Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức dũng của người Phật tử

10/04/201313:43(Xem: 6993)
Đức dũng của người Phật tử

Câu chuyện Phật Pháp :

Vài Ý Nghĩ Nhỏ Về Đức DŨNG của Người Phật Tử


Tâm Minh

Thân kính tặng ACE Áo Lam


Chúng ta thường nghe nói về ‘Cái Dũng của nguời quân tử’ ‘Cái Dũng của phàm phu’, ‘Cái Dũng của Thánh nhân’ v..v... nhưng chúng ta chưa thực sự thực tập hạnh này với tư cách là một Phật tử. Nhân mùa Vía Xuất Gia năm nay, nghĩ đến cái Dũng của đức Phật, đúng hơn là của thái tử Tất Đạt Đa, trong đêm Ngài cương quyết rời bỏ cung vàng điện ngọc vợ đẹp con xinh và ngôi báu đang chờ mình để vượt thành Ca Tỳ La Vệ đi về một nơi vô định, tìm con đường giải thoát cho chúng sinh. Làm thế nào để có được lòng hy sinh cao độ và ý chí sắt đá ấy? Chúng ta hãy đi vào bài học này, cùng nhau chiêm nghiệm và thực hành đức Dũng của người Phật tử .

nghĩa thâm thúy của các từ ngữ Phật học luôn nằm trong phần thực hành, áp dụng vào cuộc sống trước mặt. Do vậy, ở đây, chúng ta xin được nhẹ phần định nghĩa danh từ mà chỉ đi sâu vào ý nghĩa thực hành .

Trước hết, cái Dũng của người Phật tử chỉ có thể được nuôi dưỡng bằng Chánh Niệm , mất chánh niệm, ta không thể thực hành một cách hữu hiệu bất cứ một đức tính nào. Vì vậy ,chúng ta phải thường xuyên tưới tẩm tâm mình bằng những hạt giống của chánh niệm tỉnh thức , nói nôm na là ở bất cứ thời điểm và hoàn cảnh nào, ta luôn luôn ý thức được ta đang làm gì; đừng bao giờ say sưa , không chỉ say rượu, say tình v..v.. mà say nói, say giảng, say ‘ suy nghĩ bao la vũ trụ’ nữa; vì mọi thứ say đều là nguyên nhân của thất niệm .

Tiếp theo, muốn nuôi dưỡng và phát triễn chánh niệm, ta cần phải KIÊN NH"N. Kiên nhẫn, là không nôn nóng, bất an, bồn chồn, nóng nảy v..v..Kiên nhẫn giúp ta nhìn rất rõ nguyên lý Duyên Khởi của đạo Phật: Cái này có mặt vì cái kia có mặt, Cái này sinh vì cái kia sinh, Cái này diệt vì cái kia diệt v..v... Nói nôm na, bât cứ cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Người Phật tử không nóng giận khi nghe một người nào đó nói xấu mình, nói xấu tổ chức mình hay đơn vị mình, mà phải bình tâm suy xét, để tìm ra những nguyên nhân gần xa. Nhờ sự chiêm nghiệm bình tỉnh này, ta có thể tìm ra được nguyên nhân sâu xa của sự việc cũng như phương pháp đối trị và còn có thể rút ra những bài học rất hay nữa. Ta có dịp thực tập đức kiên nhẫn để nhìn sâu vào chính mình, soi rọi lại bản thân mình , đoàn thể mình tổ chức mình v..v... Gương sáng của hạnh này trong thời đại chúng ta là đức Đạt Lai Lạt Ma : Chúng ta đều biết rằng đất nước Tây Tạng bị Trung Hoa xâm chiếm tàn bạo và ác độc như thế nào nhưng tại sao đức Đạt Lai Lạt Ma không thù ghét người Trung Hoa? Khi lên lãnh giải thưởng Nobel về Hòa Bình Thế Giới, trả lời câu hỏi này, Ngài nói : Người Trung Hoa đã cướp đi hết những gì chúng tôi có, không lẽ tôi lại để cho họ lấy luôn sự an lạc của mình hay sao ? Rõ ràng đức kiên nhẫn đem lại cho ta sự an lạc nội tâm và một lòng khoan dung vô hạn vậy. Chúng ta đã tu hạnh này chưa? - Thưa chưa! Chỉ nghe ai nói động tới mình một chút là ‘nổi ‘ tam bành lục tặc ’ lên ngay. Còn khi nghe ai khen anh A. chị B. mà không có tên mình thì động lòng tự ái, đố kỵ lên liền; có dịp là đánh phá, dèm pha, bôi nhọ, nói xấu v..v. như chưa hề biết đến lục hòa, tứ nhiếp, hòa thuận tin yêu v..v... mặc dù hằng tháng vẫn đi thọ Bát Quan trai đều đều, nghe quý thầy giảng không thiếu bài nào hết! Chúng ta hãy thực tập đức tính này trong thiền tập: dừng lại mọi hoạt động, ngồi xuống, theo dõi hơi thở, quan sát sự bất an, giận dỗi mỗi khi chúng khởi lên, nhìn sâu vào chúng, lắng nghe chúng thật cẩn trọng. Việc này không đòi hỏi nhiều thời gian mà kết quả lợi lạc vô cùng; nó giúp ta ra khỏi bối rối, căng thẳng hay phiền não một cách mau chóng.

