Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gia Đình Hạnh Phúc

15/06/201819:49(Xem: 5554)
Gia Đình Hạnh Phúc

hoa hong3

*GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

 

Người ta thường nghĩ – muốn có hạnh phúc cần có tiền; nhưng đôi khi có nhiều tiền đưa đến tan vỡ hạnh phúc với nhiều lý do – ông bà thường nói –“giàu đổi bạn, sang đổi vợ”.

Người lãng mạn họ nghĩ chỉ cần “một túp lều tranh 2 quả tim vàng”, thực ra túp lều tranh của thời đại cày sâu cuốc bẩm không còn thích hợp với thời đại @ ngày nay. Cái nghèo đôi khi cũng tạo sự đổ vỡ nhiều cho gia đình.

***

Trên con đường xuyên bang, từ Cali qua Utah, vừa chạm đến ranh giới Arizona, Nevada (vùng đất xa xưa của người da đỏ, nay trở thành trung tâm cờ bạc nổi tiếng Las Vegas). Cái nóng thiêu đốt như chực bốc cháy mọi vật, 170 độ F hơn cả cái nóng của Việt Nam ở mức 36-38 độ C. Từ lạnh, bước ra khỏi xe như bị vứt vào lò lửa “bát quái”, vội chạy vào cửa hàng bán bánh kẹo, tạp phẩm như trốn chạy cuộc đuổi bắt của hung thần.

-       Con muốn ăn gì? Mẹ P dịu ngọt với con gái nũng nịu. Thức ăn của S luôn chọn cửa hàng Mc Donald với món chicken hoặc Ding tea những món uống khoái khẩu, trà sữa là khẩu vị của S.

S xuống xe, điệu đàng như con vịt bầu, vừa đi vừa lom khom diễu cợt cố cho cu T để ý. Cu cậu không bỏ sót bất cứ lời nói, cử chỉ, động tác hài hước của S, bên ngoài cu cậu cứ trang bị bộ mặt “hình sự”, lạnh lùng, ít nói, mà chỉ hơn một tháng trước, người ở Cali, kẻ sống New York, suốt đêm trao nhau những tin nhắn cực kỳ bay bổng. S cũng chả vừa, vẫn để ý cu cậu, nhưng cứ như tất cả thế giới đều là ảo ảnh phù du. Tiểu thư được nuông chiều, sống trong nhung lụa, há dễ hạ mình cho anh vừa lòng. Trong phòng 2 giường của hotel cách thủ phủ Utah không xa, mẹ P hay đùa với cu T, 10g đêm muốn đi ăn, hai mẹ con mình đi, thế là quơ tay múa chân, S cầm khăn tắm quất tới tấp vào mẹ P, với thái độ cuồng điên làm cho mọi người không thể nhịn cười.

-       Anh đừng chọc em cười, để em ra tay mới được, - vừa nhìn qua T, S như càng quê, leo lên giường dùng tay “Hộ pháp”, đấm bóp ngắt nhéo tới tấp Hộ pháp mẹ, mẹ phải chào thua, buộc lòng cả ba mẹ con đi ăn, để ba M ở nhà “trông chùa”.

***

Ghé tụ điểm giải trí, S mua kem, không quên mua cho anh chàng ngố của nàng; hai tay cầm 2 nụ kem, giữa khí lạnh trong đêm,lom khom chạy lạch bạch diễu cợt.

Cu cậu nhà T, cảm thấy ấm lòng được sự tận tình thương yêu chăm sóc của mẹ P, một tình cảm mà ruột thịt T chưa bao giờ có được, T xem mẹ P là một dưỡng mẫu, và P cũng tuyên bố T là con nuôi của mình. Đến nhà một ân nhân ở Utah, nơi S từng trú ngụ, mẹ P giới thiệu với ông bà chủ nhà - T là con nuôi, với ánh mắt khó hiểu và cái môi dày, S liếc mẹ sắc lẻm như dao lam cạo lông heo. Ai biết S nghĩ gì lúc ấy. Ba của S bảo với mẹ P, đi đâu, gặp ai cũng phải giới thiệu T là chồng của S, thế nhưng, chưa bao giờ có cơ hội để xác định vị thế ông xã của nàng dâu 18 tuổi.

