Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

30 Năm Xanh Mướt Nguyện Bồ Đề

08/06/201820:36(Xem: 7019)
30 Năm Xanh Mướt Nguyện Bồ Đề

30 Năm Xanh Mướt Nguyện Bồ Đề

Bài viết tưởng nhớ 30 năm Sa di ni Bồ Tát  Giới Thích Nữ Huệ Thuần viên tịch( 25/04/1988 – 25/04/2018 )
30-Nam-Xanh-Muot-Nguyen-Bo-DeTHÍCH HUYỀN LAN

          Ngày hai mươi lăm tháng tư năm 1988. Trưa hôm đó giữa mùa nắng hạ chói chang sắc đỏ màu hoa phượng nở trước con đường dẫn vào chùa thật tươi thắm một góc trời vùng quê, rưng rưng mùa nắng hạ. Cụ bà Thích Nữ Huệ Thuần – Sa di ni Bồ Tát Giới trong chiếc Y vàng trang nghiêm, kính cẩn đảnh lễ đại chúng chư Tăng, rồi thoáng một cái trong cơn chống mặt, cụ bà an nhiên viên tịch ở tuổi 75.

          Trưa hôm đó ngày… tháng… năm thân thương buồn bả đó. Tu Viện Phước Hoa mới chỉ là một thiền thất nho nhỏ trong một mái am tranh vách đất, cỏ mọc dại tràn lan, nắng xạm da người, bởi chưa một bóng cây cổ thụ tỏa bóng mát. Huynh đệ anh em lúc bấy giờ chưa tới 10 người, nhưng toàn là chúng điệu tuổi ham chơi, đi học. Vậy mà khi biết tin cụ bà ra đi, chú nào cũng buồn thiu muốn khóc và buồn man mác như cơn mưa mùa hạ bất chợt kéo về, làm cho đất trời càng thêm âm u buồn ơi là buồn “ cảnh sinh ly tử biệt.”

          Cụ bà Huệ Thuần ra đi ngày tháng năm đó hành trang mang theo là nụ cười hiền như hoa cỏ với những niềm vui đại hỷ, vì bà thuyết phục được toàn thể các con cháu trong gia đình, là toàn tâm, toàn ý hiến cũng mảnh đất 2000m2 cho Tam Bảo, để làm nên dáng đứng Tu Viện Phước Hoa sau này.

          Hai công đất xưa, thưa vắng dấu chân người ít khi qua lại nên cỏ dại chen nhau mọc um tùm. Nhưng tâm người thanh tịnh, không tiếc không tham, chỉ biết hiến cúng, kính cầu Tam Bảo chứng minh, Tăng chúng hòa hợp, trụ xứ tòng lâm, hộ pháp già lam, xiển dương Phật Pháp. Phước Hoa Tu Viện, dòng thiền tiếp nối, truyền đăng tục diệm. Thiền Sư Thông Quả, thừa tư Phật lực, nương đức Sư Ông, thượng Thanh hạ Từ, tiếp tăng độ chúng, thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh. Cây xanh tỏa bóng, hơn ba mươi năm, trải qua thăng trầm, đường về mây trắng, gió thổi bốn mùa, cổ thụ hàng cây, đứng che bóng mát. Mặc dù Ân Sư, qua miền Phật quốc thể nhập vô sanh, chốn miền thị tịch. Đức mãi còn đây, lưu hương muôn thưở, Phước Hoa Tu Viện, ngàn năm chốn này, trang nghiêm giữa đời.

