Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc ‘Biện Chính Phật Học’ – Nghĩ về Lời Đức Phật Rầy

04/10/201819:58(Xem: 7004)
Đọc ‘Biện Chính Phật Học’ – Nghĩ về Lời Đức Phật Rầy

Đọc ‘Biện Chính Phật Học’ – Nghĩ về Lời Đức Phật Rầy

 

Nguyên Giác

 

Bạn đã từng nghe Đức Phật rầy la bao giờ chưa? Ngay cả nếu bạn trong một kiếp tiền thân đã từng có duyên nhập chúng trong thời cận kề các bậc thánh “Thiện lai Tỷ khưu,” cũng chưa hẳn bạn đã được tận mắt thấy Đức Phật rầy la một ai. Hiếm hoi lắm, nhưng trong kinh điển có ghi lại một số trường hợp.

Nói “Đức Phật rầy la” là nói kiểu đời thường, dùng chữ kém văn nhã (nơi đây, tôi xin chịu lỗi đã dùng chữ quê mùa đời thường để làm nổi bật những cách dùng chữ tuyệt vời hơn): Nhà nghiên cứu Thích Chúc Phú đã sử dụng chữ tinh tế và bác học, rằng đó là “Những Lời Dạy Nghiêm Khắc của Đức Phật” – bài phân tích này nằm ở các trang 219-228 trong sách Biện Chính Phật Học Tập I, do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2018.
BB sach Bien chinh Phat hoc


Nếu bạn say mê đọc kinh Phật, ưa thích những phân tích kỹ càng về giáo điển, muốn tìm hiểu các chuyện xảy ra thời Đức Phật đi giảng dạy nơi này và nơi kia, hiển nhiên đây là một tác giả bạn không thể bỏ qua: gần như tất cả những gì Thầy Thích Chúc Phú viết xuống đều rất độc đáo, rọi ánh sáng tới những điểm rất bất ngờ, và mang sức mạnh của sử liệu có thể kiểm chứng được bằng kinh luận. Thú thật, bản thân tôi không đủ uyên bác về cổ ngữ để tìm hiểu một số điểm có thể là khả vấn trong sách, nhưng cảm nhận rằng lý luận và chứng cớ của tác giả Thích Chúc Phú hầu hết là thuyết phục.

Nhóm 3 cuốn Biện Chính Phật Học Tập I, Tập II, Tập III chứa đựng rất nhiều thông tin về kinh điển khó tìm nơi khác. Có thể nói ngắn gọn rằng, trên đời này không có bao nhiêu tác giả có đôi mắt sáng như Thầy Thích Chúc Phú.

Thí dụ, nơi đây, để nêu lên một số đề tài phức tạp do Thầy Thích Chúc Phú nghiên cứu, tôi xin ghi tóm lược một số nhan đề bài viết từ Mục lục của Biện Chính Phật Học (BCPH) trong ba tập:

-- Bàn về những luận điểm sai lầm của Schumann trong tác phẩm Đức Phật lịch sử;

-- Vương nạn Tỳ-lưu-ly và cuộc thiên di đến Gandhara của dòng họ Thích;

-- Nguồn gốc tín niệm cúng sao giải hạn;

-- Kinh điển phi Phật thuyết trong kinh tạng Nikaya;

 -- Khương Tăng Hội cầu xá lợi – huyền thoại và sự thực;

 -- Từ quan điểm Nhất-xiển-đề thành Phật đến việc sám hối tội Ba-la-di: Khả tính cứu độ và khai phóng của Phật giáo;

-- Tại sao tụng Thất giác chi để chữa bệnh, cầu an?

-- Tại sao Bồ-Đề-Đạt-Ma phủ định công đức của vua Lương Vũ Đế?