***

“Mẹ, mẹ ngủ với con, con không muốn mẹ ngủ riêng”, chỉ cần tiếng nói nũng nịu, thêm vài giọt nước mắt hối hận của S, lòng mẹ P như tan chảy, quên bẵng cơn giận dỗi vừa xảy ra; không bao lâu, mẹ con lại tràn đầy tiếng cười, S khôn ngoan tinh tế đem lại sự vui vẻ cho mẹ P, cũng nhạy bén nắm bắt được thái độ tâm lý của mọi người. S rất lễ phép, người mà chưa đầy 2 tháng, khi cô cậu còn trao đổi tin yêu cho nhau, còn gọi ba của T là “dad”, nay đưa lên hàng “ông”, vì mẹ P vẫn gọi thầy xưng con. Đây là giai điệu lệch cung, chuyện tình trong một gia đình chưa hề có, nhưng vẫn có cái gì đó ràng buộc một cách vô hình thấm đượm hạnh phúc. S thỉnh thoảng vẫn nói đùa với “ông”, vẫn tinh tế ghẹo T, thế mà T vẫn chưa gắn nụ cười thoải mái trên gương mặt phiền muộn, T còn mắc mứu những chuyện lo âu cho tương lai cô cậu mà đầu đời gặp phải, biết rằng mẹ P và ba mẹ ruột của S đứng sau hậu thuẫn mọi việc, thế nhưng, tính tự lập, không ỷ lại và bản chất tự trọng cao, làm cho khuôn mặt T già hơn tuổi tác.Toàn bộ gia đình S tiên đoán T sẽ phải khổ vì tánh nết bướng bỉnh của S. Trước mắt, T đã lo âu cho tính xài hoang phí của S, đôi khí còn nói nửa đùa nửa thật về vị trí của T, coi T là anh hai, đôi khi hứng chí tuyên bố, con không bao giờ lấy chồng… làm cho cu cậu băn khoăn nghĩ ngợi. T nghĩ, tại sao mình lấy vợ quá nhỏ để phải khổ vì tánh khí ngang bướng của S. Thật ra, cả 2 người ai cũng có chướng khí như nhau.

Căn nhà rộng thênh thang mà vẫn không đủ dung chứa tiếng cười khi cả nhà hội tụ đông đủ. Mẹ P và T, lẫn S, đùa bỡn như chị em ngang lứa. Niềm hạnh phúc gia đình mà T chưa từng được nếm trải, giờ đây, T ngỡ chừng như đang ở trong mơ. Suốt 7 năm đã nếm trải nhiều đắng cay tình người và áp lực tiền bạc giữa xã hội thực dụng, bỗng qua một đêm, mọi sự xoay 180 độ, T không tin là sự thật.Cuộc đời không ai hưởng trọn vẹn mọi tốt đẹp, luật tương phản buộc T phải gánh chịu tánh khí của con ngựa hoang…

***

Hơn 10 tiếng lái xe trên free way, cu T thể hiện tay lái lụa, cố gắng vượt qua mệt mỏi; “gia đình hạnh phúc” 4 người bên nhau lượn lờ qua các khu phố; những căn nhà im ắng màu xám sậm, ẩn mình bên cạnh cội hoa và cây cối khoe lá nhuốm đủ sắc lạ, thể hiện sự thanh bình, an lành nơi đáng sống. Thăm viếng hồ muối thiên nhiên, vào nhà bảo tàng chiến tranh từ thời đệ nhị thế chiến, đến chiến tranh mà Nhật phải lãnh nhận 2 quả bom nguyên tử trên thành phố Hiroshima và Nagasaki. Những chiếc máy bay chỉ nhìn cũng đủ khủng khiếp về sức tàn phá, giết chóc của chúng, biểu thị sức mạnh của không lực Hoa Kỳ; nhiều kiểu dáng máy bay quân sự trong thời chiến chống Nhật, chống Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam đều được trưng bày và giải trình cặn kẽ. Các gian phòng rộng thoáng, bố trí các khí cụ binh lực, các anh hùng không quân và minh họa những hình tượng không khác người thật.Đó là những chiến tích do Utah đóng góp.

