Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghĩ Về Án Tử Hình

22/07/201805:05(Xem: 6900)
Nghĩ Về Án Tử Hình

an tu hinh
Nghĩ Về Án Tử Hình

 

Nguyên Giác

 

Người con Phật nghĩ gì về án tử hình?

Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình. Đứng về phương diện quốc gia, thực tế là rất nhiều quốc gia -- nơi Phật giáo gần như quốc giáo, như Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka… -- vẫn duy trì và thực hiện án tử hình.

Tại Thái Lan, án tử hình dùng để trừng phạt cho 35 tội hình sự, trong đó có tội sát nhân và buôn ma túy. Miến Điện cũng thế. Điểm hay là ở chỗ, hai quốc gia này tuyên án tử hình, nhưng rất ít khi thi hành án tử.

Các quốc gia có đông dân số Phật tử -- như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… -- vẫn áp dụng án tử hình, và thường xuyên thi hành án tử.

Về phía kinh điển, lời dạy rất minh bạch. Kinh Pháp Cú, bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu viết:

 

129. Mọi người sợ hình phạt,

Mọi người sợ tử vong.

Lấy mình làm ví dụ

Không giết, không bảo giết.

 

130. Mọi người sợ hình phạt,

Mọi người thương sống còn;

Lấy mình làm ví dụ,

Không giết, không bảo giết.

 

Trong Kinh Trung Bộ 21 -- Kinh Ví dụ cái cưa, Đức Phật nói cụ thể rằng cho dù có bị một bọn cướp cưa tay, rồi cưa chân thì mình cũng đừng bao giờ khởi tâm căm giận, phải luôn luôn mở tâm từ bi hướng về những tên cướp đó. Bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu trích như sau:

 

“…Chư Tỷ-kheo, như những kẻ đạo tặc hạ liệt, dùng cưa hai lưỡi mà cưa tay, cưa chân; dầu vậy, nếu một ai ở đây khởi ý nhiễm loạn, người ấy do vậy không phải là người thực hành giáo pháp của Ta. Ở đây, chư Tỷ-kheo các Ông phải học tập như sau: “Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm; chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân”. Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.”

 

Khó, rất khó vậy. Đó là phương diện tu học. Về phương diện trị nước, là khác. Vì khi quốc biến, người Phật tử phải ra trận, bất đắc dĩ phải phạm nghiệp sát, đó là lúc cần khởi Bồ đề tâm để không lạc tâm vào bất kỳ những niệm dữ nào.

Nhưng, câu hỏi là, án tử hình có hiệu lực trị an, có thể giúp xóa các tội về ma túy, sát nhân, cướp bóc hay không? Đây là cuộc tranh cãi lớn của nhiều thập niên vừa qua. Tất cả các quốc gia đang duy trì án tử hình đều xem đó là giải pháp ngăn cản tội ác hữu hiệu nhất.

Mạng Wikipedia ghi nhận rằng Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua, trong năm 2007, 2008, 2010, 2012 và năm 2014, các nghị quyết không ràng buộc kêu gọi đình chỉ tử hình toàn cầu, nhằm cuối cùng bãi bỏ. Tại các quốc gia thành viên Liên Âu, theo Hiệp ước Lisbon, Điều 2 của Hiến chương các Quyền Căn bản của Liên minh châu Âu cấm hình phạt tử hình. Ngoài ra, hội đồng châu Âu, mà có 47 quốc gia thành viên, cấm các quốc gia thành viên áp dụng luật tử hình. Ngược lại, nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore... vẫn sẽ duy trì án tử hình với mục đích tạo hình phạt đủ sức răn đe với các loại tội phạm nghiêm trọng, nhằm đảm bảo an ninh chung cho xã hội. Hơn 65% dân số thế giới sống tại các quốc gia nơi có án tử hình, và bốn quốc gia đông dân nhất thế giới (Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Indonesia) vẫn đang áp dụng hình phạt tử hình và dường như sẽ không xoá bỏ nó trong một tương lai gần.

Tính đến cuối năm 2015, trên thế giới 65 quốc gia vẫn còn luật tử hình, 103 quốc gia đã hoàn toàn bãi bỏ luật này, 6 nước bãi bỏ cho những tội thông thường (chỉ tuyên tử hình với những tội đặc biệt như tội ác chiến tranh), và 30 bãi bỏ trên thực tế.

Có nhiều quốc gia giữ kín các thống kê về án tử hình.

Trong một thống kê về năm 2017, cho thấy Trung Quốc là nơi ra nhiều án tử hình nhất, và thực thi nhiều án này nhất thế giới. Rồi tới các quốc gia Hồi giáo.

Nếu nói rằng quốc gia đông dân, tất có nhiều án tử hình, điều này chỉ đúng với Trung Quốc, Pakistan… Riêng Ấn Độ (dân số: 1.32 tỷ dân trong năm 2016) rất ít dùng án tử hình; kể từ năm 1995 tới giờ, Ấn Độ chỉ thực thi 5 án tử hình.