-- Đối khảo về Thần chú sản nạn;

-- Những nhận định chưa đúng về Phật giáo trong tác phẩm Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1) và (2);

-- Khảo biện về kinh Dược Sư;

-- Tôn giả Thi-bà-la, vị Thần tài đích thực của Phật giáo;

-- Từ Châu-lợi-bàn-đặc, đến lục tổ Huệ Năng, nghĩ về vấn đề pháp hành của Phật Giáo Việt Nam hiện tại;

-- Những cứ liệu về Ni giới trước thời Di mẫu Ma-ha-ba-xà-ba-đề;

-- Quan điểm của Phật giáo về vấn đề chuyển giới;

-- Và nhiều bài khác với các chủ đề cũng độc đáo và quan trọng.

 

Đa số các bài trong ba tập của bộ sách BCPH có thể tìm trên mạng. Trong các bài trong sách và không tìm thấy trên mạng Internet có bài “Những Lời Dạy Nghiêm Khắc của Đức Phật” – có lẽ vì bài này viết vào thời báo Giác Ngộ chưa lên mạng, vì Thầy Thích Chúc Phú trong ban biên tập Nguyệt San Giác Ngộ?

Cũng nên ghi nhận rằng ấn bản BCPH đang lưu hành là đợt tái bản năm 2018, vì bản tin “Giới thiệu sách: Biện chính Phật học” trên Giác Ngộ ngày 27/10/2015 đã giới thiệu ấn bản đầu tiên qua lời phóng viên Đăng Tâm, trích như sau:

“...Công trình tập hợp nhiều bài viết của tác giả trong những năm gần đây, phần lớn đã được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ. Sách do Nhà Xuất bản Tôn Giáo cấp phép, ấn hành quý III, năm 2015.

Mặc dù chủ đích của tác giả là biện chính những vấn đề trong “nội hàm” giáo pháp của Đức Phật, tuy nhiên trên thực tế, biên độ khảo chứng, biện nghi của tác giả còn mở rộng ra các lĩnh vực như: tư tưởng-triết luận, văn hóa, lịch sử, xã hội, thậm chí những vấn đề liên quan đến khảo cổ học. Tác giả đã viện chứng rất nhiều tài liệu, kinh điển để làm vững chắc thêm cho lý luận của mình, trong đó có nhiều nguồn bằng tiếng Hán, tiếng Anh và tiếng Pali…

Có thể nói, đây là công trình tâm huyết và “táo bạo” của tác giả, bởi nhiều bài viết đã chạm đến những vấn đề từng gây tranh cãi trong quá khứ cũng như những vấn đề được xem là khá nhạy cảm trong Phật giáo ngày nay. Công trình “biện chính” như thế này hiện khá hiếm trên các kệ sách Phật giáo trong cũng như ngoài nước.” (ngưng trích)

 

*

 

Tác giả Thích Chúc Phú trong bài “Những Lời Dạy Nghiêm Khắc của Đức Phật” ghi nhận một số trường hợp Đức Phật sử dụng thô ngữ, kèm với lời cảnh giác rằng “lời khó nghe nhưng tận trong sâu thẳm của Đức Phật, là lòng thương yêu chúng sanh không hạn lượng… có tác động mạnh mẽ tới một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng cụ thể nào đó… Nói rõ hơn, thô ngữ xuất hiện trong kinh điển bao giờ cũng gắn liền với một ngữ cảnh. Nếu tách rời thô ngữ ra khỏi ngữ cảnh thì sẽ hiểu sai lời Phật dạy trong kinh điển.” (BCPH Tập I, trang 221)

Có thể tóm lược vài trường hợp trong bài nêu trên như sau.