Trước khi giã từ Utah, “gia đình hạnh phúc” đến viếng ngôi nhà thờ của đạo Mormon (Mật Môn), một hệ phải chiết nhánh từ đạo gốc Kito La Mã,giống như Tin Lành không thờ Maria, nhưng có một cơ cấu tổ chức vững vàng, Utah trở thành thủ phủ của đạo Mormon, người vào đạo được cấp nhà ở, tạo công ăn việc làm, sau đó phải trích 20% lợi nhuận hàng tháng góp vào công quỹ cho nhà thờ, vì thế quỹ của giáo phái này lớn hơn bất cứ nguồn tài chánh nào trên thế giới.Tín đồ Mormon không được phép nhận trợ cấp hay bất cứ hình thức quyền lợi của chính phủ, mọi nhu cầu trong cuộc sống, kể cả sức khỏe, đều do hội Thánh tài trợ. Ngoài ngôn ngữ và đồng tiền chung của quốc gia, Utah như là quốc gia trong một quốc gia, tòa Thánh La Mã cũng thế, một quốc gia nằm giữa lòng nước Ý. Ngoài địa giới Utah,Mexico city, Panama city, Los Angeles, Sydney Australia, San Diego, Washington DC…hơn 10 địa điểm trên thế giới đều có cơ sở tín ngưỡng của giáo phái này. Đặc biệt, ngày Chủ Nhật, các cửa hàng, cơ sở, công ty đều phải đóng cửa để đi lễ. Tín đồ rất ngoan đạo.Tất cả ăn mặc sạch sẽ và lịch sự, trẻ con trên 10 tuổi đều mặc áo trắng, thắt cà vạt, theo cha mẹ vào nhà thờ, họ quy tụ trong khuôn viên để thảo luận hoặc nghe cha mẹ nói về giáo lý. Một gia đình đưa 9 đứa con đi lễ, sau khi bố mẹ dẫn giải về giáo lý, một em lớn đứng lên trình bày lại cho các em nhỏ nghe, Thấy thế, mẹ P bảo – 2 đứa bây phải đẻ cho tao đủ chín đứa, có cả gái lẫn trai, không đủ chín tên hoặc toàn trai hay toàn gái, tao đập hai đứa bây chết. Cu T trả lời, giáo hội Mormon tài trợ toàn bộ, càng sanh nhiều họ càng thích, để con dân Chúa phát triển, tụi con đẻ như thế ai nuôi.

Tất cả họ tin rằng, dù tội lỗi hay thánh thiện, sau khi qua đời đều được lên Thiên đàng ở cạnh cùng Chúa, tuy nhiên tất cả tín đồ sống rất chân thật, thân thiện, vì thế, khác với Cali, không hề thấy bóng dáng cảnh sát, và cũng chưa từng nghe tội phạm hình sự trong vùng đất Thánh đó.

***

Trong căn nhà mới mua, rộng thênh thang, cu T đi học gần 22 giờ mới về, cô S theo trường đi chơi cũng về thật muộn. Mẹ P ngồi nhìn qua khe mành cửa sổ, mỗi lần thấy đèn xe ngừng trước đường vội mừng rỡ - T về kìa thầy, rồi lại thất vọng vì không phải con mình. Định vào ngủ, mẹP gọi lại để trò chuyện đỡ trống vắng giữa màn đêm hiu quạnh. Thật không phải khi để người mẹ đơn độc chờ con, đành bỏ quên cơn thèm ngủ để nói chuyện không đầu không đuôi.Tâm trạng người mẹ dành cho con nuôi không thua gì con ruột, thể hiện tình thương và sự thèm khát có con của người mẹ gần tuổi 50, chưa từng được mụn con do mình sinh ra.Mẹ P luôn muốn các thành viên ít ỏi trong ngôi nhà thênh thang, phải đoàn tụ mỗi đêm, đó là nguồn hạnh phúc lớn lao cho một gia đình kỳ lạ.

