Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Du Hướng Bắc, Vãng Chùa Mùa Phật Đản

31/05/201821:23(Xem: 3986)
Du Hướng Bắc, Vãng Chùa Mùa Phật Đản
DU HƯỚNG BẮC, VÃNG CHÙA MÙA PHẬT ĐẢN
(Bút ký trong ngày)​


Đã định trước, sáng nay, nhằm 12 tháng Tư âm lịch, tôi lên xe máy chạy ra hướng Bắc, “độc phi hành đại đạo” qua đường lộ phẳng phiu ven bãi biển thơ mộng, mang theo sách “Động cửa thiền” và Nội san Tâm Thị để cúng dường chư tăng chùa Phổ Minh, sau lần diện kiến ngẫu nhiên hai tháng trước. Trong giai phẩm Tâm Thị kính mừng Phật Đản 2642 kỳ này, có bài viết “Ngẫu hứng Lương Sơn” giới thiệu một số hình ảnh về chùa, nên chắc chắn quý thầy sẽ hoan hỷ đón nhận.
Hai mươi lăm phút chạy xe, đã trừ năm phút dừng lại ngắm cảnh giữa đèo, tôi đã đến địa phận Lương Sơn, dừng xe tản bộ ven theo bờ kè bến bãi đang có nhiều ghe thuyền, thúng chai neo đậu, ngắm phong cảnh làng chài và hít thở không khí của biển cả lúc nắng lên, gió thoang thoảng. Sảng khoái.
Vào đến chùa Phổ Minh, lên chánh điện lạy Phật xong, tôi được quý thầy niềm nở tiếp đón, thăm hỏi, rồi đàm đạo bên bình trà sen thơm nóng, và nải chuối chin vàng, qua thời gian gần một giờ đồng hồ. Trước khi tạm biệt quý thầy, với lời hẹn gặp lại vào tháng 7 âm lịch tới dịp lễ Đại Tường của Cố Hòa thượng trú trì, tôi không quên lưu lại trong máy ảnh cảnh sắc ngoài cổng, ngoài sân chùa đang trong Mùa Phật Đản. Chùa nhỏ, sân nhỏ, vậy mà quý thầy vẫn hân hoan thiết trí Vườn Lâm-Tỳ-Ni, bày biện trang hoàng công phu tỉ mỉ với cờ hoa đền đuốc sáng trưng ánh Đạo. Thật trang nghiêm, và thật mãn nhãn!
Rời chùa, thấy còn sớm và thuận duyên tiện đường, tôi chạy xe ra Quốc Lộ 1A, nhắm hướng Nam về nhà qua con lộ rộng thênh này, để đến cây số còn cách thành phố Nha Trang 9km, dừng lại, giữ oai nghi để vào chiêm bái Tịnh Xá Ngọc Tòng nổi tiếng.
Tịnh Xá là tên chung của một quần thể kiến trúc, gồm: Tổ Đình Nam Trung, Tịnh Xá Ngọc Tòng và Tịnh Độ Ni Giới, thuộc Hệ phái Khất sĩ, an vị tiếp liền nhau trên một khu đất có bề rộng khoảng 50m, dài chừng 200m. Chính giữa là Tổ đình Nam Trung, thờ Tổ sư Minh Đăng Quang, bên tả là Tịnh xá Ngọc Tòng, bên hữu là Tịnh Độ Ni Giới dành cho ni chúng tu học.
Khi xe chạy gần tới Tịnh Xá, đã thấy phía trước một rừng cờ Phật Giáo phấp phới tung bay. Suốt theo dãy tường dài của cả quần thể kiến trúc, bên vệ đường, là cờ, hoa cỏ, đá, tượng, phù điêu… được trưng bày ngời ngời sắc màu đầy tính nghệ thuật, đậm đà hương đạo, và rất gần gũi thân thiện với dòng đời, với dòng xe xuôi ngược Bắc Nam hằng ngày ngang qua các cổng lớn của chốn thanh tịnh tu hành…
Thật khó tả bằng lời, bằng chữ, chỉ còn cách dùng máy ảnh mà ghi nhận lại từng Nét Đẹp Trang Nghiêm từ ngoài vào bên trong Tịnh Xá.
Không khí và cảnh quan tại vùng đất Lương Sơn đón mừng lần thứ 2642 ngày Đức Phật đản sanh chừng như đã cho tôi một nguồn đạo lực, cũng như sinh lực, để tăng trưởng niềm tin vào chánh pháp mà trở về nhà với tâm an vui sống hướng thiện với đời tục lụy, đa đoan.

