Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đầu năm 2018 đón bạn đạo từ khắp thế giới đến Việt Nam hành hương

15/01/201806:39(Xem: 7643)
Đầu năm 2018 đón bạn đạo từ khắp thế giới đến Việt Nam hành hương

Đầu năm 2018
đón bạn đạo từ khắp thế giới đến Việt Nam hành hương



don nam moi 2018 voi tang than quoc te den Ha Noi_TS Nguyen Manh Hung (2)


Thường thì chúng ta chỉ thấy người Việt Nam (và cá các nước khác trên thế giới) đi hành hương đến đất Phật ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar,… chứ mấy khi nghe tin các bạn quốc tế, nhất là Âu Mỹ hành hương về các miền đất Phật tại Việt Nam. Ấy vậy mà trong những ngày đầu năm mới 2018 này chúng tôi lại có vinh dự đó các bạn Phật tử đến từ Mỹ, Brazil, Israel, Ấn Độ, Canada,… tại Việt Nam. Các bạn ấy đến Việt Nam không phải để đi tham quan và ngắm những cảnh đẹp của đất nước chúng ta mà để hành hương về những miền đất Phật tại Việt Nam. Thật là thú vị.

Có được chuyến hành hương về Việt Nam này là công lao của anh Shantum, một người bạn Ấn Độ của chúng tôi. Anh Shantum cũng tự nhận một trách nhiệm lớn là muốn góp phần làm cho đạo Phật tái sinh lại trên đất nước Ấn Độ, nơi đạo Phật đã được sinh ra. Chính anh và các phật tử khác của Ấn Độ cũng buồn và thấy tiếc rằng hiện nay đạo Phật tại Ấn Độ chỉ còn  lại chưa đến 1%. Và anh cũng đã và đang làm tất cả những gì có thể cho việc hoằng pháp, tổ chức các chuyến hành hương và kết nối phật tử trên toàn thế giới với nhau. Chúng tôi chỉ còn biết chung tay và góp một phần nhỏ xíu mà thôi.

Đoàn hành hương đến Việt Nam lần này đến từ rất nhiều quốc gia khác nhau. Các bạn từ nhiều nước cùng hạ cánh xuống Hà Nội và bắt đầu tour từ nơi đây. Thì ra trong con mắt các phật tử thế giới Việt Nam có rất nhiều Phật tích cần đến và chiêm bái. Hóa ra những nơi như chùa Một Cột, Yên Tử, chùa Dâu, … chúng ta thấy gần gũi và quá đỗi bình thường nhưng đối với các bạn phương Tây lại là những nơi tuyệt vời và kỳ lạ. Họ rất yêu thích và cho rằng đây là nơi rất tâm linh.

Chúng tôi tiếp các bạn tại nhà riêng của chị Phạm Minh Hương và anh Hiền, một gia đình phật tử cùng sống ở Hà Nội. Bữa tiệc chiêu đãi các bạn quốc tế là cơm chay của những người con Phật Hà Nội chung tâm, góp tay. Các bạn khen đồ ăn Việt Nam ngon và ước gì ngày nào cũng được ăn chay như thế này.

Chúng tôi ngồi thiền bên nhau. Chúng tôi thiền trà cùng nhau. Chúng tôi thiền bánh, thiền bưởi với nhau.

Chúng tôi chia sẻ về đạo Phật của Việt Nam, về việc tu tập của chúng tôi. Các phật tử quốc tế cũng chia sẻ về những trải nghiệm của họ tại Việt Nam, việc tu tập của họ tại quê hương của mình. Một câu được lặp đi lặp lại nhiều nhất là “I fall in love with Vietnam”. Chúng tôi nghe mà thấy hạnh phúc làm sao.

