Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoằng Pháp Online TV, Sự Trưởng Thành Vượt Bậc của Ngành Hoằng Pháp

17/08/201812:17(Xem: 4876)
Hoằng Pháp Online TV, Sự Trưởng Thành Vượt Bậc của Ngành Hoằng Pháp

Phat thuyet phap

HOẰNG PHÁP ONLINE TV

SỰ TRƯỞNG THÀNH VƯỢT BẬC CỦA NGÀNH HOẰNG PHÁP

Ths. Thích Thiện Tài

 

Trong khoảng 10 năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã thay đổi cuộc diện đời sống của nhân loại. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới. Theo số liệu báo cáo từ tổ chức We Are Social, tính đến tháng 01 năm 2018, dân số Việt Nam có 96.02 triệu người, với tổng số người dùng Internet là 64 triệu người. Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới, tỷ lệ người dùng internet cao nhất Châu Á, số lượng người dùng Facebook đứng thứ 7 trên thế giới.

Internet đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt, từ cuộc sống hằng ngày của người dân, hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp đến hoạt động của cơ quan Nhà nước, Chính phủ.Đặc biệt là sự xuất hiện và phát triển như vũ bão của các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo...làm thay đổi và định hình thói quen sử dụng internet để tiếp cận và trau đổi thông tin của người dân Việt Nam ngày nay.Sự phát triển và cạnh tranh nhộn nhịp của các hãng công nghệ di động, các nhà sản xuất phần cứng smartphone, smartTV, máy tính bảng, máy tính xách tay... ngày càng đem đến cho mọi người dân cơ hội tiếp cận thông tin dễ dàng hơn bao giờ hết. Song song đó là hạ tầng internet ở Việt Nam cũng phát triển nhanh chóng, đường truyền cáp quang tốc độ cao, mạng di động 3G, 4G đã gần như phủ sóng cả nước, cung cấp phương thức kết nối internet đến tận các vùng núi và hải đảo xa xôi. Trên các phương tiện truyền thông gần đây, người ta bắt đầu nói nhiều đến khái niệm “Cách mạng công nghiệp 4.0” đang diễn ra, nó mang đến cơ hội lớn để thay đổi, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.Trong hoàn cảnh như vậy, Phật giáo Việt Nam ngày nay đứng trước một cơ hội và cũng là thách thức trong công tác hoằng pháp trong thời đại mới, đó là làm sao để đưa Phật pháp đến với quần chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách tận dụng tối đa thành tựu của công nghệ thông tin. Đó cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã đề ra cho ngành Hoằng pháp trong nhiệm kỳ mới. Tất cả vì sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh-Trang nghiêm giáo hội, “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp...”(Trích điểm 8 Phương hướng hoạt động Phật sự của Văn kiện Đại hội Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VIII 2017-2022).

Trước đây, việc sử dụng các phương tiện truyền thông mà điển hình là thông qua internet để hoằng pháp và truyền tải thông tin của GHPGVN chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức. Các kênh thông tin Phật giáo ở trong và ngoài nước như các trang web, blog, diễn đàn, các fanpage và group Facebook, các kênh trên Youtube.v.v.. được cá nhân hay các chùa lập ra hoạt động một cách tự phát và chỉ mang tính cục bộ, thiếu quy mô và sự liên kết với nhau. Về phía GHPGVN, chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội sớm nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng truyền thông vào công tác hoằng pháp. Ngoài các ấn phẩm báo chí và các website trực thuộc các cơ quan của Giáo hội, Kênh truyền hình An Viên là kênh truyền thông Phật giáo chính thống đầu tiên của GHPGVN ra đời,được sự đón nhận của đông đảo Phật tử và quần chúng nhân dân, đáp ứng được nhu cầu truyền thông Phật giáo và gặt hái được nhiều thành công nhất định. Tuy nhiên, do chỉ là kênh truyền hình số có thu phí dịch vụ nên khả năng tiếp cận và phổ biến thông tin đến đại đa số người dân vẫn còn hạn chế. Truyền thông Phật giáo vẫn còn rất nhiều mảnh đất màu mỡcần khai phá và phát triển để lắp đầy khoảng trống đó.