Luong-Son-PD-2642-09Luong-Son-PD-2642-08Luong-Son-PD-2642-07Luong-Son-PD-2642-06Luong-Son-PD-2642-05Luong-Son-PD-2642-04Luong-Son-PD-2642-03Luong-Son-PD-2642-02

Cư sĩ VĨNH HỮU

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2011(Xem: 11706)
Tổ Sư thiền Việt Nam đã thất truyền trên hai trăm năm. Đến năm 1977, Hòa thượng hoằng dương Tổ Sư thiền và tổ chức Thiền thất đầu tiên tại Việt Nam.
14/01/2011(Xem: 8116)
Thôi Hiệu (704-754), người Biện Châu, huyện Khai Phong, nay là mộtthành phố lớn thuộc tỉnh Hà Nam. Thôi Hiệu đi chơi tỉnhVũ Xương, trèo lên lầu Hoàng Hạc tức cảnh đề thơ. Bàithơ viết theo thể thất ngôn, lấy tựa là Lầu Hoàng Hạc,dịch âm như sau :
13/01/2011(Xem: 6504)
Ý thức về dòng họ là nét văn hóa tiêu biểu của người phương Đông, ở phương Đông khi nhắc đến một nhân vật, một vĩ nhân hay một người bình thường điều đầu tiên mọi người hỏi đến là tên gì họ gì. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng vậy, khi ứng thân trên cuộc đời này ngài cũng là con cháuthuộc dòng họ Thích Ca ở Ấn Độ.
12/01/2011(Xem: 7022)
Trong thời gian giáo lý của đức Phật đươ.c truyền bá khắp nơi trên Á Châu và thế giới, có nhiều trường phái với nhiều lối giải thích về Phật pháp khác nhau đươ.c sinh lên. Mỗi trường phái chú trọng vào một điểm riêng, có một hệ thống thần học riêng và những phương tiện khéo léo riêng biệt. Mặc dù các truyền thống khác nhau ấy có thể không đồng ý về một số điểm trong giáo lý đức Phật, nhưng có một công thức giáo pháp chung mà bao giờ cũng vẫn là trọng tâm của mọi truyền thống, đó là : Tứ Diệu Đế hay là Bốn Sự Thật Mầu Nhiệm.
11/01/2011(Xem: 11378)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
09/01/2011(Xem: 9300)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
09/01/2011(Xem: 5600)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
06/01/2011(Xem: 7232)
Cũng trên đường Bolsa, nơi cù lao phân chia đại lộ thành hai chiều xe qua lại, người ta trồng một số cây cảnh và sắp một vài tảng đá tạo thành một hòn giả sơn nho nhỏ. Ngay chỗ đó, khách qua lại vẫn thường trông thấy một nhà sư ôm bình bát đứng yên. Đầu đội trời, chân đạp đất. Trời nắng chang chang những ngày vào hạ. Trong các văn phòng, và trên xe, mọi người đều mở máy lạnh. Riêng một nhà sư tuổi trẻ, trang nghiêm đứng ôm bình bát, mắt nhắm lim dim, dáng thẳng, bất động, như một pho tượng.
06/01/2011(Xem: 13921)
Tác phẩm này như một chìa khóa mở ra con đường dẫn dắt những hành giả sơ căn đến với Pháp. Do đó, những ai quan tâm đến nó sẽ hưởng được những lợi ích lớn lao.
06/01/2011(Xem: 6311)
Nhiều chuyên gia Âu Mỹ cho rằng: Phật tử cũng như người Ấn Độ rất hiền hậu, không thích gây hấn, và rất dễ chung sống hòa bình với người khác. Nhìn Đạo Phật, thấy luôn, đó là những người mang tính hòa giải rất cao. Phật tử không chỉ hòa giải với người khác mà họ còn hòa giải với từng con vật bé nhỏ. Họ không sát sinh, như thể sợ rằng, mình ăn thịt chúng, rồi không thoát được kiếp luân hồi sinh tử, đến một ngày nào lại phải trở thành một con vật nào đó, để cho con vật đã từng bị mình ăn thịt ăn lại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567