Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyến Hoằng pháp ngắn của Hòa Thượng Thích Bảo Lạc tại Hamburg

10/09/201807:10(Xem: 7147)
Chuyến Hoằng pháp ngắn của Hòa Thượng Thích Bảo Lạc tại Hamburg

Chuyến Hoằng pháp ngắn

của Hòa Thượng Thích Bảo Lạc

tại Hamburg

 

Phương Quỳnh-Diệu Thiện

 

        Sau khi mãn khóa Tu học Phật Pháp Châu Âu kỳ thứ 30 tại thành phố Neuss Đức Quốc, tổ chức trong 10 ngày từ 23.07 đến 01.08.2018, trở về lại trụ xứ, tôi được thông báo Hòa Thượng Thích Bảo Lạc có tâm ý muốn về chùa Bảo Quang Hamburg, thuộc miền Bắc nước Đức để vấn an sức khỏe Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm thương kính của chúng tôi.

       Theo lời dí dỏm của Hòa Thượng ghi trong Email gởi Nguyên Đạo Văn Công Tuấn nhắn với nhà tôi, Hòa Thượng muốn gặp "phu nhân" của cả 3 anh em: Phù Vân, Văn Công Trâm và Văn Công Tuấn. Ngài làm chúng tôi thắc mắc, e ngại không hiểu có chuyện gì đây ? Buồn hay vui...? Có lẽ Hòa Thượng nghĩ rằng: "Sau lưng người đàn ông thành công hay thất bại đều có sự đóng góp của người đàn bà". Thật ra, thường những chuyến hoằng pháp sang Đức Hòa Thượng không bao giờ quên đến thăm Sư Bà. Mỗi lần như vậy, Hòa Thượng đều muốn gặp cả ba anh em Phù Vân, Văn Công Trâm và Văn Công Tuấn để thăm hỏi tình hình sinh hoạt của người Việt và các Hội đoàn nơi đây.

       Được tin đó, chúng tôi vô cùng cảm kích vì Ngài ở tuổi cao sức yếu, từ xứ Känguru vượt đại dương hơn 24 giờ, bay sang Châu Âu để truyền trao giáo pháp Phật Đà cho hàng hậu học và cũng tưới tẩm thêm những giọt mưa pháp cho hàng Phật tử chúng tôi ở khắp trời Âu này.

      Mặc dù quá mệt mỏi trong suốt 10 ngày ở khóa tu, phải chịu đựng cái nóng ở nhiệt độ cao trên 35°C chưa từng có từ mấy chục năm qua ở Đức nói riêng hay Châu Âu nói chung, nhưng Ngài vẫn dành thì giờ đến gặp gỡ và vấn an Sư Bà  Bảo Quang - người bạn cùng quê từ khi Sư Bà còn đảm trách hằng trăm trẻ mồ côi trong Cô Nhi Viện Diệu Định tại Đà Nẵng.

       Nhân dịp này, lúc 15 giờ ngày 03.08.2018, Hòa Thượng đến thăm "Trung Tâm Phật Giáo Tây Tạng" (Buddhistisches Zentrum Hamburg) dòng Karma Kagyü tại Thaden Strasse Hamburg. Đón tiếp Hòa Thượng và 15 người Phật tử Việt Nam là Kiến trúc sư Ronald Knaack, Phóng viên Michael den Hoet và Ông Andreas Behrens đều là thành viên Liên Hội Phật Giáo tại Cộng Hòa Liên Bang Đức – DBU, cùng khoảng 20 Phật tử người Đức. Dịp này chúng tôi cũng xin nhắc lại lần nữa để tán thán công đức của Kiến trúc sư Ronald Knaack trước đây nhiều năm đã từng giup đỡ xây dựng ngôi chùa Bảo Quang. Phái đoàn Phật tử Việt Nam được dẫn vào đảnh lễ Tôn Tượng Đức Thích Ca Mâu Ni tại chánh điện của Trung Tâm.

