Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quan Trọng Là Biết Rõ Chính Mình

07/05/201806:47(Xem: 11750)
Quan Trọng Là Biết Rõ Chính Mình
Duc The Ton 1

Namo Buddhaya
Quan Trọng Là Biết Rõ Chính Mình
Ngôi chùa nọ trên núi có nuôi một con lừa, mỗi ngày nó đều ở trong phòng xay thóc lúa
 vất vả cực nhọc kéo cối xay, thời gian lâu dần, lừa ta bắt đầu chán ghét cuộc sống 
vô vị này. Mỗi ngày nó đều trầm tư, “nếu như có thể ra ngoài ngắm xem thế giới bên ngoài, 
không cần kéo cối xay nữa, như thế thật là tốt biết mấy!”
Không lâu sau, cơ hội cuối cùng đã đến, một vị tăng trong chùa muốn dẫn lừa ta 
xuống núi để thồ hàng, lòng nó hứng khởi mãi không thôi. Đến dưới chân núi, vị tăng
 đem món hàng đặt lên lưng nó, sau đó trở về ngôi chùa. Thật không ngờ, khi những người đi 
đường trông thấy lừa ta, ai nấy cũng đều quỳ mọp ở hai bên đường cung kính bái lạy.
Lúc bắt đầu, lừa ta không hiểu gì cả, không biết tại sao mọi người lại muốn dập đầu 
bái lạy nó, liền hoảng sợ tránh né. Tuy nhiên, suốt dọc đường đều như vậy cả, lừa ta
 bất giác hiu hiu tự đắc hẳn lên, lòng thầm nghĩ thì ra mọi người sùng bái ta đến thế. 
Mỗi khi nhìn thấy có người qua đường thì con lừa lập tức sẽ nghênh ngang kiêu ngạo
 đứng ngay giữa đường phố, yên dạ yên lòng nhận sự bái lạy của mọi người. Về đến chùa,
 lừa ta cho rằng bản thân mình thân phận cao quý, dứt khoát không chịu kéo cối xay nữa. 
Vị tăng hết cách, đành phải thả nó xuống núi.
Lừa ta vừa mới xuống núi, xa xa đã nhìn thấy một nhóm người đánh trống khua chiêng
 đang đi về phía mình, lòng nghĩ, nhất định mọi người đến để nghênh đón mình đây mà, 
thế là nghênh ngang đứng ngay giữa đường lộ. Thực ra, đó là đoàn người rước dâu,
đang đi lại bị một con lừa khư khư chắn ngang đường, người nào người nấy đều rất 
tức giận, gậy gộc tới tâp… Lừa ta vội vàng hoảng hốt chạy về chùa, khi về đến nơi thì 
cũng chỉ còn lại chút hơi tàn. Trước khi chết, nó căm phẫn nói với vị tăng rằng:
 “Thì ra lòng người hiểm ác đến thế, lần đầu khi xuống núi, mọi người đều đảnh lễ bái 
lạy ta, nhưng hôm nay họ lại ra tay tàn độc với ta đến thế”, nói xong liền tắt thở. 
Vị tăng thở dài một tiếng: “ Con thật đúng là một con lừa dại dột! 
Hôm đó, thứ mà mọi người bái lạy chính là bức tượng Phật được ngươi
 cõng trên lưng mà thôi”.
* Suy Nghiệm:
Điều bất hạnh lớn nhất trong đời người, chính là cả một đời mà không nhận thức
 được bản thân mình. Đôi khi chúng ta là chính mình, nhưng cũng có những lúc 
ta đánh mất bản thân, có những lúc để nhận thức được bản thân còn khó hơn 
cả việc nhận thức được thế giới chung quanh. Mỗi ngày chúng ta đều soi gương, 
nhưng khi soi gương, có ai từng hói bản thân mình một câu rằng: 
“Bạn đã nhận thức được chính mình chưa?”
- Nếu như bạn có tiền tài, điều người ta sùng bái chẳng qua là tiền tài của bạn,
 chứ không phải chính bản thân bạn, nhưng bạn lại ôm ảo vọng rằng họ 
đang sùng bái mình.
- Nếu như bạn có danh vọng, điều người ta tôn kính chẳng qua là danh vọng của bạn, 
chứ không phải chính bạn, nhưng bạn lại lầm tưởng rằng người khác đang tôn kính mình.
- Nếu như bạn có dung mạo đẹp đẽ, điều người ta mến mộ chẳng qua chỉ là 
''cái vỏ dung mạo'' đẹp đẽ mà tạm thời bạn đang có, chứ không phải chính bạn,
 nhưng bạn lại hoang đường cho rằng người khác đang ngưỡng mộ chính bản thân mình.
Khi tiền tài, danh lợi, vẻ đẹp của bạn không còn nữa, thì cũng là lúc bạn bị vứt bỏ……
 có bao giờ bạn nghĩ đến điều ấy? Điều mà người khác tôn sùng chẳng qua chỉ là
 những ước muốn trong tâm của họ, chứ không phải là chính bạn.
- Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm đức hạnh và trí tuệ chứ không phải
 những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
 Ta nên 
nhìn
 rõ chính mình là điều vô cùng quan trọng và cần thiết vậy!
 