don nam moi 2018 voi tang than quoc te den Ha Noi_TS Nguyen Manh Hung (1)don nam moi 2018 voi tang than quoc te den Ha Noi_TS Nguyen Manh Hung (2)don nam moi 2018 voi tang than quoc te den Ha Noi_TS Nguyen Manh Hung (3)don nam moi 2018 voi tang than quoc te den Ha Noi_TS Nguyen Manh Hung (4)don nam moi 2018 voi tang than quoc te den Ha Noi_TS Nguyen Manh Hung (5)don nam moi 2018 voi tang than quoc te den Ha Noi_TS Nguyen Manh Hung (6)don nam moi 2018 voi tang than quoc te den Ha Noi_TS Nguyen Manh Hung (7)don nam moi 2018 voi tang than quoc te den Ha Noi_TS Nguyen Manh Hung (8)don nam moi 2018 voi tang than quoc te den Ha Noi_TS Nguyen Manh Hung (9)





Tôi rất ấn tượng với câu chuyện các bạn trèo núi Yên Tử. Các bạn lên đây đúng hôm sương mù, trèo núi thì khó khăn, nhất là đối với một số bạn lớn tuổi. Có bạn tâm sự tưởng không xuống núi nổi. Có bạn bảo có Phật độ nên về được đến xe an toàn.

Chúng tôi cùng hát những bài thiền ca tuyệt vời với nhau bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Có 1 bạn người Israel đã hát bài hát rất ấn tượng bằng tiếng Do Thái và tiếng Anh rất hay. Bạn còn dạy chúng tôi hát nữa. Thật là đầm ấm.

Các bạn rời Hà Nội vào Huế đi hành hương về chùa Thiên Mụ, chùa Từ Hiếu, chùa Huyền Không,... Từ Huế các bạn bay vào Sài Gòn để thăm viếng các ngôi chùa phía nam.

Bạn biết không, các bạn đạo của chúng ta trên cả nước chào đón các bạn rất tuyệt vời. Tại Huế gia đình anh Mậu Chi và chị Oanh cùng các phật tử miền Trung đã kết nối và chào đón các bạn rất đầm ấm. Tại Sài Gòn gia đình bạn Châu Thương và Mỹ Hằng cũng chào đón các bạn rất thân thiện và tràn đầy cảm xúc.

Chúng tôi giữ liên lạc với nhau và chào đón nhau ở bất cứ nơi nào trên thế giới này. Chúng ta cùng là Phật tử tức cùng là những người con Phật nên ở đâu cũng là nhà. Thật là kỳ diệu và tuyệt vời.

Chúng tôi nhắc nhau hành thiền mỗi ngày, sống chánh niệm mỗi ngày. Thì ra khoảng cách địa lý không còn thành vấn đề nữa. Hóa ra tăng thân khắp chốn và đâu đâu cũng là nhà. Hóa ra những người con Phật thì ở đâu cũng luôn là 1 gia đình.

Trong tu tập, việc được thực hành những lời Phật dạy trong cùng 1 tăng thân, cùng 1 nhóm bạn tu là rất quan trọng. Tôi vui vì ngày nay đạo Phật đã lan ra khắp thế giới, nhất là châu Âu. Tôi rất vui vì được đón các bạn tu từ khắp thế giới hành hương đến Việt Nam. Tôi tin rằng các tour hành hương về đất Phật Việt Nam sẽ ngày càng nhiều.