      



1-HT Bao Lac tai_Hamburg_2018 (8)1-HT Bao Lac tai_Hamburg_2018 (17)

1-HT Bao Lac tai_Hamburg_2018 (10)
Hòa Thượng đến thăm "Trung Tâm Phật Giáo Tây Tạng"


 Sau phần đảnh lễ, Hòa Thượng có ban một thời pháp ngắn bằng tiếng Anh; về các người con Phật trên toàn thế giới, không phân biệt chủng tộc, sống thân cận bên nhau, thực hành giáo lý vi diệu Phật Đà. Mọi người luôn biết sống hòa thuận và giúp đỡ lẫn nhau. Biết thương yêu chúng sinh để cho căn lành tăng trưởng và phúc lộc sẽ đến với mọi nhà. Bởi thế cho nên trong khu Trung Tâm đó có khoảng 40 gia đình sống với nhau trong tình lục hòa, rất là mật thiết. Họ cùng nhau tu tập, học kinh điển, rèn luyện và dạy dỗ con cháu, để không bị ảnh hưởng nếp sống không toàn thiện bên ngoài.

       Hòa Thượng cũng không quên ngỏ lời khen ngợi các phật tử Đức, tuy là ngày cuối tuần, cần nghỉ ngơi sau một tuần lễ làm việc mệt nhọc, mà họ vẫn đến đây cùng nhau an vui tu tập. Đúng là tinh thần tinh tấn chuyên tu của những hành giả muốn chọn con đường tu thân giải thoát. Sau cùng Hòa Thượng cũng chân thành cám ơn sự nồng hậu đón tiếp của Trung Tâm.

       Đại diện Trung Tâm, các ông Michael den Hoet và Ronald Kanaack đã trình sự hình thành và hoạt động của Trung Tâm cũng như trả lời một số câu hỏi của Hòa Thượng liên quan đến vấn đề tu tập.

      Sau đó đoàn được hướng dẫn đi vòng tham quan quanh các cơ sở của họ. Nơi đây có một căn phòng dành riêng để phát hành nhiều món trang sức, chuỗi hột có hình tượng Đức Phật, trông cũng đẹp lạ mắt.

      Cuối cùng họ mời cả đoàn vào phòng ăn. Trên bàn được trình bày sẵn những đĩa bánh tròn màu sắc hài hòa xinh xắn. Hòa Thượng và chúng tôi được thưởng thức trà, cà phê và bánh ngọt thật ngon miệng. Vì bánh đó đặc biệt chính tay các vị trong Trung Tâm làm để thiết đãi thật nồng hậu.

       Mặc dù là lần đầu tiên chúng tôi mới đến đây, nhưng với tấm lòng đầy đạo vị của người con Phật; dù là người Đức, nhưng trên nét mặt của họ tiếp đãi với nụ cười rạng rỡ và ánh mắt đầy thâm tình. Họ rất trân trọng với Hòa Thượng chụp nhiều hình ảnh và đàm đạo với chúng tôi vui vẻ, thân mật giống như đã quen nhau tự dạo nào.

       Đúng theo phong tục của người Đức, gặp gỡ lần đầu họ rất dè dặt khi tiếp xúc với mình. Nói năng cẩn thận và giữ một khoảng cách, chứ không giống như người Việt Nam. Trong trường hợp này có lẽ họ đã thấm nhuần giáo pháp của Đức Phật. Họ sống đơn giản, lòng từ ái rộng mở để trang trải một chút thương yêu "CHO" người, hơn là "NHẬN" vậy.

      Đến 17g 30’ buổi tiệc trà, cà phê, bánh ngọt chấm dứt, chúng tôi chia tay trong niềm vui đượm tình đạo vị. Đặc biệt họ có tặng riêng Hòa Thượng tượng ngôi Stupa bằng đá trắng rất đẹp và một giải khăn quàng trắng mang ý tưởng thiêng liêng của Phật Giáo Tây Tạng.

     

1-HT Bao Lac tai_Hamburg_2018 (15)
1-HT Bao Lac tai_Hamburg_2018 (33)


 

 Hòa Thượng và chúng tôi trở về chùa Bảo Quang. Chiều hôm ấy Sư cô trụ trì Thích Nữ Tuệ Đàm Nghiêm thiết đãi Hòa Thượng món phở đặc biệt thơm ngon do chính Sư cô nấu. Chúng tôi ngồi quây quần nơi bàn ăn bên bờ con sông nhỏ trước mặt chùa. Lảt đác có vài chiếc thuyền con qua lại trên sông, cảnh trí thật êm đềm thi vị. Nhiều tàu nhỏ quen thuộc chạy ngang qua, thường giảm tốc độ, để không phá tan bầu không khí tỉnh lặng trầm mặc của Thiền môn. Mỗi khi trông thấy bạn đạo thường vẫy tay chào vui vẻ. Sư Cô trụ trì cho biết mấy anh em trên chiếc tàu quen thường ghé thăm chùa.