thich tanh tue
 
Bên Đời Con Có Phật
Lạy đức Phật, Người dạy con biết Sống
Biết quay về lắng đọng những nguồn cơn..
Bên dòng đời còn mãi miết thua, hơn
Biết nhìn lại tâm hồn cùng hơi thở.
 
Nhờ Phật dạy, con biết tu là sửa
Niệm tâm từ rộng mở đến vô biên
Và mỉm cười trước nghịch cảnh, chướng duyên
Biết chấp nhận.. rồi bỏ buông tất cả..
 
Với nhân thế sống Từ, Bi, Hỷ, Xả
Với tâm mình là Chánh Niệm, bao dung.
Ngó lỗi người lòng con bị đóng khung
Đời con khổ trong ánh nhìn hạn hẹp.
 
- Lạy đức Phật, con nhủ lòng Sống đẹp
Đời ngắn dài, khép mở một làn hơi!
Thì cớ gì con chẳng phút thảnh thơi..
Mà không sống giữa khung trời thực tại?.
 
Quá khứ đã chết trong miền hoang dại
Và tương lai.. gạo sống chửa thành cơm. 
Hiện tại này con trân quý, cảm ơn
Lòng thanh thản.. đời hoa thơm, trái ngọt.
 
Nghìn xây đắp.. cũng về nơi bèo bọt
Nên nguyện lòng không trói cột gì thêm.
Nhẹ bước về nơi tỉnh thức gọi tên
Sống thất niệm sẽ.. dài đêm lắm mộng.
 
Tạ ơn Phật, con nguyền buông khát vọng
Để hồn con lồng lộng lối yêu thương. 
Giữa trần gian vững chãi một con đường
Đường hạnh phúc chân thường in bóng Phật!
 
- Dù mai đó vô thường con mất tất
Vẫn rất giàu, có Phật giữa đời con..
Như Nhiên - Th Tánh Tuệ
Kỉ niệm Bồ Đề Đạo Tràng đêm Người lên ngôi Chánh Giác
blank
blank
blank
blank
blank
 
