Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức dũng của người Phật tử

10/04/201313:43(Xem: 7049)
Đức dũng của người Phật tử

Câu chuyện Phật Pháp :

Vài Ý Nghĩ Nhỏ Về Đức DŨNG của Người Phật Tử


Tâm Minh

Thân kính tặng ACE Áo Lam


Chúng ta thường nghe nói về ‘Cái Dũng của nguời quân tử’ ‘Cái Dũng của phàm phu’, ‘Cái Dũng của Thánh nhân’ v..v... nhưng chúng ta chưa thực sự thực tập hạnh này với tư cách là một Phật tử. Nhân mùa Vía Xuất Gia năm nay, nghĩ đến cái Dũng của đức Phật, đúng hơn là của thái tử Tất Đạt Đa, trong đêm Ngài cương quyết rời bỏ cung vàng điện ngọc vợ đẹp con xinh và ngôi báu đang chờ mình để vượt thành Ca Tỳ La Vệ đi về một nơi vô định, tìm con đường giải thoát cho chúng sinh. Làm thế nào để có được lòng hy sinh cao độ và ý chí sắt đá ấy? Chúng ta hãy đi vào bài học này, cùng nhau chiêm nghiệm và thực hành đức Dũng của người Phật tử .

nghĩa thâm thúy của các từ ngữ Phật học luôn nằm trong phần thực hành, áp dụng vào cuộc sống trước mặt. Do vậy, ở đây, chúng ta xin được nhẹ phần định nghĩa danh từ mà chỉ đi sâu vào ý nghĩa thực hành .

Trước hết, cái Dũng của người Phật tử chỉ có thể được nuôi dưỡng bằng Chánh Niệm , mất chánh niệm, ta không thể thực hành một cách hữu hiệu bất cứ một đức tính nào. Vì vậy ,chúng ta phải thường xuyên tưới tẩm tâm mình bằng những hạt giống của chánh niệm tỉnh thức , nói nôm na là ở bất cứ thời điểm và hoàn cảnh nào, ta luôn luôn ý thức được ta đang làm gì; đừng bao giờ say sưa , không chỉ say rượu, say tình v..v.. mà say nói, say giảng, say ‘ suy nghĩ bao la vũ trụ’ nữa; vì mọi thứ say đều là nguyên nhân của thất niệm .

Tiếp theo, muốn nuôi dưỡng và phát triễn chánh niệm, ta cần phải KIÊN NH"N. Kiên nhẫn, là không nôn nóng, bất an, bồn chồn, nóng nảy v..v..Kiên nhẫn giúp ta nhìn rất rõ nguyên lý Duyên Khởi của đạo Phật: Cái này có mặt vì cái kia có mặt, Cái này sinh vì cái kia sinh, Cái này diệt vì cái kia diệt v..v... Nói nôm na, bât cứ cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Người Phật tử không nóng giận khi nghe một người nào đó nói xấu mình, nói xấu tổ chức mình hay đơn vị mình, mà phải bình tâm suy xét, để tìm ra những nguyên nhân gần xa. Nhờ sự chiêm nghiệm bình tỉnh này, ta có thể tìm ra được nguyên nhân sâu xa của sự việc cũng như phương pháp đối trị và còn có thể rút ra những bài học rất hay nữa. Ta có dịp thực tập đức kiên nhẫn để nhìn sâu vào chính mình, soi rọi lại bản thân mình , đoàn thể mình tổ chức mình v..v... Gương sáng của hạnh này trong thời đại chúng ta là đức Đạt Lai Lạt Ma : Chúng ta đều biết rằng đất nước Tây Tạng bị Trung Hoa xâm chiếm tàn bạo và ác độc như thế nào nhưng tại sao đức Đạt Lai Lạt Ma không thù ghét người Trung Hoa? Khi lên lãnh giải thưởng Nobel về Hòa Bình Thế Giới, trả lời câu hỏi này, Ngài nói : Người Trung Hoa đã cướp đi hết những gì chúng tôi có, không lẽ tôi lại để cho họ lấy luôn sự an lạc của mình hay sao ? Rõ ràng đức kiên nhẫn đem lại cho ta sự an lạc nội tâm và một lòng khoan dung vô hạn vậy. Chúng ta đã tu hạnh này chưa? - Thưa chưa! Chỉ nghe ai nói động tới mình một chút là ‘nổi ‘ tam bành lục tặc ’ lên ngay. Còn khi nghe ai khen anh A. chị B. mà không có tên mình thì động lòng tự ái, đố kỵ lên liền; có dịp là đánh phá, dèm pha, bôi nhọ, nói xấu v..v. như chưa hề biết đến lục hòa, tứ nhiếp, hòa thuận tin yêu v..v... mặc dù hằng tháng vẫn đi thọ Bát Quan trai đều đều, nghe quý thầy giảng không thiếu bài nào hết! Chúng ta hãy thực tập đức tính này trong thiền tập: dừng lại mọi hoạt động, ngồi xuống, theo dõi hơi thở, quan sát sự bất an, giận dỗi mỗi khi chúng khởi lên, nhìn sâu vào chúng, lắng nghe chúng thật cẩn trọng. Việc này không đòi hỏi nhiều thời gian mà kết quả lợi lạc vô cùng; nó giúp ta ra khỏi bối rối, căng thẳng hay phiền não một cách mau chóng.