Ngày 03/05/2017 kênh truyền hình trực tuyến Pháp Âm Kiên Giang thành lập, bước đầu thử nghiệm và đưa vào hoạt động với kênh Youtube và liên kết với trang Facebook cùng tên. Đây là kênh truyền thông Phật giáo chính thức của Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang, chuyển tải trực tiếp các hoạt động hoằng pháp của tỉnh. Ngày 08/01/2018 ra đời kênh truyền hình trực tuyến Phật sự Miền Tây để liên kết, chuyển tải thông tin hoạt động Phật sự của các tỉnh khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long như lời của TT. Thích Minh Nhẫn:“Phật sự Miền Tây là kênh thông tin, sản phẩm, tài nguyên chung của Đồng bằng sông Cửu Long, để xác lập không của riêng ai, để đẩy mạnh truyền thông như một kênh hoằng pháp...”

Tiếp nối sự thành công của các kênh Pháp Âm Kiên Giang và Phật sự Miền Tây, với những kinh nghiệm tích lũy liên tục và nhanh chóng của đội ngũ ekip ngày một lớn mạnh, ngày 29/03/2018 Kênh Truyền hình trực tuyến Phật sự Online TV chính thức ra mắt tại chùa Minh Đạo, số 12/3 đường Kỳ Đồng, P.9, Q.3, Tp.HCM dưới sự chứng minh của Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN. Phật sự Online TV trực thuộc Tổ Thông tin Tuyên truyền Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN do TT. Thích Minh Nhẫn-Ủy viên Hội đồng Trị Sự GHPGVN, Phó ban Hoằng pháp Trung ương, Trưởng ban biên tập Phật sự Miền Tây trực tiếp quản lý và điều hành.Mục đích xây dựng Phật sự Online TV trở thành một kênh truyền thông chính thức của GHPGVN hoạt động tích cực và hiệu quả, nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng được sự mong muốn theo dõi cập nhật tin tức hoạt động Phật sự của Chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước. Kênh Phật sự Online TV được thiết kế với ba ngôn ngữ Việt-Anh- Hoa để người đón nhận có thể xem, nghe tin tức, thuyết giảng được dễ dàng ở nhiều dạng ngôn ngữ khác nhau. Phật sự Online TV có văn phòng tại chùa Minh Đạo và chùa Phật Quang (số 83 đường Quang trung, phường Vĩnh Quang, Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang). Phật Sự Online TV là kênh thông tin- tin tức hoạt động Phật sự tổng hợp của Phật giáo cả nước với phương châm:“Kịp thời-chính xác-nhân văn”. Thông qua kênh truyền thông này để đẩy mạnh phát triển hoằng pháp, giáo dục, công tác từ thiện, an sinh xã hội...

ht thich thien nhon

Kênh Phật sự Online TV là một tổ hợp liên kết bởi nhiều kênh thông tin và kênh video khác nhau: Trang chủ www.phatsuonline.com truyền tải những nội dung website tĩnh, tổng hợp các bài viết và liên kết với các bản tin video trên kênh Youtube của mình; 2 fanpage trên Facebook mang tên“Phật sự Online”“Phật sự Online TV”;  kênh Youtube  và Youku mang tên “Phật sự Online TV” là nơi đăng tải và lưu trữ tất cả các video tin tức hoạt động Phật sự trong cả nước; kênh Zalo cùng tên được liên kết với trang chủ phatsuonline.com và kênh Youtube; App “Phật Sự Online” trên cả 2 nền tảng di động phổ biến là Android và IOS, là sự kết nối của các kênh thông tin và kênh video của Phật sự Online cùng với hơn 100 website của Ban trị sự GHPGVN các tỉnh thành và các tự viện. Như vậy, kênh Phật sự Online TV hầu như đã có mặt trên tất cả các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới. Điều này khiến cho việc tiếp nhận và theo dõi thông tin cũng như sự tương tác của người dùng trở nên vô cùng dễ dàng và thuận tiện. Bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào người dùng muốn theo dõi tin tức Phật sự trong cả nước nhanh chóng nhất cũng được đáp ứng tức thời, chỉ cần một thiết bị di động và một phương thức kết nối internet vốn đã rất phổ biến ở Việt Nam.

