Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 12

04/02/201820:02(Xem: 5133)
Bài 12
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (12)
 
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 his-holiness-dalai-lama-102

 

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, trong đời sống của một người, chỗ nào mà ngài nên cố gắng để nhận ra mong ước và khát vọng của ngài? Và chỗ nào ngài nên dừng lại? Câu hỏi của tôi có thể thích hợp đến mọi phương diện của đời sống hằng ngày của chúng ta, giống như sự hợp tác, nuôi dưỡng con cái, nơi làm việc và mọi thứ.

 

ĐÁP: Đó là câu hỏi rất lớn. Dĩ nhiên, vì tất cả những khát vọng hay đối tượng mà chúng ta muốn thành đạt, trước tiên nhất chúng ta phải phân tích chúng ta có thể đạt được bao nhiêu. Sau đó, chúng ta nên có một sự tiếp cận thực tiển, vì thế chúng ta có thể có những kết quả hài lòng hơn. Nếu sự tiếp cận là không thực tiển hay mục tiêu quá lớn, thì không thể hiện thực được. Cho nên lúc bắt đầu là rất quan trọng.

 

Sau đó, tôi nghĩ, một cách căn bản có hai điều – mục tiêu cho những giá trị vật chất và cho những giá trị tinh thần nội tại, giống như hòa bình và tĩnh lặng của tâm thức. Chỗ mà những giá trị vật chất được quan tâm, luôn luôn có giới hạn – ngay cả quý vị trở thành một tỉ phú, sự tham lam của quý vị có thể vẫn không hài lòng, quý vị có thể vẫn muốn nữa và nữa, và cuối cùng, quý vị sẽ chạm phải giới hạn. Thế nào đi nữa, khi có một sự giới hạn, thì quý vị nên thực hành sự toại nguyện. Không có giới hạn với giá trị nội tại – nổ lực và thực tập hơn nữa sẽ tiếp tục thu hoạch kết quả hơn nữa. Những phẩm chất tinh thần tốt đẹp này luôn luôn gia tăng vì chúng không căn cứ trên thân thể.

 

Bất cứ giá trị nào căn cứ trên thân thể vật chất sẽ có một sự giới hạn. Thí dụ, tầm nhìn của mắt có một sự giới hạn bởi vì nó lệ thuộc trên nhãn căn hay con mắt và não bộ. Thể trạng tinh thần không căn cứ trên trình độ thân thể, cho nên càng rèn luyện, nó càng phát triển. Trong lãnh vực ấy, một cách hợp lý, quý vị nên luôn luôn nổ lực và cố gắng để cải thiện, vì phạm vi của nó là vô hạn. Thông thường chúng ta chỉ làm ngược lại. Trong lãnh vực vật chất, nơi mà trong bất cứ trường hợp nào cũng có một sự giới hạn, thì chúng ta không bao giờ toại nguyện. Chúng ta luôn luôn muốn nữa và nữa. Nhưng ở chỗ những giá trị nội tại được quan tâm, thì chúng lại ta toại nguyện. Đó là một sai lầm.

 

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài có ý kiến gì về việc ăn thịt? Những con thú chúng ta săn, giết và ăn cũng muốn sống. Tôi tự hỏi chúng cảm thấy gì? Ảnh hưởng của việc ăn thịt là gì lên trí thông minh và tâm thức của con người?

 

ĐÁP: Chủ trương trường chay là một truyền thống cả nghìn năm, và tôi nghĩ là điều đó rất tốt. Ở Tây Tạng, theo truyền thống, dĩ nhiên – trong một số vùng ở cao nguyên Tây Tạng – không có rau cải hay trái cây; và trong thời xưa, đời sống của người Tây Tạng lệ thuộc hoàn toàn vào thú vật, cho sửa, da, long, và những thứ như vậy. Cho nên, một cách căn bản, người Tây Tạng theo Phật giáo, nhưng trong lúc ấy không ăn chay. Trong trường hợp của riêng tôi, khi tôi vào tuổi mười bốn hay mười lăm, tôi đã thay đổi các thực đơn lễ lạc chính thức, vốn trước đây liên hệ đến rất nhiều thịt, thành thực phẩm chay lạc. Rồi thì sau năm 1965, tôi cố gắng để trở thành người ăn chay. Trong hai mươi tháng sau đó, tôi là người ăn chay. Nhưng sau đó, rắc rối ở túi mật của tôi bắt đầu, vì vậy sau đó, tôi nghĩ khoảng 1967, tôi trở lại việc ăn uống không chay lạc trước đây của tôi.

 

Sau này, tất cả những học viện Tây Tạng lớn dừng phục vụ thịt và đã bắt đầu phục vụ thức ăn chay từ những nhà bếp quen thuộc của họ. Những nhà bếp thông thường của một số trường cũng tự động từ bỏ phục vụ thịt. Và rồi thì, tất cả những khu định cư Tây Tạng ở Ấn Độ, chúng tôi đã quyết định không nuôi heo, cá và trang trại gà vịt. Một hay hai khu định cư giữ một số gà vịt, họ nói, chỉ để lấy trứng. Sau đó, tôi đã yêu cầu họ, quý vị sẽ làm gì khi các con gà mái thôi đẻ trứng. Không có câu trả lời rõ ràng. Vài trăm con gà mái được tiếp tục nuôi dưỡng sau khi chúng không đẻ nữa; rất tốn kém. Sau đó, chúng được đưa tới từng gia đình, cũng rất nặng nề.

 

Cho nên tôi đã yêu cầu giữ lại nếu những trang trại lấy trứng thật cần thiết vì lý do kinh tế, thật sự cần thiết cho dân định cư. Nếu không quan trọng, tôi yêu cầu họ dẹp bỏ trang trại ấy. Do thế bây giờ, trong hai thập niên qua không có khu định cư nào có trang trại lấy trứng. Vì thế, đó là một sự đóng góp nhỏ của chúng tôi đối với việc thúc đẩy vấn đề ăn chay. Như đối với cá nhân, tùy họ mà thôi.

