Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lên núi Kanuki học Phật với người Nhật

14/11/201820:57(Xem: 7696)
Lên núi Kanuki học Phật với người Nhật

Họp VN Nhật 2
Lên núi Kanuki học Phật với người Nhật

Cách thành phố Mishima không xa có một ngọn núi không cao nhưng rất đẹp. Đó là núi Kanuki. Từ đây có thể ngắm núi Phú Sỹ rất tuyệt vời. Chính tôi đã một lần đi thiền hành lên đây, lên tận đỉnh, trèo lên 2 đài quan sát rất cao, cao nhất, để phóng tầm mắt về 4 hướng. Nhất là ngắm Phú Sỹ lúc buổi chiều. Hôm đó đã rất ấn tượng đối với tôi. Thật khó quên.

Ở lưng chừng núi có một ngôi chùa nhỏ mà khi hỏi người Nhật ở đây gọi là temple. Tuy nhiên trên thực tế là một tháp thì đúng hơn. Vì không có chánh điện, không có bạn thờ Phật, không có thiền đường. Tôi đã từng ngồi thiền ở đây và rất bình an. Không biết có năng lượng nào của núi này, tháp này kéo tâm tôi về đây ngồi thiền, uống trà ngắm thiên nhiên sáng nay nhỉ.

Tôi có mấy học trò ở gần đây. Thầy trò quyết định thiền leo núi.  Buổi sáng 5 thầy trò đeo ba lô, mang trà và nước sôi. Kèm đệm ngồi thiền và tấm nệm mỏng. Rồi thả bước nhẹ nhàng từ bến tàu gần nhất, ga Numazu đến núi Kanuki. Quãng đường quãng 3km đi bộ thiền hành sớm mai thật là tuyệt vời.

Rồi chúng tôi đến chân núi để leo lên.  Núi Kanuki không cao. Chúng tôi leo lối tắt, dốc đứng để có trải nghiệm cảm khác đi đường mòn ay đường bằng phẳng. Khi có 1 chút nguy hiểm, 1 chút khó khăn là lúc chúng ta chánh niệm tốt nhất. Vậy nên khi đưa các học trò thiền hành nhất là các học trò mới tôi hay tìm những đường khó đi 1 chút.

Đang giữa chưng thì trời đổ mưa. 5 thầy trò tôi vội trèo nhanh trong chánh niệm lên đến ngôi tháp. Đến nơi thì trời mưa to. May quá.

Ngay trước tháp là có một ngôi nhà. Đây  là quán bán hàng. Chúng tôi vào trú mưa. Người hơi ướt một chút. Chúng tôi chỉ dám đứng gọn một góc để không ảnh hưởng đến quán bán hàng. Trên núi này đây là quán duy nhất.

Tự nhiên bác chủ quán ra kéo ghê mời chúng tôi ngồi. Ôi. Bác tốt quá. Quan sát tôi thấy 1 tay trái bác đã bị liệt nhưng chân vẫn đi tốt. Tôi bắt đầu nói chuyện với bác.

 

Thì ra bác đã 75 tuổi mà trông còn quá trẻ, quá khỏe. Bác bảo ngày nà cũng tự lên đây bán hàng. Sáng đi tối về. Quán thì tôi chỉ thấy có mấy chai nước và kem. Quán không có một ai ngoài chúng tôi. Chúng tôi mua mấy chai nước ủng hộ bác. Bác vui lắm.

Bác kể về ngôi tháp này. Rằng được xây dựng để tưởng niệm những người đã chết trong chiến tranh. Tôi khuyên bác nên thiền. Bác bảo chưa thiền bao giờ và không biết thiền. Bác chỉ lễ Phật thôi. Bác cũng không niệm Phật, không tụng kinh. Thế là tôi tranh thủ nói bài pháp ngắn “Lễ Phật là một cách tu”.