Chia sẻ hình ảnh của một ngày tu học nhân mùa Phật đản, 
tại tu viện Đại Bi do nhóm Thiền Sinh Sợi Nắng 
Nam California tổ chức- Saturday May 05 2018
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2021(Xem: 5429)
Vô thường là không chắc chắn, thay đổi, không trường tồn. Vô thường là đặc tính chung của mọi vật. Mọi vật sinh ra điều theo quy luật sinh, trụ, dị, diệt. Khi hiểu rõ về Vô thường con người sống vui hơn. Vì biết rằng thân nhẹ nhàng như mây[2].
30/08/2021(Xem: 9000)
Nụ cười Anh tỏa nắng Giữa dịch bệnh đau thương Trái tim Anh lấp lánh Trong cuộc sống đời thường
27/08/2021(Xem: 5752)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm Hộ trì Tăng Bảo nhân mùa Vu Lan tự tứ, cũng như san sẻ với chư Tăng tu hành nơi xứ Phật trong lúc còn nhiều khó khăn do Dịch covid ... Vào sáng thứ Ba 24 Aug 2021 vừa qua chúng con, chúng tôi đã thiết lễ cúng dường chư Tăng thuộc các truyền thống Phật giáo tại Bồ Đề Đạo Tràng Bodhgaya India với sự bảo trợ của chư tôn đức Ni và chư Phật tử 4 phương...
26/08/2021(Xem: 4567)
Namo Sakya Muni Buddha Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử Lịch Pháp thoại và khóa tu tại Hoa Kỳ trong tháng 9, 10, 11 & 12 2021 với sự chia sẻ của Thầy Thích Tánh Tụê. Thứ 7 ngày 4 tháng 9 - 2021 Từ 2PM to 5PM Pháp thoại & sinh hoạt với ACE Câu Lạc Bộ Trần Nhân Tông. 9311 McClure ave Westminster Ca 92683 Liên hệ chi tiết: Đạo hữu minh Anh (714) 319 3455
24/08/2021(Xem: 6921)
Tôi lúc nhỏ đi vào truy môn, ban đầu đọc tụng danh hiệu của 88 Đức Phật, trong lòng yên lắng, được điều chưa từng có! Nay tôi già rồi, mỗi khi xưng niệm danh hiệu, niềm hỷ lạc vẫn như xưa. Có điều tôi chưa xem xét [các danh hiệu ấy] xuất từ Kinh nào? Gần đây tôi tham cứu Đại tạng thì mới biết rằng 35 Đức Phật xuất từ Kinh Đại Bảo Tích, được trình bày rất rõ ràng xuyên suốt bản kinh. Người đương thời góp nhặt danh hiệu 88 Đức Phật, bỏ qua kinh văn, chỉ chép danh hiệu Phật là để giản tiện, nhưng người đọc sẽ không biết xuất xứ từ đâu.
23/08/2021(Xem: 4368)
Kính bạch Thầy hôm nay giỗ Mẹ , con tự khấn thầm sẽ học lại Trung bộ kinh mà trước đây đã học chưa trọn vẹn qua sách của HT Thích Minh Châu và Ni Sư Trí Hải chú giải thì may mắn làm sao con thấy online trọn bộ trên YouTube của Sư Sán Nhiên giảng tại Mỹ và được chú thích rõ ràng và ngay bài đầu tiên con đã thu thập và nhớ lại những gì đã học , kính xin phép Thầy cho con trình pháp xen kẻ với những pháp thoại của Thầy để cúng dường Pháp Bảo hầu kiếp sau có cơ hội tiến tu trên đường Đạo . Kính đảnh lễ Thầy, kính đa tạ và tri ân Thày, HH
20/08/2021(Xem: 5337)
Người Á Châu không ai là không biết đến hoa Sen. Vì Á Châu chúng ta có khí hậu ấm áp, nhất là những xứ như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Quốc và ngay cả Đại Hàn hay Nhật Bản, hoa Sen vẫn thường nở khoe sắc thắm vào mùa Hè nắng ấm. Sen có nhiều loại và nhiều màu khác nhau, nhưng hai màu chính mà chúng ta thường thấy là hoa Sen màu hồng và hoa Sen màu trắng. Trong Kinh A Di Đà diễn tả về màu sắc của hoa Sen ở thế giới Tây Phương Cực Lạc thì có cả hoa Sen màu xanh tỏa ra ánh sáng xanh, hoa Sen màu vàng tỏa ra ánh sáng vàng nữa; nghĩa là có nhiều màu sắc khác nhau khi hoa được trổ ra nơi cảnh giới giải thoát ấy.
20/08/2021(Xem: 6092)
Ai đã sống trải qua thời kỳ u ám thê lương của những năm đất nước đói nghèo với tên gọi "thời bao cấp", ắt hẳn thấm thía và nhận biết giá trị quý báu của chén cơm, manh áo. Nói không quá, "cơm trắng, áo đẹp" hầu như chỉ có trong... giấc mơ. Một xị dầu lửa, hay một cục xà bông để vừa giặt, vừa tắm, vừa gội đầu, cũng là những vật phẩm giá trị không phải muốn có lúc nào là được đâu.
19/08/2021(Xem: 6479)
Không sống với quá khứ, cũng không mơ tưởng tương lai. Hãy tập trung tâm thức vào giây phút hiện tại.
19/08/2021(Xem: 7621)
Phật Đản và Vu Lan là hai ngày lễ lớn nhất của Phật giáo trong năm. Riêng đối với tuổi trẻ thì Phật Đản là gốc rễ mà Vu Lan là hoa lá cành. Gốc rễ giữ cội nguồn và hoa lá cành làm giàu thêm vẻ đẹp. Phật Đản là ngày lễ trọng đại mừng Đức Phật Thích Ca ra đời. Vu Lan là ngày kỷ niệm Mục Kiền Liên tâm thành hiếu hạnh. Tích Mục Kiền Liên cứu mẹ đã trở thành biểu tưởng bái vọng của tinh thần báo hiếu tâm linh và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]