Một yếu tố nữa của đức Dũng là SỰ BUÔNG BỎ. Buông bỏ không chỉ có nghĩa là đừng nắm giữ trong đôi bàn tay mình, mà còn là đừng nắm giữ trong tâm ý mình nữa vì sự nắm giữ là đầu mối của thành kiến, kỳ thị, cố chấp v..v.. đưa đến ưa thích -ghét bỏ, của tâm phân biệt làm cho chúng ta luôn bị dính măc, tự giam hãm mình trong những tư tưởng hẹp hòi, quan điểm cục bộ, ước mơ và hy vọng thì thấp lè tè vì bị hạn chế bởi sợ hãi và bất an, ích kỷ và hẹp hòi; bởi vì bất cứ sự bám víu nào cũng có gốc rễ từ sự trì trệ, ngăn cản mọi sự tiến hóa. BUÔNG BỎ là chấp nhận sự có mặt của vạn pháp NHƯ - CHÚNG - LÀ ( As - It - is) , không hoan hô, không đả đảo, không nhìn chúng dưới lăng kính của thị phi, ưa ghét, hay nhìn chúng dưới những cặp kinh màu vô tình hay cố ý của mình. Chúng ta phải soi sáng mọi sự việc bằng cách nhìn thẳng vào tâm mình, vào thực chất vô cùng dính mắc của nó - như mải mê theo đuổi, bám víu hay phủ nhận, buộc tội v..v..làm cho cái thấy của mình trở nên bị ‘khúc xạ ‘ (gãy), không còn là Chánh Kiến nữa. Sự Buông Bỏ, vì vậy, có công dụng rất to lớn là làm tâm ta trong sáng và đem lại cho tâm nguồn năng lực chữa trị trạng thái bất an, sợ hãi và phiền não. Thực tập Buông Bỏ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng ta sẽ cảm nhận rõ ràng rằng: khi ta buông bỏ được một cái gì mà mình từng yêu thích, bám víu thì ta nhận được một niềm an lạc sâu xa hơn trước rất nhiều, nói cách khác, cùng với một sự mất mát nhỏ, ta được một sự thanh thản lớn . Sự Buông Bỏ khó thực hiện nhất là Buông Bỏ Sự Tự Sùng Bái Mình (Ngã Chấp) và Buông Bỏ Tật Đố Kỵ. Để thực tập hai sự buông bỏ này, ta có thể thực hành ‘ hạnh Lắng Nghe ’ và ‘Hoan Hỷ Nghe Tiếng Vỗ Tay Dành Cho Người Khác ’. Lắng nghe những tiếng nói thầm kín khởi lên từ nội tâm ta, lắng nghe tâm tư tình cảm, ý kiến, v..v... của bạn bè, người thân để thông cảm và chia xẻ, hoan hỷ lắng nghe tiếng vỗ tay hoan hô người khác, để đối trị tánh đố kỵ, để niềm vui được nhân lên và để phát triễn tâm khiêm hạ rất cần thiết cho đức Dũng của người Phật Tử .

