Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Liễu Ngộ Kiếp Nhân Sinh

14/01/201806:17(Xem: 9101)
Liễu Ngộ Kiếp Nhân Sinh
Duc The Ton 28

LIỄU NGỘ KIẾP NHÂN SINH 

(Nằm trong Loạt bài chào mừng năm mới - 2018- Mậu Tuất,
Viết về Đời Người và Định Hướng cho Tương Lai)
 

Bài của Thầy Viên Thành từ Nam Úc
Do Phật tử Chân Hiền Hiếu diễn đọc




 
Cuộc đời như một dòng sông 
Người như ghe nước xuôi dòng mà trôi
Bơi lội tuy nhọc ai ơi ! 
Lên bờ thoát khổ thảnh thơi an lành

Khi ta sinh ra, cùng cộng nghiệp để có mặt trên cõi đời, là một “thành viên” trên hành tinh này, từ đó Liên Hiệp Quốc, chính phủ sở tại và cha mẹ, có bổn phận lo nuôi dưỡng, bảo vệ ta, không những từ thuở lọt lòng, mà từ lúc nằm trong thai mẹ, cho đến khi trưởng thành, nghĩa là ta đang thọ nhận, cũng là đang “vay, mấy chục năm trời”.

Buông trôi theo dòng đời thì quá dễ, nhưng sẽ chìm vào biển khổ. Bơi lội vào bờ tuy nhọc, nhưng sẽ không bị lụy đắm và hy vọng có khả năng lên bờ, trả được nợ. Vậy chúng ta phải cố gắng bơi lội và có trách nhiệm lo “trả nợ” bằng cách: học tập, luyện rèn cho giỏi, để phụng sự cho đời, đem an vui lợi ích đến cho mọi người. Đó là điều nhớ ơn và đền ơn một cách cao đẹp. Nếu không, sẽ “vay nợ” rất nhiều, rồi phải làm ‘đầy tớ’ hoặc nặng kiếp ‘mang lông đội sừng’ để gian lao cực khổ trả nợ đời.

Ai ai sinh ra, cũng lớn lên, rồi già, bệnh và phải chết, đó là định luật từ ngàn xưa, không ai tránh khỏi. Nếu không giác ngộ, để lo thoát khỏi, thì sẽ mãi mãi bị sanh tử, lộn tới lộn lui trong sáu cõi (Trời, người, atula, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh), chứ không mất đi đâu cả.

Cũng giống như một cái cây ta trồng, khi lớn lên sẽ cho lá, lá già rụng xuống làm phân, nuôi cây lớn lên, rồi ra hoa, kết trái, rụng xuống ươm mầm cho một cây khác sinh ra và lớn lên, rồi cứ như vậy, tiếp diễn mãi. Nước cũng giống như vậy, sẽ bốc hơi gặp lạnh thành mưa, rơi xuống, nơi ao, hồ, sông, suối, chảy ra biển cả, rồi bốc hơi, tiếp tục vòng tròn luân chuyển, chứ không mất đi đâu.

Kiếp người cũng như cây và nước vậy, thân xác nầy vay mượn của “tứ đại” rồi cũng trả về với “đất, nước, gió lửa”, phần tinh thần, tùy theo nghiệp mà thọ sanh, trong sáu nẽo luân hồi. Có những người được sinh ở những nơi cao đẹp, thanh thoát, hữu ích cho đời, để mọi người tôn kính, mến thương. Trong khi đó cũng có những người sinh ra ở những nơi tối tăm, ô uế, khổ đau, để mọi người sợ sệt, xa lánh, ghét, khinh, hay phải đọa đày vào chốn đói, khổ, u mê.

Khi ta sinh ra được ở những nơi cao sang quyền quý, hay nơi thanh cao đẹp đẽ, gặp được nhiều may mắn, biết rằng chúng ta “có phước”, đã tạo phước đức trong nhiều đời nhiều kiếp, bèn nếu sanh ra trong cảnh nghèo hèn, khốn khổ, ốm đau bệnh hoạn, gặp toàn những chuyện xui xẻo, khổ đau…biết rằng chúng ta “vô phước”, đã tạo nghiệp ác quá nhiều. Chỉ có tu hành, mới có khả năng bảo toàn được phước báu và chuyển hóa được nghiệp dĩ đã gieo tạo của mình.

Đã sinh ra làm kiếp người, cũng giống như chiếc thuyền trong dòng sông, phải trôi xuôi theo dòng, nếu ‘có phước’ cập được vào ‘bến trong’ hưởng được sự an lành, tốt đẹp, còn ‘vô phúc’ thì phải bị đưa đẫy vào bến ‘đục’, để chịu nhiều lận đận, gian truân, khổ lụy, nhưng cuối cùng rồi cũng đổ ra biển khổ mênh mông. Nếu ta biết tu, tức là biết nỗ lực lội bơi vào bờ, thì sẽ có ngày vào đến bến, lên được bờ, khỏi bị chìm đắm trong khổ đau, vừa ý nghĩa có được an vui và giải thoát cuộc đời.