Một yếu tố nữa của đức Dũng là SỰ BUÔNG BỎ. Buông bỏ không chỉ có nghĩa là đừng nắm giữ trong đôi bàn tay mình, mà còn là đừng nắm giữ trong tâm ý mình nữa vì sự nắm giữ là đầu mối của thành kiến, kỳ thị, cố chấp v..v.. đưa đến ưa thích -ghét bỏ, của tâm phân biệt làm cho chúng ta luôn bị dính măc, tự giam hãm mình trong những tư tưởng hẹp hòi, quan điểm cục bộ, ước mơ và hy vọng thì thấp lè tè vì bị hạn chế bởi sợ hãi và bất an, ích kỷ và hẹp hòi; bởi vì bất cứ sự bám víu nào cũng có gốc rễ từ sự trì trệ, ngăn cản mọi sự tiến hóa. BUÔNG BỎ là chấp nhận sự có mặt của vạn pháp NHƯ - CHÚNG - LÀ ( As - It - is) , không hoan hô, không đả đảo, không nhìn chúng dưới lăng kính của thị phi, ưa ghét, hay nhìn chúng dưới những cặp kinh màu vô tình hay cố ý của mình. Chúng ta phải soi sáng mọi sự việc bằng cách nhìn thẳng vào tâm mình, vào thực chất vô cùng dính mắc của nó - như mải mê theo đuổi, bám víu hay phủ nhận, buộc tội v..v..làm cho cái thấy của mình trở nên bị ‘khúc xạ ‘ (gãy), không còn là Chánh Kiến nữa. Sự Buông Bỏ, vì vậy, có công dụng rất to lớn là làm tâm ta trong sáng và đem lại cho tâm nguồn năng lực chữa trị trạng thái bất an, sợ hãi và phiền não. Thực tập Buông Bỏ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng ta sẽ cảm nhận rõ ràng rằng: khi ta buông bỏ được một cái gì mà mình từng yêu thích, bám víu thì ta nhận được một niềm an lạc sâu xa hơn trước rất nhiều, nói cách khác, cùng với một sự mất mát nhỏ, ta được một sự thanh thản lớn . Sự Buông Bỏ khó thực hiện nhất là Buông Bỏ Sự Tự Sùng Bái Mình (Ngã Chấp) và Buông Bỏ Tật Đố Kỵ. Để thực tập hai sự buông bỏ này, ta có thể thực hành ‘ hạnh Lắng Nghe ’ và ‘Hoan Hỷ Nghe Tiếng Vỗ Tay Dành Cho Người Khác ’. Lắng nghe những tiếng nói thầm kín khởi lên từ nội tâm ta, lắng nghe tâm tư tình cảm, ý kiến, v..v... của bạn bè, người thân để thông cảm và chia xẻ, hoan hỷ lắng nghe tiếng vỗ tay hoan hô người khác, để đối trị tánh đố kỵ, để niềm vui được nhân lên và để phát triễn tâm khiêm hạ rất cần thiết cho đức Dũng của người Phật Tử .