-- Đức Phật đưa ra hình ảnh “một con trùng phẩn, ăn phân”… và liên hệ “Tỳ kheo bị lợi đắc” (Thầy Thích Chúc Phú đưa ra ba dẫn chứng: Kinh  Tương Ưng Bộ 1, tập 2, thiên Nhân duyên, chương 6, Tương ưng lợi đặc cung kính, phẩm thứ nhất, kinh Trùng phẩn; tương tự như vừa dẫn, nhưng ở phẩm thứ tư, kinh Xe; Kinh Tiểu Bộ, tập 4, Chuyện con voi Mahilamukha, số 26);

-- Sau khi Đại đức Pindola Bharadvaja vận dụng thần thông bay lên hư không đoạt lấy cái bát quý làm từ gỗ đàn hương trước chứng kiến của cư dân kinh thành Rajagaha, Đức Phật gọi Đại đức tới và nghiêm khắc huấn thị: “Giống như người đàn bà cho xem chỗ kín vì mục đích của những đồng xu tầm thường; này Bharadvaja, tương tợ như thế vì mục đích cái bình bát gỗ tầm thường, pháp thượng nhân tức là sự kỳ diệu của phép thần thông đã bị ngươi để lộ ra trước hàng tại gia.” (Thầy Thích Chúc Phú đưa ra dẫn chứng: Cullavagga, chương Các tiểu sự, Bình bát bằng gỗ đàn hương.)

-- Trường hợp Tỳ kheo Vakkali, ghi lại trong Trưởng lão Tăng kệ, chỉ say mê ngắm nhìn dung nhan Đức Phật trong các thời pháp. Sau nhiều lần khuyên nhẹ nhàng, không được, Đức Phật để tới ngày cuối an cư mùa mưa, mới kêu Vakkali tới bảo: “Này Vakkali, hãy đi đi!”  Đuổi ra khỏi giáo đoàn là trừng phạt quá nặng nề. Do vậy, ngài Vakkali leo lên núi Linh Thứu để tự sát, ngay giây phút nguy ngập liều thân đó, Đức Phật xuất hiện kịp thời, đưa ra lời dạy thích nghi, và không lâu sau đó, Vakkali chứng quả A La Hán.

--  Trường hợp Đức Phật nói về bảy ví dụ về nguy hại của tham dục để khiển trách những người xuất gia nhưng vẫn tơ tưởng chuyện thế tục, dùng các cặp hình ảnh tương phản như gần gũi người thiếu nữ  hay chấp nhận tang thương dưới sức nóng của ngọn lửa, như nhận sự cúng dường và nhận những hình phạt tàn khốc. Nghe xong bảy ví dụ, có “có khoảng sáu mươi vị Tỷ-kheo hộc máu nóng từ miệng, có khoảng sáu mươi Tỷ-kheo từ bỏ học pháp và hoàn tục, nghĩ rằng: "Khó làm thay, Thế Tôn! Thật khó làm thay, Thế Tôn!". Có khoảng sáu mươi Tỷ-kheo, với tâm được giải thoát, không chấp thủ các lậu hoặc.” (Thầy Thích Chúc Phú đưa ra dẫn chứng: Kinh Tăng Chi Bộ, tập 3, chương 7 pháp, Đại phẩm, kinh Lửa.)

 

*

Phần trên là tóm tắt bài “Những Lời Dạy Nghiêm Khắc của Đức Phật” của tác giả Thích Chúc Phú. Bài được in trong tuyển tập Biện Chính Phật Học Tập I, nhưng hình như không có trên Internet. Cảm giác của một người độc giả trình độ trung bình như tôi là, như dường Thầy Thích Chúc Phú nhắn gửi gì tới một số trường hợp cụ thể trong nước, mà người ngoài nước có thể không hình dung ra. Dù có ám chỉ ai hay không, bài viết dĩ nhiên là có lợi, cũng là lời cảnh giác, rằng coi chừng Đức Phật rầy đó.

Nơi đây, để góp thêm lời, chúng ta thử suy nghĩ về lời Đức Phật giải thích về cách ngài giáo hóa nghiêm khắc, đặc biệt là hình ảnh, hễ không dạy được người nào là phải “giết” người đó.