Đại loại rằng cứ nhất tâm là tốt. Đại loại cứ hướng tâm đến Phật với tâm thanh tịnh là tốt. Đại loại ở trên núi này cạnh tháp thờ Phật cứ tập giữ tâm thanh tịnh, bất động, thanh thản, an lạc và vô sự là tốt. Đại loại rằng phước của bác rất lớn mởi ở nơi thờ Phật thế này và trên núi cao, không khí trong lành thế này. Và bác nên lạy Phật nhất tâm. Nên thực tập mỗi ngày và bất cứ khi nào có thể. Không quày lạy Phật được thì đứng lchắp tay, cúi đầu lạy phật.

Rồi tôi bắt chuyện về những bức ảnh bác treo quanh tưởng. Nhất là các bức ảnh hoa đẹp, núi Phú Sỹ rất đẹp. Cuối cùng là câu chuyện về những chú gà.

Bác yêu gà lắm. Yêu gà nên nuôi gà. Nuôi gà nhưng không bao giờ ăn thịt gà. Nuôi để làm cảnh. Nuôi để nghe gà gáy. Nuôi để làm bạn. Trên núi này làm bạn với gà thật là tuyệt vời.

Rồi tôi ngồi cạnh bác. Tôi ngồi chơi cạnh bác. Vì bác không ngồi xếp bằng được nên tôi cũng ngồi cạnh mép tấm phản có trải chiếu. Ngồi giống bác. Tôi bảo bác để 2 chân lên đùi. Thả lỏng toàn thân. Buông thư toàn thân. Theo dõi hơi thở.

Rồi tôi để bác ngồi như vậy. Còn tôi chuyển sang ngồi kiết già. Cứ vậy chúng tôi ngồi bình an theo dõi hơi thở cùng nhau được vài phút.

Lên núi Kanuki thăm tháp và gặp mưa. Thế là chúng tôi có cơ hội học Phật với bác người Nhật ở đây. Tôi có mấy học trò giỏi tiếng Nhật nên dịch giúp tôi để giao tiếp. Bác không biết tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng gì ngoài tiếng Nhật nên mấy cô cậu học trò là vị cứu tinh cho chương trình học Phật trên núi của tôi.

Chúng tôi ngồi pha trà và thiền trà ngắm mưa. Mời bác trà của chúng tôi nhưng bác bảo có trà riêng và đã pha sẵn rồi. Thế là ai dùng trà của người đó. Ngắm mưa. Thưởng trà. Rất đẹp và thanh bình. Không khí rất tinh khiết và trong lành. Thiền trà trên núi Kanuki  ngắm mưa cùng bác người Nhật lúc này thì quá tuyệt vời. Hỷ lạc tràn dâng!

Hôm nay chính các học trò của tôi cũng được học Phật. Bản thân các bạn thực hành thiền leo núi, thiền trà, thiền ngắm mưa đã rất tốt rồi. Nhưng khi các em dịch phần trao đổi của tôi với bác chủ quán là các bạn cũng đang nghe Pháp đấy. Nghe và học Pháp mà không biết mình học. Thế mới hay chứ.

Ngồi mấy tiếng đồng hồ mà trời vẫn mưa. Tôi cần phải về về đi Kyoto theo lịch từ trước. Tàu chạy lúc 17h chiều. Biết ý này, bác cho chúng tôi mượn mỗi người một chiếc ô. Hay thật, chẳng biết mình là ai mà dám cho mượn cả mấy chiếc ô. Chuyện này ở Việt Nam chắc khó gặp.

Bác người Nhật mà chúng tôi gặp và ngồi bên nhau mấy tiếng đồng hồ hôm nayhông tụng kinh, chẳng niệm Phật, không hành thiền, chỉ lễ Phật nhưng tâm Phật của bác quá lớn. Bác mới là 1 người con Phật đích thực!     

Học Phật và thực hành lời Phật dạy có nhiều cách khác nhau. Quan trọng là kết quả. Bác người Nhật thực hạnh lời Phật thật là tuyệt!

Rời núi Kanuki đi Kyoto mà tôi rất tiếc. Khi đến Kyoto nhất định tìm 1 lớp thiền, 1 nhóm thiền để cùng thiền. Có ai biết ở chùa nào hay tăng thân nào ở Kyoto hành thiền không ạ.