      Khi được tin có Hòa Thượng từ Úc Châu sang, mấy anh em đó có nhã ý muốn mời Hòa Thượng 8 giờ tối hôm ấy sẽ đến đón Hòa Thượng đưa đi tham quan một vòng thành phố bằng tàu thủy. Nhưng Sư Cô từ chối, vì vào giờ đó Hòa Thượng đã có hẹn trước với chúng tôi rồi. Trước khi xuống tàu, mấy anh em có gởi một số tịnh tài để cúng dường Tam Bảo. Họ không là Phật tử nhưng với tấm lòng hào hiệp của người Đức thật đáng khen.

       Sau đó trong buổi gặp gỡ bốn người ở sân chùa cạnh Quan Âm Các bên dòng sông Bille, phụ lưu của sông Elbe. Elbe là con sông lớn chảy ngang qua thành phố cảng Hamburg, lớn thứ 3 của Châu Âu. Dọc hai bên bờ có 2 hàng cây che bóng mát thật nên thơ yên tịnh. Đạo hữu Thị Minh Văn Công Trâm và Nguyên Đạo Văn Công Tuấn xin cáo lỗi Hòa Thượng, vì công việc và sức khỏe nên hai „phu nhân“ xin phép vắng mặt không đến đảnh lễ Hòa Thượng được.

      Trước tiên Hòa Thượng hỏi nhà tôi gặp gỡ Hòa Thượng Thích Như Điển vào thời gian nào? Và tiến trình đối với tờ báo Viên Giác ra sao?

       Nhà tôi trình bày, vào năm 1982 lần đầu tiên nhà tôi gặp gỡ và đảnh lễ Thầy Thích Như Điển trong dịp Thầy về Hamburg để làm lễ Phật cho đồng bào Phật tử tại đây. Đến năm 1984 biết nhà tôi đang phụ trách tờ báo của cộng đồng người Việt Hamburg, Thầy mời nhà tôi về cộng tác với tờ báo Viên Giác. Như vậy tính từ đó đến nay nhà tôi đã gắn bó với tờ báo tròn 34 năm. Sau đó Thầy giao trách nhiệm Chủ bút vào năm 1995, và từ năm 2003 thay Thầy điều hành tờ báo để Thầy nhập thất, tịnh tu, viết sách, dịch kinh điển… Báo Viên Giác được khai sinh từ năm 1979, ban đầu với 500 ấn bản, nhưng dần dần theo thời gian cải tiến số lượng độc giả cũng tăng lên, trên 5000 gia đình của 32 quốc gia trên thế giới trong số đó cũng có độc giả Ki-Tô giáo cũng ủng hộ báo viên Giác. Nhưng sau này số độc giả lớn tuổi từ từ ra đi, nhất là vào khoảng năm 2010 khi hệ thống internet phủ sóng trên toàn cầu thì số độc giả trẻ tuổi thường đọc báo trên mạng. Vì vậy số lượng độc giả ngày càng giảm bớt rõ rệt.       

 

      


1-HT Bao Lac tai_Hamburg_2018 (36)1-HT Bao Lac tai_Hamburg_2018 (38)
     

     Anh Văn Công Trâm trình bày, vào năm 1977 anh được biết Thầy Thích Như Điển, một người bạn cũ thời tiểu học ở quê nhà, nên anh bảo lãnh Thầy từ Nhật sang Đức thăm viếng. Thầy ở lại nước Đức một thời gian, nhằm vào lúc làn sóng thuyền nhân người Việt tỵ nạn được chính phủ Đức tiếp nhận nhiều ngàn người. Giữa lúc tinh thần của người Việt đang bất an dao động, nơi đây giá băng tuyết phủ. Mùa đông dài hơn mùa hè! Mọi thứ đối với người Việt đều khác biệt. Các gia đình thuyền nhân phải sống tập trung trong các trại tỵ nạn do người Đức lập ra. Trong thời gian này, Thầy Thích Như Điển cùng một số anh em sinh viên du học trước đây, thường đến các trại tỵ nạn thăm viếng, an ủi và thông dịch. Do đó nhiều bà con Phật tử tha thiết mong cầu Thầy ở lại nước Đức để bà con có nơi nương tựa tâm linh trên xứ người. Mặc dù Thầy muốn trở lại Nhật Bản để hoàn thành chương trình hậu đại học, nhưng tùy thuận chúng sanh Thầy đành ở lại và xin tỵ nạn tại xứ Đức, giã từ xứ Phù Tang. Người xưa thường nói: "Trong cái rủi có cái may". Nhờ vậy từ 40 năm nay Đức mới có ngôi Tổ Đình Viên Giác nguy nga đồ sộ, đứng trang nghiêm sừng sững tại thành phố Hannover ở miền bắc Đức. Như vậy, chúng ta có thể nói rằng Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác chính là người đầu tiên "Trồng sen trên xứ tuyết" này. Dần dần có nhiều ngôi chùa xinh đẹp nữa của quý Chư Tăng Ni xây dựng nằm rải rác trên nước Đức cũng như tại các quốc ga khác ở châu Âu. Đó cũng nhờ hồng ân chư Phật, chư Bồ Tát độ trì và nhiệt tâm ủng hộ của nhiều Phật tử khắp nơi và với tài cao đức dầy của Hòa Thượng Thích Như Điển cùng với Hòa Thượng Khánh Anh và Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt đã sáng suốt lèo lái con thuyền Bát Nhã nên mới vững mạnh được như ngày hôm nay.