Bhutan và Nepal là các quốc gia từ bi, đã chính thức hủy án tử hình từ lâu.

Khi nhìn về Khối ASEAN, chỉ duy nhất Cam Bốt là quốc gia duy nhất chính thức xóa bỏ án tử hình trong bộ hình luật. Nước Lào chưa chính thức xóa bỏ án tử, nhưng dường như không thi hành án tử nào.

Trong khi đó, Trung Quốc kêu án tử hình hơn 1,000s trường hợp và thực thi án tử hơn 1,000s trong năm 2017.

Nếu tính các án tử hình thực thi trong năm 2017, nhóm 10 quốc gia thi hành án tử nhiều nhất là (dấu + là ‘nhiều hơn’):

1. Trung Quốc (1,000s, hiểu là hơn cả ngàn trường hợp thi hành án tử);

2. Iran (507+);

3. Saudi Arabia (146+);

4. Iraq (125+);  

5. Pakistan (60+);

6. Egypt (35+);

7. Somalia (24);

8. Hoa Kỳ (23).

Nếu chỉ tính bản án tử hình nhiều nhất do tòa đưa ra, không đếm việc thi hành án, trong năm 2017, sẽ thấy nhiều nhất là nhóm 6 quốc gia này:

1. Trung Quốc (1,000s);

2. Nigeria (641);

3. Egypt (402+);

4. Bangladesh (273+);

5. Sri Lanka (218);

6. Pakistan (200+).      

Điều ngạc nhiên nhìn thấy, nơi Phật giáo gần như quốc giáo là Sri Lanka, nơi dân số chỉ khoảng 22.1 triệu người, lại kêu án tử hình nhiều thứ 5 thế giới, nhiều hơn cả Pakistan, nơi có 193.2 triệu dân. Nhưng con số án tử hình cho công dân Sri Lanka thực ra rất phức tạp.

Theo một phân tích, trung bình mỗi năm có ít nhất 150 công dân Sri Lanka, hầu hết là phụ nữ, bị xử tử hình. Họ là các phụ nữ xuất khẩu lao động sang Trung Đông (đa số là các nước Hồi giáo) làm tớ gái, bị các tòa kết án vì nhiều lý do, và rồi nằm trong quan tài hồi hương.

Thêm nữa, quốc gia Sri Lanka, sau khi cuộc nội chiến kết thúc năm 2009, trở thành một trung tâm ma túy thế giới. Điều này giải thích cho thấy vì sao Sri Lanka, nơi có nhiều thánh địa Phật giáo này, cũng có nhiều án tử hình. Có răn đe được hay  không cũng là chuyện để tranh cãi.

Điểm để suy nghĩ: nhiều án tử hình được minh oan. Nghĩa là, đã có nhiều người chết oan.

Như tại Hoa Kỳ, một thống kê cho thấy kể từ năm 1973 tới giờ, đã có 153 tử tội được minh oan để xóa án; may mắn, còn có hệ thống tư pháp xét đi, xét lại kỹ như thế. Một phần nữa, vì án tử hình tại Hoa Kỳ để nhiều năm sau mới thi hành án, và các luật sư biết cách kéo dài thủ tục kháng án để đi tìm thêm chứng cớ mới, nhằm cho thấy hoặc lời khai nhân chứng khó tin, hoặc chứng cớ ngoại phạm khả tín, hoặc cảnh sát làm sai thủ tục tố tụng…

Riêng trường hợp Việt Nam, một hồ sơ rất xúc động đang được chú ý: anh Đặng Văn Hiến bị kêu án tử hình và gia đình đang gửi đơn xin cứu xét, xin giảm án…

Báo Người Lao Động ngày 17/07/2018 viết:

Vừa đọc xong bản tin trên Báo Người Lao Động về việc Chủ tịch nước chỉ đạo kiểm tra việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án của chồng, bà Mai Thị Khuyên (vợ tử tù Đặng Văn Hiến) bật khóc và nói lời cảm ơn Chủ tịch nước.

Bà Khuyên cho biết mấy ngày qua bà đã tới nhiều cơ quan Trung ương gửi đơn xin cứu xét, giảm án tử hình cho chồng…”(ngưng trích)

Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ ân xá anh Đặng Văn Hiến hay không, trong khi nhiều ngàn trí thức và các nhà vận động nhân quyền đã kêu gọi ân xá cho anh? Chúng ta không đoán được diễn tiến tương lai. Cũng không thể đoán được phản ứng của ông Chủ tịch họ Trần, người dường như trong gia tộc có nhiều thân nhân là tăng hay ni, nghĩa là những vị chủ trương hiếu sinh.