TS Nguyễn Mạnh Hùng

Chủ tịch HĐQT công ty sách Thái Hà  







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/11/2013(Xem: 43678)
9780975783085, Cách phi trường quốc tế Melbourne 15 phút lái xe, theo Western Ring Road và exit vào Hume High Way, sau đó quẹo trái từ đường Sydney road, đi vào con đường Lynch thân thương, khách hành hương sẽ nhìn thấy một quần thể kiến trúc nổi bật trong vùng cư dân này, đó là Bảo Tháp Tứ Ân và cổ lầu của chánh điện Tu Viện Quảng Đức, tọa lạc tại số 105 Lynch Road, vùng Fawkner
09/11/2013(Xem: 14741)
Chọn cách ẩn tu trong một hang động hẻo lánh trên rặng núi Ky Mã Lạp Sơn, cách biệt với thế giới bên ngoài bởi những rặng núi tuyết phủ, ni sư Tenzin Palmo đã tu luyện tại đây trong suốt 12 năm. Ở đó ni sư đã phải chiến đấu với cái lạnh cắt da cắt thịt, với những thú hoang dã, với sự khan hiếm thực phẩm và tuyết lở.
08/11/2013(Xem: 7850)
Ngày 20.09.2013. Ngài Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Chùa Viên Giác, chuyến ghé thăm chớp nhoáng vài giờ trên đường Ngài ra phi trường để bay về trú xứ. Tình cờ vào trang nhà Quảng Đức đọc được bài phóng sự sống động „Nụ cười bất diệt“ của chị Hoa Lan viết. Bài nào của chị ấy mà chả sôi nổi đầy hình ảnh, đọc như xem phim. Chị ấy viết về những tâm đắc qua buổi pháp thoại và cả những lo âu cho những người bạn đạo của chị khi không có vé vào, đến khi có được vé rồi thì phải chụp hình ngay tấm vé có tên mình, làm như sợ để lâu chữ sẽ bay đi hết.
07/11/2013(Xem: 11448)
Sống làm sao cho cuộc đời trở nên đáng sống, có ý nghĩa, có lý tưởng, có thương yêu hiểu biết thì đó là Ðời Ðạo. Còn như chạy theo Ðạo mà quan niệm hẹp hòi, bảo thủ cố chấp, không khoan dung độ lượng thì đó là Ðạo Ðời. Có người sống cả đời chỉ để làm một việc lợi ích thôi, như Lão tử, đến và đi không tung tích, để lại độc nhất một quyển Ðạo Ðức Kinh giá trị vô cùng, há không phải là một đại thiền sư hay sao?
05/11/2013(Xem: 10441)
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê thứ 7 của anh trò truyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giói trí thức quan tâm. Căn phòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một, chỗ chơi nhạc thính phòng, họp mặt bạn bè, kiểu salon thế kỷ 18 – chỉ thiếu một nữ bá tước – để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
30/10/2013(Xem: 12837)
Tạp chí nghiên cứu người tiêu dùng Journal of Consumer Research công bố một khảo sát năm 2012, kiểm chứng rằng tại sao người tiêu dùng là nam giới lại thường tránh xa chuyện ăn chay. Trong đó, khảo sát này nhấn mạnh "Thịt dường như đồng nghĩa với quyền lực và sức mạnh đàn ông".
30/10/2013(Xem: 39621)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
30/10/2013(Xem: 8589)
Một nữ doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực địa ốc, nổi tiếng vì sở hữu nhiều ngôi nhà đẹp, từng có nhiều bài viết sắc sảo về kinh doanh. Thời gian gần đây chị “từ bỏ cuộc chơi” để tìm về với Phật pháp và chọn Huế là nơi chốn dừng chân của mình. Trong một thời gian ngắn từ 2010 đến nay, chị đã xây dựng ở Huế ba công trình từ thiện và nổi bật là Cát Tường Quân với kiến trúc độc đáo và thanh tịnh đang trở thành điểm đến của du khách mỗi khi dừng chân ở Huế.
29/10/2013(Xem: 12722)
Trong lá thư này, Lạt Ma Zopa Rinpoche trả lời cho một sinh viên học lâu năm với Ngài, một người đã viết thư để cảm ơn Ngài đã “cầu nguyện, dạy dỗ và che chở” trong nhiều năm qua. Người sinh viên xin được giấu tên hiện đang chăm sóc cho Mẹ đang chịu nhiều đau đớn về thể xác sau khi bị hàng loạt những cơn đột quỵ. Như là một phương pháp để đương đầu với những khó khăn khi chăm sóc, người sinh viên đã tưởng tượng như đang chăm sóc cho Ngài Zopa Rinpoche khi chăm sóc cho Mẹ cô.
26/10/2013(Xem: 63335)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]