Nên đã có thơ rằng: 

“Một kiếp không tu muôn kiếp khổ, 
Một đời không ngộ vạn đời sầu, 
Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ,
Thong dong tự tại sống vì nhau”

Trải nghiệm qua cuộc sống của một kiếp người, ta sẽ thấy rõ, không có gì trường tồn, vĩnh cữu với thời gian. Tất cả đều do duyên sinh, chúng ta sống được, cũng nhờ ở sự vay mượn không khí của đất trời và sự tương giao, hỗ trợ của nhiều người trong xả hội, chứ một mình ta cũng khó mà sống nổi. Khi chết rồi cũng đều trả về cho cát bụi, không có gì là thật và còn mãi cả ! Như vậy thân nầy cũng là giả tạm mà thôi. Khi ta biết là vàng giả, tin tưởng rằng ta sẽ không bao giờ ham muốn cả.
Khi thấy cuộc đời là đau khổ, là vô thường, thân nầy là vay mượn, nếu là “người có trí” thì chắc chắn chúng ta ai ai cũng sẽ không bao giờ ưa thích, cũng như muốn sống ở trần gian và luyến tiếc thân nầy làm chi, mà luôn mong muốn tìm đường giải thoát, để tránh khỏi những đau thương lụy phiền của nhân thế.
Nếu không biết tu tập, tạo phước, tìm đường thoát khổ, thì sẽ lặn hụp mãi trong biển trần, gây tạo nghiệp, sở hữu những thứ vô thường, biến đổi, chết rồi bỏ lại cho đời, hoặc thành chó giữ của, lại phải mang theo những tội lỗi, để chịu khốn khổ nơi ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Cho nên chúng ta phải lo nương theo ánh sáng của Phật Pháp nỗ lực tu hành, để tìm đường thoát ra khỏi chốn bụi trần, là người liễu ngộ và cao đẹp nhất.

Kiếp nhân sinh còn luân hồi sanh tử  
 Thực tu hành mới khỏi lấm bụi trần
Hy vọng rằng đền đáp được tứ ân
Cùng giác ngộ tiến lên đường giải thoát.


Chùa Pháp Hoa – Nam Úc, những ngày đầu năm 2018
Thích Viên Thành




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2012(Xem: 9426)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
22/01/2012(Xem: 6924)
Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đời là ảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng ta phải khắc tỉnh...
21/01/2012(Xem: 17416)
Tập sách này, đa phần ghi lại những mẫu chuyện Phật đã dạy qua các kinh, phụthêm phần lý giải để chúng ta có thể rút ra được những bài học cho bản thân. Những gì ghi trong đây có thể sẽ làm ta khó chịu và bất an vì nó không giốngvới những gì ta đang suy nghĩ và hành động. Nó khiến ta hay có thái độ tránh né.Dù thế, qui luật Duyên khởi vẫn đang vận hành chi phối tất cả. Ta gieo một cáinhân, đủ duyên ta có một cái quả. Cuộc đời cứ thế mà trôi. Ta, thì gieo và gặt.Luật nhân quả, cứ thế mà xoay vần. Không chờ đợi, không cảm thương... Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
21/01/2012(Xem: 8043)
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành...
19/01/2012(Xem: 6304)
Chu Mạnh Trinh là khách hành hương tới Hương Sơn để hưởng thú "bầu Trời, cảnh Bụt" nhưng thật ra là đang viếng cảnh biển xanh biến thành nương dâu đang hiện tướng trong tâm thức cuả chính mình. Chim ríu rít cúng dường hoa trái, cá lặng lờ vùng vẫy nghe kinh; là khi Tâm kinh biến thành Chân kinh
18/01/2012(Xem: 10176)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
18/01/2012(Xem: 8202)
Ai bảo thiền sưkhông biết trồng hoa chứ! Các Ngài còn trồng hoa trên đá nữa kìa. Mắt thấy sắctai nghe tiếng mà không dính là trồng hoa trên đá. Do không dính nên không cầnphải gỡ. An nhàn tự tại. Đóa hoa tâm mặc sức mà sắc sắc không không giữa muônhồng ngàn tía, biến hóa khôn lường, không đóa hoa nào dám sánh cùng. Thiền sưkhông để cho danh lợi làm hoen mờ đôi mắt, thấy là phủi liền. Cho nên các Ngàicó đôi mắt sáng, không bị nhậm nên không cần phải đeo kính viễn kính râm. Sựvật vì thế không bị đổi màu, nhãn quan vì thế không bị chinh nghiêng... Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
18/01/2012(Xem: 7501)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 12650)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 8859)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]