Trong kinh Tăng Chi AN 4.111 (Kesi Sutta), bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu, ghi lại cuộc đối thoại giữa Đức Phật và người dạy ngựa tên là Kesi. Đức Phật hỏi Kesi rằng, ông dạy ngựa ra sao, thì Kesi bạch rằng có ba loại ngựa: loại thứ nhất là ngựa dễ thuần hóa, chỉ nói mềm mỏng là đủ để nhiếp phục; thứ nhì là loại ngựa ngang ngược, phải dùng lời nói thô ác mới thuần hóa được; nhưng loại ngựa thứ ba, thì “không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng và thô ác của con, thời bạch Thế tôn, con giết nó. Vì sao? Vì mong rằng nó không làm mất danh dự cho gia đình thầy của con!

Rồi Kesi hỏi Thế Tôn dạy các tu sĩ ra sao. Đức Phật nói tương tự, và tiếp: “Này Kesi, nếu người đáng được điều phục không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng của Ta, không chịu nhiếp phục với lời nói cứng rắn, không chịu nhiếp phục với lời nói vừa mềm mỏng vừa cứng rắn, này Kesi, thời Ta giết hại người ấy!”

 

Kesi thắc mắc, và được Đức Phật trả lời, trích kinh này như sau:

“—Nhưng bạch Thế tôn, sát sanh không xứng đáng với Thế tôn. Tuy vậy, Thế tôn nói: “Này Kesi, Ta giết hại người ấy”.

—Thấy vậy, này Kesi, sát sanh không xứng đáng với Như Lai. Nhưng người đáng được điều phục ấy không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng, không chịu nhiếp phục với lời nói cứng rắn, không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng và cứng rắn, Như Lai nghĩ rằng người ấy không xứng đáng để được nói đến, để được giáo giới. Và các vị đồng Phạm hạnh có trí nghĩ rằng người ấy không xứng đáng để được nói đến, để được giáo giới. Bị giết hại, này Kesi là con người này, trong giới luật của bậc Thánh, bị Như Lai nghĩ rằng không đáng được nói đến, không đáng được giáo giới, bị các vị đồng Phạm hạnh có trí nghĩ rằng không đáng được nói đến, không đáng được giáo giới.” (1)

.

Trong một kinh khác, Kinh Trung Bộ MN 22 (Kinh Ví Dụ Con Rắn), bản dịch Hòa Thượng Thích Minh Châu, cũng cho thấy Đức Phật dùng lời nghiêm khắc đối với ngài Arittha, một vị sư chấp thủ sai lạc, nói rằng nhà sư đó ngu si, đã xuyên tạc lời Đức Phật, trích như sau:

“—Này kẻ ngu si kia, sao Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy? Này kẻ ngu si kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại? Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục được ví như khúc xương … Ta đã thuyết các dục được ví như miếng thịt … được ví như bó đuốc cỏ khô … được ví như hố than hừng … được ví như cơn mộng … được ví như vật dụng cho mượn … được ví như trái cây … được ví như lò thịt … được ví như gậy nhọn … Ta đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Và này kẻ ngu si kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ ngu si kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông.”(2)

.

Tương tự, trong một kinh khác trong Trung Bộ, Kinh MN 38 (Đại kinh Đoạn tận ái), bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu, ghi lại sự kiện Đức Phật nói lời nghiêm khắc khi một nhà sư chấp vào tà kiến.

Kinh kể rằng, nhà sư Sati chấp vào tà kiến rằng có một thức “dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác.” Biết như thế, các nhà sư khác khuyên rằng như thế là sai, vì nói thế là xuyên tạc Thế Tôn, vì thực tế Đức Phật nói rằng thức là do duyên khởi, làm gì có chuyện không đổi khác.

Kinh ghi lời các nhà sư khác khuyên Tỳ Kheo Sati: “Hiền giả Sati, chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy. Hiền giả Sati, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn nói thức do duyên khởi; không có duyên thì thức không hiện khởi.”

Nhưng Tỷ Kheo Sati “dù được các Tỷ-kheo ấy cật vấn, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy.