T đã về, mẹ P mừng một đứa, còn chờ một đứa; đây cũng mừng một đứa thế chỗ để được rút lui, vừa vào phòng, chưa kịp lên giường, lại được lệnh ra ngồi “đồng” với người có thân hình Hộ pháp mà tâm hồn thật cô đơn,tình cảm mềm yếu, có lẽ vì sự cô đơn được che đậy bằng cuộc sống sôi động với mọi người. Mẹ P tỏ ra thương chiều hai con rất mực lạ lùng, dọn phòng, giặt đồ cho T, đấm bóp cạo gió mỗi khi T bệnh hoặc mệt mỏi, đùa cợt nhau như chị em,  tỏ ra bao dung độ lượng mỗi khi con lầm lỗi.

***

Hơn 2 tuần có mặt tại Cali, T đưa mẹ đi công việc mỗi ngày, tất bật lo từ nhà ở, mua sắm, tiền bạc cho đến quần áo cho cô cậu. T phờ phạc thấy rõ, nhưng vẫn vui vì đã có mẹ cận kề.Ngày cuối trước khi về VN, mẹ P cần mọi người quây quần trong phòng khách, mẹ đọc bài và nhắn tin cho ai đó với vẻ mặt thật tươi tỉnh, phấn chấn. T học bài với cuốn sách hàng trăm trang, ngồi cạnh ba đang viết. S học xong lại chăm chú trò chơi trên điện thoại, mong nhận được cặp kính cận trúng thưởng. Mãi 12 giờ đêm, hai mẹ con rơi rụng chỉ còn lại hai cha con tiếp tục làm việc, để rồi sáng ra, S đi học, mẹ và T đi shopping, cũng kéo ba theo, vì không muốn một ai trong gia đình phải xa cách nếu không có việc cần thiết.

Ba ngày đi và về nghỉ dưỡng ở Utah giữa công việc bộn bề mà mẹ P phải gánh vác, chỉ còn vài ngày mẹ về lại Việt Nam, cuộn chỉ rối tung đó đã được mẹ giải quyết mọi việc ổn thỏa. Hai con trẻ là động lực giúp mẹ có sức sống kỳ lạ.Nguồn hạnh phúc tràn trề trong mái ấm lạ lùng, nguồn hạnh phúc không xây dựng trên tiền của vật chất hay túp lều mộng mơ.Lòng khát khao tình mẫu tử, vượt lên quá khứ bất hạnh trở thành một gia đình hạnh phúc thật sự.

 