Ngày 07/08/2018, tại Lễ công bố quyết định chuẩn y và ra mắt nhân sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022) của Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN diễn ra tại chùa Bằng (Linh Tiên tự, TP.Hà Nội), Ban Hoằng Pháp TƯ đã ra mắt kênh Thông tin - Truyền hình trực tiếp "Hoằng pháp Online TV" - ứng dụng cài đặt trên điện thoại để xem và nghe pháp trực tiếp trên điện thoại và thiết bị nghe nhìn. Hoằng pháp Online TV là kênh truyền thông chính thức của Ban Hoằng pháp TƯ, dưới sự quản lý của Phân ban Truyền thông, TT. Thích Minh Nhẫn được bổ nhiệm vai trò Trưởng phân ban. Với mô hình và phương thức hoạt động tương tự Phật sự Online TV, kênh Hoằng pháp Online TV cũng được liên kết bởi nhiều kênh thông tin và kênh video khác nhau: Trang chủ https://hoangphaponline.com/, fanpage Hoằng pháp Online trên Facebook, App “Hoằng pháp Online”có thể tải và cài đặt trên tất cả các thiết bị Android và IOS.Sự ra đời của kênh Hoằng pháp Online TV là cần thiết và hợp lý để người dùng dễ dàng theo dõi, tách các hoạt động hoằng pháp với các hoạt động Phật sự khác, dưới sự điều hành và quản lý của Ban Hoằng pháp TƯ.


thich thien tai

Tác giả Thích Thiện Tài


Hoằng pháp Online TV ra đời chính là hiện thực hóa chủ trương đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp của Đại hội đại biểu Phật giáo nhiệm kỳ VIII đề ra, đánh dấu bước trưởng thành vững mạnh của ngành hoằng pháp trong xu thế thời đại mới. Hoằng pháp ngày nay không đơn thuần chỉ là một pháp tòa với đạo tràng thính chúng ngồi nghe trực tiếp vài mươi hay vài trăm người, mà thông qua các phương tiện truyền thông, tận dụng thành tựu công nghệ, các bài giảng Phật pháp có thể đến với người nghe không giới hạn, vượt qua mọi rào cản địa lý, thời gian, hoàn cảnh. Hoằng pháp Online TV mang đến sự phổ cập Phật pháp cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội, chỉ cần hiểu biết vài thao tác cơ bản trên thiết bị điện tử là có thể tiếp cận tất cả các nội dung mình quan tâm và yêu thích. Kênh truyền thông này còn mang sứ mạng là một kênh truyền thông chính thống của Ban Hoằng pháp TƯ nói riêng và GHPGVN nói chung. Đó là truyền tải những hoạt động hoằng pháp, những bài diễn giảng Phật pháp của 97 thành viên Ban Hoằng pháp TƯ, là những vị giảng sư nổi tiếng và được yêu thích nhất ở trong nước và nước ngoài. Do vậy, Hoằng pháp Online TV chính là địa chỉ tin cậy nhất cho người Phật tử và bất kỳ ai muốn tìm hiểu Phật pháp, với thành phần giảng sư uy tín và hùng hậu, chắc chắn có thể đáp ứng được nhu cầu học Phật của tất cả mọi tầng lớp trong xã hội bởi nó có nhiều sự lựa chọn và vô số tiện ích của công nghệ mang lại.Hoằng pháp Online TV đáp ứng được yêu cầu của những người bận rộn, từ nay những người ít có thời gian vẫn có thể nghe thuyết giảng Phật pháp ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào họ muốn, đây là ưu điểm mà các phương thức hoằng pháp truyền thống không thể nào có được.

Với sự ra đời của phim trường Phật sự Online TV vào ngày 08/08/2018 tại Chùa Minh Đạo, đây cũng sẽ là nơi sản xuất các chương trình của Hoằng pháp Online TV, đánh dấu bước tiến mới của công tác truyền thông. Trong thời gian sắp tới, Hoằng pháp Online TV sẽ từng bước hoàn thiện, đa dạng các chuyên mục, cập nhật các bài giảng mới nhất của các giảng sư, nhất là sẽ có nhiều hơn nữa những đề tài tọa đàm hấp dẫn và bổ ích. Với sự phát triển vượt bậc và tinh thần làm việc cống hiến hiết mình của đội ngũ thực hiện, được sự cố vấn và chỉ đạo của chư tôn đức chứng minh, sự ủng hộ của đông đảo Phật tử và quần chúng nhân dân, chúng ta có quyền tin tưởng một tương lai tươi sáng đang đến gần đối với công tác hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam trong thời gian sắp tới./.


Ths Thích Thiện Tài
(Chùa Lâm Tế, quận 1, Sài Gòn)
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 9971)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 9682)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11471)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 6946)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 6877)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 8899)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10111)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 8913)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 7803)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 5626)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]