TS Nguyễn Mạnh Hùng. Chủ tịch công ty sách Thái Hà

Học Phật với bác người Nhật trên núi KanukiHọc Phật với bác người Nhật trên núi Kanuki 3Học Phật với bác người Nhật trên núi Kanuki 4Học Phật với bác người Nhật trên núi Kanuki 5Học Phật với bác người Nhật trên núi Kanuki 6Học Phật với bác người Nhật trên núi Kanuki 7Học Phật với bác người Nhật trên núi Kanuki 8


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2014(Xem: 15285)
Chưa ai thực thụ hay đã “định cư„ Cõi Cực Lạc của Đức A Di Đà để biết thế nào rồi...hiện hồn về kể cho chúng ta nghe. Thế nhưng bấy lâu, dựa theo kinh sách và óc tưởng tượng của mọi người đều phác họa một cảnh giới cực lạc đầy hoa thơm cỏ lạ, suối róc rách reo, chim muông ca hót, mây lững lờ trôi, gió vi vu thổi, rừng cây sum sê ăn trái, núi bốc hương thơm, sông hồ cá lững lờ lội, và cả châu báu kim cương, mã não, hổ phách…đầy đường đầy nhà muốn lúc nào cũng có…!
06/08/2014(Xem: 17175)
Vu Lan báo hiếu lại về, Khắp nơi phật tử nhất tề dâng hương. Người người già trẻ bốn phương, Lên cầu cho mẹ, mến thương hết lời. Cửa chùa mở rộng đón mời, Hỏi thăm hiền mẫu trên đời còn không, Mẹ còn, chùa lấy hoa hồng, Cài lên vạt áo, cho lòng thêm tươi. Người nào mẹ đã qua đời, Thì cài hoa trắng, gửi lời nhớ thương.
05/08/2014(Xem: 7069)
Bạn nghe tiêu đề và thấy vô lý quá đúng không. Tôi cũng thế, nếu tôi chỉ đọc tên bài viết này thì cũng giật mình vì cho rằng có vấn đề. Rồi thấy buồn cười. Hằng ngày chúng ta suy nghĩ, nói năng, làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Từ sáng sớm đến đêm khuya. Ngay cả khi ngủ chúng ta cũng không nghỉ. Hằng ngày, khi chúng ta làm việc mà nếu tâm vẫn trong sạch, không mọc rễ, thì khi đó ta đã đưa tâm về nhà. I have a rrived. I am home. Ta đã về. Ta đã tới. Nhưng nếu ta làm cái gì đó rồi tâm ta mọc rễ thì ta đã đưa tâm đi xa nhà. I am far from my home. Ta đã đi xa nhà mất rồi, thật rồi.
01/08/2014(Xem: 9281)
Bạn bè tôi thường hay đùa nhau nói: giày dép còn có số huống chi con người ta. Tôi biết, đó là bạn bè đùa vui thôi! Cuộc đời tôi thì có gắn bó nhiều với những câu chuyện về giày dép. Có bạn còn nói: cái mũ người ta đội trên đầu mới đáng nói hơn, nói chi lòng vòng mấy cái chuyện giày chuyện dép, chỉ là món đồ dùng người ta mượn để đạp dưới đất mà đi. Thì cũng có sao đâu! Cái mũ đội trên đầu thấy „cao thượng“ nhưng lúc lỡ quên mang theo thì mình có thể chui vào đâu đó tránh nắng hay dùng khăn chùm đầu cũng đỡ lạnh. Nhưng giày dép mà vắng mặt thì… bạn ơi, có hơi chật vật đấy! Sỏi đá, gai góc vào chân thì chỉ có khóc thôi. Phải vậy không? Ai từng gặp cảnh ấy mới biết. Bởi nghĩ thế nên mấy cái chuyện giày chuyện dép ấy nó cứ đeo đuổi theo tôi nhiều năm, đến hôm nay mới có dịp kể ra đây.
31/07/2014(Xem: 7412)
Máy bay cất cánh từ phi trường Kastrup, Copenhagen lúc 20 giờ 30 tối, trong đầu tôi vẫn còn nỗi lo là mình đến phi trường Geneva lúc 22 giờ 25 rồi có gặp được các học viên của Khóa Tu Học Phật Pháp, hay có ai đến đón chúng tôi không? Như Thầy Quảng Hiền đã trấn an không?
