Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thầy Bị Trộm, Mẹ Làm Thơ

03/06/201812:59(Xem: 6077)
Thầy Bị Trộm, Mẹ Làm Thơ

THẦY BỊ TRỘM, MẸ LÀM THƠ

 me2

Thật thú vị, và cũng thật hạnh phúc, khi được ngồi hầu dưới chân Mẹ, được Mẹ kể cho nghe những câu chuyện ngày xưa đẫm vị Đạo mà Mẹ vẫn còn nhớ như in, kể vanh vách, đọc lưu loát ở độ tuổi sắp thượng thọ bach tuế.
Chuyện hôm nay, mới kể đó, thưa đó, Mẹ sẽ quên ngay và hỏi lại. Nhưng chuyện xưa ở chùa, những kỷ niệm hiếm hoi quý báu với chư tôn hòa thượng, ni trưởng... thì Mẹ không quên từng chi tiết nhỏ.
Năm 1973, Thượng Tọa Tuyên Luật Sư thượng Đỗng hạ Minh có việc Phật sự hệ trọng phải vô Sài Gòn, giao tịnh cốc lại cho chú thị giả Thành Không trông coi. Buổi trưa, chú Thành Không phải đi từ trên chùa Hải Đức xuống nhà bếp chùa Long Sơn để thọ trai, quên đóng cửa tịnh cốc, nên tay đạo chích phước lớn nào đó đã đột nhập vào quơ hết quạt máy, đồng hồ, mùng mền ... của thầy, dông mất tăm.
Chú Thành Không hoảng quá, sợ khiếp, khóc lóc cầu cứu thầy Phước Châu và thầy Trừng San. Thầy Phước Châu cũng thấy tình hình hơi căng, nên mới nói: "Chuyện này chỉ có cách nhờ nhà thơ Tâm Tấn thôi!" 
Thầy qua chùa Long Sơn và tìm gặp nhà thơ, nhờ làm gấp gấp một bài thơ vui, để khi "thầy Đỗng" về đến, đọc được bài thơ trước khi biết tin bị trộm viếng, "thầy Đỗng" sẽ cười mà quên giận quên tức, chú thị giả sẽ được nhẹ tội.
Nhà thơ Tâm Tấn lấy giấy bút ra làm ngay một bài thơ ngay tại chỗ. Thầy Phước Châu đọc trước, cười ha hả thích thú, mang về chùa Hải Đức. Canh đến khi "thầy Đồng" vừa về đến, thầy Phước Châu vội vào tịnh cốc thăm hỏi, rồi đưa bài thơ ra.
"Thầy Đỗng" chưa biết chuyện bị trộm mất đồ, nên ngạc nhiên nhận lấy bài thơ mà ngâm nga:

Không chia buồn, lại chia vui
Có hên trả quả thì xui đâu nào?
Ngày "Tam Nương", phải "Tiểu Hao"
Nay mai "Hoàng Đạo" thu vào gấp đôi
Huống chi đã cuối thu rồi
Gió mưa Đông sắp đổ rơi lạnh lùng
Quạt kia nằm xó không dùng
Thì cho "thiên hạ" no cùng gạo châu
Hẹn rằng trả lại kiếp sau
Chia vui Thượng Tọa chứ nào buồn chi!
Quạt nồng giờ ngọc ra đi
Thơ vàng dấu Hạc còn khi trở về
Đã nhìn thế sự "nồi kê"
Mất, còn vật dụng có hề chi mô?
Đã xem suy thịnh "cuộc cờ"
Há buồn tiếc chuyện Đốm mờ, Sương tan?
Thơ vui xin gửi mấy hàng
Sẵn chờ Thượng Tọa "hồi loan" đưa trình!

Quả như thầy Phước Châu tiên đoán, vừa ngâm xong bài thơ, "thầy Đỗng" bật cười khanh khách, các thầy có mặt lúc đó cũng cùng cười vang hoan hỷ.
Chú thị giả thoát tội, không hề bị la rầy một tiếng nào.

Bây giờ ngồi viết lại, tôi tự thấy mình kể không hay, không sinh động bằng khi được nghe chính giọng của Mẹ lên xuống bổng trầm, và ngâm nga bài thơ thật trôi chảy nhịp nhàng đến tuyệt vời.
Tuyệt vời!

 

Cư sĩ Vĩnh Hữu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/10/2013(Xem: 19552)
Nàng thở ra một hơi thật dài, mặt sáng lên, vui mừng nói: “Bây giờ em mới thực sự hết lo về chuyện cô cán bộ ấy. Nhưng không biết cô ấy và ông thầy kia có thoát được thật không hay là cuối cùng lại bị bắt? Em lo cho họ quá.” “Hy vọng họ thoát, vì từ đó về sau, không nghe cán bộ hay tù nhân trong trại đá động gì tới họ nữa.”
12/10/2013(Xem: 20170)
Có những ngày trong đời, người ta thả trôi lòng mình theo dòng cuốn dập dềnh bất định của bao cảm giác. Vui thì cười nói hồn nhiên, lộ vẻ sung sướng, buồn thì mặt dàu dàu cúi xuống để nước mắt rơi thành dòng. Điều đó chẳng có gì lạ, Còn vui buồn, còn cười khóc được thì hãy còn là con người.
11/10/2013(Xem: 10326)
Bệnh ( 病 ) là thuật ngữ chung cho cả Đông lẫn Tây y, Bệnh là là một cảm giác đau đớn, cả thể xác lẫn tinh thần. Bệnh là 1 trong 4 cái khổ ( Sanh 生, Lão 老, Bệnh 病, Tử 死 )của chúng sinh mà Phật đã dạy. Mà đã là chúng sinh thì ai cũng phải bệnh, hôm nay ta còn trẻ khỏe, nhưng một ngày nào đó khi đã đến tuổi già cũng phải nếm trải 1 đôi lần bị bệnh, hoặc hơn thế nữa. Bệnh là do Âm Dương mất cân bằng, Ngũ hành tương khắc, Tứ đại không hòa, bệnh khổ là một quy luật chung ở góc độ nhân sinh quan. Bệnh có thể chia ra 3 yếu tố :
11/10/2013(Xem: 9789)
Trước hết phải là sự độ lượng ...
11/10/2013(Xem: 11268)
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: _ Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa: + Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
10/10/2013(Xem: 10392)
Đây là bài Kinh nói về hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
04/10/2013(Xem: 6906)
Ai cũng nói rằng: ‘Sống mà không có mục đích, lý tưởng thà chết còn hơn!’ Để làm cho đời sống của mình thêm ý nghĩa, mỗi người chúng ta cần có một mục đích để sống. Có người sống vì con cái; có người sống cho gia đình, giòng họ; có người sống vì một lý tưởng, một chủ thuyết v.v… Nói tóm lại, bất luận chúng ta sống như thế nào, nghèo hay giàu, cao hay thấp, mình cần phải có một mục đích, một lý tưởng để sống. Bằng không, đời sống của mình thật là nhạt nhẽo, vô vị. Mình sống như cỏ dại mọc hoang, không mục đích, không hướng đi. Thật là đáng tiếc, thật là uổng phí cả đời người!!
30/09/2013(Xem: 9381)
Có người cho rằng tình yêu bất diệt, nếu lỡ đúng chắc của riêng ai chứ không phải cho tôi. Hai chữ "bất diệt“ với tôi chỉ đúng với "Trái tim bất diệt“ của vị Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân và "Nụ cười bất diệt“ của Đức Dalai Lama người được thiên hạ xem như vị Phật sống của cõi Ta Bà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]