Bài viết này chỉ xin góp thêm một lời để xin tha mạng anh Đặng Văn Hiến, vì anh chỉ là nạn nhân trong một guồng máy xã hội  vận hành bất toàn như thế.



an tu hinhan tu hinh 8an tu hinh 7an tu hinh 6an tu hinh 5an tu hinh 3an tu hinh 2

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/08/2017(Xem: 7505)
Thật lòng mà nói thì Tâm cũng chẳng muốn hoàn tục làm gì, vì với Tâm cuộc đời xuất gia là con đường, là hướng đi lý tưởng nhất mà Tâm có thể dành trọn lòng mình để phụng sự chúng sanh như những gì mà Tâm đã từng mong ước. Nhưng rồi, ai mà có ngờ được đâu - cuộc sống vốn là vô thường biến chuyển, được mất, hơn thua giữa cái có không trong cái định luật tự nhiên của đất trời mà chính Tâm cũng không thể nào lường trước được.
19/08/2017(Xem: 7495)
GẶP GỞ VỚI KHOA HỌC Nguyên bản: Encounter with Science (the Universe in a Single Atom) Tác giả: Đức Đat Lai Lạt Ma Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tôi được sinh ra trong một gia đình nông dân giản dị, những người dùng trâu bò kéo cày, và khi lúa mạch được thu hoạch, họ lại dùng trâu bò đạp và xay lúa. Có lẻ những đối tượng duy nhất có thể được diễn tả như kỷ thuật trên thế giới trong thời thơ ấu của tôi là các cây súng trường của những người lính du mục địa phương, chắc chắn là đã mua từ Ấn Độ, Nga, hay Trung Hoa.
14/08/2017(Xem: 8095)
Tôi đã dành nhiều năm để quán chiếu những tiến bộ đáng chú ý của khoa học. Trong một khoảng không gian ngắn của đời tôi, sự tác động của khoa học và kỷ thuật với nhân loại là không thể tưởng tượng nổi. Mặc dù việc quan tâm khoa học của tôi đã bắt đầu với sự tò mò về một thế giới, xa lạ với tôi vào lúc ấy, bị thống trị bởi kỷ thuật, không bao lâu trước khi toàn bộ ý nghĩa khổng lồ của khoa học đối với loài người trở nên rõ ràng đối với tôi – đặc biệt sau khi tôi lưu vong năm 1959.
10/08/2017(Xem: 5258)
Chị Chân Bảo Niệm (Cheri Maples), người Mỹ, từng là một cảnh sát và có trên hai mươi năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tư pháp Mỹ. Chị được Sư Ông Làng Mai truyền đăng năm 2008. Dưới đây là chia sẻ của chị trong khóa tu 21 ngày “Đường về Núi Thứu” tại Làng Mai, ngày 15.06.2016; được chuyển ngữ từ tiếng Anh.
08/08/2017(Xem: 9669)
Tình Như Cánh Hạc - HT Thích Thái Hòa
07/08/2017(Xem: 5895)
Một y sĩ trẻ ở Đông Kinh tên là Kusuda gặp một người bạn từ hồi đại học, người này đang nghiên cứu về Thiền. Anh y sĩ trẻ hỏi người đó Thiền là gì. "Tôi không thể nói được cho bạn cái đó là gì," người bạn trả lời, "nhưng có một điều chắc chắn. Nếu anh hiểu được Thiền, anh sẽ không còn sợ chết nữa."
02/08/2017(Xem: 7921)
Sáng chủ nhật ngày 30 tháng 7, dưới sự chứng minh của Thượng toạ Thích Đức Thiện - Tổng thư ký Trung ương GHPG Việt Nam, Trụ trì chùa Phật Tích tỉnh Bắc Ninh và Thượng toạ Thích Bửu Chánh - ủy viên Hội Đồng Trị Sự TWGHPGVN, phó ban Hoằng Pháp Trung Ương, phó viện trưởng Học viện PGVN tại TP HCM, viện chủ Thiền viện Phước Sơn TP Biên Hòa, CLB Trí thức Doanh nhân Sư sỹ Phật tử Hà Nội đã chính thức ra mắt.
01/08/2017(Xem: 11332)
Với truyền thống tốt đạo đẹp đời đất nước ta đã có chiều dài lịch sử bốn nghìn năm văn hiến, dân tộc Việt Nam có tín ngưỡng lâu đời là thờ cúng ông bà tổ tiên. Thế cho nên đạo thờ ông bà tổ tiên nói lên tinh thần hiếu thảo là văn hóa đạo đức bất di bất dịch đối với đời sống đạo đức con người.
29/07/2017(Xem: 8816)
Đó là một trong những phương pháp mình phải thực tập. Đó cũng là một trong những phương pháp mình phải thiền tập. Khi nảy có một Phật tử nói khi đó mình niệm Phật. Câu trả lời rất hay. Hay ở chỗ mình không đi theo cái bực bội của mình, mình không đi theo cái phiền muộn của mình, mình không đi theo cái bất như ý của mình mà chỉ nhớ tới Phật, thì rõ ràng những cái kia không có cơ hội tồn tại trong tâm thức mình. Mình nghĩ tới Phật thì không có tâm nào nghĩ tới những bất như ý đó nữa, cho nên những cái đó tự lặn xuống
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]