Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu Tướng Và Tu Tánh

30/07/201808:09(Xem: 8599)
Tu Tướng Và Tu Tánh
blank
Namo Buddhaya
Tu Tướng Và Tu Tánh
Một vị cư sĩ hỏi vị Sư:
- Bạch Thầy cho con hỏi vì sao có người tu thì an lạc,
 có người tu lại chẳng an lạc?
Vị Sư không đáp mà thủng thẳng hỏi: 
Chẳng hay tâm của Đạo hữu đang an hay chẳng an?
Cư sĩ: Bạch thầy tâm con vừa an, vừa bất an.
Vị Sư: Cho tôi hỏi đôi điều, Đạo hữu nghĩ sao cứ thẳng thắn mà đáp.
 Khi nào Đạo hữu thấy an?
Cư sĩ: Dạ, bạch thầy, khi con quan tâm nhiều đến ngoại cảnh và người khác, 
thấy người khác phạm phải nhiều lỗi lầm mà con không mắc phải.
Vị Sư: Còn khi nào Đạo hữu thấy bất an? 
Cư Sĩ: Bạch, khi thấy mọi người hơn con, làm trái ý con, 
làm không đúng với điều con mong muốn. 
Vị Sư: Điều Đạo hữu cho là an bởi Đạo hữu thấy mình trong sạch 
hơn người khác, không phạm lỗi lầm như người khác, vì thế ''cái an này'' 
càng nhiều thì cái ngã của Đạo hữu càng lớn.
 Điều Đạo hữu cho là bất an bởi cái tôi của Đạo hữu đã bị đụng chạm,
 vì thế cái bất an này càng nhiều thì cái tôi của Đạo hữu càng bị tổn thương
 trước những điều trái ý nghịch lòng.
Cư sĩ: Bạch thầy, cái tôi và sự chấp mắc thì người nào mà không có?
Vị Sư: Có, nhưng có sự khác biệt giữa tu và không tu.
 
Cư Sĩ: Bạch thầy, một người một ngày 3 thời tinh tấn, 
lại nhiếp tâm niệm Phật mọi thời, mọi khắc, có thể nói là không tu sao?
Vị Sư: Tu thì có tu tướng và có tu tánh. Người tu tướng thì thấy mình tinh tấn, 
miên mật giữ giới mọi thời mọi khắc. Hễ có tinh tấn, ắt sẽ có chẳng tinh tấn. 
Thế thường, người luôn thấy mình tinh tấn, nên hễ gặp ai không tinh tấn, 
giải đãi ắt sanh tâm chê bai, khó chịu; người luôn thấy mình giữ giới miên mật
 ắt thấy người không giữ giới hay giải đãi giữ giới sẽ sanh tâm chê bai,
 khó chịu và khinh thị. 
Người tu tánh thì khác, bởi tánh vốn như hư không, trong hư không vốn 
hiện ra vạn vật mà ''chẳng thật có'' một vật, mọi chuyện dở hay, tốt xấu, 
phải trái, đúng sai.. trên thế gian đều tương đối, bản thân của các cặp đối đãi đều
 vô thường nên hết thảy đều mộng mị, huyễn hóa. Vì vậy người tu mà ngộ được 
tánh thì tâm chẳng vướng một vật, còn người người tu mà kẹt trên hình tướng
 thì mọi vật đều vướng bận vào tâm. Nhà chùa nói vậy chẳng hay có thể giúp
 Đạo hữu giải nghi được vì sao có người tu thấy an lạc, có người tu lại bất an lạc?
Cư sĩ: A Di Đà Phật! 
Bạch thầy, con hiểu, nhưng thực hành.. sao mà khó quá!.
Vị Sư: A Di Đà Phật! Chẳng khó! Chẳng khó! 
'' Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng, 
nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai ''
- Những gì có tướng đều là hư vọng, nhận biết tướng vọng, đừng bám chấp nó, 
tất thấy Như Lai. Như Lai là tánh không tịch chẳng sanh chẳng diệt của Đạo hữu.
 Hàng ngày năng sống với tánh không tịch đó thì bất an kia không chỗ khởi? Emoji
Namo Buddhaya
blank
Gọi tâm về
Cảm tác từ câu Kinh :
''Chỉ có pháp hiện tai.Tuệ quán chính ở đây'' ( * )
 Lòng em xa mãi nơi nào
Em đâu hay những ngọt ngào quanh đây,
Lòng em gửi... chín tầng mây
Em đâu có biết quanh đây ngọt ngào.
 Ngày, em ''mở mắt chiêm bao''
Đêm đêm tâm tưởng xuôi vào nẻo mơ .
Lui về quá khứ xa mờ
Hồn hoang viễn mộng bến bờ tương lai.
 '' Lòng em như chiếc lá khoai ''
Phút giây hiện tại rơi ngoài tâm tư.
Gọi em về lại, mệt nhừ
Em ơi có mặt bây chừ đi em !
Về đây gió mát hồ sen
Nhìn nhau diện mục thân quen thuở nào.
Sống trong hơi thở nhiệm mầu
Có nhau như thuở ban đầu tinh khôi.
 Em vừa về cạnh ta ngồi
Giác hoa nở đẹp bên đời bỗng nhiên .
Như Nhiên- Th Tánh Tuệ
( * ) Kinh Nhất Dạ Hiền Giả
blank
blank
 
blank
thich tanh tue-2
 
blank
Chia sẻ hình ảnh của khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên tại Tu viện Kim Sơn-
 San Jose- California nhân mùa An cư Kiết hạ July - 2018. 
(Hình ảnh from Chúc Tiến, Quảng HoaLinh & Diệu Thủy)
blank
Pháp thoại : 
Chất liệu cần thiết cho sự tỉnh thức, giác ngộ
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
blank
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2010(Xem: 6691)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 7236)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 11716)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 9546)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 20249)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 6710)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
19/12/2010(Xem: 19088)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
19/12/2010(Xem: 8816)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương V của quyển sách mang tựa đề "Cẩm nang cho cuộc sống".
18/12/2010(Xem: 8915)
Nghiệp: Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen, có tất thảy ba nghiệp: nghiệp thân, nghiệp khẩu và nghiệp ý. Nghiệp có thể là nghiệp nhân, nguyên nhân của hành động, nhưng cũng có thể là nghiệp quả, kết quả của hành động. Nghiệp nhân giống như là hạt giống, nghiệp quả ví như là quả. Khi tư duy (khởi tâm) thì nó trở thành một năng lượng, và năng lượng đó chỉ mới là hạt giống. Nhưng hạt giống thì thế nào cũng sẽ thành cây và kết trái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]