Yếu tố thứ ba của đức Dũng là KHÔNG PHÊ PHÁN. Tâm ta luôn luôn lăng xăng không bao giờ ngừng nghỉ với những phê phán và đánh giá, so sánh, cho điểm v..v.. Thật vậy, những lúc đang ngồi thiền, đang thực hành sự tỉnh lặng của nội tâm, thì sự huyên náo này càng rõ ràng hơn , những tiếng nói khen chê chính mình hay mọi người chung quanh mình nổi lên rõ rệt hơn bình thường nữa, cụ thể như : mình đã tốt chưa? mình nói có hay bằng anh X hay chị Y chưa? mình có tinh tấn hơn anh Z? Ông A nói như vậy có phải muốn ám chỉ mình không? Bà B. có phải chê mình bỏn xẻn không? Cô C. sao khó chịu quá, cứ chỉnh mình hoài, có phải ganh tị với mình không đây? v..v... và v..v... Những lăng xăng này - do những ưa ghét, lo buồn, bất an, sợ hãi, đố kỵ chính là những độc tố nếu ta nuôi dưỡng và dung túng chúng, để cho chúng chế ngự và tạo áp lực lên tâm mình. Trái lại, nếu ta tập thói quen không phê phán thì những tư tưởng này sẽ đến và ra đi nhẹ nhàng như những đám mây để trả lại cho ta bầu trời tâm yên tỉnh. Thực tập hạnh này: ta tự nhiên quan sát những tâm này sinh khởi trong ta với tâm không phân biệt, không phê phán : đừng vội lo buồn khi nhận ra đó là một tâm địa xấu xa hay mừng rỡ, tự hào vì nó là tâm cao thượng v..v... Nói tóm lại, ta chỉ ‘nhận diện’ chúng với tâm bình thản, không vui buồn, ưa ghét, lấy bỏ. Ta đừng nghĩ rằng làm như vậy...là không biết phân biệt phải trái đúng sai v... v... mà trái lại, với tâm trong sáng, với cái nhìn vô tư, sự thật về sự việc và con người, về trách nhiệm v..v..hiện ra rất rõ ràng và ta tự nhiên thấy được lỗi mình . Đức Phật thường dạy: nước nóng hay lạnh, ai có uống thì tự biết . Có thực tập ta nhận ra điều này ngay và ta hiểu được lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng ‘ Đừng thấy lỗi người, chỉ thấy lỗi mình ’. Thật vậy, qua thực tập ta thấy rằng nhìn thẳng vào tâm mình, đọc được nó và lắng nghe nó mới là điều quan trọng nhất và thích thú nhất , ta không còn thích tìm hiểu lỗi người, lăng xăng, so sánh, đo lường v..v... nữa. Tâm ta hình như sáng hơn, trí ta bền hơn và những bước chân trở về với bản tâm thanh tịnh vững chãi hơn .

Như người mù sờ voi, nguời viết bài này cũng sờ soạng tìm xem thực chất nghĩa chữ Dũng của người Phât tử để nhận diện kịp thời chủng tử xấu cuả tâm phân biệt, những vi khuẩn độc hại của tính ngã mạn,lòng đố kỵ, thói quen chấp thủ làm suy giảm năng lực giác ngộ tiềm tàng trong mỗi chúng ta. Với niềm tin vào đức Phật, Đạo Pháp và chính Tự Tâm Thanh Tịnh, chúng ta sẽ cùng nhau sống Tỉnh thức và trau giồi đức Dũng của người Phật tử, một công việc trong âm thầm không có tiếng vang và phần thưởng nhưng vô cùng cơ bản và quan trọng vì đó là chìa khóa để mở cánh cửa lớn ‘chiến thắng chính mình’ tiến về phía giải thoát khỏi phiền não khổ đau. Công việc tất nhiên là rất nặng nề vì như đức Thế Tôn đã nói ‘tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất’. Trong niềm vui mùa Xuất Gia, xin cầu chúc tất cả chúng ta được tâm sáng chí bền trong tiến trình trở về Phật quốc .