Các nhà sư mới trình lên Đức Phật, và Đức Phật gọi Tỳ Kheo Sati tới để dạy, trong đó có lời nghiêm khác. Kinh MN 38 kể lại:

“—Thật sự là vậy, bạch Thế Tôn. Theo như con hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác.

—Này Sati, thế nào là thức ấy?

—Bạch Thế Tôn, chính thức ấy nói cảm thọ, thọ lãnh chỗ này, chỗ kia, kết quả các hành động thiện ác.

—Này kẻ mê mờ kia, vì ai mà Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy. Này kẻ mê mờ kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn nói là thức do duyên khởi, không có duyên, thì thức không hiện khởi? Và này kẻ mê mờ kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông còn tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ mê mờ kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông.” (3)

 

*

 

Lời cuối bài, nơi đây xin trân trọng cảm ơn Thầy Thích Chúc Phú qua bộ sách Biện Chính Phật Học đã trình bày về nhiều đề tài chắc chắn là có nhiều Phật Tử thắc mắc. Bộ sách này hiển nhiên là cần có trong tủ sách của tất cả các gia đình Phật Tử.

Và cũng đặc biệt cảm ơn tác giả Thích Chúc Phú về bài viết ghi nhận khi Đức Phật dùng lời thô ngữ, một cơ hội cho được “góp thêm lời” nơi đây – trước là để ngợi ca Đức Phật đã dùng nhiều phương tiện giáo hóa chúng sinh, sau là để tán thán những cuộc nghiên cứu rất uyên bác của tác giả bộ sách Biện Chính Phật Học, trong đó, mỗi bài cũng đều như dường nhắc nhở tới một nan đề nào tại quê nhà chỉ nhằm để sách tấn tu học.

Nguyên Giác

GHI CHÚ:

(1) Kinh AN 4.111: https://suttacentral.net/an4.111/vi/minh_chau

(2) Kinh MN 22: https://suttacentral.net/mn22/vi/minh_chau

(3) Kinh MN 38: https://suttacentral.net/mn38/vi/minh_chau

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 8033)
Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.
23/09/2010(Xem: 12438)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 14197)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 12649)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
22/09/2010(Xem: 14431)
Ngàynay,lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăngtrong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thựcsự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếpsống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trịcủa lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhâncách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân conngười trong cuộc sống vốn biến động không ngừng... Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
22/09/2010(Xem: 12479)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
22/09/2010(Xem: 6992)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
21/09/2010(Xem: 7794)
Gần đây, do có nhiều hình ảnh về Mạn Đà La chụp được trong các cuộc lễ cungnghinh Phật Ngọc cầu nguyện hòa bình thế giới tại các chùa ở hải ngoại và được đăng trên một số trang mạng điện tử toàn cầu, cũng như được phổ biến qua thư điện tử, có vị đã viết bài chỉ trích cho rằng đó là “hiện tượng mê tín không nên truyền bá,” đã làm một số Phật tử hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.
21/09/2010(Xem: 9886)
Sợ hãi và lo âu sinh ra bởi sự tưởng tượng của đầu óc bị tác động bởi ngoại cảnh. Cuộc đời là một bức tranh di động, mọi vật đều thường xuyên thay đổi, không có vật gì trên thế gian này đứng yên vĩnh viễn. Những người trẻ trung khỏe mạnh sợ phải chết sớm. Những kẻ già yếu sợ sống lâu. Hạng người trung niên mong muốn được an vui quanh năm. Những điều hân hoan thích thú qua nhanh. Những việc không vui thường tạo ra sự âu lo lâu dài. Những cảm giác làm cho đời sống thăng trầm theo cái bản ngã hư huyễn, giống như con rối múa theo sợi dây.*** Đức Phật đã dạy: " Tham muốn sinh ra lo âu Tham muốn sinh ra sợ hãi, Ai dứt sạch tham muốn Không còn lo âu sợ hãi "
21/09/2010(Xem: 8254)
Muốnngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được.Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi là thù thắng hơn cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]