating and supporting Vietnamese Buddhism and due to this was in an excellent position to face a new challenge.

 When the First Supreme Patriarch Most Ven Thich Tinh Khiet passed away in 1973, the Buddhist congregation’s activities became difficult, lacking a supreme leader. Faced with this, Most Venerable Thich Giac Nhien assumed the position of the Supreme Patriarch of the United Vietnamese Buddhist Church in replacement of Ven Thich Tinh Khiet. It was at the Vietnamese Buddhist Conference on October 12 1973, that he assumed the highest position in his life with the vow “ Protect and develop Buddhism”.

In his Message, he advised monks and nuns to practice and keep the precepts constant, saying that: “As the Vinaya (Law) is constant, so would the Buddha Dharma remain relevant and true”. He advised monks and nuns of maintenance of the simple and pure way of life. He said :  “ I am old now, and over past 100 years, I have lived and viewed all of the changes, up and down this country, I see nothing else can be valued as is  the simple and pure life and in keeping the precepts, of developing concentration and wisdom in practicing Buddhism and to help all sentient beings. With lay Buddhists, you should train and cultivate your body and mind, being kind with people, being fully responsible in life and religion, and working together to develop the spirit of Compassion and Wisdom of Buddhism and to build up a new peaceful Vietnam.”

 Despite world events, national politics and the war, he did not neglect the teaching of the Dharma to his people. He taught the monks and nuns that   “Buddhism remains; it is not only the appearances and forms of temples, that is important, Stupas towers, and rituals and sutras (Buddhist scriptures) are devise. But a compass that leads beings to the fruit of Buddhahood and, the real existence of Buddhism is displayed through the vigor and manners of monks and nuns. The brilliant example through the pure lifestyles of monks and nuns in keeping to the precepts and propagating the Buddha’s teachings enables the Dharma to remain forever relevant in this world in order to bring the profit to all sentient beings’.


 Last Days:

At 102 years old, the Master did not feel unusual symptoms alike other aged people; his body was thin and weaker but his activities still normal. His walking looked relaxed, unhindered and stately. He was able to do sitting meditation for hours without back-pain, his knees weren’t tired, his eyes were not dim, nor was he hard of hearing. His voice was still clear, and his wisdom was extraordinarily brilliant. It was thanks to his morality and virtue in practicing Buddhism that his old aged was unlike other people and enabled him to keep his typical lifestyle as usual.

 It was on the occasion of the Lunar New year of Ky Mui that the master received visits from Most Venerable Thich Don Hau, the chief Secretary of Patriarch Institute and many Most-Venerables, Very-Venerables, Venerables, Monks and Nuns at Thuyen Ton temple in Thua Thien Hue Province. He was in his bed, when delegation arrived and he asked “who is that?” Most Venerable Thich Don Hau replied to him to “ Please master, we request that you remain lying down and rest, we hope to prostrate and wish you longevity on the occasion of New Year”. They prostrated themselves to Supreme Patriarch and wished him well. Afterwards, the Supreme Patriarch as a Bodhisattva who may have foreseen what happiness in the future awaits him, felt that his time was cutting short. He offered advice on the New Year coming: “I am old now, my health is weak and I do not know when death will ultimately arrive, but on this the occasion of beginning of year, all of you have come to visit me. I am most grateful and I do hope the Buddha blesses you all with healthier and stronger lives. Be patient facing obstacles, in the service the Congregation, and lead the monks, nuns and lay Buddhist in practicing Buddhism well as good examples. If you can do that then I am happy.”

 Surprisingly, that advice on the Ky Mui New Year 1979 was the last words of the Supreme Patriarch. The following day, he felt unwell, and as with his teachings that “impermanence is permanent”, Most Venerable Thich Giac Nhien passed away in peace at 6.20am on February 2 1979 at the age of 102, Dharma age- 82 years. His remains were then stored within a Stupa, which is housed within the Thuyen Ton Temple, Thua Thien, Hue as an enduring reminder of his great importance to us all.

 His passing away left behind enduring respect and love for such a wonderful person who contributed so much across the nation, internationally and within the hearts of Vietnamese people.