 

Ở trình độ tinh thần, ảnh hưởng nào của việc ăn chay lên tâm thức thì khó để nói. Nhưng rồi thì, cũng có những vấn đề môi trường. Những nông trại nuôi bò hay thú khác để lấy thịt cũng rất xấu cho môi trường. Cách họ nuôi thúc thú vật – cố gắng để làm chúng lớn nhanh lên và không tự nhiên và trở thành mập béo – cũng rất tai hại cho sức khỏe chúng ta. Ngày nay, các nhà khoa học nói rằng những thứ gọi là sản xuất thực phẩm sạch (organic: hữu cơ) là tốt hơn cho sức khỏe. Mới đây, những loại bệnh tật nào đó đã lan truyền vì thịt bò, heo, và gà. Cũng có những báo cáo rằng một số cá trong một số vùng nào đó đã giảm thiểu vì đánh bắt quá nhiều. Tôi nghĩ chúng ta nên có một số giới hạn nào đó, thay vì sản xuất một cách tàn nhẫn hàng triệu con thú và rồi làm thịt chúng.

 

Và trong khi ấy, nếu toàn thể nhân loại đều ăn chay cả, điều đó cũng không thực tế và khó khăn. Nhưng tôi nghĩ thật quan trọng để giáo dục con người rằng thật tàn nhẫn để nuôi thú vật và rồi thật tàn nhẫn để bán thịt của chúng, mà không cảm giác gì đến nổi đau đớn của chúng và không có sự tôn trọng sự sống của chúng; điều này chắc chắn là sai. Chúng ta không thể đưa ra luật lệ, nhưng quá giáo dục, thì chúng ta có thể cải thiện sự tỉnh thức.

 

HỎI: Điều gì quan trọng nhất mà chúng ta nên dạy dỗ con cái chúng ta?

 

ĐÁP: Sáng nay, chúng ta đã có một số thuyết giảng nghiêm túc về Phật giáo cũng như hành thiền, ở chỗ có nhiều trẻ em rất nhỏ. Tôi nghĩ chúng thường có tự do tối đa – chạy rông chỗ này chỗ nọ - và ở tuổi ấy, tôi nghĩ chúng không quan tâm về tầm quan trọng của những nền tảng xã hội, hay một người có được học vấn hay không. Chúng không quan tâm, miễn là chúng được nô đùa với nhau, chúng mĩm cười với nhau. Tôi nghĩ đó là một thể trạng rất trong trắng của tâm thức. Ở tuổi ấy, chúng ưa thích tình cảm và sự chăm sóc của người khác rất nhiều.

 

Dần dần, khi chúng lớn lên, những đứa trẻ này sẽ có nhiều độc lập hơn và nương tựa ngày càng ít  vào sự chăm sóc của người khác. Sau đó, sự ưa thích vào tình cảm của người khác trở thành không liên can nhiều như vậy. Ở trình độ ấy, tôi nghĩ chúng ta cần, qua giáo dục, để nhắc nhở chúng rằng tình cảm là rất quan trọng cho đời sống của chúng ta. Và rằng quý vị nên là một người tình cảm hơn, bởi vì nó ở trong mối quan tâm bậc nhất của quý vị. Tôi nghĩ ở Hoa Kỳ, cũng như ở Canada, trong nhiều trường hợp, có một số thảo luận nhiệt tình về tầm quan trọng của những chủ đề từ ái và bi mẫn trong nền giáo dục ngày nay. Hay, nói cách khác, vai trò của đạo đức luân lý trong hệ thống giáo dục ngày nay. Tôi đã thấy rất nhiều những buổi nói chuyện xảy ra ở Quebec và Montreal. Có những buổi tập huấn cho các giáo viên đặc biệt về vấn đề giới thiệu đạo đức luân lý trong một hệ thống giáo dục thế tục. Họ đã mời tôi và tôi cũng đã nói chuyện với họ. Do vậy, có những người nào đó thật sự làm việc, trong việc nghiên cứu, về vấn đề giới thiệu đạo đức luân lý trên căn bản thế tục trong hệ thống giáo dục hiện đại như thế nào.

 

Thế nên cuối cùng, tôi hy vọng có một số ý tưởng mới trong những cung cách giáo dục trẻ con về đạo đức luân lý qua những trường lớp công cộng và nền giáo dục thế tục, mà không cần đụng chạm đến tôn giáo. Trong lúc ấy, đối với cha mẹ, cũng quan trọng ngang bằng như vậy để đề nghị và khuyến khích họ không chỉ về những chủ đề như lịch sử, nhưng về từ bi yêu thương và tình cảm, qua chứng minh, chứ không chỉ bằng ngôn ngữ. Nếu cha mẹ hay giáo viên đang nói về từ bi yêu thương nhưng lại biểu hiện một khuôn mặt giận dữ, thì không thể đem đến sự thuyết phục cho tâm thức con trẻ. Vì vậy nên dạy dỗ qua hành động – lòng từ ái chân thành, tình cảm thật sự. Có những chương trình giảng dạy không bao gồm chủ đề đạo đức luân lý theo căn bản thế tục, nhưng quý vị, như một vị giáo viên, có thể dạy học trò của quý vị về những giá trị đạo đức và luân lý này.

 

Hiện tại, tôi nghĩ về nhiều vấn nạn mà chúng ta đang đối diện, một số là các tai họa nghiêm trọng, vượt khỏi sự kiểm soát của chúng ta, nhưng một số thật sự là các vấn nạn do con người tạo ra, như sự sợ hãi khủng bố và xung đột nhân danh các truyền thống tôn giáo khác nhau. Và cũng thế, trong một số trường hợp, rắc rối đã được tạo ra trên căn bản của sự đối xử phân biệt. Như tôi đã đề cập trước đây, một cách căn bản, chúng ta đều là những con người giống nhau. Mọi người cùng có quyền để hạnh phúc. Nhưng qua sự đối xử phân biệt, có những rắc rối không cần thiết.