--- o0o ---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2019(Xem: 5634)
Tết là mọi người về quê. Chúng tôi cũng về quê. Về Thái Bình. Nhưng không về nhà mà đến 1 ngôi chùa ở huyện Thái Thụy. Ngôi chùa làng. Chùa làng Me. Tết là mọi người tập trung. Người ta liên hoan, nhậu nhẹt, bia rượu, đàn đúm. Chúng tôi cũng tập trung lại với nhau. Nhưng chúng tôi im lặng hành thiền. Hơn 30 huynh đệ chúng tôi từ Hà Nội và 1 số tỉnh thành quy tụ về chùa làng. Ở quê có thêm hơn 30 thành viên nữa. Vậy là có 70 thiền sinh. Chúng tôi bình an đón Tết Thiền 2019.
04/01/2019(Xem: 111629)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
03/01/2019(Xem: 5790)
Giao lưu với 300 thiền sinh trẻ tại khóa tu An Lạc lần thứ 8 Chúng tôi may mắn được đi cùng thầy Nguyễn Mạnh Hùng, người sáng lập kiêm Chủ tịch Công ty CP Sách Thái Hà đến giao lưu với 300 bạn sinh viên trong khóa thiền mang tên An Lạc tại thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Đại Đình,-Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Đây là khoá tu Án lạc lần thứ 8 và kéo dài 4 ngày từ ngày 29/12/2018 đến 01/01/2019. Cảm giác của tôi khi ngồi viết lại những chữ này là rất rất tuyệt vời.
03/01/2019(Xem: 5226)
HOA NỞ ĐÌNH HOANG Cả thôn không ai rõ lão già mặt thẹo gờm ghiếc từ đâu trôi dạt đến, chọn thềm hiên của ngôi đình thờ thần hoàng làm nơi an trú, chẳng ma nào dám đuổi, kể cả ông Thức thôn trưởng đi cùng ba đội viên xung kích hùng hùng hổ hổ với súng ống và gậy gộc trong tay. Nghe đâu, chỉ mới thấy mặt lão già mặt thẹo và nghe tiếng gầm gừ ghê rợn của lão, ông thôn trưởng cùng ba anh xung kích đã bủn rủn tay chân, co giò rụt cổ bỏ chạy tán loạn như bầy vịt.
03/01/2019(Xem: 6293)
Bản thân người viết (Viên Thành), cũng đã trải nghiệm những điều thăng trầm, cay đắng nhiều thấm thía với cuộc đời, nhưng nhờ có biết chút ít Phật Pháp: “Người sẵn sàng chịu thiệt, đi sau, ngồi thấp là người nhận nhiều phước báu nhất”, người khác nợ bạn, ơn trên sẽ trả cho bạn, chịu thiệt tưởng là thiệt, nhưng đôi khi học được cách chịu thiệt lại chính là cách tạo nhiều phúc báo nhất, đừng tưởng cứ thiệt thòi là không may mắn”, nên cố gắng chịu đựng, rồi cảm đến chư Phật, chuyển hóa thành duyên lành, được vào nương cửa Phật.
03/01/2019(Xem: 10295)
HƯỚNG DẪN VỀ SỰ CHẾT ĐỂ SỐNG TỐT ĐẸP HƠN Nguyên bản: Advice on Dying and Living a Better Life Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
01/01/2019(Xem: 5607)
Cách đây 3 năm, khi nhắc đến Vingroup, tôi thường nghĩ đến những khu đô thị sang trọng như Royal City, Times City…, những trung tâm thương mại hoàng tráng Vincom, những siêu thị hiện đại Vimmart hay những khu nghỉ dưỡng hạng sang ở Nha Trang, Phú Quốc…Một tập đoàn kinh tế với những chiến lược đầu tư lớn. Vậy thôi.
25/12/2018(Xem: 7560)
Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã hết một năm. Tự hỏi, một năm trôi qua chúng ta đã làm được những gì? Hãy khoan bàn đến những việc trọng đại to lớn như quốc gia, xã tắc, mà hãy nói đến chính cuộc sống bản thân của chúng ta trước đã. Chúng ta đã sống ra sao? Có khoẻ mạnh, có vui vẻ, hài hoà hạnh phúc hay là luôn nay đau mai ốm, phiền muộn vì công việc làm ăn không được vừa ý khiến trong gia đình xung đột xào xáo? Tóm lại năm qua cuộc sống chúng ta có được thuận bườm xuôi gió, có được trôi chảy đề huề, hay cuộc sống lúc vướng mắc chỗ này, khi trở ngại chỗ kia, khiến cho tâm trạng của chúng ta luôn ưu phiền ủ dột.
22/12/2018(Xem: 7621)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính thưa chư Tôn đức, quí vị hảo tâm Từ thiện và bạn lành. Với tâm nguyện '' Phụng sự chúng sanh cúng dường chư Phật '', được sự quan hoài, trợ duyên của quí vị chúng tôi vừa thực hiện một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực núi Khổ Hạnh Lâm, Nalanda & Bồ Đề Đạo Tràng- tiểu bang Bihar India. Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình - Dec 21, 2018
22/12/2018(Xem: 5318)
Việc kết hợp giữa hai đối tượng khác phái, đi đến sống chung sanh con đẻ cái, đã có từ thời con người nguyên thủy xuất hiện. Tùy mỗi bộ tộc, mỗi quốc gia, việc hợp thức hóa cho đôi lứa có quy định theo tập tục riêng, với người Việt thường gọi là hôn lễ. Thực hiện tập tục cho “hôn lễ” theo nếp xưa, gồm có: - lễ nạp tài – lễ vấn danh – lễ nạp cát – lễ nạp tệ - lễ thỉnh kỳ và lễ thân nghinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]