Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khi Thiên Nhiên Bất Bình, Loài Người Phải Than Khóc

10/04/201313:12(Xem: 7752)
Khi Thiên Nhiên Bất Bình, Loài Người Phải Than Khóc
Khi Thiên Nhiên Bất Bình, Loài Người 
Phải Than Khóc, Nhìn từ Quan điểm Phật giáo
Tỳ khưu Giáo Sư Dhammavihari Thera 

TKN Huyền Châu dịch

Những thảm họa vừa mới xảy ra do những cơn sóng thủy triều như hàng đàn quái vật khổng lồ cuốn phăng tất cả mọi người mọi vật ở vùng duyên hải Đông Nam Châu Á làm loài người trên toàn cầu hoang mang lo sợ, thúc đẩy chúng tôi diễn giải vấn đề nầy theo quan điểm Phật giáo . Khi thiên nhiên bất bình, như chúng tôi đã trình bày ở trên, ảnh hưởng đến mạng sống của con người trên trái đất này ở bất cứ địa hạt nào, bất phân giai cấp, chủng tộc, tôn giáo cũng như đạo đức luân lý nào.

Nhờ những phương tiện thông tin hiện đại trên thế giới, con người ở hang cùng ngõ hẻm nào cũng sử dụng được.Và điều đó, luôn được sử dung rất bén nhạy cho lợi ích, an toàn và hạnh phúc của con người. Nhưng rõ rành rành là thảm họa nầy không thể tránh được. Thiên nhiên chạy nhanh hơn con người. Phải chăng nơi nào con người thành công nơi đó con người sẽ thất bại? Đó là vấn đề chúng ta không bao giờ tự hỏi chính chúng ta. Thà chúng ta khám phá trước trong giới hạn của chúng ta, mỗi một chúng ta, dù ở phương đông, phương tây, phương nam hay phương bắc, nên làm việc trong những giới hạn đó.

Ngay cả trong thời kỳ tiền khoa học, những thảm họa thường xảy ra trong thiên nhiên nầy như động đất, núi lửa bùng nổ, sóng thủy triều, bão nhiệt đới và lũ lụt tàn phá thảm khốc (không quên trận Đại Hồng Thủy Nô-ê). Con người trên trái đất thời đó đã giải thích theo cách rất đơn giản như họ nghĩ, những hiện tượng nầy xảy ra nhiều lần lên đến mức họ cho đó là những hoạt động thánh thần hay sức mạnh siêu nhiên. Người cổ Ấn Độ thời Vệ Đà (nghĩa là hằng ngàn năm trước thời kỳ Phật giáo) đã xem sấm và chớp như những chức năng được phó thác cho Thần Mưa Parjanya. Cho phép ông ta đánh chết những kẻ làm ác trên đời bằng những cú sấm chớp. Rgvada rất tiêu biểu khi nói rằng:” Thần Parjanya, bằng sấm và chớp sẽ đánh chết những kẻ làm ác” Thần Nước, Waruna, cũng đáng sợ không kém gì Thần Mưa. Ông khộng những tỏ ra dữ dội đối với thế giới bên ngoài, bằng những đợt sóng trào khủng khiếp, mà còn trừng phạt thẳng tay những kẻ có tội, làm thân hình họ phình trướng nước và cuốn họ trôi vào vực thẳm như nạn nhân của bệnh phù thủng Ascitis đáng kinh sợ. 

Loài người chưa khám phá ra tính đồng nhất của mình với vũ trụ và nội lực của chính bản thân, đã qùy lạy van xin được che chở. Tại một nơi nào đó, thời kỳ có mưa đá từ trên những vòm trời trút xuống được diễn giải là thần phẫn nộ hay thần báo thù con người vì đã cư xử sai lầm đầy tội lỗi trên đời. Những thảm họa đó được cho là những hình phạt từ trên trời giáng xuống, mà con người phải gánh chịu một cách vô vọng. Dù diễn giải cách gì con người trên đời vẫn cho những hiện tượng nầy, người xưa cho là trời giáng xuống, ngày nay moi người đều biết như những hiện tượng vừa mới tái diễn trện thế giới chúng ta đang sống, đang xảy ra có chu kỳ. Thiên nhiên trong vũ trụ là cái đang là, Phật giáo xem đó như là những biến cố trong thiên nhiên xếp vào loại vận hành của thiên nhiên (utu-niyama). Chúng hoạt động đều đặn như quá trình nẩy mầm của những hạt giống trong môi trường thích hợp. Phật giáo gọi đó là sự vận hành của hạt giống .