 

Tôi cảm thấy thật sự hào trong truyền thống bất bạo động cổ truyền của Ấn Độ -ahimsa – có một ý nghĩa hòa hợp tôn giáo. Thật sự, tôi cảm thấy tự hào rằng những truyền thống này vẫn được duy trì tại Ấn Độ. Trong khi đó, cũng có hệ thống đẳng cấp và sự phân biệt đối xử trên căn bản của đẳng cấp. Những truyền thống này là lỗi thời, và chúng ta phải tuyên bố chúng một cách nghiêm túc. Những vấn đề này do con người tạo ra – những tạo tác của chính chúng ta – và bất cứ vấn nạn nào do chính chúng ta tạo ra thì chúng ta phải có khả năng hay có quyền thay đổi. Tôi mạnh mẽ cảm thấy như vậy. Tôi đã  nghe rằng trong một đảo nào đó ở Thái Bình Dương, bà mẹ là người chủ trong cộng đồng, trong gia đình. Cho nên có ưu thế của phụ nữ và một số quyền lợi cho bà mẹ. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên học hỏi thêm từ truyền thống ấy.

 

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, nếu chúng ta thật sự tin việc tái sanh, tại sao chúng ta lại sợ việc dân số quá đông, nếu lý do cho việc đó là tái sanh? Không phải việc đó là mâu thuẩn sao?

 

ĐÁP: Không. Theo quan điểm của Phật giáo, và cũng theo một số truyền thống Ấn Độ cổ đại, thế giới là vô hạn. Rõ ràng, quý vị sử dụng cảm nhận thông thường của quý vị. Bây giờ thế này, từ hàng tỉ thiên hà ở đấy, chỉ có hành tinh này, chỉ trong thái dương hệ này – chỉ ở đây mà thôi – là có con người. Thật khó khăn để nói, nhưng phải có hàng tỉ hành tinh tương tự như thế có thể hổ trợ sự sống. Cho nên phải có nhiều sự sống hơn trong chúng. Vậy thì chúng ta giống như những khách du lịch. Chúng ta đến từ những hành tinh khác, sống hàng trăm năm ở đó, và rồi lại đi đến nơi nào khác. Đó là vấn đề theo quan điểm của Phật giáo, cho nên không có mâu thuẩn.

 

HỎI: Đức Thánh Thiện có tin trong đời sống của ngài, trong hai mươi hay bốn mươi năm, những tôn giáo quan trọng của thế giới có thể hợp tác và làm việc với nhau đối với việc nhận ra mục tiêu chung của chúng ta không? Ngài khuyến  nghị gì cho con người bình thường về những gì chúng ta có thể làm cho một sự đối thoại như vậy?

 

ĐÁP: Đức Giáo hoàng John Paul II đã đề xướng Hội nghị Assisi. Điều này liên hệ không chỉ những lãnh đạo của các giáo phái Ki tô khác nhau mà cũng có những tôn giáo Á châu – Phật giáo, Ấn giáo, và Hồi giáo. Tại Vaticant, tôi nghĩ những tài liệu của họ bây giờ dùng chử “đa nguyên”. Cho nên dường như rằng bây giờ khắp thế giới, khái niệm về vài tôn giáo đang lớn mạnh.

 

Một sự quán sát quan trọng là khái niệm về một tôn giáo, một chân lý, và khái niệm vài tôn giáo và vài chân lý – hai thứ này rõ ràng mâu thuẩn, nhưng cả hai là quan trọng. Bây giờ, vấn đề là chúng ta có thể vượt thắng sự mâu thuẩn này như thế nào? Khái niệm về một tôn giáo, một chân lý, trong mô thức của một cá nhân, là rất quan trọng nhằm để làm mạnh niềm tin của người ấy đối với tôn giáo của người ấy. Nhưng trong quan điểm của một cộng đồng, trong ngôn ngữ của vài người … Thí dụ, ở trong thời khắc này, có những người khác nhau của những tôn giáo khác nhau ở đây. Do vậy, sự thật rằng vài chân lý, vài tôn giáo đã hiện hữu ở đây. Do vậy, trong hình thức cá nhân, có một chân lý và một tôn giáo, trong mô thức của cộng đồng, khái niệm của vài chân lý và vài tôn giáo là thích hợp. Không mâu có gì mâu thuẩn; chúng ta phải phân biệt giữa tín ngưỡng đối với tôn giáo của một người và tôn trọng tất cả các tôn giáo khác. Vì thế, không có mâu thuẩn – sự nhận thức này đang lớn mạnh tuy thế, tôi nghĩ rằng chúng ta cần nổ lực hơn.

 

Thông thường, tôi có bốn ý kiến rằng tôi đang thực tập và triển khai thực hiện rong hơn năm mươi năm. Trước tiên nhất, tôi gặp gở với những học giả từ các truyền thống khác nhau và những trình độ chuyên môn để thấy những gì tương tự và những gì khác nhau tồn tại. Khi chúng ta thấy những khác biệt, thí dụ, trong triết lý, rồi thì tôi đi đến bước thứ hai – một sự đối thoại giữa những hành giả về các kinh nghiệm thật sự sâu sắc của họ. Như vậy sẽ mang đến một sự thông hiểu sâu hơn về giá trị và năng lực về tôn giáo của người khác, và như vậy thì rất lợi lạc.

 

Và thứ ba là để nhìn vào khung cảnh lớn, như việc thăm viếng những thánh địa của những truyền thống khác nhau. Có một cảm nhận, tôi ở Lourdes, Pháp quốc; Fatima, Bồ Đào Nha; và rồi dĩ nhiên, ở Roma và Jerusalem. Một lần, sau diễn thuyết về giáo lý Ki tô đến một nhóm Ki tô hữu ở Anh quốc, một số anh chị em Ki tô hữu đã đến Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ. Mỗi buổi sáng nhóm Ki tô hữu đã ngồi thiền im lặng nửa tiếng dưới cây Bồ Đề. Thật là lợi lạc. Chúng ta có thể trải nghiệm những làn sóng nào đó từ những thánh địa. Một lần ở Lourdes, trước bức tượng của chúa Giê-su, tôi đã cảm thấy ngưỡng mộ vô vàn và cảm kích thánh địa này, vốn cung ứng lợi lạc và linh cảm lớn lao cho hàng triệu hàng triệu Ki tô hữu.