     Hằng năm anh Trâm có tổ chức hay tham gia các chương trình từ thiện khám và chữa bệnh cho người nghèo nơi vùng sâu vùng xa ở quê nhà. Hiện nay hằng tuần hai anh em Văn Công Trâm và Tuấn đến chùa Bảo Quang để phụ với quý Sư Cô chăm sóc và hầu Sư Bà. Anh Văn Công Trâm 3 ngày trong tuần, thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu; còn ngày Chủ nhật là phiên của anh Văn Công Tuấn. Như vậy hai anh em Trâm và Tuấn đã trọn tình trọn đạo với bào tỷ là Sư Bà Diệu Tâm. Thật đáng tán thán công đức đạo hạnh này.

       Đến phần tôi cũng bị Hòa Thượng khảo bài. Thầy hỏi về con đường tu học của tôi thế nào? Có ảnh hưởng gì với con cái hay không? Tôi xin thưa, các cháu cũng là gia đình Phật tử. Trước đây thì tôi tệ lắm vì phải lo cho gia đình, nhưng vào năm 2011 chúng tôi được nhân duyên tháp tùng hai vị Hòa Thượng Thích Minh Tâm và Thích Như Điển hành hương Tích Lan trong chuyến hai Ngài được nhận giải thưởng Danh Dự của Hội đồng Tăng Già và chính phủ Tích Lan trao tặng. Sau chuyến hành hương này, trở về nhà tôi thầm nguyện, xin lạy sám hối mỗi ngày. Ban đầu là 30 lạy, quen dần tôi xin lạy đủ 108 lạy cho đến nay. Mỗi sáng, 54 lạy Kinh Pháp Hoa, mỗi chữ 1 lạy. Phần trì tụng Chú Thủ Lăng Nghiêm thuộc được 98%, 48 lời nguyện Di Đà, 12 lời nguyện Quán Âm và Phổ Môn Dược Sư. Về lễ Phật, buổi sáng phần tôi, buổi chiều phiên của nhà tôi, chia như vậy sẽ yên tịnh hơn. Hòa Thượng cười vui, hình như Thầy cũng bằng lòng những điều tôi trình bày nên không gì thắc mắc.

      Hòa Thượng muốn biết sự liên lạc giữa chùa Bảo Quang với các tổ chức Phật giáo tại Hamburg. Vấn đề này Hòa Thượng hỏi anh Nguyên Đạo là đúng. Vì anh làm việc tại Universität Kiel, anh thường xuyên liên hệ với các tổ chức người Đức. Đặc biệt anh có người bạn Đức tri kỷ là giáo sư Tiến sĩ tên là Olaf Beuchling dạy ở các trường Đại học trên nước Đức. Ông ta đã kinh qua hơn 20 năm nghiên cứu về Giáo lý Phật giáo rất kỹ, tường tận. Ông đã tìm thấy "Phật là ánh mặt trời, ta là hoa hướng dương". Nên trước đây vài năm ông đã chân thành xin làm đệ tử của Hòa Thượng Thích Như Điển. Lễ quy y tại chùa Bảo Quang và được Thầy Bổn Sư cho Pháp danh là Thiện Trí. Mỗi năm vào những dịp lễ lớn, như Tết Nguyên Đán, Phật Đản, Vu Lan, anh Nguyên Đạo mời các phóng viên báo chí, đài truyền hình Đức, đến chùa Bảo Quang dự lễ quay phim chụp hình phát lên truyền hình và đăng báo. Phần liên hệ với truyền thông Đức, anh rất thông thạo và cũng có thân tình nên hằng năm trong lễ Vesak (Phật Đản) do các tông phái Phật giáo ở Đức tổ chức, anh đã thông báo cho bà con Phật tử Việt Nam đến tham dự lễ hội…