30/07/2014(Xem: 6883)
‘Bạch Thế Tôn, mới rồi, một gia chủ giàu có ở thành Savatthi này qua đời mà không có con thừa kế. Con vừa cho chuyển tài sản của ông ta vào kho của hoàng cung; những tám triệu đồng tiền bằng vàng chưa kể số tiền bằng bạc. Mặc dù là một gia chủ giàu có, thế nhưng bữa ăn hằng ngày của ông ta thì chỉ là cháo nấu bằng gạo nát với bánh làm bằng đậu khô; y phục vỏn vẹn chỉ có ba mảnh vải dệt bằng sợi gai; phương tiện di chuyển là chiếc xe bò gãy gọng nóc lợp bằng rơm’.
29/07/2014(Xem: 8850)
Thông thường làm từ thiện, ai cũng liên kết với lòng Từ bi. Thấy ai làm từ thiện đều nghĩ người đó có tâm từ. Thật ra, cùng một động thái nhưng nội hàm có nhiều sai biệt. Có người vì xu hướng mà làm từ thiện, có người vì ham danh mà làm từ thiện, có người chạy theo phong trào mà làm từ thiện...những trường hợp nầy thiết nghĩ không cần phải đề cập, cái cần đề cập là những người thực tâm vì thương xót đối tượng mà làm từ thiện. Trường hợp nầy hoàn toàn đồng ý đây là tâm tốt, nhưng tốt đối với người bình thường trong xã hội, riêng với một Phật tử dù xuất gia hay tại gia, việc hành thiện còn phải xây dựng trên nền tảng tâm Bồ đề.
29/07/2014(Xem: 8801)
Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh. Một khi chúng ta được sinh ra trong vòng luân hồi sinh tử với thân thể này thì có nghĩa là chúng ta đã chịu sự ảnh hưởng của những phiền não và nghiệp chướng, cho nên bị ốm đau là điều không thể nào tránh khỏi. Đó cũng chính là bản chất của cơ thể chúng ta - thân thể này sẽ già đi và sẽ bị bệnh. Ma-ha Tăng kỳ luật, quyển 28, Đại chính tân tu Đại tạng kinh, tập 22, trang 455b)
24/07/2014(Xem: 10642)
Hôm nay chúng tôi xin nói đề tài Ba điều căn bản của người tu Phật. Vì chúng ta tu Phật phải biết thế nào là cội gốc, thế nào là ngọn ngành. Ba điều này tôi căn cứ theo kinh Pháp Hoa, nhắc lại cho quí vị nhớ và thực hành.
22/07/2014(Xem: 9767)
Hoà thượng Chánh Tâm trụ trì ở chùa Kim Liên. Một ngôi chùa cổ, xinh xắn, ấm cúng, nhiều cây cổ thụ bao quanh. Chùa toạ lạc dưới chân núi, cạnh một con suối nhỏ chảy róc rách. Ngài có hai đệ tử, thầy tỳ kheo Tâm An và chú sa di Tâm Bình. Thầy Tâm An xuất gia từ thuở ấu thơ, vì mồ côi mẹ sớm. Thầy lớn hơn chú Tâm Bình đến hai mươi tuổi. Thầy đảm trách hai chức vị, Thị giả và Tri khách, nghĩa là vừa chăm sóc Hoà thượng, vừa lo việc trong, việc ngoài ở chùa. Thầy bận rộn suốt ngày, nhưng lúc nào cũng tươi cười vui vẻ. Chưa bao giờ ai thấy Thầy sân si. Thầy luôn luôn giữ phép lục hoà, trên kính, dưới nhường, làm mọi việc trong chánh niệm tỉnh giác, cần mẫn tinh tiến trong việc tu học. Sau công phu tối, Thầy thường toạ thiền dưới gốc cây cổ thụ bên bờ hồ sau chùa. Từ khi còn thơ ấu, Thầy đã được sự dìu dắt dạy bảo ân cần của Thầy Bổn Sư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]