 

Và tại Fatima, một buổi sáng, chúng tôi đã viếng thăm một thánh địa ở đó, nơi có một bức tượng nhỏ của Maria. Chúng tôi dành một lúc ở trước tượng Maria để thiền im lặng. Rồi thì, khi chúng tôi rời khỏi, tôi quay lại nhìn bức tượng nhỏ ấy và tôi thật sự thấy bức tượng ấy mĩm cười. Vậy nên, tôi đã cảm thấy một sự phù hộ từ Maria. Dĩ nhiên, về mặt kỷ năng, tôi không phải là một tín hữu của Maria hay Giê-su, nhưng tôi chân thành tôn kính và ngưỡng mộ truyền thống ấy. Cho nên, tôi nghĩ là tôi đã tiếp nhận một sự phù hộ nào đó.

 

Và phương pháp thứ tư thì giống như cuộc gặp gở Assisi nơi mà những lãnh đạo của những truyền thống đến với nhau, và nói trong cùng âm thanh của hòa bình và tâm linh. Phương pháp thúc đẩy sự thấu hiểu gần gũi hơn của các truyền thống tôn giáo khác nhau, và quan trọng nhất, sự tiếp xúc một cách rộng rãi là rất cần thiết.

 

Ẩn Tâm Lộ, Saturday, December 2, 2017

Trích từ quyển The Big Book of Happiness

 

*

 

HỎI VÀ ĐÁP

 

HỎI: Hành động của từ bi yêu thương đơn giản nhất nhưng có tác dụng nhất là gì?

 

ĐÁP: Đơn giản nhất? Hiệu quả nhất? Tôi không biết. Tôi nghĩ quý vị phải chú ý hơn đến thế giới nội tại của chúng ta. Đó có nghĩa là một thế giới của tâm lý, cảm xúc và tư tưởng. Mặc dù vào thời xưa những thứ này hiện hữu như một bộ phận của tôn giáo và triết lý, thường thường tôi phân chia chúng thành 3 con đường.

 

Trong Phật giáo, tôi phân chia chúng thành khoa học Phật giáo, triết học Phật giáo, và tín ngưỡng Phật giáo. Triết học Phật giáo, đến một mức độ nào đó, và chắc chắn tín ngưỡng Phật giáo, là chỉ dành cho Phật tử, và không có liên hệ gì với những người khác. Nhưng khoa học Phật giáo là điều gì ấy chung. Bây giờ ở phương Tây, các nhà khoa học đang làm việc với não bộ, thần kinh, và cảm xúc của con người đang bắt đầu quan tâm vào những thông tin chi tiết hơn từ truyền thống Ấn Độ cổ xưa. Cho nên, tôi nghĩ là nó hữu ích. Để có thêm những thông tin nào đó, trải nghiệm bởi chính ta. Đó là những gì tôi có thể nói – phần còn lại thì tôi không biết.

 

HỎI: Ngài có viễn tượng căn bản nào cho toàn thế giới, mà ngài cảm thấy có thể đạt được một cách thực tiển trong vài thập niên tới?

 

ĐÁP: Tôi nghĩ rằng trong chính thế kỷ này, nếu chúng ta nổ lực, một cách chính yếu qua giáo dục, thì tôi nghĩ một thế giới thân hữu hơn, hòa bình hơn, và yêu thương hơn có thể thành tựu. Một thế giới phi quân sự hóa – tôi không biết. Nhưng chắc chắn, tỉ lệ của xung đột sẽ giảm thiểu. Loại thế giới tốt đẹp hơn như thế là rất có thể, nói một cách thực tiển.

 

Oh, tôi muốn thêm một thứ nữa. Trong thế giới vật chất, một vấn nạn là khoảng cách giữa giàu và nghèo. Điều này là thật sự không chỉ ở cấp độ thế giới mà cũng ở mức độ quốc gia. Hãy nhìn vào USA, nơi những nhà tỉ phú đang gia tăng, nhưng bộ phận nghèo hơn của người nghèo vẫn tiếp tục nghèo. Tôi nghĩ Singapore có thể khá hơn – gần như một thị quốc, có phải không? Tôi nghĩ khoảng cách này có thể ít hơn ở đấy, tôi không biết. Bằng như khác hơn, ở Ấn Độ, bất hạnh thay như ở Trung Hoa cũng vậy, khoảng cách giữa nghèo và giàu đang gia tăng một cách nhanh chóng. Điều này không phải sai lầm một cách đạo đức, mà cũng là một nguồn gốc của rắc rối thực tế. Tôi nghĩ chúng ta nên bày tỏ vấn nạn này một cách nghiêm túc. Điều đó là rất quan trọng.

 

Đây là nơi mà vai trò của yêu thương trở thành quan trọng – gia đình hay xã hội giàu có hơn nên quan tâm nghiêm túc trong nhu cầu của khu vực nghèo hơn của thế giới. Trong một quốc gia cũng vậy, người giàu sang hơn bố thí giáo dục, y tế, kỷ năng, hay khí cụ cho người nghèo và không nên khinh rẻ họ; phải nên giúp đở họ có được sự tự tin.

 

Tôi không tin bất cứ người nào sinh ra thấp kém hay cao thượng. Xét cho cùng những sự phân chia này là sáng tạo của chúng ta. Có lần, khi ở Nam Phi, tôi đã viếng thăm một gia đình da đen, nơi một người trong gia đình là giáo viên. Và việc này chỉ mới sau khi thay đổi, với Nam Phi trở thành một quốc gia dân chủ. Cho nên tôi đã nói với gia đình, “Hiến pháp của quý vị đã thay đổi, mọi người bình đẳng, không  còn bất cứ sự phân chia chủng tộc hay những sự phân biệt chủng tộc – nhưng theo tinh thần và cảm xúc cần có thời gian để hòa hiệp.” Rồi tôi trình bày, “Bây giờ cộng đồng da đen phải lãnh nhận trách nhiệm trọn vẹn, và nhận thức nó qua giáo dục, huấn nghệ, và sự tự tin.” Và rồi người giáo viên đó đã nói với tôi, “Não bộ của chúng tôi yếu kém. Chúng tôi không thể sánh ngang với người da trắng.”