          Cụ bà Huệ Thuần ơi! Ba mươi năm còn đó những thâm tình nghĩa ơn, sâu lắng tình đời ý đạo, nó mênh mong diệu nghĩa giữa muôn trùng con sóng bạc đầu vô thường, hằn lên nỗi đau tử sinh của kiếp người. Ba mươi năm cụ bà về với đầu non một cõi chơn thường diệu nghĩa, tánh không của một trời bát nhã yết đế ma ha. Cụ bà đã thể nhập được trí bát nhã sáng ngời khi đã tròn đầy hạnh nguyện với cái tâm viên dung làm nên một cõi đại nguyện nơi chốn già lam, mái chùa sừng sững giữa chốn nhân gian. Tu Viện Phước Hoa, Trang Nghiêm Thiền Viện là một nơi chốn đi về cho các con, cháu của cụ bà mặc dù hôm nay đã lớn khôn thành người, như chim đủ lông đủ cánh, bay đi khắp nơi trong cuộc đời, trên đất khách quê người, xa quê hương nữa vòng trái đất. Nhưng các con cháu của cụ bà sẽ tiếp nối tấm gương sáng của việc cúng dường đất để làm chùa, để cho thầy tổ có nơi tiếp Tăng độ chúng cho chánh pháp mãi muôn đời hưng thịnh. Công đức ấy, tấm gương ấy của cụ bà Huệ Thuần mãi mãi nơi đây tấm lòng cao cả của Thầy Tổ, là ánh dương soi sáng nẻo về cho muôn người, muôn vật chúng sanh. Cho những hàng hậu bối, hậu học đệ tử mãi kế thừa, phát huy, tôn nghiêm hơn sự nghiệp của thầy tổ đã khai sơn lập tự. Công đức to lớn của cụ bà Huệ Thuần đã cống hiến ngay từ buổi ban đầu, đã có vị mặn của mồ hôi, nước mắt nơi đây, ươm mầm cho hạt giống bồ đề xanh mãi màu  xanh của Phật pháp, trong biển trí của tuệ giác.

          Ba mươi năm xanh mát mượt mà tâm đại nguyện bồ đề bất thối chuyển của cụ bà Huệ Thuần hằng lưu dấu, tỏa ngát hương thơm nơi mảnh đất Phước Hoa Tu Viện này. Hàng cây đứng thẳng cho hai mùa mưa nắng đi về nghiêng nghiêng bóng, còn đó dấu chân xưa khai sơn lập tự, tiếp Tăng độ chúng của Thầy Tổ, cứ đứng thẳng tấp, cứ tỏa bóng mát hai hàng cây đứng thẳng song song, đến muôn đời sau, còn in mãi hai hàng chữ “ ĐỨC TỔ LƯU TRUYỀN MUÔN KIẾP THỊNH “.

          Ba mươi mùa nắng hạ lặng lẽ đi qua, đi qua với vô vàn chuyện thế cuộc đổi thay, thay đổi theo dòng đời dâu bể hợp tan, buồn vui nước mắt, của thế nhân. Ngoài kia cổng chùa, trước ngõ là nẻo đời vội đến, vội đi theo dòng chảy của thời gian hối hả, ngược xuôi, biến chuyển của vô thường thế sự. Còn nơi đây trong lòng đất Tổ chùa Thầy vẫn vẹn nguyên lối đi về sáng ngời niềm tin, lấp lánh diệu nghĩa, dù vô thường có qua đây, trong nẻo về tan hợp. Nơi đây một cõi sống luôn tràn đầy sức sống trí  tuệ, tự tâm của mỗi trái tim là một thế giới tâm linh luôn hiện hữu ánh thiền quang, luôn hòa chung nhịp đập của khối ốc con tim để vượt thoát tử sinh, để tu tập và năng nổ một cách tinh tấn và minh triết đời sống tăng lữ nhiêu ích hữu tình hơn giữa cuộc sống đời thường.

          Cụ bà Huệ Thuần ơi! Sẽ là mãi mãi, sẽ là bất di bất dịch và sẽ hiện hữu mãi lời nguyện xưa xanh mãi lời phát tâm đại nguyện bồ đề, ươm mầm nơi đây mãnh đất Phước Hoa này. Cho cội bồ đề tỏa bóng mát thanh lương, cho lối ngõ tịnh thanh tâm hồn giải thoát. Như hương, như hoa vẹn lòng tưởng nhớ, theo thời gian ba mươi năm trôi qua. Luôn lắng đọng lại kết thành thâm tình chiêu hương cho đến mãi về sau giữa rừng công đức, sâu dày một đóa tâm linh đại nguyện lấp lánh gương sáng như kim cương, không gì lay chuyển nỗi.