    

 

1-HT Bao Lac tai_Hamburg_2018 (45)
1-HT Bao Lac tai_Hamburg_2018 (49)1-HT Bao Lac tai_Hamburg_2018 (50)
1-HT Bao Lac tai_Hamburg_2018 (59)

(mời xem thêm hình ảnh HT Bảo Lạc ở Hamburg)


     

Hôm sau, Phật tử về chùa khá đông gần 100 vị để được nghe thời pháp của Hòa Thượng Bảo Lạc. Thời pháp kéo dài gần 1 giờ 30 phút với ý nghĩa chỉ vỏn vẹn hai chữ "Dễ và Khó". Hòa Thượng hỏi cả đạo tràng nên chọn chữ nào để áp dụng trong đời sống của mình hầu đem lại lợi ích bản thân, gia đình và xã hội. Hầu hết trong đạo tràng đều chọn chữ "Dễ". Để trả lời chọn chữ nào đúng thì Hòa Thượng có kể một câu chuyện: Thời Đức Phật còn là Thái tử, khi lén vua cha đi dạo ra ngoài 4 cửa thành của cung điện, Thái tử trông thấy cảnh già nua, bệnh tật, nghèo khổ, chết chóc…, nên tâm nguyện muốn tìm con đường giải thoát cho chúng sanh. Nhưng ý nguyện của Thái từ thường bị vua cha và triều thần tìm mọi cách để ngăn cản. Vì vậy nên Thái tử xin triều kiến vua cha và xin vua giải thích cho 4 điều:

     - Sống mãi không già

    -  Già mà không chết

    - Thân không đau ốm

    - Tất cả mọi người đều không khổ.

    Bốn điều trên vua Tịnh Phạn không thể giải thích được. Nên sau đó âm thầm trong đêm Thái tử ra đi với Sa Nặc (người giữ ngựa cho Thái tử). Như vậy cách đây hơn 2600 năm, Đức Thế Tôn đã dám chọn con đường quá khó khăn, đầy gian khổ. Ngài dám bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, xa lìa tất cả để đi tu khổ hạnh quyết tâm tìm con đường giải thoát cứu khổ cho chúng sanh. Đó là Đức Thế Tôn đã chọn điều "Khó" vậy.

      Hòa Thượng cũng nhắc nhở chúng ta, đối với con cái, từ lúc còn nhỏ trong gia đình phải tập cho chúng biết tự lo cho bản thân. Thương con, cha mẹ không phải làm tất cả cho nó, mà phải biết hướng dẫn nó tự lập, để biết khổ như thế nào, đừng ỷ lại vào người khác. Như vậy khi lớn lên nó mới tự tin và mạnh dạn ra đời tạo lập sự nghiệp được…

      Sư Cô trụ trì đại diện cho quý Chư Ni và đạo tràng Bảo Quang thành kính đảnh lễ tri ân những lời pháp nhủ vô cùng quý giá của Hòa Thượng Hội Chủ Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan. „… Hòa Thượng đã không quản ngại xa xôi nóng bức mà về Hamburg để vấn an sức khỏe Sư Bà chúng con. Chúng con được Sư Bà giáo huấn "Sống ở đời mình luôn niệm ân chứ không nên niệm oán". Xin niệm ân Hòa Thượng và chúng con luôn ghi nhớ mãi ơn sâu nghĩa nặng này “.

      Sau thời pháp, cả đạo tràng chúng tôi đều cảm thấy an vui, thoải mái do những giọt mưa pháp của Hòa Thượng đã thấm đượm vào lòng mỗi hành giả.                                      

 

Ngụp lặn trong vòng xoay ngũ trược

Ngưỡng mong Bồ Tát hiển hiện ngay

                                   Thính chúng đó đây về câu hội

                                   Diễn kinh Bát Nhã niệm tròn đầy.