Khi những thảm hoạ nầy xảy ra, cướp đi mạng sống con người, chim muông và luôn cả thú rừng không từ một cái gì cả. Tàn phá theo sát gót moi người và muôn vật. Khó tin được sự phán xét nào cho là có tội hay vô tội giáng xuống cho ai đó, trong thảm họa nầy. Chúng ta quên nhìn ý nghĩa đạo đức nào thoát ra từ những điều nầy. Tuy nhiên, trong những trường hợp như thế nầy, mọi người trong chúng ta đã sống sót, và ai trong địa bàn sinh hoat thường nhật của mình đã có lỗi với bạn hay những người chung quanh do sơ suất hay tính toán, bây giờ nên luôn cảm nhận trong chính tự tâm mình, một lỗi đạo đức sâu kín. Đó thực sự là lời cầu nguyện thiết tha- mong điều này nên xảy ra như thế, bất kỳ người đó thuộc chủng tộc hay tôn giáo đạo đức nào. Hay họ sống nơi nào trên thế giới nầy. 

Đối với mọi người, biến cố mới xảy ra nầy thực sự tạo cơ hội để thú tội hay tự chuộc tội ngay trong đời này. Đối với những ai đã khốn khổ trong thảm họa này, không kể đến mặt vật l‎ý, nếu chúng ta thực sự đau khổ trong suốt trận hỗn loạn nầy, thì ngày phán xét đã đến. Điều đó không bị trượt mất. Điều nầy chúng ta chuyển giao như một thông điệp cho nhân loại. Tư duy mới nầy và sự thay đổi thái độ nầy của chúng ta bây giờ là nhân tố không thể phủ nhận được trong phương hướng tái thiết lập cộng đồng đã bị tàn phá bất cứ nơi nào trong vùng chịu thảm họa này. Tốt hơn hằng bao vàng đầy ắp có hoặc không có dây buộc. Chỉ điều nầy thôi sẽ đem lại hòa bình trên địa cầu và thiện chí giữa con người.

Hãy suy nghĩ về những điều đã xảy ra. Chúng ta cần cảnh giác đúng vị trí thực sự của chúng ta trong thế giới chúng ta đang sống. Chúng ta sẽ không tự xem mình là những người được ân sủng ở trên đời nầy, có liên lạc trực tiếp với cõi trên, bất kỳ ở trong vùng riêng biệt nào, khi gặp những hiện tượng nay chúng ta tiếp tục khấn nguyện phục tùng để nhận được đặc ân hợp lý hóa cho đời sống hiện nay của chúng ta. Trái lại, chúng ta những con người phải sinh sống trong mối tương quan của chúng ta với toàn thể vũ trụ ở tầm cao xa hơn. Đây là ý ‎kiến của Giả thuyết Biophilia. Chúng ta phải có ý ‎thức về toàn thể hệ sinh thái đang có quan hệ mật thiết với chúng ta.

Trong thế giới đầy hiểm họa như thể nầy cái chết có thể chắc chắn hơn sự sống nhiều, điều đó đòi hỏi người Phật tử nên sống cách nào hầu tất cả sinh vật quanh chúng ta có thể sống sung túc và an toàn. Ai biết được cái chết sẽ đến với chúng ta ngày mai .Tất cả moi người phải lợi dụng tối đa cơ hội đem phúc lợi cho người khác ‘Mong cho tất cả chúng sanh được an vui hạnh phúc. Mong cho sanh mạng của họ được an toàn.’ Điều nầy phải được thể hiện thực sự chứ không phải chỉ là lời chúc suông ở đầu môi của ai đó. 

Về cơ bản đây là hiến chương cho cuộc sống lành mạnh và hài hòa trong xã hội văn minh. Người con Phật không hủy diệt sanh mạng của một chúng sanh nào và họ cũng chẳng xui khiến người khác làm hại ai. Họ chẳng tán đồng hay ủng hộ bất cứ hình thức sát hại nào do người khác làm. Lòng bi mẫn phải là đạo lý cơ bản của loài người cho sự tồn tại của chính họ. Đây chính là lối suy nghĩ trong lành, khiến Nữ sĩ Victorian Moran viết tác phẩm thú vị có tựa đề là TÌNH THƯƠNG, ĐẠO LÝ CƠ BẢN.