Yếu tố thứ ba của đức Dũng là KHÔNG PHÊ PHÁN. Tâm ta luôn luôn lăng xăng không bao giờ ngừng nghỉ với những phê phán và đánh giá, so sánh, cho điểm v..v.. Thật vậy, những lúc đang ngồi thiền, đang thực hành sự tỉnh lặng của nội tâm, thì sự huyên náo này càng rõ ràng hơn , những tiếng nói khen chê chính mình hay mọi người chung quanh mình nổi lên rõ rệt hơn bình thường nữa, cụ thể như : mình đã tốt chưa? mình nói có hay bằng anh X hay chị Y chưa? mình có tinh tấn hơn anh Z? Ông A nói như vậy có phải muốn ám chỉ mình không? Bà B. có phải chê mình bỏn xẻn không? Cô C. sao khó chịu quá, cứ chỉnh mình hoài, có phải ganh tị với mình không đây? v..v... và v..v... Những lăng xăng này - do những ưa ghét, lo buồn, bất an, sợ hãi, đố kỵ chính là những độc tố nếu ta nuôi dưỡng và dung túng chúng, để cho chúng chế ngự và tạo áp lực lên tâm mình. Trái lại, nếu ta tập thói quen không phê phán thì những tư tưởng này sẽ đến và ra đi nhẹ nhàng như những đám mây để trả lại cho ta bầu trời tâm yên tỉnh. Thực tập hạnh này: ta tự nhiên quan sát những tâm này sinh khởi trong ta với tâm không phân biệt, không phê phán : đừng vội lo buồn khi nhận ra đó là một tâm địa xấu xa hay mừng rỡ, tự hào vì nó là tâm cao thượng v..v... Nói tóm lại, ta chỉ ‘nhận diện’ chúng với tâm bình thản, không vui buồn, ưa ghét, lấy bỏ. Ta đừng nghĩ rằng làm như vậy...là không biết phân biệt phải trái đúng sai v... v... mà trái lại, với tâm trong sáng, với cái nhìn vô tư, sự thật về sự việc và con người, về trách nhiệm v..v..hiện ra rất rõ ràng và ta tự nhiên thấy được lỗi mình . Đức Phật thường dạy: nước nóng hay lạnh, ai có uống thì tự biết . Có thực tập ta nhận ra điều này ngay và ta hiểu được lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng ‘ Đừng thấy lỗi người, chỉ thấy lỗi mình ’. Thật vậy, qua thực tập ta thấy rằng nhìn thẳng vào tâm mình, đọc được nó và lắng nghe nó mới là điều quan trọng nhất và thích thú nhất , ta không còn thích tìm hiểu lỗi người, lăng xăng, so sánh, đo lường v..v... nữa. Tâm ta hình như sáng hơn, trí ta bền hơn và những bước chân trở về với bản tâm thanh tịnh vững chãi hơn .

Như người mù sờ voi, nguời viết bài này cũng sờ soạng tìm xem thực chất nghĩa chữ Dũng của người Phât tử để nhận diện kịp thời chủng tử xấu cuả tâm phân biệt, những vi khuẩn độc hại của tính ngã mạn,lòng đố kỵ, thói quen chấp thủ làm suy giảm năng lực giác ngộ tiềm tàng trong mỗi chúng ta. Với niềm tin vào đức Phật, Đạo Pháp và chính Tự Tâm Thanh Tịnh, chúng ta sẽ cùng nhau sống Tỉnh thức và trau giồi đức Dũng của người Phật tử, một công việc trong âm thầm không có tiếng vang và phần thưởng nhưng vô cùng cơ bản và quan trọng vì đó là chìa khóa để mở cánh cửa lớn ‘chiến thắng chính mình’ tiến về phía giải thoát khỏi phiền não khổ đau. Công việc tất nhiên là rất nặng nề vì như đức Thế Tôn đã nói ‘tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất’. Trong niềm vui mùa Xuất Gia, xin cầu chúc tất cả chúng ta được tâm sáng chí bền trong tiến trình trở về Phật quốc .