                                   (Thơ Sông Thu - Thích Bảo Lạc trong Kỷ Yếu Trường Hạ Pháp Hoa kỳ 19) 

 

       Những nụ cười từ bi nhân hậu, pha lẫn với lời giảng pháp ở khóa tu Phật Pháp Châu Âu mới những ngày trước đây vẫn còn in sâu trong đầu tôi, với giọng nói từ tốn, nhẹ nhàng giống như bào đệ của Ngài là Hòa Thượng Thích Như Điển. Có ai thắc mắc những điều không hay thì Ngài trả lời "Chúng sanh mà". Ba chữ giản dị nhưng thật sâu sắc dễ thắm đượm vào lòng.

 

                                         Từ trong giọt lệ giữa đời

                                         Mấy ai tìm được nụ cười Pháp Hoa.

 

       Đó là 2 câu thơ treo ở khóa tu học năm nào, đúng như nụ cười của Hòa Thượng Thích Bảo Lạc nhân từ và đôn hậu. Hình ảnh của Hòa Thượng, vẫn còn sâu đậm trong tâm khảm mọi người, không dễ gì quên được.

      Trước khi từ giã, Hòa Thượng còn dặn dò chúng tôi, cứ giữ như vậy, luôn tinh tấn tu học, giữ giới hành trì để mau đến bờ giác ngộ.

      Thật phúc thay cho những vị xuất gia và những hành giả tại gia được may mắn kề cận bên Hòa Thượng. Lòng từ bi luôn thương xót chúng sanh của Hòa Thượng ở Úc Châu và Tân Tây Lan cũng đã lan tỏa đến cả trời Âu này.

       Cúi xin Đức từ bi gia hộ cho Hòa Thượng được phước thọ miên trường, tuệ đăng thường chiếu.

       Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát.

                                                                          

Phương Quỳnh - Diệu Thiện

                                                                          Hamburg, mùa Vu Lan, tháng 8.2018

   Photo: Nguyên Đạo Văn Công Tuấn         

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2021(Xem: 5189)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5610)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4472)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 5047)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
14/02/2021(Xem: 4623)
Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong phút giây đặc biệt đó ta là gì? Ta vừa được chào đời, được vỗ mông để bật tiếng khóc là phổi ta hoạt động, mọi chất nhớt trong miệng được lấy ra và không khí vào buồng phổi: ta chào đời. Thân ta lúc đó là do 5 uẩn kết tạo từ hư không, 5 uẩn do duyên mà hội tụ. Cơ cấu của thân thể ta là 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức. Cơ thể ta mở ra 6 cổng (căn) để nhập vào từ ngoài là 6 trần để rồi tạo ra 6 thức.
14/02/2021(Xem: 5319)
Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.
14/02/2021(Xem: 4817)
Phật giảng thuyết có ba phương cách: a. Giảng trực tiếp như các kinh đạo Phật Nguyên thủy, b. Giảng bằng phủ định, từ chối là không và phủ định hai lần là xác định tuyệt đối. c. Giảng bằng biểu tượng, đưa câu chuyện cánh hoa sen hay viên ngọc trong túi người ăn mày để biểu tượng hoá ý nghĩa sâu xa của kinh. Phương cách thứ ba này là kinh Pháp Hoa. Có nhiều biểu tượng nhưng nổi bật nhất là cánh hoa sen là biểu tượng kinh Pháp Hoa.
10/02/2021(Xem: 9529)
Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay Long Khánh có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.
08/02/2021(Xem: 4899)
Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn. Vào cuối thế kỷ mười ba, thời nhà Trần, trong THIỀN MÔN VIÊT NAM xuất hiện một nhân vật kiệt xuất. Đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, ông là một thiền sư đắc đạo. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.
08/02/2021(Xem: 4133)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thật và sự thật thứ nhất là "Khổ đau". Khổ đau ẩn chứa trong thân xác, bàng bạc trong tâm thức của mỗi cá thể con người và bùng ra cùng khắp trong thế giới: bịnh tật, hận thù, ích kỷ, lường gạt, đại dịch, bom đạn, chiến tranh... Sự thật đó, khổ đau mang tính cách hiện sinh đó, thuộc bản chất của sự sống, gắn liền với sự vận hành của thế giới. Sự thật về khổ đau không phải là một "phán lệnh" hay một cái "đế", cũng không mang tính cách "kỳ diệu" gì cả, mà chỉ là một sự thật trần trụi, phản ảnh một khía cạnh vận hành của hiện thực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]