 

Ngay lúc ấy tôi cảm thấy rất buồn. Đó là nguồn gốc của vấn nạn bây giờ. Tôi nói với người ấy, “Hoàn toàn sai. Từ lúc sinh ra, não bộ của chúng ta giống nhau. Sự khác biệt trong màu da chi là bề ngoài. Một cách căn bản chúng ta là những con người giống nhau – cùng tiềm năng, cùng năng lực.” Tôi kể cho ông ta thí dụ về hoàn cảnh Tây Tạng. Tôi nói với ông ta rằng nếu mọi người có cùng cơ hội, thì chúng ta có thể chứng minh rằng chúng ta là giống nhau, chúng ta bình đẳng. Tôi đã bàn luận rất lâu với ông ta. Rồi thì cuối cùng, với những cái nhìn xa xăm, thầm thì với tôi, người ấy đã tự tin rằng chúng ta là giống nhau . Vào lúc ấy, tôi cảm thấy khuây khỏa vô vàn – tối thiểu thái độ tinh thần của một người bây giờ đã thay đổi!

 

HỎI: Làm sao chúng ta biểu lộ lòng yêu thương đến người nào đó đã tứng làm tổn thương đến người khác?

 

ĐÁP: Như tôi đã đề cập trước đây, lòng yêu thương định kiến và lòng yêu thương vô tư là hai thứ. Lòng yêu thương định kiến, một cách phổ thông là sản phẩm của sinh học. Nó đến với chúng ta từ lúc sinh ra. Rồi thì với sự giúp đở của trí thông minh và tri thức của chúng ta – một kiến thức về những hậu quả dài hạn và ngắn hạn – lòng yêu thương của chúng ta trở thành vô tư. Loại yêu thương không định kiến ấy sinh ra từ tuệ trí hay tri thức, có thể mở rộng đến kẻ thù ta. Có những lý do cho điều này. Người tạo ra tổn thương đến người khác thực hiện vì cảm xúc tiêu cực. Cho nên có một loại lý do để cảm nhận quan tâm đến người đó.

 

Rồi thì, dĩ nhiên, có hai thứ - về phía nạn nhân và về phía thủ phạm. Về lâu về dài, có lý do hơn để quan tâm cho thủ phạm, bởi vì, trước nhất, theo tôn giáo hữu thần, người ấy đang hành động chống lại mong ước Thượng Đế và sẽ phải đối diện với những hậu quả tiêu cực. Quan điểm của tôn giáo vô thần là thủ phạm gây tổn thương tích lũy nghiệp chướng tiêu cực, vì thế không chóng thì chầy, xét cho cùng người ấy phải đối diện với những hậu quả tiêu cực. Thế nên có lý do hơn để quan tâm cho thủ phạm. Về mặt khác, vì nạn nhân đã đau khổ rồi, theo quan điểm hữu thần, Thượng Đế bây giờ sẽ chăm sóc cho người ấy nhiều hơn và theo quan điểm vô thần, người ấy đã đóng lại một chương của nghiệp xấu cân bằng trong quá khứ. Điều này có lý không? Ngay cả theo quan điểm thế tục, người làm sai – thủ phạm gây tổn thương, kẻ sát nhân, kẻ trộm, kẻ lừa dối, ngược đãi tình dục – sẽ phải đối diện với những hậu quả của luật lệ. Cho nên có lý do để quan tâm đến người làm sai. Và trên căn bản ấy, ta mở rộng lòng yêu thương đến người làm sai.

 

HỎI: Ngài có xem môi trường là một loại phẩm vật quý cho người giàu, và chúng ta có thể làm gì để duy trì cân bằng giữa lòng yêu thương cho người khác và hành tinh của chúng ta?

 

ĐÁP: Vấn đề môi trường, đối với tôi, là một vấn đề mới và sự thấu hiểu mới. Khi chúng tôi ở Tây Tạng, khí hậu khô và nóng, dân số ít ỏi, tất cả các nguồn nước đều có thể uống – không có vấn đề gì. Cho nên chúng tôi không có ý kiến gì về nước ô nhiễm. Vì thế cuối cùng, như một kết quả của nhiều lần gặp gở với những nhà khoa học và chuyên môn về sinh quyển, tôi đã chú ý đây là một vấn đề rất nghiêm trọng như thế nào. Hành tinh này của sáu tỉ con người là ngôi nhà duy nhất cho sáu tỉ người ấy. Mặt trăng trong xinh đẹp trong màn đêm – có rất nhiều thơ ca về mặt trăng – nhưng nếu chúng ta đánh mất ngôi nhà của chúng ta và cố gắng để định cư trên mặt trăng, điều đó sẽ là vô vọng. Tôi nghĩ hành tinh xanh này là ngôi nhà duy nhất cho nhân loại và những sinh vật khác.

 

Tôi nghĩ sự hâm nóng địa cầu có thể là qua việc mặt trời và vị trí của hành tinh chúng ta với mặt trời – là ở ngoài sự kiểm soát của chúng ta. Tôi nghĩ 5 tỉ năm trước đây, khi hành tinh này dần dần hình thành, hoàn cảnh không như thế. Do vậy, trong tương lai, sau vài tỉ năm nữa, mặt trời của chúng ta sẽ biến mất. Vì thế những thứ này là một câu hỏi khác. Nhưng với một phạm vi nào đó, qua sai sót của chúng ta, chúng ta đã tạo ra vấn đề lớn với sự hâm nóng địa cầu. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng hiện nay. Một nhân tố khác là sự chém giết là thứ mà tôi đề cập.

 

Nhưng sự suy thoái môi trường là vô hình. Không có nhiều sự chú ý, nó đang ảnh hưởng hơi thở của chúng ta, lá phổi của chúng ta, đôi mắt của chúng ta, là những thứ có thể chúng ta không chú ý cho đến khi quá trể. Do thế, điều này nghiêm trọng hơn. Chúng ta phải chú ý nhiều hơn đến vấn đề này. Vấn đề này không là một sự công bằng mà chúng ta chỉ có thể nói thôi – đây là một việc thực hành. Vì vậy, việc nghĩ về môi trường phải nên là một bộ phận của đời sống hàng ngày của chúng ta. Sự đóng góp bé nhỏ vớ vẩn của tôi đối với vấn đề đó, tôi nghĩ bây giờ là đã vài thập niên, là tôi chưa bao giờ dùng bồn tắm, chỉ vòi bông sen thôi. Ngay cả thế, tắm rửa mỗi ngày – một lần buổi sáng và một lần buổi tối là – là một sự xa xỉ lớn. Cho nên việc hành động có trách nhiệm đối với việc thiếu nước hay điện năng, tôi nghĩ nên là một phần của đời sống hàng ngày.