--- o0o ---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2025(Xem: 46)
Tôi sinh ra đời khi Thế chiến thứ hai bắt đầu bùng nổ tại Âu châu. Thế nhưng tại một tỉnh lỵ nhỏ bé tại miền Nam trên quê hương tôi, nơi tôi sinh ra đời, thì người dân vẫn sống yên lành. Thật ra gốc gác của gia đình tôi ở thật xa nơi này, tận miền Bắc. Cha tôi là một công chức trong chính quyền thuộc địa, được thuyên chuyển về cái tỉnh lỵ này một năm trước khi tôi ra đời. Tuy thế, khi lớn lên tôi vẫn cứ xem cái tỉnh lỵ bé tí xíu đó là cả một góc quê hương gần gũi và thân thiết nhất đối với tôi, nơi mà người ta chôn buồng nhau của mẹ tôi và cái cuống rốn của tôi.
25/01/2025(Xem: 223)
Xuân về, mong đời một cõi an nhiên! Ngày 25 tháng chạp, khi Trời còn nặng hơi sương, tôi thức dậy sớm để cùng gia đình chuẩn bị tảo mộ ông bà, một phong tục thiêng liêng của người Việt Nam. Buổi sáng, tôi theo dì đi chợ, chợ hôm nay đông hơn mọi ngày, không khí Tết đã về trên những nẻo đường, tấp nập và nhộn nhịp. Sau khi đi chợ về, cậu làm một mâm cơm để cúng, xin ông bà cho phép cháu con được động vào mồ mả, rồi tôi và người trong gia đình bắt đầu quét dọn, nhổ cỏ, lau mộ, những nén nhang trầm tỏa làn khói ấm làm cho không gian nơi yên nghỉ của ông bà tổ tiên càng trở nên linh thiêng, ấm cúng.
25/01/2025(Xem: 46)
Từ đâu có tham, sân, sợ hãi, niệm? Nguyên Giác Trong Thiền Tông thường nói rằng khi ngọn đèn sáng thắp lên, thì bóng tối của vô lượng kiếp sẽ biến mất. Hình ảnh đó còn được giải thích là, khi người tu thấy được ánh sáng của bản tâm, nơi không có gì được bám víu, thì vô lượng nghiệp xấu đều biến mất. Kinh điển giải thích điểm này thế nào?
22/01/2025(Xem: 500)
Vần Thơ Tiễn Biệt Bạn Hiền Phật tử Nguyễn Thị Truyên Pháp danh: Quảng Hoa (1957-2024)
22/01/2025(Xem: 301)
(Lời giới thiệu của Nguyên Giác: Phật Giáo chưa bao giờ biến mất khỏi Ấn Độ. Phật Giáo chỉ tàng hình, hội nhập vào văn hóa Ấn Độ. Bài viết nhan đề "Theory That Buddhism Vanished From Its Birthplace, India, Is Being Challenged" [Lý Thuyết Nói Rằng Phật Giáo Biến Mất Khỏi Nơi Xuất Phát, Ấn Độ, Đang Bị Thách Thức] là của P. K. Balachandran, một nhà báo Ấn Độ kỳ cựu làm việc tại Sri Lanka cho các cơ quan truyền thông địa phương và quốc tế và đã viết về các vấn đề Nam Á trong 21 năm qua. Bài này trên tạp chí Eurasia Review, nhận định về sách "Casting the Buddha: A Monumental History of Buddhism in India" [Đón Nhận Đức Phật: Một Lịch Sử Hùng Vĩ của Phật Giáo tại Ấn Độ) của tác giả Shashank Shekhar Sinha]. Sau đây là bản Việt dịch.)
21/01/2025(Xem: 294)
Khoa học hiện đại đã cho thấy là tình trạng sạch sẽ của răng và miệng (oral hygiene - tiếng Anh) có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người. Ca dao tục ngữ tiếng Việt cũng đề cao tính chất của hàm răng như ‘răng long đầu bạc; thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng; cái răng cái tóc là góc con người …’, qua đó ta có thể thấy được phần nào vẻ đẹp (ngoại hình) và sức khoẻ toàn diện con người. Trong truyền thống người Việt, chăm sóc răng không đòi hỏi gì nhiều: từ nhỏ thì dùng tăm, khi lớn thì dùng cau khô ...v.v...
21/01/2025(Xem: 284)
Khoa học hiện đại cho thấy là sức khoẻ con người tuỳ thuộc vào các vận động thường ngày, cụ thể như tập thể dục, đi bộ nhiều hay ít chẳng hạn. Tuy là một hoạt động nhỏ nhặt ít ai để ý đến, nhưng đi bộ lại đem đến cho ta những lợi ích to lớn không lường cho sức khoẻ con người. Điều này cũng được ghi nhận trong các tài liệu Phật giáo cổ đại, thí dụ như trong cuốn Nam Hải Kí Quy Nội Pháp Truyện của pháp sư Tịnh Nghĩa, soạn vào đầu thập niên 690. Bài này chú trọng đến điều 23 trong 40 điều[2] (hay chương) của tài liệu trên.
21/01/2025(Xem: 348)
Nam Mô Phật Nam Mô Bồ Tát Hiểu và Thương... Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Tết đến, là thời điểm người Việt tha hương thương nhớ quê nhà, tri ân Ông bà quốc tổ nhiều nhất trong năm, và để thể hiện niềm thương nhớ cùng tri ân đó không gì hơn là những món quà chia sẻ với quê hương gọi là:'' Của Ít Lòng Nhiều''.. Vào ngày 19 Jane 2025 Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà Tết dành tại Hội người Mù Phong Điền và những người dân nghèo miền Trung.
20/01/2025(Xem: 342)
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Còn không bao nhiều ngày nữa là Xuân Ất Tỵ sẽ đến. Trước thềm năm mới, được sự thương tưởng của quý chư Tôn đức và Phật tử, quý thiện hữu hảo tâm xa gần.. chúng con, chúng tôi lại có cơ hội tiếp tục lên đường gieo hạt Từ tâm. Buổi phát quà thực hiện trong tuần qua tại hai làng Mocharim và Kela Village, hai ngôi làng toàn bằng những lều tranh xiêu vẹo, phong phanh.. cách Bồ Đề Đạo Tràng khoảng 14 cây số . Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự.
08/11/2024(Xem: 978)
HIẾM NGƯỜI SỐNG MÀ BIẾT CHUẨN BỊ CHO KIẾP SAU! Cái vòng quay của thời tiết xuân hạ thu đông không làm cho ta lo lắm vì ta thấy ta còn tất cả, vẫn những người yêu thương ta đó, vẫn căn nhà đó, vẫn tiền bạc đó, vẫn sự nghiệp đó, nó vẫn đi tiếp, không có gì làm ta phải lo và chính cái không lo này làm cho ta chủ quan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]