Source: The Buddhist Channel, http://www.buddhistchannel.tv

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2013(Xem: 11810)
Đạt được cơ sở con người, cơ sở đó giống như một cái bình thật quý và hiếm hoi, giúp ta có thể giải thoát tất cả kẻ khác và cho cả chính ta ra khỏi đại dương của Luân hồi, cơ sở con người đó giúp ta biết lắng nghe, suy nghĩ và thiền định, cả ngày lẫn đêm không ngưng nghỉ, đấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.
24/06/2013(Xem: 7812)
Xin chào các vị pháp sư tôn kính, các vị đại đức đồng tu.Xin chúc các vị buổi tối an lành. A Di Đà Phật! Rất hoan nghênh mọi người đến HongKong, cùng nhau tham giachia sẻ học tập tâm đắc về Tịnh Độ Đại Kinh Giải. Nhân duyên này của chúng tarất đặc thù, rất thù thắng. Kinh Vô Lượng Thọ, từ khi Thích Ca Mâu Ni Phậttuyên nói đến nay (năm xưa Phật đã từng nhiều lần tuyên nói bộ kinh này), tuykinh Vô Lượng Thọ là một trong số kinh điển truyền vào Trung Quốc sớm nhất, bảnphiên dịch của kinh cũng có rất nhiều, thế nhưng trong lịch sử của chúng ta,người học tập, đọc tụng, thọ trì thì không nhiều lắm.
22/06/2013(Xem: 7555)
Đây là cách khơi dậy nguồn sinh khí tiềm tàng và nhắc nhớ về đam mê, giúp cuộc sống giàu năng lượng và tuyệt vời hơn. 1. Tham gia vào các hoạt động phù hợp với sở thích hay những nơi giúp bạn rèn kỹ năng: một lớp học nhảy, đi bơi, lớp học diễn thuyết trước đám đông… Tận dụng thời gian để đi học một điều mới rất có ý nghĩa, giúp làm mới bản thân. 2. Hướng bản thân đến hình ảnh mà bạn ao ước hoàn thiện mỗi ngày. Biết mơ ước, giữ ước mơ sâu trong tâm trí và tinh thần để làm động lực cho hành động.
22/06/2013(Xem: 6870)
Mùa Phật đản năm nay diễn ra trong thời gian mà ký ức con người chưa xóa mờ được hình ảnh cuộc thiên tai kinh hoàng xảy ra cho nước Nhật. Kèm với thiên tai đó là sự ô nhiễm phóng xạ ảnh hưởng đến nhiều nước mà nguyên nhân do bàn tay của con người.
21/06/2013(Xem: 7083)
Tâm là của báu chí cao vô thượng, mà chúng ta lâu nay bỏ quên ít chăm sóc, lại chăm sóc thân nhiều hơn. Đa số thường lo chăm sóc thân, hoặc nhà cửa, xe cộ, ruộng vườn sự nghiệp bên ngoài, mà bỏ quên cái tâm. Đây là thiếu sót rất lớn. Tâm quý hơn những thứ đó, là linh hồn của cuộc sống. Nếu chúng ta sống thiếu tâm thì sự sống này thành sự chết. Tâm quan trọng như vậy nhưng ít ai quan tâm đến, bỏ qua chỗ quý báu này.
17/06/2013(Xem: 11026)
Từ Bi và Nhân Cách, Nguyên tác Anh Ngữ: His Holiness Dalai Lama , Việt dịch: Thích Nguyên Tạng, Diễn đọc: Tâm Kiến Chánh
14/06/2013(Xem: 8474)
Một vị giảng sư thành công là vị có kỹ năng và phương pháp. Với kỹ năng và phương pháp, vị giảng sư từng bước xây dựng cho mình sự tin tưởng nơi thính chúng, rèn luyện khả năng khơi gợi sự đồng cảm của thính chúng và khả năng trình bày mọi vấn đề hợp với luận lý. Vị giảng sư cần chuẩn bị cho mình một tư thế để luôn luôn thuyết phục được thính chúng đi đúng con đường của Đức Phật đã dạy hầu đem lại an lạc và hạnh phúc cho họ cũng như xây dựng một xã hội an lạc hài hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]