 

Việc quan tâm này có thể liên kết với yêu thương như thế nào? Trong trách nhiệm để bảo vệ hành tinh, nổ lực cá nhân có thể không có gì ấn tượng. Nhưng nếu một người thực hành sự quan tâm – và rồi mười người, một trăm người, một nghìn người – họ cuối cùng có thể làm nên một sự khác biệt. Do thế sự khởi đầu đến từ cá nhân. Tôi thường gọi điều này là một ý nghĩa của “trách nhiệm toàn cầu” – một cảm nhận cho sự cát tường của toàn nhân loại. Cho nên ở đây là sự nối kết với lòng yêu thương. Nó đến từ cả ý nghĩa của sự quan tâm cho người khác, và và một cảm nhận cho sự quan tâm đến chính mỗi cá nhân.

 

Thật sự, mỗi người trước tiên yêu thương chính mình. Điều này là rất thiết yếu. Cho nên, trước nhất chăm sóc tối đa cho chính mình; và rồi vì lợi ích của chính mình, hãy mở rộng tình yêu đến những người khác.

 

HỎI: Khi HIV tiếp tục tàn phá dân số Phi châu, ngài nghĩ chúng ta có thể làm gì để làm cho mọi người quan tâm đến nó cùng biểu lộ lòng yêu mến (từ ái) và thương cảm (bi mẫn) cần thiết để làm cho cơn dịch này biến đi?

 

ĐÁP: Dĩ nhiên, trước nhất, tôi nghĩ ở đó đã có một số nghiên cứu hoàn tất về HIV. Hàng triệu đô la đã được sử dụng. Tôi nghĩ là điều này nên tiếp tục, và tôi cũng hy vọng sẽ cho chúng ta một số kết quả nào đó. Bước tiếp theo của sự tỉnh thức là giáo dục. Có một số trường hợp HIV có thể lan truyền qua sự truyền máu; nhưng trong hầu hết mọi trường hợp thì qua tình dục, có phải thế không? Vậy thì có thể bao cao su nên sẳn sàng. (Cười) có thêm một điều nữa – tôi nghĩ cộng đồng không nên phủ nhận hay quay mặt với những bệnh nhân này.

 

HỎI: Một số người có xu hướng kém lòng từ bi yêu thương một cách tự nhiên. Có cách nào để trau dồi lòng từ bi yêu thương cho mọi người trong đời sống của họ không?

 

ĐÁP: Vào lúc khởi đầu của đời sống chúng ta – lúc sơ sanh – tôi không nghĩ có nhiều khác biệt. Nhưng sau khi sanh ra, từ ngay ngày đầu tiên và qua những tháng năm, những môi trường và điều kiện khác biệt biến chúng ta thành những loại người khác biệt. Đó là tại sao thật cực kỳ quan trọng để cung cấp đứa trẻ tình cảm tối đa từ cha mẹ; và cho phép bà mẹ - đặc biệt là bà mẹ - có nhiều thời gian hơn với đứa bé. Và thay vì bất cứ loại sửa nào khác, thì tôi cảm thấy sửa của chính bà mẹ là tốt nhất cho đứa bé.

 

Nhẫn nại cũng là một vấn đề thật sự quan trọng. Thời gian cũng là một nhân tố. Biến điều gì đó từ tốt sang xấu là rất dễ. Nhưng thay đổi điều gì đó từ xấu sang tốt phải cần một thời gian dài và cần nổ lực hơn, thế nên tự nhiên nó cũng cần nhẫn nại hơn. Vào một ngày nọ, trên máy bay từ Tokyo sang Seatlle, có một đôi vợ chồng với hai đứa con nhỏ. Lúc đầu, chúng dường như rất dễ thương. Tôi cho đứa bé trai một vài viên kẹo – tôi nghĩ một đứa là con trai, và đứa kia là con gái. Sau đó, cả đêm đứa lớn ngủ rất ngon lành; nhưng đứa nhỏ cứ khóc la, và xoay sở. Rồi thì cuối cùng người cha im lặng, rồi ngủ. Nhưng người mẹ dành trọn cả đêm chăm sóc đứa bé ấy. Vào lúc ấy tôi nghĩ, nếu là tôi, thì tôi có thể không kiên nhẫn trọn vẹn. Cảm ơn.

 

HỎI: Với tất cả bất mãn, tội ác, phân biệt chủng tộc, và thù hận, như những con người, chúng ta có thể làm gì để hòa nhập từ bi yêu thương, để tạo nên một sự khác biệt trong đời sống của người khác và xã hội của chúng ta?

 

ĐÁP: Giống như bất cứ vấn nạn nào khác, chúng ta cần những giải pháp dài hạn và những giải pháp ngắn hạn. Với những giải pháp dài hạn, như tôi đã đề cập rồi, chúng ta nên sử dụng giáo dục để thúc đẩy và làm cho mọi người nhận thức thấy các giá trị nội tại của họ. Đó là cách duy nhất về dài lâu. Một xã hội hòa bình không thể được mang đến bằng quy định, mệnh lệnh, hay bắt nạt – thế đó là khó khăn. Nó chỉ đến một cách chân thật nếu mọi cá nhân tự nguyện với năng lực của họ. Đó là tại sao chúng ta cần tỉnh thức về giá trị nội tại này.

 

Về mặt khác, với giải pháp ngắn hạn, tôi không biết. Tôi không có kinh nghiệm đặc biệt. Có lẽ  nó có thể được hoàn tất bằng việc thực hiện một sự nối kết hữu quan nào đó. Khi tôi viếng Bắc Ái Nhĩ Lan, tôi thấy những nạn nhân của xung đột từ hai nhóm tôn giáo. Tôi đã đến đấy hai hay ba lần. Một lần nọ, tôi được viếng thăm một nhóm nạn nhân. Khi tôi bước vào phòng đó, khuôn mặt mọi người căng thẳng và không cười, giống như sẳn sàng để chiến đấu. Không khí, ở cả hai phía đầy thù oán. Sau đó chúng toi ngồi xuống và nói chuyện. Lúc mới đầu, tôi lắng nghe kin nghiệm của họ. Tất cả đều là một loại kinh nghiệm rất khủng khiếp. Rồi thì, tôi cố gắng để làm cho không khí hơi lắng xuống bằng nụ mĩm cười, chia sẻ một vài câu nói đùa, những thứ như thế. Cuối cùng, họ đã làm tôi hơi ấm áp, và chúng tôi dần dần có một sự trao đổi rất nghiêm túc.