 Translated by Venerable Nguyen Tang, Chris Dunk & Jessica Tam Lac
(Melbourne, December 2004)




***

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2011(Xem: 8175)
Chữ niệm nghĩa là nhớ. Chữ Hán viết phần trên là chữ kim, nghĩa là nay, phần dưới chữ tâm, nghĩa là lòng mình. Niệm là điều ta đang nhớ tới, đang nghĩ tới. Mà điều ta nhớ và nghĩ có thể là tà, có thể là chính, vì vậy nên có tà niệm và chánh niệm.
26/05/2011(Xem: 13045)
Nhận lời mời của quý vị, hôm nay có duyên cùng quý vị bàn về tam quy y trong Phật pháp tại Bờ biển Vàng (Golden coast) Queensland- Australia. Ðối với Phật pháp đây là đề tài rất quan trọng, là chỗ nhập môn tu học của chúng ta. Trước khi nói đến tam quy, đầu tiên phải có nhận thức chính xác về Phật pháp.
21/05/2011(Xem: 7906)
Ý tưởng về bồ đề tâm thật không thể nghĩ bàn! Nó khiến cho tất cả những công việc nào không liên quan đến việc làm lợi lạc cho chúng sanh trở nên buồn chán và bất toại nguyện. Ta thật sự sẽ không còn hứng thú hay thưởng thức được đời sống của mình, ngoại trừ công việc đầy ý nghĩa này. Tất cả mọi thứ khác sẽ trở nên vô nghĩa, trống rỗng và không có thực chất.
20/05/2011(Xem: 7484)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
19/05/2011(Xem: 17001)
Hầu như ai đến phố Bolsa cũng từng thấy một khất sĩ mà nhiều người gọi là “ông sư ở Phước Lộc Thọ.” Ông mặc bộ áo cà sa vàng, khoảng 40 tuổi, tay ôm bình bát, mắt nhắm nghiền như đang thiền định. Ông đứng từ sáng đến chiều, ngày này qua ngày nọ bất kể thời tiết nóng hay lạnh. Phố Bolsa sáng sáng thường có các nhà sư đi khất thực bên ngoài những cửa tiệm, đặc biệt trong khu chợ ABC ở góc Bolsa và Magnolia. Họ xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần, xong biến mất như đã hoàn tất một giai đoạn trên con đường tu tập.
18/05/2011(Xem: 21742)
Con được biết - không chắc đúng không - hôm nay 28-4, là ngày Sinh Nhật Sư Phụ tròn 88 tuổi nên con viết vội đôi dòng kính chúc Sư Phụ luôn Phước Thọ tăng long, bách niên thọ thế để hàng đại chúng Bảo Vương của chúng con nói riêng và Giáo hội nói chung luôn có được bóng mát chỡ che tinh thần và trí tuệ của một trong số rất ít còn lại hàng đại lão hòa thượng của PGVN. Riêng con vẫn còn đó một đại tự điển sống về Phật học tinh hoa cũng như về lịch sữ Việt Nam thời cận đại.
15/05/2011(Xem: 8001)
Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa. Có lẽ người đầu tiên dùng thành ngữ “nhân quả đồng thời” là Đại sư Trí Khải (thế kỷ thứ 6) trong Pháp Hoa Huyền Nghĩavà trong các tác phẩm Thiên Thai tông của ngài, y cứ trên kinh Pháp Hoa. Thành ngữ này cũng là một giáo lý chính yếu của Hoa Nghiêm tông vào thế kỷ thứ 7. Nói một cách vắn tắt và đơn giản, nhân quả đồng thời là quả giác ngộ, quả Phật vốn đã nằm nơi nhân tu hành để đạt đến giác ngộ, để thành Phật. Nhân của thành Phật là “nhân địa pháp hạnh của Như Lai” được nói trong kinhViên Giác:
14/05/2011(Xem: 14638)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
14/05/2011(Xem: 7710)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
12/05/2011(Xem: 6697)
Hầu hết mọi người Phật tử Việt Nam đều không những có nghe biết mà còn thường xuyên sử dụng từ ngữ “Phật sự” Nhưng chính vì được nghe biết và sử dụng quá thông thường, cho nên, đôi khi chúng ta lại không có cơ hội để suy nghiệm về ý nghĩa thâm diệu của nó để ứng xử một cách kiến hiệu trong đời sống thường nhật. Cũng vì lý do này đã dẫn đến việc đánh mất tinh thần cốt tủy trong các Phật sự mà chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]