MINH MẪN

05/6/2018

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2010(Xem: 8539)
aukhi D.T. Suzuki qua đời, hội Phật giáo Hoa kỳ góp nhặt các bài viết cuối cùng củaông để in thành sách với tựa đề "Lãnhvực của Thiền học Zen" (TheField of Zen, 1969) và bốn mươi năm sau quyển sách này được dịch sang tiếngPháp với tựa đề "Những bài viết cuốicùng bên bờ của cõi trống không" (DerniersÉcrits au bord du Vide, 2010). Dưới đây là một trong số các bài được tuyểnchọn trong quyển sách này.
31/10/2010(Xem: 9131)
Đức Phật dạy có năm sự khéo léo trong giao tiếp đem đến nhiều kết quả tốt đẹp. Theo ngài Xá Lợi Phất, không tuân theo năm cách xử sự này sẽ đem đến những hậu quả...
31/10/2010(Xem: 9933)
Bài nầy do Chân Văn dịch từ Chương Bốn trong quyển "Living Buddha, Living Christ" của Thích Nhất Hạnh, Riverheads Book xuất bản 1995. Quyển sách gồm nhiều bài giảng bằng Anh ngữ của Thầy, được ghi âm, chép lại và nhuận sắc. Ðây là một quyển sách đã bán được rất nhiều trong loại sách về tôn giáo và tâm linh ở Hoa Kỳ. Theo lối quen dùng trong các sách Việt ngữ của Thầy, từ "Buddha" được dịch là "Bụt", một từ trong tiếng Việt cổ dùng để phiên âm "Buddha" khi đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Tây lịch. Về sau, từ khi người Việt dùng kinh sách chữ Hán, từ "Phật" hay "Phật Ðà" (tiếng Hán Việt) được dùng thay từ "Bụt". Bài dịch nầy đã được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21, California, Hoa Kỳ, tháng 11-1995
31/10/2010(Xem: 9762)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống của một người Phật tử.
29/10/2010(Xem: 8206)
Linh hồn sẽ tồn tại sau khi chết có hay không ? Sau đây bài viết “Linh Hồn và Cõi Âm” của GS TS Bùi Duy Tâm (sống tại Francisco, CA 94122, USA). Từ chỗ chưa có cơ sở để tin cậy vào sự tồn tại vong linh của con nnep song daogười, GS Tâm đã kiên trì tìm hiểu vấn đề tâm linh và cuối cùng đã rút ra kết luận chắc chắn rằng : sự sống sau cái chết là có thực !
29/10/2010(Xem: 9156)
Có người cho rằng chữ niệm ở trong vô niệm cũng giống như chữ niệm ở trong chánh niệm. Không phải vậy!Chữ niệm ở trong vô niệm có nghĩa là một tư tưởng, một cái tưởng, một tri giác (perception), một ý niệm (idea), một quan niệm (notion). Vô niệm tức là vượt thoát những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó. Tại vì mình có những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó, và đôi khi mình đồng nhất nó với sự thật tuyệt đối. Vì vậy mình phải vượt thoát ý niệm đó thì mình mới có thể tiếp xúc được với sự thật.
28/10/2010(Xem: 8467)
Córất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sựphóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏitâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm, nênchúng ta vẫn coi chúng như những thể tách rời và khác biệt.Tâm chúng ta cứ hết sân hận, ganh tị rồi lại mừng vui,phấn khích - đủ mọi cung bậc thăng trầm của cảm xúc.Thực sự chúng ta chưa hiểu được mình đang trải nghiệmnhững gì, ta thực sự là ai, ai đang thực sự sân giận hayvui vẻ, ai đang nản lòng hoặc tràn trề hứng khởi: điềugì đang thực sự diễn ra? Trên thực tế
28/10/2010(Xem: 7840)
Kính lễ Kim Cương Thượng Sư Tôn! Đấng Pháp Vương Drukpa tôn quý, Ngài là chủ hết thảy Đạo sư, Mang phúc lợi nhiêu ích hữu tình. Dưới gót sen cao quý quang vinh, Dốc lòng thành con nguyện quy kính! Đức Long Thọ Bồ Tát dạy rằng: “Giới luật, giống như căn bản của thế và xuất thế, là nền tảng của hết thảy trí tuệ”.
28/10/2010(Xem: 8252)
Chủ nhật vừa qua tôi hết sức vui mừng vì đã thuyết bài Pháp đầu tiên tại Singapore. Ðương nhiên khi nhìn thấy số thính chúng nhiệt tình mộ đạo như vậy và khi trông thấy giảng đường chật kín, có số người còn đứng tràn ra ngoài, tôi vô cùng phấn khởi, sau đó tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân nào đưa đến một số thính chúng tham dự đông đảo nồng nhiệt như vậy.
27/10/2010(Xem: 7122)
Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]