 

Khi tôi đến Bắc Ái Nhĩ Lan lần sau, sau một hay hai năm, tôi đã viếng những nạn nhân này lần thứ hai, và có một sự khác biệt lớn. Ngay từ lúc đầu,  mọi người đã  mĩm cười. Có một người đàn ông trong họ được diễn tả như một anh hung, tôi nghĩ ông khoảng mười ba hay mười bốn khi một viên đạn cao su bắn trúng ông (điểm giữa hai chân mày), lập tức ông mất thị lực. Dĩ nhiên, do bởi đau đớn, vào lúc ấy, cậu bé bất tỉnh. Khi tỉnh lại, ông ta đã bị  mù. Nhưng không có sân hận hay thù oán trong ông – chỉ hối tiếc rằng ông ta không còn có thể thấy khuôn mặt bà mẹ, ông đã nói tôi như thế. Như một kết quả, khi tôi gặp nhóm người này lần đầu tiên, người đàn ông mù vẫn tĩnh lặng và có một nụ cười mĩm trên khuôn mặt. Khi tôi gặp ông trong lần thứ hai, ông đã có một người vợ xinh đẹp và hai đứa con – hai đứa con gái rất dễ thương.

 

Cho nên thái độ tinh thần thật sự làm nên một khác biệt lớn trong đời sống các bạn. Những nạn nhân của cùng tai họa, một số mãi giữ sự sân hận và thù oán suốt cả cuộc đời họ, và những năm tháng của họ thì căng thẳng và khó khăn. Cậu bé này, ngay từ lúc khởi đầu, không sân hận hay thù oán. Do vậy, cuộc sống của ông ta – mặc dù không còn thấy được nữa – thì vẫn rất hạnh phúc ở đấy. Thế nên, có lẽ câu chuyện này, cùng sự chia sẻ và kể lại những câu chuyện như vậy, nếu nó là một khu vực thật sự rắc rối, thì tôi nghĩ thật đáng để mời người anh hung của tôi, tôi nghĩ thật là tuyệt vời, tôi nghĩ thế giới bên ngoài không biết gì nhiều về con người này. Vì vậy tôi nghĩ cái chính là tạo nên mối quan hệ bè bạn, đầu tiên là từ bên trong ra bên ngoài. Rồi dần dần sự cản trở đáng sợ giảm thiểu, và sau đó chúng ta có thể thực hiện những sự thảo luận nghiêm túc hơn, tôi cảm thấy như vậy. Tôi nghĩ với sự giảng giải tốt đẹp hơn, sự tỉnh thức tốt đẹp hơn, phối hợp tốt đẹp hơn,  thì những điều này sẽ dần dần thay đổi. Tôi nghĩ như thế đó.

 

HỎI: Từ bi yêu thương và trách nhiệm công dân là những từ ngữ với các sự diễn dịch bao quát và có nhiều ý nghĩa. Có một định nghĩa phổ quát hiệu quả đủ để nối kết con người, mặc cho những khác biệt về tôn giáo, thứ bậc, tuổi tác, và giới tính không?

 

ĐÁP: Tôi nghĩ trách nhiệm công dân có nghĩa là một cảm nhận trách nhiệm nào đó cho xã hội. Bản chất căn bản của con người là một tạo vật xã hội. Trước tiên hết, tôi không hiểu ý nghĩa chính xác của thuật ngữ Anh văn này – “civic responsibility – trách nhiệm công dân”. Như tôi đã đề cập, ngoại trừ chúng ta có cảm nhận của việc quan tâm hay chăm sóc cho sự cát tường của người khác, thì loại trách nhiệm ấy khó để có. Cho nên rõ ràng đây là sự nối kết này.

 

Bây giờ, từ bi yêu thương là ý nghĩa quan tâm cho sự khổ đau của người khác; tôi nghĩ phần đó là giống nhau đối với tất cả mọi truyền thống tôn giáo. Từ ái và bi mẫn tôi nghĩ là giống nhau. Nhưng rồi thì với khái niệm Thượng Đế, phía trí tuệ là khác. Như tôi đề cập trước đây, bây giờ có sáu tỉ con người, thì chúng ta phải tìm ra một phương pháp phổ thông vốn trên căn bản của cảm nhận chung, kinh nghiệm chung. Tình cảm giữa bà mẹ và con cái là phổ thông. Nó ngay cả chung với những động vật có vú mà đời sống của chúng lệ thuộc vào bà mẹ, chó và mèo. Chúng ta cũng giống như chúng thôi, cùng mô thức. Cho nên con người chúng ta, do bởi sự thông minh và bây giờ là những khám phá của khoa học, có thể có một tâm thức từ bi yêu thương hơn. Não bộ thể hiên chức năng tốt đẹp hơn, thì sức khỏe thân thể cũng tốt đẹp hơn. Tôi nghĩ những thứ này là phổ quát. Do vậy hãy sử dụng những thứ này như căn bản của giải thích về tầm quan trọng của từ bi yêu thương. Như thế đó, tôi nghĩ, cung cách thế tục, điều đó là rất, rất quan trọng.

 

Cảm ơn.