          Ba mươi năm xin kết lại lời tỏ bày tưởng nhớ, ân đức cụ bà mãi mãi lấp lánh giữa chốn này một cõi thiền lung linh, bát ngát vẹn tấm lòng son kính thành biết ơn – đền ơn giữa rừng công đức của cụ bà đã làm nên dáng đứng Phước Hoa hôm nay. Đó là tất cả tấm lòng son sắc, dài lâu như màu xanh đại nguyện của tâm bồ đề mà bà cụ đã phát đại thề nguyện cách đây hơn ba mươi mùa nắng hạ, để cho muôn ngàn đời sau, mỗi người luôn tâm niệm hoài nhớ…

"khi ta ở…
chỉ là nơi đất ở
khi ta đi…
đất đã hóa tâm hồn".

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2016(Xem: 10067)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
10/01/2016(Xem: 7640)
Cuốn hộ chiếu của một kỹ sư người Nhật tên là Ryoichi Kishi được tìm thấy sau khi có người phát hiện thi thể của ông tại nghĩa trang quận Altinova của Yalova, Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại. Tin tức nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều người ca ngợi lòng tự trọng của người kỹ sư, thậm chí một số người còn đề nghị đặt tên cây cầu mang tên ông.
07/01/2016(Xem: 11684)
Nếu người nào cho con trai, con gái, đứa ở trai, đứa ở gái hoặc người dân hay chính mình đi xuất gia, công đức ấy thật vô biên. Nếu đem so với phước báu của bố thí, dầu có được hưởng phước đến 10 đời trên cõi nhân, thiên cũng không bằng công đức cho một người đi xuất gia hay tự mình đi xuất gia. Tại sao thế? Vì phước báo bố thí chỉ có hạn định, còn phước báo xuất gia không có hạn định, nên không thể bì kịp, hoặc phước báu trì giới, hoặc phước của các vị thần tiên có đủ năm phép thần thông, cho đến phước báu cùng tột của cõi trời Phạm thiên, đem ví với phước báu của xuất gia trong Phật-Pháp cũng không sánh nổi.
07/01/2016(Xem: 8643)
THUẬT NGỮ "ĐẠT LAI LẠT MA" có những ý nghĩa khác nhau tùy theo những con người khác nhau. Đối với một số người, thuật ngữ này tuyên bố rằng tôi là một vị Phật Sống, hóa thân trên trái đất của Quán Thế Âm, một vị Bồ tát của Từ Bi. Đối với một số người khác, nó có nghĩa rằng tôi là một vị "Thánh Vương."
07/01/2016(Xem: 10633)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng. Ngày nay, dường như đối với tôi thì chúng ta không trau dồi những phẩm chất nội tại này đầy đủ; đó là tại sao ưu tiên của tôi là phát triển chúng.
07/01/2016(Xem: 8124)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi lần thứ nhất của Gendun Drup vào năm 1391. Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận về những giai thoại và những thành tựu của các kiếp sống trước của ngài một cách tự nhiên cũng như ngài liên hệ đến những ký ức thời thơ ấu của ngài.
06/01/2016(Xem: 7754)
Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng. (Tục Ngữ)
23/12/2015(Xem: 10378)
Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức. Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc.
19/12/2015(Xem: 8844)
Trong Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn, Thiền Sư Đại Hàn Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ, Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt, Con Chó Giết Chết Triệu Châu: Thiền Sư Sùng Sơn và nhiều môn sinh khác đã từng được mời đến nhà của một thiền sinh tại miền quê êm ả thanh bình. Chủ nhà có một con chó lớn, hầu như nó thường nhìn ra ngoài cửa, vẫy đuôi mừng hoặc sủa bất cứ lúc nào nếu có ai đó đến gần nhà. Vào buổi tối, sau khi dùng bữa xong, mọi người nghỉ ngơi quanh lò sưởi, con chó đến ngồi bên cạnh ngài Sùng Sơn. Sư vuốt ve con chó và nói: Ta có một câu hỏi cho con mà tất cả các thiền sinh không thể trả lời được: Đức Phật nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Nhưng khi có người hỏi con chó có Phật tánh không, thì Đại Thiền Sư Triệu Châu nói: 'Không!' Vì vậy, ta hỏi con, con có Phật tánh không? Con chó cất tiếng sủa:"Gâu! Gâu! Gâu!" Sùng Sơn nói: Con tốt hơn so với Thiền sư Triệu Châu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]