 

Trích từ quyển The Big Book of Happiness
Xin xem ở đây 

Ẩn Tâm Lộ

Sunday, January 21, 2018

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2021(Xem: 6784)
Cao nguyên Tây Tạng, ngoài Bắc cực và Nam cực, là bồn chứa băng tuyết to lớn nhất, và thường được xem là "Cực Thứ ba". Tây Tạng là nguồn cung cấp nước cho một số sông to lớn nhất trên thế giới, trong số đó gồm có sông Brahmaputra, sông Hằng, sông Indus, sông Mê-kông, sông Salween, sông Hoàng hà và sông Trường giang. Các con sông đó là nguồn sống, bởi vì chúng cung cấp nước uống, dẫn nước vào các hệ thống thủy lợi, giúp việc canh tác và sản xuất thủy điện, cho gần hai tỉ người trên khắp các vùng Á châu. Nhiều băng hà trên Tây Tạng tan thành nước, các công trình xây đập và đổi hướng sông ngòi, kể cả việc phá rừng quy mô đã khiến các hậu quả tạo ra bởi thái độ tắc trách về môi trường, ngày càng lan rộng khắp nơi.
09/11/2021(Xem: 5561)
Gần đây, tôi đã nhận lời mời của đài truyền hình trực tuyến quốc nội "thử niệm" (此念) để chia sẻ về Triết lý Giáo dục “tăng trưởng cuộc sống" (生命成長), trong hàng loạt bài Triết lý Giáo dục của Tôi. Sau đây là nội dung của cuộc phỏng vấn.
09/11/2021(Xem: 9877)
Tứ Niệm Xứ là phương pháp thực hành thiền quán tập trung 4 đối tượng Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Thực hành Tứ Niệm Xứ, giúp người tu có được cái nhìn sâu sắc về vô thường, từ đó loại bỏ được những phiền não trong cuộc sống hàng ngày.
09/11/2021(Xem: 5459)
Điều đầu tiên chúng ta nhận thức vật chất, phải thông qua cơ thể của chính mình. Thậm chí có thể nói rằng, con người biết đến sự tồn tại của ý thức, thông qua cảm giác của thân thể. Ảnh hưởng của thân thể lên ý thức là điều hiển nhiên, giống như sự khó chịu và đau đớn do bệnh tật gây ra, khiến chúng ta nhận thức được sự tồn tại khách quan của tứ khổ sinh, lão, bệnh, tử.
08/11/2021(Xem: 7173)
Huế, không khí vẫn bình lặng, sự bình lặng làm cho những ai quen sống cuộc đời phóng túng phải kinh hãi và họ kinh hãi là phải lắm, vì rất ít ai có khả năng nghe được tiếng nói từ bình lặng và hiến dâng trọn vẹn cho sự bình lặng đó. Ngày xưa, khi những vị giáo sĩ ngoại đạo tranh cãi nhau, làm cho không khí xáo động hết bình lặng, hoặc tình cờ, hoặc vì chủ đích, đức Phật đi đến giữa chúng tranh cãi ấy, thì trong chúng đó họ tự bảo nhau: “Đức Gotama đến kia kìa! Ngài là bậc an tịnh, trầm lặng, Ngài không muốn ồn ào!”. Họ nói với nhau như vậy xong, họ liền giữ sự im lặng mỗi khi gặp đức Thế Tôn.
08/11/2021(Xem: 7102)
Mùa xuân là hình ảnh của con người. Tâm của con người như thế nào, nó sẽ tạo ra mùa xuân cho con người đúng như thế ấy. Tâm của một người xấu thì không thể nào tạo ra một mùa xuân đẹp cho chính mình, huống hồ gì họ có thể tạo ra một mùa xuân đẹp cho gia đình và xã hội. Mùa xuân là hình ảnh của cộng đồng người. Tâm thức của cộng đồng người như thế nào, họ sẽ tạo ra mùa xuân cho chính cộng đồng của họ đúng như thế ấy. Tâm của một cộng đồng người đặt đức tin của họ vào những thế lực ngoại tại, thì tự thân của cộng đồng đó sẽ tạo ra những biểu tượng thần thánh để tôn sùng và tô vẽ cho mùa xuân của cộng đồng họ qua hình ảnh thánh thần.
08/11/2021(Xem: 8611)
Sáng ngày 6/11/2021, tại thôn Nà Danh, xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, Đại diện Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, và các nhà tài trợ doanh nhân Phật tử Công ty TNHH ToTo, Cục Hải Quan Hà Nội, Công ty Cổ Phần TM&DV Ngọc Hà, Công ty TNHH Kentetsu World Express Việt Nam, Công ty Cổ Phần Tư Vấn Công Nghệ Thiết Bị và Kiểm Định xây dựng CONINCO, cùng Đại diện Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã Lê Lai đã tiến hành Khánh thành trường Mầm non trên địa bàn xã.
08/11/2021(Xem: 4803)
Thói quen của chúng sinh thường tự cho mình là trung tâm, và việc mãi mê những ham muốn vật chất không bao giờ thỏa mãn. Đối với mọi thứ trên đời, các bạn muốn sở hữu những thứ tốt, và từ chối những cái xấu, tức là tham lam và chán ghét. Khi tâm trí con người bị chi phối bởi hai thế lực này, họ không thể nhìn nhận sự việc một cách khách quan, và cách đối nhân xử thế dễ bị trục trặc. Một số người nổi tiếng, nhưng họ thực sự có hạnh phúc? Một số người không ngần ngại sử dụng các phương tiện không chính đáng để đạt được danh và lợi, chẳng hạn như làm hại người khác vì lợi ích riêng cho bản thân, hoặc ức hiếp đánh đập những người mà họ không thích. Mọi người không ngừng suy nghĩ về sự khác biệt, và họ có thể cảm thấy tội lỗi khi tỉnh giấc lúc nửa đêm dài trong mộng. Nếu tâm không thể thanh thản thì khó có thể gọi là một cuộc sống hạnh phúc.
08/11/2021(Xem: 5247)
Vô Tầm Vô Tứ Định là tầng Định thứ hai trong bốn chi Thiền do đức Phật thiết lập. Bốn chi Thiền đó gồm Sơ Thiền tương xứng với Sơ Định hay Định Hữu Tầm Hữu Tứ, Nhị Thiền tương xứng với Vô Tầm Vô Tứ Định, Tam Thiền tương xứng với Xả hay An Chỉ Định, Tứ Thiền tương xứng với Chánh Định.
08/11/2021(Xem: 5523)
Tổ chức Từ thiện Xã hội Cộng sinh Toàn cầu và Thiếu Lâm Tự (소림사), thành phố Bucheon, Gyeonggi, Hàn Quốc đã hoàn thiện trong xây dựng ngôi Trường Tiểu học Bucheon Sorimsa (부천소림사초등학교) và trao tặng một nơi lý tưởng học tập cho các em thiếu niên tại Nepal.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]